Top 7 # Chỉ Số Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Gan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Xét Nghiệm Ggt Đánh Giá Chỉ Số Men Gan

GGT là 1 xét nghiệm chức năng gan quan trọng cùng với GPT (ALT) và GOT (AST). Khi cả 3 chỉ số này đều tăng thì tức là gan bị tổn thương, thường gặp nhất là viêm gan, nhất là do bia, rượu.

Chỉ số GGT mức bình thường ở nam là 11-50 UI/L, nữ là 07-32 UI/L. Một số người có GGT tăng cao thì đó còn là tình trạng viêm gan, u bướu ở gan, ống dẫn mật, xơ gan… Bên cạnh đó, xét nghiệm GGT tăng ở những bệnh nhân bị suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm như Voltaren, Naproxen, Ibuprofen, thuốc trị động kinh…

Xét nghiệm chỉ số GGT thường làm với các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan như GPT, GOT. Đây là 3 xét nghiệm chính về gan. Nếu cả 3 men gan đều bình thường và các chỉ số mật cũng bình thường thì có thể ống dẫn mật và gan đều bình thường. Tuy vậy, cũng không trừ khả năng men gan đều bình thương nhưng vẫn có bệnh về gan. Ở những người uống rượu nhiều thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến GGT tăng cao.

2. Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao Có rất nhiều lý do khiến chỉ số GGT tăng cao nhanh chóng như:

Sử dụng một số loại thuốc không rõ nguồn gốc gây tổn hại chức năng gan.

3. Xét nghiệm GGT tăng cao cần phải làm gì? Khi xét nghiệm GGT tăng cao cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp xác định rõ tình trạng cũng như có phác đồ điều trị kịp thời :

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và stress.

Tác giả: Dr.Peeng

Xét nghiệm GGT là một xét nghiệm quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B. Khi có những triệu chứng như đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi chán ăn, vàng da, vàng mắt,… giúp xác định để sớm có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất, giảm thiểu các biến chứng như: xơ gan, u gan, ung thư gan, viêm gan tắc mật, nhồi máu cơ tim,…Vì vậy, định kì nên có kế hoạch thực hiện xét nghiệm kiểm tra lượng GGT theo hướng dẫn của bác sĩ.

Được thành lập năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám Binh Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

Phòng khám đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng…

Các Chỉ Số Chính Đánh Giá Chức Năng Gan Trong Xét Nghiệm Máu

Gan là cơ quan quan trọng đối với cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Việc xét nghiệm kiểm tra chức năng gan định kỳ sẽ giúp cho bác sĩ cũng như người bệnh biết hoạt động của cơ quan này có tốt hay không. Từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

1. Vì sao phải xét nghiệm chức năng gan?

Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm để đánh giá bằng việc kiểm tra nồng độ enzym và protein trong máu. Nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường có nghĩa là tình trạng của gan đang gặp vấn đề.

Thông qua đó bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của gan; phát hiện ra bệnh về gan và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc biệt là xơ gan, theo dõi tiến triển của bệnh như viêm gan siêu vi hoặc viêm gan do rượu và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng; theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

2. Nhóm các chỉ số xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.

Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp

3. Các chỉ số xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc của gan

Bilirubin huyết thanh

Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym có chứa hem. 95% bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp (GT) và bilirubin trực tiếp (TT).

Bình thường: bilirubin toàn phần (TP): 0,8-1,2 mg/dL (5-17 mmol/L); bilirubin gián tiếp (GT) 0,6 – 0,8 mg/dL; bilirubin trực tiếp (TT) 0,2 – 0,4 mg/dL (chiếm 30% bilirubin TP)

Phosphatase kiềm (alkaline phosphatase, ALP)

ALP là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn.

Bình thường ALP 25 – 85 U/L hoặc 1,4 – 4,5 đơn vị Bodansky.

5′ Nucleotidase (5NT)

Đây là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. Sự tăng 5NT có tương quan với mức tăng ALP.

Bình thường 5NT 0,3 – 2,6 đơn vị Bodansky/dL

-g-glutamyl transferase , g-glutamyl transpeptidase (GGT, g-GT)

Bình thường GGT # 30 U/L ở nữ và # 50 U/L ở nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng nghiện rượu mạn tính, tắc mật, sau uống một số thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu.

Amoniac máu (NH3)

NH3 được sản xuất từ chuyển hóa bình thường của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận.

Bình thường NH3 máu 5-69 mg/dL.

4. Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

ALT (Alanine aminotransferase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan. Bình thường ALT < 40 UI/L.

Ferritin: là một loại protein dự trữ sắt ở trong tế bào, giữ nhiệm vụ điều chỉnh sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Bình thường, ferritin ở nam 100-300 mg/L, ở nữ 50-200 mg/L.

5. Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan

Phần lớn các protein huyết tương được tổng hợp từ gan.

Albumin huyết thanh

Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu đặc biệt là thuốc. Bình thường albumin 35 -55 g/L.

Globulin huyết thanh

Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Bình thường globulin 20 – 35 g/L.

Thời gian Prothrombin (PT)

Là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của thromboplastin và Ca++ cùng các yếu tố đông máu. Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio). Bình thường INR = 0.8-1.2.

Các chỉ số đánh giá xét nghiệm chức năng gan trên không phải lúc nào cũng được thực hiện. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp cho từng người để có ý nghĩa chẩn đoán bệnh. Để kiểm tra sức khỏe định kỳ về sức khỏe sinh sản, bạn có thể đăng ký cho phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: chúng tôi hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp

Các chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp

Rối loạn chức năng tuyến giáp là một tình trạng thường gặp. Trong một số trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình thì các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán. 1. Tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.

 

 

Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là T4 và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên.

 

2.1. TSH (Thyroid stimulating hormone) – Hormone kích thích tuyến giáp Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây ra giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine (T3) và Thyroxin (T4). Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Đây còn là phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên. 2.2. Hormon tuyến giáp

 

Sau khi được tổng hợp bởi hormon T3, T4 sẽ được phóng thích vào máu và tồn tại dưới 2 dạng: + Dạng gắn với protein huyết tương chủ yếu với TBG, một phần gắn với TBA và TBPA; + Dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine)

 

 

– Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 toàn phần thường được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng cường giáp song nồng độ FT4 bình thường hay ở mức ranh giới. Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3. – Xét nghiệm định lượng T4 hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp hoặc suy giáp nhất là khi được phân tích đồng thời với FT4 và TSH. – Tương tự, FT3 có thể bình thường trong suy giáp, tuy nhiên, FT3  là xét nghiệm nhạy trong chẩn đoán cường giáp. Ở các bệnh nhân cường giáp, FT3 và FT4 đều tăng, FT3 tăng nhiều hơn. Đôi khi, FT4 tăng còn FT3 bình thường, các trường hợp này thường do bệnh nhân bị cả bệnh không phải tuyến giáp, gây giảm chuyển T4 thành T3, FT3 tăng khi bệnh giảm. 2.3. TPO-Ab (Thyroperoxidase antibodies) – Kháng thể kháng Thyroperoxidase TPO-Ab là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp. 2.4. Tg (Thyroglobulin ) và Tg-Ab (Anti Thyroglobulin) Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều sản xuất Tg, hai loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang (trong đó có ung thư tế bào Hürthle), thường tăng sản xuất Tg, dẫn đến tăng mức độ Tg trong máu. 

 

Ở 15 – 20% số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng hệ miễn dịch tự sản xuất tự kháng thể kháng Tg, còn gọi là Anti – Tg. Kháng thể Anti – Tg làm sai lệch giá trị thật của Tg. Vì thế, xét nghiệm Anti – Tg thường được chỉ định cùng xét nghiệm Tg để tìm ra giá trị thật sự của Tg. 2.5. TRAb (TSH Receptor Antibodies) Xét nghiệm TRAb dùng để đo nồng độ TRAb trong máu và tỷ lệ giữa thành phần TRSAb/TRBAb để đánh giá bệnh Basedow. TRAb tồn tại 3 dạng: + TRNAb là tự kháng thể trung gian, không ảnh hưởng đến chức năng tế bào tuyến giáp. + TRSAb và TRBAb là cạnh tranh với TSH và gây hại. Tỉ lệ TRSAb/TRBAb càng lớn thì bệnh Basedow biểu hiện càng nặng và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb vừa có thể đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, nghĩa là mắc Basedow hay không và đánh giá mức độ nặng của bệnh nếu xác định được tỷ lệ TRSAb/ TRBAb. Bảng giá trị tham chiếu các xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

Hiện nay, các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh, trong đó có xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp.

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch – Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp gồm TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI và những thành phần khác đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.

1. Tuyến giáp và chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.

Tuyến giáp sản xuất ra 2 loại hormone và phóng thích vào máu. 2 trong số chúng là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có nhiệm vụ tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.

Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần i-ốt. Gọi tắt là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử i-ốt và tương tự, T3 có chứa 3 nguyên tử i-ốt. Trong các tế bào và mô của cơ thể, T4 được khử 1 i-ốt để chuyển thành T3. T3 có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4, ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào và mô cơ thể.

Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone sản xuất bởi vùng dưới đồi và tuyến yên của não bộ. Vùng dưới đồi nhận các tín hiệu về trạng thái của các chức năng trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi nhận thấy nồng độ T3 và T4 thấp hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó sẽ giải phóng ra hormone thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên qua hệ thống mạch máu, kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu, đi đến tuyến giáp. Tại tuyến giáp, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó, T3 và T4 sẽ được phóng thích vào máu, làm nhiệm vụ tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể.

2. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Các xét nghiệm tuyến giáp gồm:

Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Là hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH để thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều hormone giáp hơn. Còn trong trường hợp tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp trong máu, nó sẽ giảm sản xuất TSH để giảm sản xuất hormone tuyến giáp;

Thyroxine (T4): Xét nghiệm T4 toàn phần giúp đo lường toàn bộ lượng thyroxine trong máu, đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên, việc đo lường T4 toàn phần chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lượng protein trong máu vì protein có thể gắn kết T4 với hồng cầu, biến T4 thành dạng hoạt động. Ngược lại, T4 tự do (Free T4 – FT4) không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine. Nếu nghi ngờ một vấn đề mới xuất hiện, xét nghiệm T4 sẽ được thực hiện cùng với xét nghiệm chỉ số TSH;

Triiodothyronine (T3): Là hormone giáp dạng hoạt động, được tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần giúp đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu (gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein). Tuy nhiên, chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới các tế bào. Xét nghiệm T3 tự do (Free T3 – FT3) chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein (T3 ở dạng hoạt động);

Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb): Là loại kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Khi xuất hiện kháng thể này, chứng tỏ bệnh nhân mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc Grave. Còn TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng hormone giáp vào máu;

Thyroglobulin (Tg): Là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu hiệu cho thấy mô tuyến giáp vẫn còn sau khi thực hiện phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị. Xét nghiệm này có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhằm phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa hay không so với trước khi điều trị ung thư; xác định kết quả điều trị ung thư và phát hiện khả năng tái phát ung thư sau điều trị;

Các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở người bình thường khỏe mạnh là:

3. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chỉ số TSH cao và FT4 thấp cảnh báo suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto;

Chỉ số TSH thấp và FT4 tăng cho thấy bệnh nhân bị cường giáp, như bệnh Graves (Basedow);

Trong trường hợp chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng chỉ số FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường thì là dấu hiệu cảnh báo suy giáp không triệu chứng;

Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một hoặc nhiều xét nghiệm kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.

Chỉ số hormone tuyến giáp có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: thời gian khá nhau trong ngày, phòng xét nghiệm khác nhau, mang thai, tuổi tác, thuốc sử dụng điều trị rối loạn tuyến giáp, mắc bệnh nặng, ảnh hưởng sau khi dùng một số thực phẩm,…

4. Điều trị cường giáp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đang là địa chỉ cung cấp gói khám nội tiết, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp và điều trị bệnh tích cực, hiệu quả cho mọi bệnh nhân. Chuyên khoa Nội tiết của bệnh viện là nơi quy tụ của các y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng và luôn hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, bệnh viện còn được trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, hỗ trợ tốt nhất cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Hoàng Đăng Mịch có trên 42 năm làm nghề y, có thế mạnh trong các lĩnh vực chuyên khoa về Gan – Thận – Bệnh lý miễn dịch… Hiện tại, bác sĩ đang là Cố vấn chuyên môn Nội tổng quát khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.