Top 12 # Chức Năng Ban Kiểm Soát Nội Bộ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ban Kiểm Soát Nội Bộ Trong Doanh Nghiệp

Ban kiểm soát nội bộ là gì? Cơ cấu và nội dung công việc của ban kiểm soát nội bộ

Ban kiểm soát nội bộ được biết đến là một tổ chức hoạt động chủ yếu dựa vào công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị. Qua đó, giúp cho Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý.

Đồng thời, đảm bảo tuân thủ quy định về quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bộ phận trưởng ban kiểm soát

Các thành viên ban kiểm soát chuyên trách

Các thành viên ban kiểm soát không chuyên trách

Chức năng nhiệm vụ của Ban kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Một số chức năng nhiệm vụ của Ban kiểm soát nội bộ được thống kê cụ thể tại một doanh nghiệp. Cụ thể là:

Kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính đã và đang cũng như sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xác nhận và báo cáo về chất lượng và độ tin cậy của thông tin quản trị, thông tin tài chính do các cá nhân, phòng ban, bộ phận và Ban điều hành doanh nghiệp. Báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hay chủ doanh nghiệp.

Kiến nghị giải pháp quản lý rủi ro tiềm tàng vốn có và có thể xảy ra trong tương lai đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Xác nhận việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và chủ doanh nghiệp mà Ban điều hành doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình điều hành hoạt động.

Kiến nghị giải pháp để kịp thời ngăn chặn các sai phạm đã và đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra bất cứ khi nào ở hiện tại và tương lai.

Giám sát thực hiện các giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục sai phạm, rủi ro trong mỗi bộ phận, phòng ban và toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện việc kiểm tra những sai sót, khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Ban Kiểm soát sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra theo một khoản thời gian quy định, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trực tiếp can thiệp vào hoạt động công ty khi cần thiết. Tiến hành kiến nghị với Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông. Để đưa ra các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Trường hợp, nếu phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty. Cần phải thông báo bằng văn bản ngay lập tức với Hội đồng quản trị. Bắt buộc những người có hành vi vi phạm phải dừng lại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả.

Nguyên tắc hoạt động của ban kiểm soát nội bộ

Độc lập về tổ chức với các đơn vị, các bộ phận điều hành.

Độc lập về hoạt động với các hoạt động quản lý điều hành và các nghiệp vụ được kiểm soát.

Độc lập về đánh giá và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm soát.

Khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ .

Chuyên trách và không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác trong bộ máy điều hành.

Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Các Loại Kiểm Soát Nội Bộ Của Một Tổ Chức

Việc làm Quản lý điều hành

KSNB – Kiểm soát nội bộ là gì?

Điều này, chứng tỏ rằng kiểm soát nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trong quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt là một doanh nghiệp mới còn trẻ tuổi. Bởi việc kiểm soát được rủi ro và nâng cao được hiệu quả kinh doanh chính là yếu tố cấp bách mà tổ chức cần phải thực hiện. Và kiểm soát nội bộ là một trong những kỹ năng mà một nhà quản lý cần phải nắm được, bởi họ chính là người trực tiếp điều hành bộ máy hoạt động. Là người cần phải nắm rõ được tình hình hoạt động và dựa vào đó để có được cách kiểm soát nội bộ: Xây dựng sơ đồ kiểm soát, quy trình xây dựng hệ thống, xác định nguy cơ và đánh giá mức độ rủi ro của quá trình sản xuất kinh doanh.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

Đối với mỗi doanh nghiệp thì đều có những quy định, phương pháp định hướng phát triển hay quản lý nội bộ khác nhau. Tuy nhiên để có thể thực hiện được hệ thống kiểm soát nội bộ ưng ý thì các bạn cũng sẽ phải đảm bảo được các yếu tố như:

– Môi trường làm việc: khách quan, minh bạch, chính trực, phân công trách nhiệm rõ ràng;

– Quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ: được phổ biến rộng rãi toàn bộ công ty một cách rõ ràng bằng văn bản; và toàn bộ công nhân viên cần phải tuân thủ theo đúng với quy định;

– Các hoạt động rủi ro: Phân tích chi tiết từng công nhân viên; mọi giao dịch thực hiện đều cần dựa trên sự uỷ quyền thích hợp; giao dịch quan trọng thì cần được ghi chép, thể hiện lại bằng văn bản

Dựa theo nội dung đã được quy định tại bộ Luật Doanh nghiệp Việt Nam, thì các Công ty TNHH và CP nếu có trên 11 cổ đông thì phải thành lập Ban Kiểm soát. Điều này cũng đã phần nào thấy được vai trò cũng như mức độ quan trọng của một hệ thống kiểm soát nội bộ đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Vậy vai trò cụ thể của KSNB – Kiểm soát nội bộ là gì?

Đầu tiên sẽ là tuân thủ được các quy trình, chính sách của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty; cũng như các chính sách và quy trình kế toán. Cụ thể như: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị…

Điều thứ hai là phải xác định các rủi ro, rồi đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết của những rủi ro đó.

Thông thường các kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ báo cáo lên cán bộ cấp cao hơn về hiệu quả làm việc của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bởi đây là yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải được cập nhập thường xuyên.

Điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp vững mạnh?

Có lẽ những nội dung được chia sẻ ở trên cũng đã là một ý có thể trả lời được câu hỏi này rồi, tuy nhiên đó chưa phải là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất. Bởi bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, có hệ thống nội bộ vững mạnh thì cũng có nghĩa tổ chức đó đang có nền móng rất tốt, có thể dựa vào để xây dựng, duy trì và phát triển thành một tổ chức hoàn hảo.

– Đảm bảo tính khách quan, chính xác và rõ ràng trong của con số trong báo cáo tài chính;

– Giảm bớt rủi ro: gian lận/ trộm cắp (bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty), sai sót; không tuân thủ quy trình, quy định kinh doanh bộ máy doanh nghiệp… gây tổn hại cho công ty.

– Nâng cao sự tin tưởng đối với cổ đông, nhà đầu tư bên ngoài.

2. Các loại và giải pháp tương ứng của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

– Cam kết hợp lý về lịch giao hàng: Trước khi cam kết về ngày giao hàng hoặc một cách thức khác thì Nhân viên bán hàng cần được phê duyệt.

– Nhận đơn đặt hàng đúng với điều khoản và điều kiện: Mẫu đơn đặt hàng chuẩn và có đánh số trước cùng chữ ký duyệt của người có thẩm quyền khi chấp nhận đơn đặt hàng.

– Áp dụng những chính sách bán chịu và kiểm tra chất lượng tín dụng hợp lý: Nhân viên bán hàng và người phê duyệt hạn mức bán không được là một người. Cần tách biệt vai trò cũng như chức năng của hai vị trí này.

– Giao chính xác số lượng và loại sản phẩm cho đúng khách hàng: Phiếu giao hàng nên đánh số, ngoài ra nên có thể một bản ghi về số lượng hàng đã giao và để người giao hàng có thể thêm thông tin.

– Hạch toán đầy đủ và chính xác bán hàng bằng tiền mặt: Khuyến khích khách hàng chuyển khoản để thanh toán tiền, kiểm tra độc lập về các quỹ tiền mặt, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh về thu tiền, sử dụng máy đếm tiền để đo lường chính xác…

Biện pháp Kiểm soát nội bộ trong khâu mua hàng

– Chỉ người có thẩm quyền mới lập phiếu đề nghị mua hàng: Chuẩn hoá và đánh số Phiếu, chữ ký duyệt của người có thẩm quyền; đối chiếu đến tài khoản trên sổ cái.

– Ngăn chặn gian lận trong việc đặt hàng nhà cung cấp: Tách biệt chức năng đặt hàng và đề nghị mua hàng, phòng thu mua sẽ độc lập với các phòng khác, đơn đặt hàng phải được đánh số…

– Kiểm soát việc nhận tiền hoa hồng không được phép từ nhà cung cấp: Áp dụng cách thức đòi hỏi ít nhất ba báo giá từ ba nhà cung cấp độc lập; hoán đổi vị trí các nhân viên mua hàng sau một khoảng thời gian nhất định; đưa ra chính sách kỷ luật chặt chẽ nếu có hành vi vi phạm quy định.

– Nhận đúng hàng: Tách chức năng nhận hàng với mua hàng; biên bản nhận hàng được đánh số từ trước nên được lập mỗi khi nhận hàng từ nhà cung cấp; đo lường hàng hoá; kiểm tra chất lượng; biên bản nhận hàng gửi cho phòng kế toán với đầy đủ chữ ký.

– Ngăn chặn hoá đơn đúp/ giả do nhà cung cấp: Hoá đơn nên được đánh số theo thứ tự và số tham chiếu của đơn đặt hàng.

– Bảo vệ hàng tồn kho: Kế toán hàng tồn kho và thủ quỹ phải được tách biệt chức năng; hàng hoá/ sản phẩm nhập và xuất kho phải có phiếu nhập và xuất hàng kèm chữ ký thủ kho, nên dán nhãn hàng tồn kho để hàng hoá không thất lạc, sử dụng phiếu lưu chuyển sản phẩm; phát hiện chênh lệch thì kiểm tra kỹ càng.

– Lưu giữ bản đăng ký tài sản cố định đầy đủ: Phòng kế toán nên lưu giữ bản đăng ký tài sản cố định để đối chiếu với bản đăng ký tài sản cố định; tiến hành kiểm kê tất cả tài sản cố định theo định kỳ; cập nhật bản đăng ký TSCĐ.

– Kiểm soát tiền mặt: Tạo sổ quỹ ghi thu – chi tiền mặt và quản lý tiền mặt; đưa ra hạn mức thanh toán tiền mặt; Thường xuyên kiểm tra số dư tiền mặt trên sổ cái với sổ quỹ tiền mặt do thủ quỹ lập; Kế toán và thủ quỹ làm việc minh bạch.

– Kiểm soát nhân viên thực hiện việc chuyển khoản/ rút tiền ngân hàng mà không được phép: Tăng công đoạn chữ ký cho việc chuyển tiền vượt quá một khoản nào đó (Kế toán Trưởng/ Giám đốc Tài chính/ Tổng Giám đốc).

Kiểm soát hệ thống thông tin

– Bảo vệ cơ sở dữ liệu và tài liệu của công ty: Lập bản sao dự phòng Các tệp tin và bản ghi; Quy trình lập bản sao dự phòng cần được lên kế hoạch chi tiết; Các dữ liệu quan trọng nên được cất giữ ở máy chủ trung tâm, hệ thống lưu giữ mạng (sử dụng RAID); và không nên lưu giữ ở các máy tính riêng lẻ.

– Bảo vệ hệ thống máy tính: Cài đặt phần mềm diệt virus, không chạy phần mềm nào khi không có bản quyền/ tự chạy mà không được sự phê chuẩn của bộ quản lý IT phù hợp.

Mỗi doanh nghiệp đều lựa chọn cho riêng mình cách kiểm soát nội bộ khác nhau, miễn sao nó phù hợp với văn hóa, quy định cùng với mục đích kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên với những thông tin chia sẻ ở trên về Kiểm soát nội bộ là gì? hy vọng đã mang lại hữu ích với bạn!

Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

, Executive Assistant to CEO at handtown

Published on

1. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHÓM 1: D5TCNH2

3. NỘI DUNG CHÍNH I , Những vấn đề cơ bản về HTKSNB II, Trao đổi những khiếm khuyết trong KSNB với BQT và BGĐ đơn vị đƣợc kiểm toán III, Liên hệ mô hình hệ thống KSNB phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

4. I , NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HTKSNB Câu hỏi What :: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì ?

5. I, NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HTKSNB Khái niệm : Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị đƣợc kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. “Theo đoạn 10 chuẩn mực kiểm toán số 400”.

6. CÂU HỎI Why :: Tại sao cần hệ thống kiểm soát nội bộ ?

7. MỤC TIÊU CỦA HTKSNB Risk 1. Bảo vệ tài sản của đơn vị 2. Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin 3. Bảo đảm hiệu quả các hoạt động và năng lực quản lý 4. Đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành

8. NHIỆM VỤ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Để đạt được 4 mục tiêu trên thì HTKSNB cần thực hiện 5 nhiệm vụ sau:  Nhiệm vụ 1: Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích.  Nhiệm vụ 2: Điều khiển và quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả.  Nhiệm vụ 3: Đảm bảo cho các quyết định và chế độ quản lý đƣợc thực hiện đúng thể thức và giám sát mức hiệu quả của các chế độ và các quyết định đó.  Nhiệm vụ 4 : Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm và gian lận trong kinh doanh.  Nhiệm vụ 5: Lập các Báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân thủ theo các yêu cầu pháp định.

9. CẤU THÀNH HỆ THỐNG THEO QUAN ĐIỂM CŨ Môi trƣờng kiếm soát Thủ tục kiểm soát Hệ thống kế toán “Theo đoạn 10 chuẩn mực kiểm toán số 400”

10. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. ” Theo Điều 11 – Chuẩn mực kiểm toán số 400″

11. THỦ TỤC KIỂM SOÁT Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý cụ thể. “Theo điều 13, chuẩn mực kế toán số 400” Các nguyên tắc xây dựng thủ tục kiểm soát: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm Nguyên tắc bất kiêm nhiệm Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn

12. HỆ THỐNG KẾ TOÁN Hệ thống kế toán: Là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị đƣợc kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. “theo điều 11, chuẩn mực kiểm toán số 400” Yêu cầu của hoạt động kế toán: Tính đầy đủ, tính trung thực, tính phê chuẩn, tính chính xác…

13. CẤU THÀNH HTKSNB THEO QUAN ĐIỂM MỚI ( COSO) Hoạt động giám sát Hoạt động kiểm soát Rủi ro kiểm soát Môi trường kiểm soát

14. ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT ( RISK ASSESSMENT ) Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát để phát hiện ra những khâu kiểm soát thiếu và yếu không thể kiểm soát có hiệu quả các hoạt động, để tăng cƣờng nhân lực, vật lực vào các điểm xung yếu của hệ thống, tạo nên sự vững chắc của hệ thống kiểm soát.

15. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Là toàn bộ các chính sách và thủ tục đƣợc thực hiện nhằm trợ giúp ban giám đốc công ty phát hiện và ngăn ngừa rủi ro để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Các thủ tục kiểm soát trong đơn vị chủ yếu bao gồm: Kiểm tra, phê duyệt các tài liệu, chứng từ kế toán; Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán; Kiểm tra số liệu giữa báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và số kế toán chi tiết…

16. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT (MONITORING) Là một quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, trợ giúp xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ có đƣợc vận hành một cách trơn chu, hiệu quả. Đặc biệt chú trọng tới tính độc lập .

17. HỆ THỐNG THÔNG TIN GIAO TIẾP (INFORMATION AND COMMUNICATION) -Là hệ thống trợ giúp việc trao đổi thông tin, mệnh lệnh và chuyển giao kết quả trong công ty. – Hệ thống thông tin của một đơn vị có thể đƣợc xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ công hoặc kết hợp cả hai, miễn là bảo đảm các yêu cầu chất lƣợng của thông tin là thích hợp, cập nhật, chính xác và truy cập thuận tiện.

18. II, TRAO ĐỔI KHIẾM KHUYẾT TRONG KSNB GIỮA BQT VÀ BGĐ ĐƠN VỊ ĐƢỢC KIỂM TOÁN Chức năng kiểm toán Kiểm tra xác nhận Bày tỏ ý kiến Báo cáo kiểm toán Trao đổi bằng lời Thƣ quản lý

19. II, TRAO ĐỔI NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG KSNB GIỮA KTV VỚI BQT VÀ BGĐ ĐƠN VỊ ĐƢỢC KIỂM TOÁN Câu hỏi Why :: Khiếm khuyết, khiếm khuyết nghiêm trọng trong KSNB là gì ?

20. II, TRAO ĐỔI NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG KSNB GIỮA KTV VỚI BQT VÀ BGĐ ĐƠN VỊ ĐƢỢC KIỂM TOÁN Khiếm khuyết trong KSNB: + Cách thức thiết kế, thực hiện hoặc vận hành một kiểm soát không thể ngăn chặn, hoặc phát hiện và sửa chữa một cách kịp thời những sai sót trong báo cáo tài chính. + Thiếu một kiểm soát cần thiết để ngăn chặn, hoặc phát hiện và sửa chữa một cách kịp thời những sai sót trong báo cáo tài chính. (RRKS). * Khiếm khuyết nghiêm trọng trong KSNB: Là một hoặc nhiều khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ kết hợp lại mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là đủ nghiêm trọng. ( chủ quan, lƣu ý tới việc phát hiện không sửa chữa là 1 khiếm khuyết nghiêm trọng)

21. MỤC TIÊU Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là trao đổi một cách phù hợp với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên đã phát hiện trong quá trình kiểm toán và theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên thì các vấn đề này là nghiêm trọng và cần sự lưu ý của Ban quản trị và Ban Giám đốc.

22. II, TRAO ĐỔI NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG KSNB GIỮA KTV VỚI BQT VÀ BGĐ ĐƠN VỊ ĐƢỢC KIỂM TOÁN Câu hỏi How :: Khi phát hiện ra khiếm khuyết xử lý nhƣ thế nào ?

23. II, TRAO ĐỔI NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG KSNB GIỮA KTV VỚI BQT VÀ BGĐ ĐƠN VỊ ĐƢỢC KIỂM TOÁN Phát hiện khiếm khuyết Xác định xem các khiếm khuyết có nghiêm trọng hay không Sau khi phát hiện khiếm khuyết nghiêm trọng thì phải trao đổi bằng văn bản một các kịp thời với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán.

25. 3. TRAO ĐỔI BẰNG VĂN BẢN MỘT CÁC KỊP THỜI VỚI BAN QUẢN TRỊ ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN. -Có thể trao đổi bằng: + Lời nói + Thƣ đề nghị, thƣ quản lý ( KTV không có trách nhiệm công khai thƣ ngoại trừ với BGĐ, BQT đơn vị đƣợc kiểm toán) -Thời hạn: không quá 60 ngày kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán

26. LƢU Ý VỀ VIỆC TRAO ĐỔI KHIẾM KHUYẾT 1. Khiếm khuyết nghiêm trọng nhưng phát hiện trong quá trình kiểm toán  Những khiếm khuyết nghiêm trọng trừ khi các nội dung này không thích hợp để trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc. Các nội dung này phải đƣợc trao đổi bằng văn bản .(HĐQT)  Những khiếm khuyết khác theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là nghiêm trọng và cần sự lƣu ý của Ban Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán. (không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể bằng lời). 2. Văn bản trao đổi những khiếm khuyết nghiêm trọng Bao gồm những nội dung:   Mô tả các khiếm khuyết và giải thích những ảnh hƣởng tiềm tàng của các khiếm khuyết đó Các thông tin đầy đủ để giúp Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán hiểu đƣợc bối cảnh của thông tin trao đổi

27. III, LIÊN HỆ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KSNB TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ HIỆN NAY. 1. Quy mô, chi phí hoạt động 2. Các ngành tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao 3.Tình trạng bong bóng tài sản ở Việt Nam

28. 1. QUY MÔ, CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Các doanh nghiệp nên thiết lập cho mình HTKSNB thích hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của đơn vị và phải đảm bảo có hiệu quả Xét trên phƣơng diện về quy mô hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ hoặc các doanh nghiệp muốn có một chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ thấp, chỉ yêu cầu mức độ đơn giản thì nên khuyến khích áp dụng HTKSNB theo quan điểm cũ. Với các doanh nghiệp quy mô lớn, thì ngƣợc lại nên áp dụng HTKSNB theo quan điểm mới, mặc dù tốn kém về chi phí, nhƣng mức độ thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều đối với các thiệt hại lớn xảy ra

29. CÁC NGÀNH TIỀM ẨN NGUY CƠ RỦI RO CAO Một số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành Ngân hàng, Bảo hiểm… luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro với tần suất cao, gây thiệt hại lớn hơn các ngành khác Do đó, cần một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và nghiêm ngặt, nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro ở mức cao nhất. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trên cần áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ theo quan điểm mới( COSO). Hầu hết các ngân hàng áp dụng HTKSNB này, chẳng hạn nhƣ, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Ngoại Thƣơng, Ngân hàng Kiên Long….

30. TÌNH TRẠNG BONG BÓNG TÀI SẢN Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, có thể kể đến bong bóng tài sản đối với các tài sản nhƣ vàng, bất động sản, cổ phiếu… Do đó, cũng cần một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và nghiêm ngặt, cần áp dụng HTKSNB theo quan điểm mới.

Sự Khác Biệt Giữa Kiểm Soát Nội Bộ Và Kiểm Toán Nội Bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ được thiết lập nhằm mục đích chính là để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai hệ thống này có sự khác biệt với nhau về nhiều mặt. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ có nhiều điểm khác biệt​

Khái niệm kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

Hiện nay có rất nhiều sự nhầm lẫn trong việc phân biệt quá trình kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Thực chất đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau. Trước hết, ta phải hiểu kiểm soát nội bộ là gì và thế nào là kiểm toán nội bộ.

Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, được thiết lập để đảm bảo nội quy của công ty nhằm đạt các mục tiêu như: hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các luật lệ và quy định.

Kiểm soát nội bộ là gì?​

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập, nhằm đảm bảo các hoạt động đã được hoạch định đạt hiệu quả, gia tăng giá trị và cải thiện rủi ro thông qua các phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống.

Đây là hai quá trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

So sánh giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Giống nhau

– Bản chất của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

– Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều là một hình thức kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp.

Kiểm soát nội bộ bao hàm cả kiểm toán nội bộ​ Khác nhau

– Kiểm soát nội bộ là cộng cụ để vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý, việc này do ban giám đốc thực hiện. Kiểm toán nội bộ là công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không, việc này do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện.

– Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ.

– Công cụ của hệ thống kiểm toán nội bộ là các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định, quy chế,… của doanh nghiệp đề ra theo đúng pháp luật, nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội.

– Kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, tuỳ theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà quy định chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, vẫn còn tồn tại hai hình thức kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Để đảm bảo tính độc lập, tránh sự chồng chéo trong hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của hai loại hình này góp phần thúc đẩy kinh tế, ổn định và phát triển doanh nghiệp.