Nghị Định 41/cp Năm 1996 Chức Năng Nhiệm Vụ Quyền Hạn Tổ Chức Bộ Quốc Phòng
--- Bài mới hơn ---
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
CHÍNH PHỦ – Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; – Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; – Căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, NGHỊ ĐỊNH Điều 1
Bộ Quốc phòng là cơ quan của Chính phủ, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, mà trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực Quốc phòng trong phạm vi cả nước; và tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý, chỉ huy quân đội nhân dân, dân quân tự vệ nhằm củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 2
Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ qui định tại Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ và các nh iệ m vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Nghiên cứu, kiến nghị các nhu cầu quốc phòng cần huy đ ộ ng trong thời chiến tổng hợp vào kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân.
2. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp l ệ nh, các văn bản pháp qui và các chính sách, chế đ ộ về xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đ ộ i nhân dân, dân quân tự v ệ .
Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền và phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn việc thực hi ệ n luật, pháp l ệ nh, các quyết định của Chủ tịch nước, của H ộ i đ ồ ng quốc phòng an ninh, các văn bản pháp qui của Chính phủ về lĩnh vực quốc phòng; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác quốc phòng các B ộ , cơ quan ngang B ộ , cơ quan thu ộ c Chính phủ và các địa phương
13. Đào tạo, bổi dưỡng đôị ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy, cán b ộ nhân viên chuyên môn – kỹ thuật quân sự, cán b ộ làm công tác quốc phòng ở các B ộ , các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hôi và các tổ chức kinh tế. Sắp xếp, sử dụng và b ồ i dưỡng nâng cao năng lực hoạt đ ộ ng trong lĩnh vực quân sự đối với cán b ộ được huy đ ộ ng phục vụ quân đ ộ i.
Điều 3
1. Tổ chức Bộ Quốc phòng gồm:
– Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng – kinh tế.
– Cục Quản lý Khoa học – Công nghệ và Môi trường
b) Các Quân khu, các cơ quan quân sự địa phương:
– Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, Quân khu Thủ đô.
c) Các Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng:
– Quân chủng Không quân, Quân chủng Phòng không, Quân chủng Hải quân.
– Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Binh chủng Đặc công, Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Công binh, Binh chủng Thông tin, Binh chủng Hóa học.
g) Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội, cơ quan thi hành án trong quân đội, các trại giam quân sự.
i) Các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng và các đơn vị quân đội làm kinh tế kết hợp quốc phòng.
k) Các đơn vị bộ đội thường trực khác theo qui định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào pháp luật và Nghị quyết của Đảng ủy quân sự Trung ương, qui định nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cụ thể của các tổ chức nói tại khoản 1 của điều này.
2. Các Tòa án quân sự và các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong quân đội theo qui định của Pháp luật.
4. Việc thành lập, tách, nhập, giải thể Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng, Bộ đội Biên phòng thực hiện theo qui định riêng.
5. Việc thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị cấp sư đoàn và tương đương trở xuống, các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qui định.
6. Việc thành lập, tách, nhập, giải thể các doanh nghiệp quốc phòng, các đơn vị quân đội làm kinh tế và các tổ chức sự nghiệp khác thuộc Bộ thực hiện theo qui định chung của Chính phủ.
Điều 4
Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng chỉ đạo, điều hành, giúp việc Bộ trưởng có các thứ trưởng.
B ộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Quốc h ộ i, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quốc phòng do Bộ phụ trách, phải báo cáo tình hình với Quốc h ộ i, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ theo đúng chế đ ộ qui định.
Các thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác được phân công.
Điều 5
Nghị định này thay thế Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1996 của Chính phủ và có hiệu lực từ ngày ban hành.
B ộ trưởng Bộ Quốc phòng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
--- Bài cũ hơn ---