Top 6 # Chức Năng Chính Của Tổ Chức Bảo Lãnh Phát Hành Là Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Tổ Chức Có Chức Năng Thực Hiện Nghiệp Vụ Bảo Lãnh Phát Hành Chứng Khoán

Hoạt động BLPHCK có bản chất là dịch vụ thương mại nên chủ thể tiến hành hoạt động này thường thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể là công ty chứng khóa và ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận BLPHCK theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

Công ty chứng khoán là chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng khoán. UBCKNN chỉ cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành khi công ty chứng khoán đã được phép hoạt động tự doanh. Vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. Do đó, để có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán cần có vốn điều lệ ít nhất 265 tỷ đồng. Theo Điều 54 Thông tư 210/2012/TT-BTC, nếu bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, công ty chứng khoán cần đảm bảo thêm các điều kiện sau:

– Tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, tổng giá trị của tất cả các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn còn hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không được lớn hơn một trăm phần trăm (100%) vốn chủ sở hữu tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất;

+ Không được vượt quá mười lăm (15) lần hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.

– Không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt trong ba (03) tháng liền trước thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Về bản chất, ngân hàng thương mại là loại doanh nghiệp đặc thù. Tính đặc thù của ngân hàng thương mại thể hiện ở chỗ, đối tượng tác nghiệp là tiền tệ. Với lợi thế là nguồn vốn sẵn có, ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể thực hiện nghiệp vụ BLPHCK.

Theo quy định tại Điều 103 Luật Các Tổ chức tín dụng, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh này

Có thể thấy chủ thể có quyền thực hiện nghiệp vụ BLPHCK là hẹp hơn so với bảo lãnh dân sự hay thương mại thông thường, đồng thời phải tuân thủ các giới hạn pháp luật về kinh doanh chứng khoán.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Tổ Chức Hành Chính

– Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.

– Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty

– Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty

1, Công tác văn phòng:

– Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng.

– Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến công ty. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình

– Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của công ty.

– Soạn thảo văn bản, trình giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó.

– Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn.

– Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.

– Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và quy chế công ty.

– Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty.

– Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác

– Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, HĐ lương, khoa học kỹ thuật

– Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người lao động

3, Công tác bảo hộ lao động.

– Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khu vực văn phòng và công cộng.

– Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn công ty theo quy chế

– Chăm sóc sức khỏe cho người lao động: khám sức khỏe định kỳ và đột xuất, cấp cứu tai nạn laô động

4, Công tác bảo vệ:

– Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty.

– Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty.

– Là lực lượng chính trong lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, hỏa hoạn.

– Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự.

– Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng các bộ phận duy trì thời gian làm việc.

5, Công tác phục vụ:

– Làm công tác tạp vụ, vệ sinh trong công ty.

– Đảm nhận việc cung cấp các nhu cầu phục vụ công tác văn phòng

– Đảm nhận công tác nấu cơm phục vụ bữa ăn công nghiệp

6, Công tác khác:

Thực hiên các nhiệm vụ khác có tính đột xuất theo lệnh của giấm đốc công ty

III. QUYỀN HẠN

Phòng tổ chức hành chính có quyền tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty..

Tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực công tác tổ chức, hành chính khi được lãnh đạo công ty phê duyệt

– Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của phòng đã được phân công trước giám đốc công ty. Kiểm tra, đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

– Quản lý nhân nhân lực của phòng. Phân công cụ thể nhiệm vụ các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất cho nhân viên của phòng theo lệnh của giám đốc công ty.

– Tham gia làm thư ký các hội đồng do công ty thành lập : Tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng , kỷ luật, bảo hộ lao động, khoa học kỹ thuật …..

+ Tuyển dụng, hợp đồng lao động, bố trí lao động, chấm dứt HĐLĐ.

+ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể .

+ Giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động

+ Trật tự trị an khu vực, trật tự nội vụ

+ Khen thưởng, kỷ luật của phòng cũng như công ty

+ Hồ sơ cán bộ công nhân viên

+ Xây dựng các văn bản có tính pháp quy, quy chế của công ty

+ Đối nội, đối ngoại

+ Cung cấp các nhu yếu phục vụ công tác của lãnh đạo công ty

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc công ty

– Quyền hạn:

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên

+ Thừa lệnh giám đốc ký tên đóng dấu công ty các loại văn bản đã được giám đốc ủy quyền: giấy giới thiệu khám chũa bệnh, giấy công tác của CBCNV và khách, giấy giới thiệu công tác và các văn bản giải quyết các công việc hành chính khác.

+ Giải quyết cho nhân viên nghỉ việc riêng 1 ngày

+ Bảo hộ lao động, an toàn phòng chống cháy nổ

+ Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, theo dõi, thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động trong toàn công ty

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động

+ Định mức lao động

+ Đánh máy, văn thư lưu trữ hồ sơ công văn công ty (trừ hồ sơ cá nhân, Bảo hiểm xã hội)

+ Công tác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu công ty.

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng.

+ Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng hoặc được ủy quyền.

– Quyền hạn:

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên

+ Công tác thủ quỹ tiền mặt công ty

+ Bảo quản và sử dụng con dấu công ty theo quy chế

+ Phân phát công văn của công ty và cấp trên

+ Mua sắm các dung cụ, vật tư văn phòng phẩm phục vụ toàn công ty

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng.

– Quyền hạn:

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên

+ Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty.

+ Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty.

+ Là lực lượng chính trong lực lượng xung kích phòng chống thiên tai hỏa hoạn.

+ Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng các bộ phận duy trì thời gian làm việc.

+ Bơm nước lên bể phục vụ sản xuất, vệ sinh của công ty

+ Bảo quản các dụng cụ phòng chống cháy nổ, thiên tai và tài sản công cộng

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng.

Riêng tổ trưởng tổ bảo vệ còm thêm các nhiệm vụ:

+ Quản lý nhân lực của tổ, lên lịch, đôn đốc các nhân viên thực hiện nhiệm vụ trực bảo vệ. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ trước giám đốc và trưởng phòng

+ Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự trong toàn công ty.

+ Lên kế hoạch dự trù mua sắm các dụng cụ, thiết bị phòng chống cháy nổ thiên tai

+ Là cán bộ chủ chốt trong lực lượng xung kích phòng chống cháy nổ, thiên tai

– Quyền hạn:

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên

+ Quản lý nhân lực của tổ, lên lịch, đôn đốc các nhân viên thực hiện nhiệm vụ nấu cơm ca. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ trước giám đốc và trưởng phòng

+ Lên kế hoạch dự trù mua sắm các dụng cụ, thiết bị phục vụ ăn uống cho toàn công ty.

+ Công khai kinh tế hàng ngày cho cán bộ công nhân công ty được biết.

+ Phụ trách công tác sổ sách báo ăn hàng ngày của CBCNV công ty

+ Tiếp phẩm, thanh quyết toán theo định kỳ mà công ty quy định

+ Phụ việc cho người nấu ăn chính

+ Tổ chức tổ nhà ăn vệ sinh khu vực nhà ăn theo định kỳ

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng.

– Quyền hạn:

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực phần hành công việc của mình

+ Chế biến thức ăn ngon, hợp vệ sinh, đảm bảo chất và lượng trên cơ sở các nguyên liệu đã được cung cấp.

+ Chịu trách nhiệm về vệ sinh ăn uống, giờ giấc phục vụ trong ca mình phụ trách.

+ Phân công, phân việc cho người phụ việc.

+ Thay thế một số công việc thủ kho khi thủ kho nhà ăn đi vắng

+ Vệ sinh khu nhà vệ sinh công nhân

+ Đề nghị, góp ý với tiếp phẩm cung cấp các loại thực phẩm ngon, rẻ, hợp vệ sinh.

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng và tổ trưởng.

+ Tạp vụ, phục vụ lãnh đạo công ty

+ Mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ công tác hàng ngày và các ngày lễ của công ty

+ Phục vụ vệ sinh của khu nhà văn phòng làm việc công ty

+ Phụ việc cho người nấu ăn chính

+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng và tổ trưởng.

Phòng Tổ Chức – Hành Chính

Kiến thức Chính sách, Pháp luật Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học

Tác giả

:

1. Kết cấu và nội dung của Luật giáo dục đại học Luật giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Kết cấu và nội dung cơ bản của Luật như sau: Chương I. Những quy định chung, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật giáo dục đại học; giải thích từ ngữ; mục tiêu của giáo dục đại học; trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học; đại học quốc gia; phân tầng cơ sở giáo dục đại học; ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học. Chương II. Tổ chức cơ sở giáo dục đại học, gồm 14 điều (từ Điều 14 đến Điều 27) quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học (cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; cơ cấu tổ chức của đại học; hội đồng trường; hội đồng quản trị; hội đồng đại học; hội đồng khoa học và đào tạo; hiệu trưởng; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học); thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; cho phép, đình chỉ hoạt động đào tạo (điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học; thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học) . Chương III. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, gồm 5 điều (từ Điều 28 đến Điều 32) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; nhiệm vụ và quyền hạn của đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Chương IV. Hoạt động đào tạo, gồm 6 điều (từ Điều 33 đến Điều 38) quy định về mở ngành, chuyên ngành đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh; chương trình, giáo trình giáo dục đại học; tổ chức và quản lý đào tạo; văn bằng giáo dục đại học. Chương V. Hoạt động khoa học và công nghệ, gồm 4 điều (từ Điều 39 đến Điều 42) quy định về mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ; nội dung hoạt động khoa học và công nghệ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ; trách nhiệm của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ.  Chương VI. Hoạt động hợp tác quốc tế, gồm 6 điều (từ Điều 43 đến Điều 48) quy định về mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế; các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học; liên kết đào tạo với nước ngoài; văn phòng đại diện; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hợp tác quốc tế; trách nhiệm của nhà nước về hợp tác quốc tế. Chương VII. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, gồm 5 điều (từ Điều 49 đến Điều 53) quy định về mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học; trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học về kiểm định chất lượng giáo dục đại học; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Chương VIII. Giảng viên, gồm 5 điều (từ Điều 54 đến Điều 58) quy định về giảng viên; nhiệm vụ và quyền của giảng viên; chính sách đối với giảng viên; giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên; các hành vi giảng viên không được làm. Chương IX. Người học, gồm 5 điều (từ Điều 59 đến Điều 63) quy định về người học; nhiệm vụ và quyền của người học; các hành vi người học không được làm; chính sách đối với người học; nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước. Chương X. Tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học, gồm 4 điều (từ Điều 64 đến Điều 67) quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học; học phí, lệ phí tuyển sinh; quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học; quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học.   Chương XI. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học, gồm 4 điều (từ Điều 68 đến Điều 71) quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học; thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm. Chương XII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 72 và Điều 73) quy định về hiệu lực thi hành và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. 2. Các điểm mới cơ bản của Luật giáo dục đại học Luật giáo dục đại học nhằm mục tiêu thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị nhân lực cho phát triển nền kinh tế tri thức. Để đạt được mục tiêu trên, Luật giáo dục đại học quy định nhiều nội dung mới, trong đó có quy định về: phân tầng đại học, xã hội hóa giáo dục đại học, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và vấn đề kiểm soát chất lượng đào tạo.   a.    Phân tầng cơ sở giáo dục đại học Phân tầng giáo dục đại học đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Do mục tiêu, hiệu quả xây dựng và phát triển của các trường khác nhau, tạo nên hệ thống các trường đại học với “phổ” rất rộng về chất lượng, về năng lực quản trị, về sự lựa chọn của người học… Bên cạnh đó, các trường đại học có sứ mạng khác nhau nên trong quá trình phát triển các trường đại học sẽ được định vị ở những ‘tầng” khác nhau về chức năng, nhiệm vụ. Hơn thế nữa, với chính sách phát triển dựa vào đại học, hiện nay phân tầng các đại học còn được hoạch định bằng chính sách của quốc gia. Việc hoạch định nhằm mục đích tạo ra một tầng lớp các đại học xuất sắc, các đại học hàng đầu, có sứ mạng dẫn dắt và làm trụ cột cho giáo dục đại học (GDĐH) và biểu tượng của quốc gia giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đất nước. Các đại học trên thế giới có thể xác định sứ mạng chủ đạo theo một trong ba chức năng chính của GDĐH: giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Chính vì vậy, ở mỗi quốc gia có thể hình thành hệ thống các trường đại học định hướng nghiên cứu, hệ thống các trường định hướng giảng dạy, đào tạo nghề và các trường đại học định hướng phổ biến kiến thức, phục vụ cộng đồng. Ở Việt Nam, sự phân tầng đại học cũng đã diễn ra một cách tự nhiên cũng như theo hoạch định. Các trường đại học tổng hợp trước đây với định hướng nghiên cứu và các trường đại học đơn ngành với định hướng đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tầng đại học chưa được quy định trong Luật giáo dục. Với quan điểm việc phân tầng đại học là nhằm làm cho việc đầu tư của nhà nước và xã hội có hiệu quả, các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn và xác định chính xác nhu cầu của xã hội và mục tiêu đào tạo của nhà trường, người học dễ dàng lựa chon được cơ sở giáo dục đại học phù hợp để theo học. Luật giáo dục đại học đã quy định về phân tầng giáo dục đại học tại Điều 9 của Luật. Thực hiện Luật giáo dục đại học, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của nước ta sẽ được phân tầng thành các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Mỗi một loại hình trường có mục tiêu đào tạo khác nhau và mức độ đầu tư cũng khác nhau. Sự phân tầng cơ sở giáo dục đại học nhằm tránh việc đầu tư dàn trải, đồng thời tạo điều kiện đào tạo đội ngũ nhân lực hài hòa theo nhu cầu của xã hội. Khoản 1 Điều 9 của Luật quy định:“ Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước”.  Để từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học, khoản 2 Điều 12 của Luật quy định: “Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để hình thành một số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế – xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới” . b. Xã hội hóa giáo dục đại học Xã hội hóa giáo dục là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã được quy định trong Luật giáo dục và nay tiếp tục được cụ thể hóa trong Luật giáo dục đại học: “Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi.” (khoản 3 Điều 12). Để tránh tình trạng một cơ sở giáo dục đại học nào đó muốn lợi dụng danh nghĩa không vì lợi nhuận để mưu cầu lợi nhuận, Luật Giáo dục đại học quy định tại khoản 3 Điều 66 về quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học: “Phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học tư thục được sử dụng như sau: a) Dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Phần này được miễn thuế; b) Phần còn lại, nếu phân phối cho các nhà đầu tư và người lao động của cơ sở giáo dục đại học thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.” Nhà nước và xã hội dựa vào việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu chi và tài chính trong hoạt động của nhà trường để có chính sách phù hợp. Với quy định đó, một mặt, Nhà nước không cấm các cơ sở giáo dục đại học hoạt động vì lợi nhuận hợp lý, và mặt khác, có chính sách phù hợp, khuyến khích đối với cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận. c. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Tự chủ là một thuộc tính của cơ sở giáo dục đại học. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được xác định phù hợp với năng lực tự chủ và điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ. Quyền tự chủ được thực hiện đồng thời với tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Trách nhiệm lớn nhất của cơ sở giáo dục đối với xã hội là bảo đảm chất lượng đào tạo. Việc thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đưa giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế. Tuy nhiên, Luật giáo dục chưa có nội dung quy định về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là vấn đề được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các quy định của Luật giáo dục đại học. Luật qui định cơ sở giáo dục đại học được tự chủ xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, đánh giá kết quả học tập và công nhận tốt nghiệp, in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học. Quy định như vậy đã gắn chất lượng đào tạo với tên tuổi của nhà trường. Hội đồng trường là thiết chế không thể thiếu để giao quyền tự chủ cho các trường. Điều 16 Luật giáo dục đại học bổ sung quy định cụ thể hơn về hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học công lập so với quy định tại Điều 52 của Luật giáo dục cho phù hợp hơn với thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam. d. Bảo đảm chất lượng đào tạo Luật Giáo dục Đại học đã đưa vào những điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Thay vì quy định chương trình khung như trước đây, Luật giáo dục đại học quy định về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng tại khoản 3 Điều 36 như sau:“ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…”. Để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học huy động ngày càng nhiều các nguồn lực đầu tư cho các điều kiện bảo đảm chất lượng, cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo hài hòa cơ cấu nhân lực, nâng cao tính cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khoản 6 Điều 65 Luật giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo”. Song song với việc thiết lập các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, Luật có những quy định về khung pháp lý của việc tổ chức, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí được các cấp có thẩm quyền qui định. Ngoài những nội dung mới cơ bản trên, Luật giáo dục đại học còn có nhiều điều, khoản mới quy định về chức danh của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học (gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư); quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học; qui định cấp có thẩm quyền ban hành chuẩn quốc gia của cơ sở giáo dục đại học; quy định về công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học và công tác thanh tra, kiểm tra…

Các tin khác

Hướng dẫn tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

(22/08/2015)

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

(22/08/2015)

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)

(22/08/2015)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ASEAN

(22/08/2015)

Góp ý

Họ và tên:

*

  Email:

*

  Tiêu đề:

*

  Mã xác nhận:  

RadEditor – HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.

RadEditor’s components – toolbar, content area, modes and modules

   

Toolbar’s wrapper

 

 

 

Content area wrapper

RadEditor hidden textarea

RadEditor’s bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.

It contains RadEditor’s Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer

Editor Mode buttons

Statistics module

Editor resizer

Design

HTML

Preview

 

 

RadEditor – please enable JavaScript to use the rich text editor.

RadEditor’s Modules – special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.

   

 *

Bảo Lãnh Phát Hành Chứng Khoán

Bảo lãnh phát hành là quá trình một công ty chứng khoán giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán chứng khoán như định giá chứng khoán, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu. Vậy việc bảo lãnh phát hành chứng khoán được thực hiện như thế nào? Hôm nay Khánh An sẽ giúp Quý Khách Hàng trả lời thắc mắc trên.

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Chứng Khoán năm 2005;

– Nghị định số 108/2013/NĐ-CP;

2. Nội dung tư vấn:

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

b, Các hình thức bảo lãnh:

Bảo lãnh bao tiêu: hình thức bảo lãnh chắc chắn

Theo hình thức này, công ty môi giới khi nhận bán sẽ mua toàn bộ số chứng khoán của một đợt phát hành của tổ chức phát hành và sau đó bán lại cho nhà đầu tư với mức cao hơn để hưởng chênh lệch.

Hoặc có thể hợp đồng nhận bán toàn bộ số chứng khoán với một giá nhất định cho đến hạn không còn ai mua nữa thì công ty môi giới sẽ mua nhận mua toàn bộ số chứng khoán còn lại. Thường thì chỉ có những công ty chứng khoán, công ty tài chính lớn mới có đủ khả năng thực hiện việc này, theo Luật chứng khoán, để thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu: 265 tỷ VNĐ. Khi nhận nhiệm vụ này, họ mặc nhiên chấp nhận rủi ro do giá của chứng khoán có thể lên hay xuống thấp hơn giá mua. Do đó, trước khi nhận bao tiêu chứng khoán cho một tổ chức phát hành nào đó, công ty phải thẩm tra tình hình mọi mặt của tổ chức phát hành, quan trọng nhất là tình hình tài chính: cơ cấu nguồn vốn, khả năng sinh lợi.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất : là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào.

Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.

Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện.

c, Công ty đầu tư chứng khoán:

Công ty đầu tư chứng khoán là quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức:

a) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ là công ty đầu tư chứng khoán có tối đa 99 cổ đông, trong đó giá trị vốn góp đầu tư của cổ đông tổ chức tối thiểu phải là 03 tỷ đồng và của cá nhân tối thiểu phải là 01 tỷ đồng;

b) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin trên Website, Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho Bạn.