Top 6 # Chức Năng Của Bộ Phận Bar Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bộ Phận Buồng Phòng Là Gì? Chức Năng Của Bộ Phận Buồng Phòng Housekeeping

Khái niệm bộ phận buồng phòng

Bộ phận buồng phòng trong khách sạn là là một bộ phận nằm trong hệ thống khách sạn, có nhiệm vụ chính là luôn đảm bảo cho không gian phòng trong khách sạn được đảm bảo chất lượng. Các công việc chủ yếu mà bộ phận buồng phòng đảm nhiệm đó chính là dọn dẹp, giặt ủi, sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng, ngăn nắp.

Để cho một phòng ngủ đảm bảo chất lượng, chúng phải luôn trong tình trạng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đúng theo tiêu chuẩn của mỗi khách sạn. Và đối với từng khách sạn cụ thể, đội ngũ nhân viên buồng phòng sẽ có những công việc cụ thể hơn. Bộ phận buồng phòng tiếng Anh được gọi là Housekeeping, đây là thuật ngữ quen thuộc đối với những bạn đã và đang học chuyên ngành khách sạn, nhà hàng.

Bộ phận buồng phòng bao gồm các vị trí nào?

– Nhân viên buồng phòng: Với công việc chủ yếu là dọn dẹp phòng sao cho sạch sẽ, ngăn nắp theo tiêu chuẩn của khách sạn. Song song với đó là kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, vật dụng trong phòng. Khi phát hiện có sự cố, cần liên hệ ngay với bộ phận bảo dưỡng để xử lý.

– Nhân viên giặt ủi: Tiến hành giặt ủi các vật dụng trong phòng như gối, ga trải giường, chăn, rèm cửa, khăn tắm, quần áo,… Ngoài ra, khi khách hàng có yêu cầu giặt đồ cũng phải chịu trách nhiệm cho công việc này.

– Nhân viên văn phòng: Phụ trách các công việc về làm thủ tục giấy tờ lưu trú đối với khách hàng, các giấy tờ, công việc hành chính của bộ phận buồng phòng.

Chức năng của bộ phận buồng phòng trong khách sạn

Công việc của bộ phận có thể nói là làm việc trong thầm lặng nhưng trực tiếp mang lại hiệu quả, sự hài lòng cho khách hàng rất tốt. Trên thực tế, bộ phận buồng phòng có vai trò chiếm đến 60% doanh thu của khách sạn. Vì vậy, điều này đủ cho chúng ta thấy vị trí, chức năng của bộ phận buồng phòng rất quan trọng.

Các yêu cầu cần thiết đối với nhân viên bộ phận buồng phòng

1. Nắm rõ kiến thức cơ bản

Mỗi nhân viên làm việc trong từng vị trí của bộ phận buồng phòng khách sạn đều phải nắm vững các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Hiểu rõ từng quy trình làm việc, các nguyên tắc cần chú ý. Mọi thao tác khi làm việc đều phải thể hiện sự chuyên nghiệp, theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.

2. Có ý thức trong giữ gìn vệ sinh, cẩn thận

Trong quá trình dọn dẹp cần đảm bảo mọi thứ được gọn gàng, sạch sẽ. Luôn cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý đến các vật dụng, thiết bị trong phòng, tránh làm hư hỏng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

3. Có thái độ cởi mở, nhiệt tình

Khi tiếp xúc với khách hàng nên tạo được ấn tượng, thể hiện thái độ cởi mở, nhiệt tình để tạo thiện cảm. Khi khách hàng có thắc mắc, hãy giải đáp một cách tường tận, đảm bảo khách hàng có tâm lý thoải mái nhất.

Chức Năng Các Bộ Phận Của X

Máy chụp X-Quang tăng sáng truyền hình là máy chụp X-quang thời gianthực, hình ảnh X-quang được thu lại, tăng sáng sau đó đưa tới màn hình quan sát. Hình ảnh X-quang sẽ được nhìn rõ hơn khi được tăng sáng trong buồng tăng sáng của máy.

Các thành phần và chức năng các bộ phận của X-Quang tăng sáng truyền hình

Khối cao thế: Tạo ra điện áp cao từ 40 – 150 KV đặt vào hai cực củabóng X- quang. Nhờ điện thế cao mà có sự chênh lệch điện áp giữa hai cực củabóng X-quang. Sự chênh lệch này sẽ hút đám mây điện tử tại catốt đến đập vàoanốt tạo sinh ra tia X.+ Bóng X-quang: Nhiệm vụ tạo tia X, đây là bộ phận thiết yếu của thiếtbị. Đám mây điện tử sinh ra do ta cung cấp dòng cho sợi đốt của catôt. Đámmây này nhờ sự chênh lệch điện áp giữa hai cực đến va đập với anốt. Một phầntrong số đó sinh ra tia X. Tia X này được định hướng phát ra theo hướng xácđịnh để phục vụ chiếu và chụp tiếp theo.

Thiết bị tăng sáng: Nếu như thực hiện thu và biến đổi trực tiếp tín hiệusau bệnh nhân rồi đưa lên truyền hình thì khi ta quan sát trên màn hình bằngcách thông thường sẽ không thể phân biệt được các chi tiết đảm bảo cho việc chẩn đoán do không đủ độ sáng. Do vậy ta phải có thiết bị tăng sáng, thiết bịtăng sáng này có tác dụng biến cứ một photon tia X thành 5000 – 6000 photon ánh sáng.

Thiết bị thu ảnh: Đây là bộ phận biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệuđiện. Để phục vụ cho việc xử lý tín hiệu và đưa lên hệ thống truyền hình để quansát. Trong thiết bị người ta thường sử dụng bộ cảm biến quang điện CCD. Tuynhiên trong một số trường hợp người ta cũng dùng ống Vidicon để thực hiệnchức năng biến đổi này.Bằng cách dùng một camera CCD 2/3″, hình ảnh đồng nhất của phần cóđộ nhạy cao và tỷ trọng cao đến phần chia ảnh của camera, chẳng hạn dòngkhuyếch đại hình ảnh có độ nhiễu thấp, dòng bù gama, dòng giảm mức nhiễu vàdòng white-compressing, thiết bị có thể đem lại hình ảnh sinh động và giảmmức nhiễu xuống thấp hơn.Bằng cách dùng camera CCD trong việc chia ảnh của camera, nó khôngyêu cầu nhiều hơn trong việc sử dụng thiết bị điều khiển camera và cáp củacamera. Chính vì vậy làm cho nó rất nhỏ về mặt kích thước và nhẹ về mặt trọnglượng, đối chiếu với tiêu chuẩn dùng camera ta có thể sử dụng ống Vidicon. Hơnnữa nó là một dạng tương thích với ống tăng sáng, cho phép dễ dàng kết hợp, vàchính vì vậy nó cũng được cải tiến tin cậy cho thiết bị.Bằng cách dùng một camera CCD 2/3″ cho phần độ nhạy cao và tỷ trọngcao, sẽ thu được hình ảnh chất lượng cao. Dạng khung đầu ra có độ phân giảingang 560 dòng, 450 dòng cho độ phân giải dọc(350 dòng trong trường hợpdạng ống là Vidicon).Việc chọn CCD được cải tiến các đặc tính biến điệu vùng giữa và hìnhảnh tương phản tốt hơn (2.5 MHz, lớn hơn xấp xỉ 10% so với cách dùngVidicon).

Thiết bị xử lý tín hiệu: Tín hiệu video trước khi được hiển thị trên mànquan sát sẽ được xử lý để đồng bộ với bóng hình.

Thiết bị quan sát: Quá trình chụp, ảnh được hiển thị trên màn hình giám sát để thực hiện cáckỹ thuật X- quang can thiệp. Hoặc sau khi điều chỉnh trên màn quan sát và thấyrằng đủ điều kiện chẩn đoán thì người kỹ thuật viên thực hiện thao tác chụp đểlưu ảnh trên phim sử dụng lâu dài trong quá trình theo dõi người bệnh. Thậm chíkhi bạn đang chạy chế độ chụp Radiography, bạn có thể quan sát hình ảnh giốngnhư Fluoscopy với màu trắng được nén ít hơn trong một ảnh.

Ống nhân quang: Như trong sơ đồ khối đã chỉ ra thì có thể thấy rằng cácphoton ánh sáng được lấy từ phần giữa của ống tăng sáng và phần thu nhận tínhiệu. Các photon ánh sáng này được đưa quan ống nhân quang để đưa đên thiếtbị tự động điều chỉnh ánh sáng. Ở đây ống nhân quang có tác dụng biến đổi tínhiệu quang thành tín hiệu điện.

Thiết bị tự động điều khiển ánh sáng (ABR – Automatic BrightesRegulation): Có chức năng tự động điều chỉnh ánh sáng làm cho ta có hình ảnhphù hợp trên màn hình giám sát thông qua việc điều khiển điện áp chiếu củaống tia X( F – KV). Khối này được tạo thành từ một số mạch điều chỉnh mA, kVvà tích dòng x thời gian.

Máy Tính Để Bàn Có Mấy Bộ Phận Chính? Chức Năng Của Từng Bộ Phận

30/11/2018

Bạn đang chưa hiểu rõ về một chiếc máy tính để bàn, bạn không biết một chiếc máy tính để bàn gồm những bộ phận chính nào và chức năng của từng bộ phận chính ra sao? Bài viết này sẽ cho bạn cách nhìn tổng quan về máy tính để bàn thông qua các bộ phận chính và chức năng của nó.

Máy tính để bàn gồm những bộ phận chính nào?

Cấu tạo của một chiếc máy tính để bàn tương đối đơn giản nhưng nó lại thực hiện cả một quy trình phức tạp mà bạn không thể tưởng tượng được. Vậy những bộ phận chính là:

Bo mạch chủ (mainboard)

Những bo mạch chủ hiện nay đã được tích hợp sẵn các thiết bị xử lý hình ảnh, âm thanh, mạng và có thể là card màn hình.

CPU (bộ vi xử lý)

CPU được coi là não của máy tính, nó có nhiệm vụ xử lý tất cả các dữ liệu, các chương trình có trên máy tính, sức mạnh của máy tính được đánh giá qua bộ phận này. Tất nhiên, CPU khi được lựa chọn phải có tính tương thích với bo mạch chủ, nếu không dù nó khỏe đến đâu thì cũng không có tác dụng.

Hiện nay, nhà sản xuất đưa ra 2 dòng sản phẩm chính nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của 2 nhóm là cho người sử dụng thông thường và cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng cao như làm server.

RAM

RAM máy tính hiện nay cũng rất được để ý và nâng cấp, RAM là một bộ nhớ tạm để chờ được xử lý. Một chiếc máy tính có thể xử lý nhiều chương trình cùng một lúc là nhờ vào RAM.

Hiện nay, ở mức nhu cầu bình thường thì bạn có thể lựa chọn RAM 4GB, tối thiểu là 2 GB. Các bo mạch chủ hiện nay thường là dual RAM, có bo mạch chủ hỗ trợ tới 4 khe RAM.

Card đồ họa (Card màn hình)

Hiện nay, card đồ họa có 2 loại chính: loại rời gắn vào khe cắm PCI EX và tích hợp với mainboard.

Thường thì các VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ thường là đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng văn phòng, ít sử dụng đến đồ họa. Còn các đối tượng sử dụng các phần mềm đồ họa hay các chương trình đòi hỏi phải có khả năng xử lý đồ họa cao thì bạn nên sử dụng card rời.

Ổ cứng (HDD và SSD)

Ổ cứng bạn hiểu nôm na như là một nơi lưu trữ của tất cả các dữ liệu có trên máy tính. Hiện nay, dung lượng ổ cứng rất đa dạng và có dung lượng rất lớn, ở mức bình thường là từ 240GB tới 1TB.

Dữ liệu hệ thống thông thường chiếm từ 50-100GB, còn lại là tùy vào dữ liệu mà bạn có để lựa chọn dung lượng ổ cứng phù hợp cho bạn.

Một chiếc máy có thể sử dụng cả SSD và HDD, SSD để cải thiện tốc độ xử lý và HDD để giúp lưu trữ dữ liệu.

Bộ nguồn

Bộ nguồn là thiết bị cung cấp năng lượng cho máy tính, bộ nguồn cần phải có các chân cắm tương thích với bo mạch và có công suất cao để đáp năng lượng cho các thiết bị trong máy tính . Một bộ nguồn tốt sẽ cung cáp đầy đủ năng lượng giúp cho các thiết bị máy tính hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Màn hình

Màn hình đơn giản là để hiển thị tất cả các chương trình mà bạn đang sử dụng thôi, chất lượng như nào là tùy thuộc vào túi tiền của bạn, một chiếc màn hình ở mức trung bình hiện nay đang sử dụng có độ rộng 19inch.

Thiết bị ngoại vi

Chuột và bàn phím để chúng ta nhập dữ liệu và điều khiển máy tính, hiện nay chuột và bàn phím được sử dụng cổng USB là nhiều và công nghệ mới nhất hiện nay chuột và bàn phím sử dụng không dây luôn (Wiless).

Trên là các bộ phận chính kèm theo chức năng của từng bộ phận của một chiếc máy tính để bàn, hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một chiếc máy tính có những bộ phận nào và chức năng của từng bộ phận.

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Các Bộ Phận Laptop

( ) – Lượt xem: 914

SỬA CHỮA LAP- TOP NÂNG CAO CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN LAPTOP

viết tắt của chữ entral Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính.

Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai

xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với.

Bộ xử lý được thiết kế riêng với sự chú trọng vào hiệu năng và tiết kiệm năng lượng, chúng có thể thay đổi tốc độ làm việc tuỳ theo yêu cầu của hệ thống. Để hạ giá thành sản phẩm, một số máy tính xách tay cũng sử dụng các bộ xử lý của máy tính cá nhân để bàn (thường rất ít).

RAM: ( Read Access Memory)Máy tính xách tay sử dụng loại RAM (So- DIMM) dành riêng, chúng ngắn hơn (và thường rộng hơn) các thanh RAM (Long-DIMM) thông thường cho máy tính cá nhân để bàn. Một máy tính xách tay thường được thiết kế hai khe cắm RAM (mà thường thì khi sản xuất chúng chỉ được gắn RAM trên một khe để người dùng có thể nâng cấp).

RAM là nơi mà máy tính lưu trữ thông tin tạm thời để sau đó chuyển vào CPU xử lý. RAM càng nhiều thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng càng ít đi, và hiệu suất toàn bộ hệ thống sẽ cao hơn. RAM là loại bộ nhớ không thể thay đổi nên dữ liệu lưu trong nó sẽ biến mất khi bạn tắt máy tính.

Ổ đĩa cứng của máy tính xách tay là loại ổ (2,5″) có kích thước nhỏ hơn các ổ cứng của máy tính thông thường (3,5″), chúng có thể sử dụng giao tiếp ATA truyền thống hoặc SATA trong các máy sản xuất gần đây.

, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: , viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” ( non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.

Chức năng Đồ hoạ: Thường được tích hợp trên các chipset hoặc tích hợp trên bo mạch chủ. Đa phần các máy tính xách tay phổ thông và tầm trung sử dụng chức năng đồ hoạ tích hợp trên chipset và sử dụng bộ nhớ đồ hoạ chia sẻ từ RAM hệ thống. Các máy tính xách tay cao cấp bộ xử lý đồ hoạ có thể được tách rời và gắn trực tiếp trên bo mạch chủ, chúng có thể có RAM riêng hoặc sử dụng một phần RAM của hệ thống.

Chức năng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard. Nên nó chỉ có chức năng truyền tải hình ảnh mà CPU làm việc xuất ra màn hình máy tính.

Đặc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh tính bằng MB (4MB, 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1.2 GB…)

Nhân dạng: card đồ họa tùy loại có thể có nhiều cổng với nhiều chức năng, nhưng bất kỳ card màn hình nào cũng có một cổng màu xanh đặc trưng như hình trên để cắm dây dữ liệu của màn hình.

Màn hình của những máy tính xách tay ngày nay luôn thuộc loại màn hình tinh thể lỏng, chúng được gắn trực tiếp với thân máy và không thể tách rời. Một số máy tính xách tay thiết kế màn hình quay được và gập lại che đi bàn phím – kết hợp với thể loại này thường là màn hình cảm ứng. Hiện giờ người ta đã chế tạo được một loại máy tính xách tay có thể tháo rời màn hình, nhưng hiện loại này chưa phổ biến lắm và giá khá đắt.

Màn hình có chức năng hiển thị hình ảnh, nội dung CPU làm việc.

Nguồn sử dụng lưới điện dân dụng của máy tính xách tay được thiết kế bên ngoài khối máy để tiết kiệm không gian. Nguồn là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn và MTXT. Điện năng cấp cho máy tính xách tay chỉ có một cấp điện áp một chiều duy nhất có mức điện áp thường thấp hơn 24 Vdc. Năng lượng cung cấp cho máy tính xách tay khi không sử dụng nguồn điện dân dụng là pin.

Là một khối được thiết kế nằm dưới đế mảy máy tính xách tay có chức năng tích điện và cung cấp nguồn cho máy tính khi không dùng điện.

Vấn đề tản nhiệt luôn được chú ý đối với các máy tính nói chung, ở máy tính xách tay, do thiết kế nhỏ gọn nên càng khó khăn cho các thiết kế tản nhiệt từ các thiết bị và linh kiện trong máy. Thiết kế tản nhiệt trong máy tính xách tay thường là: Các thiết bị toả nhiệt (CPU, chipset cầu bắc, bộ xử lý đồ hoạ (nếu có) được gắn các tấm phiến tản nhiệt, chúng truyền nhiệt qua các ống dẫn nhiệt sang một khối tản nhiệt lớn mà ở đây có quạt cưỡng bức làm mát. Các thiết bị còn lại

được tản nhiệt trên đường lưu thông gió (theo cách bố trí hợp lý) hút gió vào trong vỏ máy (thông qua các lỗ thoáng) để đến khối tản nhiệt chung để thổi ra ngoài bằng quạt. Quạt tản nhiệt trong máy tính xách tay được thiết kế điều khiển bằng một mạch điện (có cảm biến nhiệt ở các bộ phận phát nhiệt) để có khả năng tự điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ (Điều này khác với quạt tản nhiệt trên các máy tính thông thường khi chúng thường được điều khiển bằng phần mềm hoặc với các hệ thống cũ có thể chỉ quay ở một tốc độ nhất định).

Đa phần các máy tính xách tay hiện nay đều được tích hợp sẵn bộ điều hợp mạng không dây theo các chuẩn thông dụng (802.11 a/b/g hoặc các chuẩn mới hơn: n…) cùng với các bộ điều hợp mạng Ethernet (RJ-45) thông thường.

Hình thức kết nối Internet quay số hiện nay đang dần được thay thế bằng các đường truyền tốc độ cao (ví dụ: ADSL) nhưng các máy tính xách tay vẫn thường được tích hợp các modem (quay số). Không ít máy tính xách tay còn được tích hợp sẵn bộ điều hợp bluetooth.

Bàn phím có chức năng dùng để nhập thông tin và dữ liệu vào máy tính để CPU xử lý.

Bàn phím máy tính xách tay thường không tuân theo tiêu chuẩn của các bàn phím máy tính cá nhân thông thường, phần phím số (Num Lock) thường được loại bỏ mà để thay thế nó bằng cách sử dụng các phím có vị trí tương tự để thay thế. Ngoài các phím chức năng thường thấy (như F1, F2…đến F12) trên các bàn phím thông dụng của máy tính cá nhân, máy tính xách tay còn có có một loạt các phím chức năng dành riêng khác, các phím này thường là chức năng thứ hai của các phím thường và chỉ được kích hoạt sau khi đã bấm phím chuyển đổi, phím chuyển đổi thường có ký hiệu Fn.

Được tích hợp sẵn trong Laptop. Ổ đĩa quang laptop DVD RW chức năng : đọc DVD + ghi DVD, ưu điểm gọn nhẹ.

Multimedia

Loa luôn được tích hợp sẵn trên máy tính xách tay nhưng chúng có chất lượng và công suất thấp. Có chức năng phát âm thanh từ máy tính.

Webcam, Micro cũng thường được tích hợp ở một số máy tính xách tay sản xuất những năm gần đây. Chúng có công dụng giúp người sử dụng có thể hội họp trực tuyến hoặc tán ngẫu thông qua mạng Internet.

Thành phần khác

Chức năng khôi phục nhanh : Để khôi phục hệ thống nhanh nhất khi xảy ra lỗi, máy tính xách tay thường được thiết kế các hình thức khôi phục hệ thống thông qua các bộ đĩa CD hoặc DVD (điều này cũng thường thấy trên một số máy tính cá nhân để bàn sản xuất đồng bộ của các hãng sản xuất phần cứng), hoặc bằng một nút (có thể có phương thức một vài thao tác) từ dữ liệu lưu sẵn trên ổ cứng (thường đặt trên các phân vùng ẩn). Các khôi phục của chúng gần giống như hình thức khôi phục bằng phần mềm “Ghost” (của hãng Symantec) hoặc một số phần mềm sao lưu ảnh phân vùng đĩa cứng mà không thực hiện hình thức cài đặt thông thường.

Nhận dạng vân tay : Để tăng mức độ bảo mật, một số máy tính xách tay được trang bị hệ thống nhận dạng (sinh trắc học) vân tay, người sử dụng chỉ có thể khởi động hệ thống nếu máy nhận ra đúng vân tay của chủ sở hữu máy tính (với vân tay được lưu sẵn trên máy).

Trình bày được các tiêu chuẩn của hãng Intel

Phân được các chuẩn được Inter sử dụng.

Đây là một trong những nỗ lực của Intel nhằm cung cấp những giải pháp nội bộ không dây có hiệu xuất hoạt động cao và dựa trên các chuẩn. Giao thức 802.11a hỗ trợ các ứng dụng Internet phức tạp với thông lượng lớn. Đồng thời cho phép nhiều người sử dụng hơn tại mỗi thời điểm truy cập mạng nội bộ không dây.

Centrino – Là công nghệ di động cho laptop được thiết kế và đóng gói bởi hãng Intel. Công nghệ Centrino là sự kết hợp của 3 thành phần chính gồm CPU Intel Pentium M; Mainboard sử dụng chipset Intel 855 trở lên và trang bị kết nối Wireless Intel PRO làm nền tảng. Các công nghệ không đảm bảo cả 3 thành phần trên hoặc có cả 3 thành phần trên nhưng không đúng tiêu chuẩn sẽ không được gọi là Centrino.

Những máy tính xách tay xử dụng công nghệ này có thể gọi là một “văn phòng di động”. Bởi nó không những tiết kiệm điện năng cao nhất khi làm việc mà còn kết nối mọi nơi và mọi máy tính.

Tùy theo việc sử dụng CPU và mainboard loại nào trong một laptop thiết kế trên nền tảng công nghệ Centrino thì được gọi với những tên mã khác nhau, như là Carmel, Sonoma, Napa hay Santa Rosa.

Centrino 2- Chỉ 1 năm sau khi Centrino với Santa Rosa xuất hiện trên laptop, Centrino 2 đã thay chân.

Ban đầu, nhà sản xuất chip Intel gọi tên mã nền xử lý công nghệ của mình là Montevina. Tuy nhiên, trước khi tung ra thị trường, hãng đã chính thức đổi tên công nghệ thành Centrino 2 để giúp người dùng dễ theo dõi hơn. Nền công nghệ này sử dụng bộ xử lý Penryn 45nm với FSB 1066MHz, chipset

Mobile Intel GM45 Express và chip Wi-fi 5000 series có thể đạt tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 450Mbps. Bên cạnh chip kết nối Wi-fi, Centrino 2 còn được tích hợp sẵn chip kết nối WiMAX – kết nối không dây tiên tiến đang hứa hẹn sẽ thay dần các kết nối Wi-fi có tốc độ chậm hơn.

Ưu điểm khác của nền tảng mới này là khả năng tiêu thụ năng lượng thấp trong khi vẫn đảm bảo được tốc độ hoạt động cực cao. Nhà sản xuất hứa hẹn rằng hệ thống này sẽ tiêu hao điện năng chỉ vào khoảng 29W so với 34W của nền công nghệ trước đó.

Carmel – Tên mã chạy trên nền công nghệ Centrino thế hệ đầu tiên, sử dụng CPU Pentium M (loại Banias hoặc Dothan) với bus hệ thống 400MHz, cache L2 1MB và mainboard sử dụng Intel 855 Chipset Family.

Sonoma – Tên mã chạy trên nền công nghệ Centrino thế hệ thứ hai. Sonoma sử dụng CPU Pentium M (Dothan) với bus hệ thống 533MHz, cache L2 2MB và mainboard sử dụng Intel 915 Chipset Family. Các CPU Pentium M có bộ đệm cache L2 2MB đều được sản xuất theo công nghệ 90nm (các CPU cho máy để bàn được sản xuất theo công nghệ 90nm này sẽ được gọi là CPU Prescott).

Napa – Tên mã cho thế hệ thứ 3 chạy trên nền Centrino, sử dụng CPU dualcore Yonah và mainboard Mobile 945 Express chipset. Napa dần thay thế Sonoma.

Santa Rosa – Tên mã thế hệ thứ 4 tương lai chạy trên nền Centrino, sẽ sử dụng CPU Merom và mainboard Intel Mobile 965 Express chipset.