Top 15 # Chức Năng Của Bộ Phận Bếp Trong Khách Sạn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Sơ Đồ Tổ Chức Và Chức Danh Bộ Phận Bếp Trong Nhà Hàng, Khách Sạn

Sơ đồ tổ chức của bộ phận bếp là gì?

Trong tiếng Pháp, người ta sử dụng thuật ngữ Brigade de Cuisine để chỉ một sơ đồ tổ chức phân cấp các vị trí công việc trong nhà bếp với 8 cấp độ nhân sự. Sơ đồ tổ chức này sẽ được thấy rất rõ ràng trong các nhà hàng khách sạn lớn với đầy đủ các vị trí công việc. Các nhà hàng, khách sạn nhỏ hơn có thể sẽ không đủ các vị trí nhưng về cơ bản vẫn sử dụng nhân sự theo hệ thống Brigade de Cuisine. Đây là hệ thống khá đầy đủ, tổ chức và phân công nhiệm vụ từ cao xuống thấp với vai trò và chuyên môn nhất định.

Thực tế, độ rộng và độ dài của sơ đồ tổ chức nhân sự của bộ phận bếp phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của nhà hàng. Nếu quy mô nhà hàng nhỏ thì có thể chỉ cần một số đầu bếp để vận hành toàn bộ công việc nấu nướng trong nhà bếp. Tuy nhiên việc hiểu biết về sơ đồ tổ chức tiêu chuẩn sẽ giúp đầu bếp hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình trong công viêc. Đối với các chủ nhà hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, xây dựng cơ chế đãi ngộ, mô tả công việc… sao cho tối ưu nhất.

Chức danh, nhiệm vụ từng vị trí thuộc bộ phận bếp trong khách sạn

Bếp trưởng điều hành (Executive Chef)

Bếp trưởng điều hành là vị trí cao nhất trong bộ phận bếp, đóng vai trò điều hành chung tất cả các hoạt động của các bộ phận bếp nóng, bếp lạnh, sơ chế… Nhiệm vụ chính của bếp trưởng điều hàng là quản lý nhân sự, quản lý chất lượng món ăn, xây dựng thực đơn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh… Thông thường, bếp trưởng điều hàng quản lý nhiều chi nhánh trong hệ thống của nhà hàng, khách sạn, ít khi trực tiếp chế biến món ăn trừ khi có các yêu cầu đặc biệt.

Bếp trưởng điều hành

Ở một số mô hình nhà hàng, khách sạn lớn với nhiều chi nhánh, bộ phận thì có tổ chức thêm một vị trí là trợ lý bếp trưởng điều hành (Secretary to Executive Chef). Đây là vị trí làm việc trực tiếp dưới quyền của bếp trưởng điều hành nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công việc, xử lý nhiều vấn đề phát sinh khi bếp trưởng điều hành vằng mặt. Ở một số mô hình khác có thể tổ chức vị trí phó bếp trưởng điều hành (Executive Sous Chef) cũng có những điểm tương đồng với công việc của trợ lý bếp trưởng điều hành.

Bếp chính (Head Chef)

Bếp chính là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp – Chef de Cuisine. Bếp chính là vị trí làm việc dưới quyền bếp trưởng, phạm vi hoạt động chủ yếu trong một chi nhánh hoặc một bộ phận bếp. Nhiệm vụ của bếp chính cơ bản là thực hiện giám sát, quản lý nhân viên, kiểm soát chất lượng món ăn…

Bếp chính là người trực tiếp chế biến các món ăn chính, có độ phức tạp cao khi cần thiết. Bên cạnh đó, bếp chính cùng bếp trưởng và quản lý nhà hàng phối hợp để xây dựng thực đơn, thêm các món ăn mới và tính toán chi phí, giá thành để bổ sung menu nhà hàng.

Bếp chính

Nếu quy mô nhà hàng không lớn, không có vị trí bếp trưởng điều hành thì bếp chính có thể coi như là bếp trưởng.  Bếp chính có thể quyết định thay bếp trưởng điều hành các công việc trong thẩm quyền của mình khi bếp trưởng vắng mặt.

Bếp phó (Sous Chef)

Vị trí công việc của bếp phó là làm việc dưới quyền của bếp chính, công việc của họ cũng khá tương đồng với bếp chính. Bếp phó tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hàng ngày của bộ phận bếp như chế biến món ăn, sắp xếp thực hiện order để đảm bảo chất lượng và thời gian. Một nhà hàng có thể có nhiều bếp phó hoặc không có vị trí bếp phó tùy thuộc vào quy mô nhà hàng. Mỗi bếp phó có sự chuyên môn hóa nhất định ví dụ như bếp phó phụ trách nguyên liệu và sơ chế, bếp phó điểm tâm, bếp phó đặt tiệc, bếp phó điều hành…

Tổ trưởng tổ bếp / Trưởng ca (Chef de Partie / Station Chef)

Phía dưới vị trí bếp phó trong phân cấp nhà bếp là tổ trưởng tổ bếp (một số nhà hàng gọi là trưởng ca). Với quy mô nhà hàng, khách sạn lớn thì cần rất nhiều tổ trưởng tổ bếp để phụ trách nhiều công tác, nhiều khối ẩm thực khác nhau.

Công việc của tổ trưởng tổ bếp là giám sát khu vực ẩm thực, khu vực bếp đảm nhận; phân công công việc cho nhân viên dưới quyền; trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến món ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động; đào tạo, dạy nấu ăn cho các nhân viên bếp và phụ bếp… Tổ trưởng làm việc dưới quyền của bếp phó và bếp chính.

Tổ trưởng tổ bếp

Trung tâm dạy nghề nấu ăn có thể phân chia vị trí này thành các tổ trưởng tổ bếp dựa vào nhiệm vụ theo chuyên môn như sau:

Tổ trưởng nhóm rau (Vegetable Chef – Entremetier)

Chịu trách nhiệm chế biến các loại rau, súp. Thực phẩm họ cần chuẩn bị là các loại rau, trứng, tinh bột, súp… Có thể chia tổ trưởng nhóm rau thành 2 vị trí nếu quy mô nhà hàng lớn là Potager – người nấu súp và Legumier – người phụ trách chế biến rau củ.

Tổ trưởng nhóm món lạnh (Pantry Chef – Garde Manger)

Phụ trách chế biến và chuẩn bị các món ăn lạnh (bếp lạnh) như salad, các món gỏi, cuốn…

Tổ trưởng nhóm bánh (Pastry Chef – Pattisier)

Phụ trách thực hiện các món bánh ngọt, bánh mỳ, kem dùng kèm cho bữa chính hoặc món tráng miệng.

Tổ trưởng nhóm nước sốt (Sauce Chef – Sauté Chef / Saucier)

Phụ trách chế biến các loại nước sốt và nước chấm ăn kèm với từng loại món ăn. Việc chế biến nước sốt tưởng như đơn giản nhưng cực kỳ phức tạp vì nó quyết định không nhỏ đến hương vị đặc trưng của mỗi món ăn.

Tổ trưởng nhóm thịt (Butcher Chef – Boucher)

Phụ trách chuẩn bị các món thịt, gia súc, gia cầm và chuyển đến các nhóm bếp cần nguyên liệu này. Họ có thể trực tiếp chế biến khi cần thiết.

Tổ trưởng nhóm cá (Fish Chef – Poissonnier)

Phụ trách chuẩn bị món cá và hải sản. Tuy nhiên vị trí này có thể bị lược bỏ trong các mô hình nhỏ và thay vào đó tổ trưởng nhóm thịt sẽ đảm nhiệm vị trí này.

Tổ trưởng nhóm chiên (Fry Chef – Friturier)

Phụ trách chuẩn bị về các món chiên.

Tổ trưởng nhóm nướng (Roast Chef – Rotisseur)

Phụ trách các món nướng trong lò, các món thịt khô…

Tổ trưởng nhóm nướng (Grill Chef – Grillardin)

Grill Chef phụ trách các món nướng trực tiếp ở trên lửa, khác với Roast Chef là nướng trong lò.

Đầu bếp cơ động (Chef de Tournant / Roundsman / Swing Cook / Relief Cook)

Có rất nhiều tên gọi cho vị trí đầu bếp cơ động này. Về cơ bản, với mô hình nhà hàng, khách sạn lớn thì họ tổ chức sắp xếp 1 đầu bếp đa năng, không có vị trí công việc rõ ràng, chủ yếu hỗ trợ các bộ phận khác khi được phân công làm việc.

Đầu bếp (Junior Chef / Commis Chef)

Đầu bếp là người trực tiếp tác nghiệp các công việc hàng ngày của bộ phận bếp như sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị công cụ, nguyên liệu nhà bếp, vệ sinh khu vực bếp… và trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến món ăn. Các nhân viên đầu bếp làm việc dưới quyền điều hành trực tiếp của tổ trưởng tổ bếp. Đây cũng chính là mục tiêu đầu tiên đặt ra của tất cả các bạn đã và đang theo đuổi nghề chế biến món ăn.

Phụ bếp (Kitchen Porter)

Xin được giải đáp cho câu hỏi “Phụ bếp làm gì?”. Phụ bếp là những người thực hiện các công việc rất đơn giản trong bộ phận bếp, chủ yếu đảm nhiệm các công tác chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh, chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu… Đây là vị trí công việc giản đơn và cần phải học hỏi rất nhiều cũng như tham gia các khóa học chính thức để trở thành đầu bếp.

Phụ bếp

Nhân viên tạp vụ (Steward)

Tùy từng quy mô nhà hàng, khách sạn thì sẽ có tổ chức tổ tạp vụ khác nhau. Nhiều nhà hàng có bộ phận tạp vụ với đầy đủ các vị trí:

Trưởng tạp vụ bếp (Chief Steward)

Trợ lý tạp vụ Bếp/ Giám sát tạp vụ (Assistant Chief Steward/ Steward Supervisor)

Tổ trưởng tổ tạp vụ (Steward Captain)​

Nhân viên tạp vụ (Stewarding)

Tổ tạp vụ phụ trách các công tác vệ sinh khu vực được phân công, vệ sinh bát đĩa, ly tách, các loại khăn ăn, khăn trải bàn, chuyển đồ đạc, nguyên liệu… các công việc phổ thông rất đa dạng. Tuy nhiên không phải nhà hàng nào cũng có đầy đủ cơ cấu nhân sự của tổ tạp vụ, thậm chí còn không biên chế tạp vụ. Với quy mô trung bình và nhỏ, nhiều nơi thuê ngoài bộ phận vệ sinh theo giờ để tiết kiệm chi phí.

Nhân viên phục vụ bàn (Waiter / Waitress / Aboyeur)

Nhân viên phục vụ bàn có trách nhiệm phục vụ trực tiếp tại bàn cho các thực khách. Họ order món ăn cho khác và ghi nhận phản hồi của khách hàng để báo cáo phục vụ mục đích cải thiện chất lượng dịch vụ.

Chức Năng, Vai Trò Của Các Bộ Phận Trong Khách Sạn

Để tìm hiểu về các bộ phận trong khách sạn đối với các bạn dân chuyên cũng là một điều không hề đơn giản, cần mất nhiều thời gian nghiên cứu và nắm rõ tê, chức năng, nhiệm vụ. Tuy mỗi bộ phận được phân chia với những công việc và nhiệm vụ khác nhau nhưng chung quy lại vẫn nhằm mục đích chung là đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ của khách hàng, nhằm mang lại doanh thu, giữ chân khách hàng trung thành và thu hút thêm nhiều tập khách hàng mới.

Việc làm Khách sạn – Nhà hàng

Các bộ phận trong khách sạn

Các bộ phận trong khách sạn 5 sao đóng vai trò hết sức quan trọng đến hoạt động cũng như sự tồn tại của chính khách sạn đó. Một khách sạn có thể phát triển thành công được là nhờ sự phối hợp hoạt động ăn ý giữa các bộ phận với nhau. Khi nắm rõ được các bộ phận lúc này bạn có thể ứng tuyển tìm việc làm nhanh trong bất cứ khách sạn nào mà mình muốn miễn là bản thân đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu về các bộ phận cụ thể:

Bộ phận lễ tân được ví như bộ mặt của khách sạn trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác. Đây cũng là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách hàng, giữa các bộ phận với nhau trong khách sạn. Hơn nữa, bộ phận lễ tân cũng là trợ thủ đắc lực của quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn, nhu cầu của thị trường, xu hướng trong tương lai,… giúp ban giám đốc nắm vững tình hình khách hàng đang lưu trú, sắp lưu trú, đang sử dụng dịch vụ,…

Bộ phận buồng phòng là một bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các căn phòng của khách sạn theo đúng tiêu chuẩn. Không chỉ vậy đây còn là bộ phận hết sức quan trọng, chiếm tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Bộ phận buồng phòng khách sạn còn được chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn như: bộ phận giặt là, bộ phận thu dọn phòng…

Vai trò, nhiệm vụ của bộ phận buồng trong khách sạn:

Cập nhật danh sách các căn phòng chống mà khách đã trả phòng

Thay đồ trong phòng để đảm bảo rằng mỗi căn phòng đều sạch sẽ, thơm tho và luôn sẵn sàng để đón khách đúng giờ.

Thực hiện vệ sinh các khu vực trong khách sạn: tiền sảnh, các khu vệ sinh công cộng, hành lang, thang máy, thang bộ….

Bộ phận nhà hàng trong khách sạn

Bất kỳ khách sạn nào cũng sẽ có bộ phận nhà hàng trong khách sạn để phục vụ khách hàng một cách tiện lợi nhất. Tùy vào đẳng cấp của khách sạn mà nhà hàng cũng sẽ được nâng cấp ở mức tương đương. Với những khách sạn 5 sao thậm chí còn có đầu bếp nổi tiếng trên toàn thế giới được mời về để phục vụ những thượng khách khó tính. Bộ phận nhà hàng trong khách sạn còn chia thành các bộ phận nhỏ khác nhu: bộ phận bếp trong khách sạn, bộ phận đồ uống (bar),…

Nhiệm vụ và vai trò của nhà hàng trong khách sạn:

Bộ phận kế toán – tài chính

Đây là bộ phận hoạt động nội bộ trên văn phòng khách sạn với chức năng chính là tìm vốn, nguồn vốn cho khách sạn, quyết định các chiến lược về tài chính, theo dõi và báo cáo sổ sách thu chi, công nợ, phối hợp cùng các phòng ban phân bổ chi tiêu cho hợp lý,… nhằm góp phần vào sự phát triển chung.

Nhiệm vụ của bộ phận kế toán – tài chính là lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn, lập chứng từ xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và toàn khách sạn; lập báo cáo tài chính theo tháng – quý – năm, quản lý và giám sát thu chi,…

Đây là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu trong khách sạn, những con người làm việc miệt mài để quản lý, giám sát các hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong khách sạn đảm bảo việc vận hành tốt nhất, không gặp bất kỳ sự cố, trục trặc nào trong quá trình hoạt động,… Bạn có thể tìm việc làm kỹ thuật hoặc kỹ thuật tại các khách sạn lớn.

Theo dõi, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn

Sửa chữa các công cụ, thiết bị khi có yêu cầu của bộ phận khác

Thực hiện công việc trang trí sân khấu, chuẩn bị âm thanh ánh sáng cho các sự kiện, hội nghị, hội thảo,..

Bộ phận kinh doanh tổng hợp

Chức năng chuyên trách của bộ phận kinh doanh tổng hợp là tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận khác nhu bộ phận buồng phòng, bộ phận nhà hàng,..; nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn. Bộ phận kinh doanh tổng hợp bao gồm bộ phận kinh doanh và marketing.

Bộ phận nhân sự là bộ phận không thể thiếu trong mọi tổ chức, doanh nghiệp và đối với mỗi khách sạn cũng vậy. Để đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực cho toàn bộ các bộ phận trong khách sạn thì bộ phận nhân sự có trách nhiệm quản lý, tuyển dụng nhân sự theo chỉ tiêu. Ngoài ra công việc chính của bộ phận này còn là việc tổ chức, sắp xếp cán bộ, nhân viên; ban hàng các thể chế, quy chế làm việc; theo dõi và đánh giá nhân viên các bộ phận,….

Bộ phận bảo vệ có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của khách sạn và khách hàng đến lưu trú hay sử dụng dịch vụ; chịu trách nhiệm về an ninh – an toàn trong khuôn viên khách sạn.

Nhiệm vụ chính:

Bộ phận vui chơi giải trí

Trong khuôn viên khách sạn có rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu và khiến khách hàng thư giãn như: thể thao, spa, massage, casino, vũ trường,… Bộ phận này có chức năng gia tăng giá trị cho khách sạn, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng của khách sạn. Nhiệm vụ chính là tìm hiểu về nhu cầu của khách, thiết kế và tổ chức các chương trình phù hợp, các buổi tiệc, liên hoan, các trò chơi khi có yêu cầu hay đặt hàng từ phía khách sạn.

Nhà hàng – Khách sạn là một trong những lĩnh vực đang có những bước phát triển mạnh mẽ tại các thành phố và nhiều tỉnh thành trong đó có Vĩnh Phúc. Điều này kéo theo nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngày càng cao, vì thế không quá khó để tìm được một công việc thích hợp khi bạn tìm việc làm ở Vĩnh Phúc và nhiều nơi khác với ngành nghề này.

Việc làm Chăm sóc khách hàng

Các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng Anh

Sơ đồ và mối liên hệ giữa các bộ phận trong khách sạn

Để điều hành hoạt động kinh doanh khách sạn, tạo được danh tiếng và ấn tượng sâu sắc cho khách hàng thì mọi bộ phận tổ chức đều phải làm việc khăng khít dựa trên mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Những sản phẩm dịch vụ cuối cùng luôn được tạo ra nhờ một quá trình chặt chẽ, hiệu quả và có sự phối hợp ăn ý.

Sơ đồ các bộ phận trong khách sạn:

Mối quan hệ điển hình giữa các bộ phận

Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân và bộ phận buồng phòng

Đây là hai bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách đến lưu trú, nghỉ dưỡng,… Thông thường nhân viên lễ tân sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin từ khách sau đó báo tới bộ phận buồng phòng để tiến hành các công việc cụ thể:

– Lễ tân báo cho bên buồng phòng về số lượng phòng khách đặt để nhân viên chuyên trách sắp xếp nhân sự dọn phòng, chuẩn bị đầy đủ theo đúng quy trình trước khi đón khách.

– Khi khách làm thủ tục check-in, nhân viên buồng phòng sẽ phản hồi lại cho bên lễ tân về tình trạng phòng. Nếu mọi thứ đã sẵn sàng, lễ tân cho phép khách nhận phòng. Trong trường hợp xảy ra sự cố cần phải thay đổi để nhanh chóng sắp xếp phòng thích hợp cho khách. Tương tự như khi check-out, hai bên cũng cần phối hợp để hoàn tất các thủ tục thanh toán. Trong mọi tình huống không nên để cho khách chờ đợi quá lâu.

Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân và kỹ thuật

Giữa hai bộ phận này có sự hỗ trợ lẫn nhau để mang lại chất lượng đảm bảo nhất về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đảm bảo thời gian lưu trú của khách hàng không bị gián đoạn. Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ thông báo với bộ phận kỹ thuật để bảo dưỡng về tình trạng của các trang thiết bị, từ đó có những cách giải quyết phù hợp, kịp thời. Bên cạnh đó, bộ phận kỹ thuật cần có sự kiểm tra thường xuyên về các trang thiết bị trong phòng lưu trú, có những thông báo kịp thời cho lễ tân để chuyển tới khách hàng.

Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân và an ninh

Việc đảm bảo sự an toàn trong khách sạn là một nhiệm vụ quan trọng. Một khách sạn giữ chân được những khách hàng trung thành không chỉ nhờ chất lượng sản phẩm mà còn đến từ công tác an ninh bảo vệ thời gian nghỉ dưỡng của khách. Lễ tân thường xuyên tiếp xúc với khách nhất, vì vậy khi an ninh của khách xảy ra vấn đề, bộ phận lễ tân sẽ liên hệ với bộ phận an ninh để kịp thời đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất, đảm bảo khách luôn an toàn trong khuôn viên khách sạn.

Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và lễ tân

Các khoản thanh toán và hóa đơn từ lễ tân sau khi kiểm kê sẽ được giao về cho bộ phận kế toán. Từ các loại giấy tờ này, kế toán lập báo cáo doanh thu, báo cáo công nợ cho khách sạn. Đây là mối quan hệ không thể thiếu ở bất kỳ khách sạn nào, sự phối hợp này giúp hoạt động kinh doanh được minh bạch, rõ ràng, từ đó có kế hoạch mới thúc đẩy doanh thu của khách sạn.

Những mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn cần phải được thiết lập và duy trì để đảm bảo mọi quy trình được tuân thủ một cách đúng tiêu chuẩn. Từ đó giúp khách sạn xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, tận tình và chất lượng trong lòng khách hàng.

Trong quá trình làm việc, sự phối hợp giữa các bộ phận trong khách sạn thường phải nhất nhất tuân theo quy trình nghiêm ngặt, theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ mà mỗi khách sạn đặt ra. Tuy nhiên, đôi khi sự phối hợp cũng xảy ra những tình huống bất ngờ, không đáng có, đó có thể là mâu thuẫn giữa các bộ phận với nhau do chưa hiểu ý, chưa phối hợp đúng cách. Việc tiếp nhận thông tin truyền tải cho đối phương đôi khi có thể bị sai lệch, thiếu hoặc thừa.

Chính vì thế để tạo nên hiệu quả tốt nhất trong sự phối hợp làm việc, mỗi nhân viên của các bộ phận đều phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, làm việc đúng quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy đã đặt ra. Có như vậy mới mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

Tìm Hiểu Về Bộ Phận Bếp Trong Kinh Doanh Nhà Hàng, Khách Sạn

✓ Khởi tạo, lên kế hoạch và giá cả cho

✓ Chế biến món ăn theo yêu cầu

✓ Sắp xếp và trang trí các món ăn để phục vụ thực khách

✓ Giám sát các nhân viên khác trong nhà bếp

✓ Duy trì vệ sinh tại nơi làm việc

✓ Giám sát việc dọn dẹp và rửa chén

✓ Mua lương thực và thiết bị nấu ăn

✓ Ghi chép lại các thực phẩm đầu vào

Executive chef – Bếp trưởng điều hành

Bếp trưởng là người có nhiệm vụ quản lý tất cả các công việc trong bếp bao gồm: tạo thực đơn, quản lý nhân sự và quản lý kinh doanh. Các đầu bếp này còn được gọi là bếp trưởng “head chef” hay “chef”.

Chef cuisinier là bếp trưởng, phụ trách soạn thực đơn, nấu món chính và sáng tạo ra các món mới ở các nhà hàng lớn, khách sạn. Vị trí của các bếp trưởng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hệ thống phân cấp của mỗi nhà hàng, khách sạn. Thông thường, vị trí này tương đương với vị trí đầu bếp chính có nhiệm vụ giám sát hoạt động của một nhóm các đầu bếp thuộc nhiều bộ phận khác trong cùng 1 nhà hàng hoặc vị trí này tương đương với bếp phó, hoạt động dưới sự điều hành của một bếp trưởng chỉ huy.

Các bếp phó là trợ lý trực tiếp của các đầu bếp chính. Họ có nhiệm vụ giúp bếp trưởng các công việc như lên thực đơn, đặt kế hoạch chi tiêu và đặt hàng. Những bếp ăn lớn thường có nhiều hơn 1 bếp phó, làm việc theo ca hoặc chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận, khu vực riêng ví dụ: bếp phó phụ trách đặt tiệc, chuyên phụ trách công việc chuẩn bị của các bữa tiệc hay các bếp phó điều hành, chịu trách nhiệm giám sát các bếp phó khác.

Danh hiệu đầu bếp bộ phận có thể bao gồm:

Đầu bếp phụ trách làm nước sốt: Họ có nhiệm vụ chuẩn bị nước sốt, món hầm, và nóng món khai vị, và thực phẩm chiên để đặt hàng. Thông thường đây là vị trí cao nhất của tất cả các bếp bộ phận.

Bộ phận chế biến các món ăn về cá: Chuyên phụ trách chế biến các món ăn về cá (cũng có thể đầu bếp phụ trách làm sốt sẽ kiêm nhiệm luôn cả phần việc này ở một số nhà hàng).

Đầu bếp phụ trách nấu các món rau, mì gạo, và các món trứng: Những bếp ăn lớn thường sẽ phân chia bộ phận này thành các bộ phận nhỏ hơn là bộ phận chế biến rau, bộ phận chế biến món rán và bộ phận làm súp.

Bộ phận chế biến các món nướng, quay: Bộ phận này có nhiệm vụ chế biến các loại thịt nướng, thịt kho, xốt thịt, và các mặt hàng khác để sẵn sàng phục vụ. Những bếp lớn sẽ có đầu bếp phụ trách các món thịt nướng riêng. Họ cũng có thể phụ trách luôn các món thịt hoặc cá chiên, rán giòn.

Bộ phận phụ trách các món ăn lạnh: Chịu trách nhiệm phụ trách các món lạnh như sa lát, nước sốt, pa tê, các món khai vị và các món ăn buffer.

Đầu bếp phụ trách làm bánh ngọt và các món tráng miệng: Có nhiệm vụ chuẩn bị ngọt và các đồ tráng miệng.

Trợ lý đầu bếp, phụ bếp: có nhiệm vụ thay thế trưởng bếp khi cần.

Đầu bếp và các trợ lý: Trong các nhà bếp lớn mỗi trưởng đầu bếp sẽ có các đầu bếp phụ tá và trợ lý riêng để giúp làm các công việc đã được phân công cho từng bộ phận đó. Nếu có kinh nghiệm, các phụ tá này sẽ có cơ hội được lên làm trưởng bếp bộ phận hoặc trưởng điều hành bộ phận.

Tìm Hiểu Chức Năng Của Từng Bộ Phận Buồng Phòng Trong Khách Sạn

Chức năng bộ phận buồng phòng

Bộ phận buồng phòng không làm việc ở vị trí hào nhoáng như các bộ phận khác. Thế nhưng đây là một bộ phận trực tiếp đem lại những trải nghiệm cho khách hàng. Âm thầm hoạt động là thế nhưng đây là bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của khách hàng đối với khách sạn. Vì vậy nó chiếm tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Đây cũng là bộ phận tương tác trực tiếp với bộ phận lễ tân để cung cấp dịch vụ buồng phòng và đem lại những dịch vụ tuyệt vời nhất cho khách hàng trong quá trình lưu trú. Chỉ mới điểm qua những ý trên đã thấy được vai trò bộ phận buồng phòng là rất quan trọng

Nhiệm vụ bộ phận buồng phòng

Nhiệm vụ chính của bộ phận buồng phòng là chịu trách nhiệm về sự vệ sinh cho khách sạn. Đây là bộ phận đảm bảo sự sạch sẽ cho phòng ở với các công việc chính như dọn dẹp, giặt ủi,… Đồng thời đây cũng là bộ phận đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, đảm bảo những giấc ngủ ngon trong quá trình lưu lại khách sạn.

Những vị trí và chức năng bộ phận buồng phòng riêng

Trong bộ phận buồng phòng chia ra nhiều vị trí nhỏ hơn. Mỗi vị trí lại có một nhiệm vụ riêng, chuyên hóa chức năng của mình. tất cả những vị trí này hoạt động teamwork chặt chẽ, ăn ý với nhau đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành tốt nhất

Chức năng bộ phận buồng phòng: Nhân viên dọn phòng (Room attendant)

Đảm bảo phòng luôn trong trạng thái tốt nhất. Phòng phải sạch sẽ, gọn gàng, đầy đủ đồ dùng trước khi khách nhận phòng

Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng (Public Area Attendant)

Chịu trách nhiệm giữ gìn sự sạch sẽ, gọn gàng các khu vực sảnh, hành lang, các thiết bị chung trong khách sạn

Nhân viên vải và đồng phục (Linen and Uniform attendant)

Chịu trách nhiệm giữ, cấp phát, làm sạch và kiểm kê ga giường, gối, chăn… của khách sạn. Luôn giữ những vật dụng này sạch sẽ thơm tho để giúp khách hàng thoải mái nhất có thể. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm cấp phát và làm sạch đồng phục cho nhân viên

Giám sát khu vực công cộng (Public area, Floor… Supervisor)

Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở nhân viên cấp dưới. Đảm bảo buồng phòng và các khu vực công cộng luôn đạt chuẩn tiêu chí đề ra.

Trợ lý trưởng bộ phận buồng phòng (Assistance Executive Housekeeper)

Phối hợp chặt chẽ với Trưởng bộ phận để đảm bảo giữ gìn sạch sẽ. Luôn duy trì liên lạc với Bộ phận Lễ tân để nắm bắt được nhu cầu của khách. Đón khách đoàn, khách VIP. Phối hợp với các bộ phận khác để có thể phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Trưởng bộ phận buồng phòng (Executive Housekeeper)

Là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự sạch sẽ của khách sạn. Là người đưa ra, triển khai kế hoạch cho cấp dưới. Ngoài ra, họ còn là người trực tiếp làm việc với bộ phận khác nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất

Đây là bộ phận phụ trách đảm bảo an ninh trong khu vực buồng phòng khách sạn. Khi có tình huống ngoài mong muốn, họ sẽ bảo vệ an toàn tính mạng của khách hàng và nhân viên khách sạn.

Mối quan hệ trong và ngoài bộ phận đảm bảo chức năng bộ phận buồng phòng

Để hoạt động phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ thì cần có sự hợp tác ăn ý giữa các bộ phận khác nhau. Chẳng hạn như bộ phận tiền sảnh và bộ phận buồng phòng phải luôn có sự trao đổi cập nhật thông tin với nhau. Khi khách muốn check-out, bộ phận tiền sảnh phải báo với bộ phận buồng phòng để kiểm tra tình trạng phòng, đồng thời lau dọn và bổ sung. Khi đã dọn xong thì cần báo lại để bắt đầu bán buồng

Trong nội bộ bộ phận cũng cần có sự kết hợp ăn ý. Ví dụ như muốn vệ sinh phòng thì bộ phận buồng cần sử dụng xe thu gom đồ giặt là để gom tất cả đồ vải dơ sau đó thay bằng gối, chăn,… sạch hoặc báo với bộ phận khác để làm các công việc tiếp theo.

Hành Tinh xanh là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp đồ amenities cho khách sạn, các thiết bị khách sạn cao cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0981228766 – 0912026829 để được hỗ trợ báo giá và đặt hàng nhanh với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn!