Top 15 # Chức Năng Của Các Tổ Chức Tài Chính Phi Ngân Hàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Đánh Giá Sự Phát Triển Của Các Tổ Chức Tài Chính Phi Ngân Hàng Tại Việt Nam

Tóm tắt: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFI) là trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, luân chuyển vốn giữa người tiết kiệm và người sử dụng vốn. Tuy nhiên, khác với ngân hàng, NBFI không nhận tiền gửi, không phải tạo lập dự trữ bắt buộc và cũng không có chức năng trung gian thanh toán. Tại Việt Nam, các NBFI chủ yếu được xếp theo 4 nhóm, gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và cho thuê tài chính. Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, thị trường tài chính Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của các NBFI trên mọi phương diện, từ số lượng, quy mô đến hiệu quả hoạt động, vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, cả 4 lĩnh vực của các NBFI đều còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và luôn tiềm ẩn rủi ro. Trên cơ sở phân tích sự phát triển của các NBFI, đánh giá những điểm tích cực cũng như mặt hạn chế, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị để hệ thống NBFI hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Assessment of the development of non-bank financial institutions in Vietnam

Abstract: Non-bank financial institutions (NBFI) are financial intermediaries, playing an important role in connecting and circulating capital between savers and capital users. However, unlike banks, NBFIs are not allowed to mobilize deposits or provide payment services and they do not have to make compulsory reserves. In Vietnam, NBFIs are mainly classified into 4 groups, including securities companies, fund management companies and investment funds, insurance companies, financial companies and financial leasing companies. After a long period of establishment and development, Vietnam’s financial market has recognized the strong development of NBFIs in all aspects, from quantity, scale to performance, legal issues. However, all 4 areas of the NBFI still have many shortcomings and potential risks. Based on the analysis of the development of NBFIs, assessing positive results as well as limitations, the authors make some recommendations for the NBFI system to operate more effectively in the future.

Sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua

Sự hình thành thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vào năm 2000 đánh dấu sự hình thành và phát triển của các công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư tại Việt Nam.

Vào tháng 7/2000, trên TTCK có 5 CTCK hoạt động, đây là những công ty được hình thành từ các định chế tài chính lớn như Tập đoàn tài chính Bảo Việt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Quân đội. Số lượng công ty được thành lập mới tăng dần, nhất là trong giai đoạn bùng nổ của TTCK Việt Nam (từ 41 công ty vào năm 2006 lên 105 công ty vào năm 2010). Tuy nhiên sau đó, thị trường điều chỉnh và số lượng CTCK cũng suy giảm. Đến ngày 31/12/2018, trên thị trường còn 72 CTCK đang hoạt động. Cùng với sự điều chỉnh về số lượng thì quy mô tài sản của các công ty cũng biến động. Trong giai đoạn 2013 – 2018, tổng tài sản (TTS) của các CTCK đã tăng gần 2.5 lần, đạt hơn 120 nghìn tỷ đồng năm 2018. Trong đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn chiếm trên 90% TTS của các CTCK.

Bảng 1: Quy mô và cơ cấu tài sản của các CTCK Việt Nam

Về kết quả kinh doanh, mặc dù môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư là nghiệp vụ chính của các CTCK, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các CTCK là doanh thu khác. Doanh thu khác chủ yếu là lãi tiền gửi, lãi từ các hợp đồng ủy thác đầu tư, lãi từ các hợp đồng repo chứng khoán và lãi từ hợp đồng margin… Từ đó cho thấy các CTCK hỗ trợ đòn bẩy tài chính khá mạnh cho nhà đầu tư thông qua nhiều dịch vụ khác nhau.

Hình 1: Doanh thu và lợi nhuận CTCK Hình 2: Cơ cấu doanh thu các CTCK

Bên cạnh các CTCK thì các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư cũng trở thành cấu phần quan trọng của thị trường chứng khoán. Trong gần 15 năm hình thành và phát triển, quỹ đầu tư dần trở thành một trong những kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Khởi đầu năm 2003 chỉ với một công ty quản lý quỹ và năm 2004 với sự ra đời của quỹ đầu tư đầu tiên, tính đến ngày 31/12/2018, theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường tài chính Việt Nam có 29 quỹ đầu tư nội địa (gồm 8 quỹ thành viên, 19 quỹ đại chúng (15 quỹ mở cùng 4 quỹ đóng), 2 quỹ ETF và 47 công ty quản lý quỹ. Từ năm 2010 – 2018, tổng giá trị tài sản quản lý của các quỹ đã tăng gấp đôi, từ 96.970 tỷ đồng lên 205.000 tỷ đồng. Trong khi đó, quy mô giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ được duy trì trong khoảng từ 10.000 – 13.000 tỷ đồng, và hầu hết quỹ đều đạt tăng trưởng NAV khá ổn định qua các năm.

Về sự phát triển của các công ty bảo hiểm: Hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng tương đối ấn tượng thời gian qua. Tính tới tháng 9/2018, cả nước có 64 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, trong số đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Hình 5: Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng mạnh từ mức 39,14 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên mức 132,37 nghìn tỷ đồng năm 2017, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 19%/năm (cao gấp 3,1 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân). Các sản phẩm bảo hiểm phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và đa dạng hóa, trên cả hai phân khúc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Sự tăng mạnh về số lượng và sự đa dạng về loại hình bảo hiểm đã đặt ra những thách thức nhất định trong công tác quản lý thị trường bảo hiểm.

Hình 6: Quy mô thị trường bảo hiểm

Cuối cùng, đối với các công ty tài chính (TC) và cho thuê tài chính (CTTC): Tính đến hết tháng 12/2018, tại Việt Nam có 16 công ty TC và 10 công ty CTTC được NHNN cấp phép hoạt động. Trong đó, thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2010 – 2018, với dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2018 đạt 1.122 nghìn tỷ đồng (gấp 6,2 lần so với năm 2010).

Hình 7: Dư nợ cho vay tiêu dùng từ năm 2010 – 2018 (nghìn tỷ đồng)

Tuy nhiên, các công ty CTTC hiện nay lại có quy mô vốn và tài sản nhỏ bé, trong khi đặc điểm của dịch vụ cho thuê tài chính thường gắn với các tài sản có giá trị cao, do đó, các sản phẩm của công ty CTTC rất kém phát triển. Bên cạnh đó, công ty CTTC còn bị hạn chế năng lực cạnh tranh khi các NHTM có thế mạnh hơn trong lĩnh vực cấp tín dụng trung và dài hạn. Đặc biệt, pháp luật hiện tại chỉ cho phép công ty CTTC thực hiện cho thuê động sản, chưa cho phép cho thuê bất động sản. Do vậy, các sản phẩm CTTC chưa đa dạng.

Đánh giá sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng Những điểm tích cực

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro. Một số kết quả cơ bản có thể kể đến là:

Một là, quy mô tài sản của các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng tăng lên về số tuyệt đối cũng như tương đối khi so sánh với quy mô GDP và tổng tài sản của hệ thống ngân hàng.

Hình 8: Tổng tài sản NBFI so với tài sản hệ thống ngân hàng và GDP Hình 9: Tăng trưởng tổng tài sản của NBFI và hệ thống ngân hàng

Hai là, đi cùng với quy mô tài sản tăng lên là thu nhập của các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tăng tương ứng. Đặc biệt trong 8 năm trở lại đây, doanh thu của NBFI đã tăng trưởng mạnh mẽ từ mức tương đương 50% doanh thu của hệ thống ngân hàng vào năm 2010 thì năm 2018 con số này đã là 81%. Đáng lưu ý, doanh thu của hệ thống NBFI có tốc độ tăng trưởng ổn định hơn hệ thống ngân hàng khi chỉ có duy nhất một năm 2013 doanh thu tăng trưởng âm, trong khi hệ thống ngân hàng có 3 năm doanh thu tăng trưởng âm.

Hình 10: Doanh thu NBFI/Ngân hàng Hình 11: Tăng trưởng doanh thu NBFI

Ba là, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tỏ ra khá tốt trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt khi so sánh với hệ thống ngân hàng thương mại. Để tạo ra quy mô doanh thu bằng 81% hệ thống ngân hàng thương mại trong năm 2018, các tổ chức tài chính phi ngân hàng chỉ cần quy mô tài sản bằng 7,7% tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

Hình 12: Tỷ trọng tín dụng ngân hàng/GDP Hình 13: Tăng trưởng tín dụng so với các nước

Cũng chính do quy mô hệ thống NBFI còn rất hạn chế nên cơ cấu vốn của nền kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống NHTM. Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các quốc gia trong khu vực và mức trung bình khu vực Đông Á. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao này phần nào được duy trì để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Trong khi đó, kênh dẫn vốn trung và dài hạn khác trên thị trường tài chính với sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng chỉ đóng vai trò thứ yếu, gây ra áp lực cung ứng vốn cho nền kinh tế lên hệ thống ngân hàng. Điều này dẫn đến hệ quả là tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính bị phụ thuộc khá lớn vào tăng trưởng tín dụng.

Thứ hai, năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và tài chính của các NBFI còn hạn chế nên dễ bị tổn thương trước những biến động và cú sốc thị trường. Một phần nguyên nhân do cơ sở hạ tầng tài chính, hành lang pháp lý còn tồn tại nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và lành mạnh của các NBFI. Từng khu vực NBFI tất yếu tiềm ẩn rủi ro trong quá trình hoạt động, nhưng quá trình quản lý, vấn đề giám sát đối với các NBFI cũng còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, rủi ro mang tính hệ thống xuất hiện từ sự liên thông giữa các bộ phận của thị trường tài chính. Trên thị trường tài chính Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn hoạt động trên cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, dẫn đến xu hướng tất yếu là sự liên thông giữa các thị trường này. Một số tập đoàn tài chính có thể lợi dụng “lỗ hổng pháp lý” về thanh tra, giám sát để tìm cách “lách” những quy định hiện hành, lựa chọn cơ cấu sở hữu phức tạp gây trở ngại cho hoạt động giám sát của cơ quan chức năng; các công ty con, công ty liên kết của tập đoàn tài chính tham gia vào các hoạt động “ngân hàng ngầm” với nhiều hình thức cho vay đa dạng như mua trái phiếu, đầu tư cổ phiếu vào tài sản bảo đảm đã được chứng khoán hóa, chứng khoán phái sinh, bảo lãnh tín dụng dưới nhiều hình thức. Các hoạt động này không bị quản lý, kiểm tra, giám sát bởi những quy định về hoạt động ngân hàng truyền thống, do đó rủi ro “chuyển giao kỳ hạn và thanh khoản”, “rút vốn ồ ạt” từ các hoạt động “ngân hàng ngầm” có thể tác động tiêu cực, dẫn đến sự sụp đổ khu vực ngân hàng truyền thống. Đặc biệt, rủi ro hệ thống sẽ càng nguy hiểm khi TTTC Việt Nam phát triển hơn với đầy đủ các sản phẩm tài chính như chứng khoán phái sinh, chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (ABS), chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS), hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS).

Một số khuyến nghị

Không thể phủ nhận sự phát triển về quy mô tài sản và hoạt động của các NBFI trong thời gian qua đã góp phần tăng cường năng lực hoạt động của thị trường tài chính. Tuy vậy, sau một thời gian dài tăng trưởng, hệ thống NBFI cũng đã bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi hệ thống chính sách quản lý NBFI cần được rà soát, hoàn thiện một cách đầy đủ và nhanh chóng theo yêu cầu phát triển của thị trường tài chính.

Thứ nhất, đối với các CTCK, cần sớm xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, ban hành đồng bộ các quy định mới về giao dịch, công bố thông tin, quản trị công ty, niêm yết và đăng ký giao dịch, đồng thời hoàn thiện các cơ chế, chính sách theo hướng hỗ trợ các thị trường bộ phận như thị trường trái phiếu, TTCK phái sinh hoạt động hiệu quả mà không vi phạm các cam kết hội nhập.

Thứ ba, đối với các công ty bảo hiểm, cần thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm vào năm 2020, đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, vốn, quản trị rủi ro và quản trị nhân lực, quy định về hợp đồng bảo hiểm. Hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ tư, đối với các công ty tài chính, cho thuê tài chính, cần nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung Luật TCTD theo hướng xác định rõ sự đa dạng về loại hình, quy mô, phạm vi hoạt động của các NBFI để phân lớp, nhóm các công ty TC và công ty CTTC khác nhau phục vụ cho việc quản lý, giám sát.

Cuối cùng, đối với các NBFI nói chung cần đẩy mạnh công tác tái cấu trúc thị trường, giải thể hoặc sáp nhập các công ty hoạt động yếu kém, đặc biệt đối với các CTCK do số lượng công ty hoạt động hiện tại vẫn quá cao so với quy mô thị trường. Ngoài ra, bên cạnh việc điều chỉnh hành lang pháp lý đối với từng loại hình NBFI riêng lẻ, cần hoàn thiện cơ chế giám sát và ổn định tài chính trên góc độ quản lý chung giúp cho công tác điều hành và thực thi chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả, hướng tới các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với bối cảnh kinh tế, tài chính tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Bộ Tài chính, 2019, Báo cáo thị trường bảo hiểm 2010 – 2017, NXB Tài chính. [2] Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008, Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng, 6. [3] Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Tiền tệ – Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Lao động. [4] Website Ngân hàng Thế giới, 2018, Nonbanking financial institution, truy cập tại http://www.worldbank.org/en/publication/gfdr/gfdr-2016/background/nonbank-financial-institution [5] Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 3+4 năm 2020

5 Điểm Khác Biệt Giữa Ngân Hàng Và Tổ Chức Tài Chính Phi Ngân Hàng : Verig

Khi nghĩ đến vay vốn kinh doanh, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến Ngân hàng. Tuy nhiên để tiếp cận với nguồn vốn này lại không hề đơn giản. Không phải Doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Vì vậy trên thị trường xuất hiện rất nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng, là một trong các kênh gọi vốn hiệu quả cho SMEs. 

Để hiểu rõ hơn và lựa chọn được kênh vay vốn phù hợp, VERIG xin tổng hợp 05 điểm khác biệt cơ bản giữa NGÂN HÀNG và TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG. 

1. Cơ chế hoạt động

Tổ chức tài chính phi ngân hàng có gần như đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi có kỳ hạn… ngoại trừ việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Điều này tạo ra sự khác biệt cho mọi hoạt động khác của tài chính phi ngân hàng.

2. Nguồn vốn

Ngân hàng huy động vốn từ các khoản tiền gửi, các khoản tiền đi vay, khoản tiền tự có. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động từ vốn tự có, các quỹ trợ cấp, các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và trái khoán.

Dễ hiểu hơn, ngân hàng vay các khoản nhỏ và cho vay các khoản lớn. Ngược lại, tổ chức tài chính phi ngân hàng vay các khoản lớn và cho vay lại các khoản nhỏ.

3. Quản lý

Các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ từ ngân hàng Nhà nước, chịu sự ràng buộc về tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản vay. Vì vậy ngân hàng sẽ không đầu tư quá mạo hiểm hay cho vay các khoản rủi ro cao.

Tổ chức tài chính phi ngân hàng chịu sự ràng buộc ít hơn và có thể đầu tư, cho vay vào các dự án kinh doanh, cổ phiếu, thương phiếu… có mức độ rủi ro cao hơn. Các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiếp cận với nguồn vốn này có khả năng vay vốn cao hơn.

4. Khả năng tạo tiền

Ngân hàng có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền qua các hoạt động của ngân hàng, vì thế có thể tạo ra một hệ số nhân tiền. Các tổ chức tài chính thì không có khả năng này.

5. Các khoản đầu tư

Nếu như các khoản đầu tư của ngân hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại và sản xuất vật chất, các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại chủ yếu đầu tư vào tài chính, cho vay tiêu dùng và thế chấp. 

6. Mức độ rủi ro

Vì tổ chức tài chính phi ngân hàng không chịu sự chi phối, điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương về các khoản vay, tiền dự trữ, bảo hiểm và chủ yếu đầu tư vào bất động sản, chứng khoán nên chịu rủi ro cao hơn so với ngân hàng. 

———————-

VERIG

Trụ sở chính: 562 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh: Số 167-169 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hotline: 0869981699

Website: https://verig.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/verig.vn

Youtube: https://bit.ly/2Y7D9qd

#verig #fintech #p2plending #peertopeer #peer2peer #chovaynganghang #taichinhphinganhang #xuthetaichinhmoi #kenhdautusinhloi #verigeducate

Chuẩn Mực Kế Toán : Mã Số 22 Trình Bày Bổ Sung Báo Cáo Tài Chính Của Các Ngân Hàng Và Tổ Chức Tài Chính Tương Tự

Chuẩn mực kế toán này được quy định ở Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 12/05/2005 và được hướng dẫn thi hành ở Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn việc trình bày bổ sung các thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính của các Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

Chuẩn mực này áp dụng cho các Ngân hàng và Tổ chức tài chính tương tự (sau đây gọi chung là Ngân hàng) bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự có hoạt động chính là nhận tiền gửi, đi vay với mục đích để cho vay và đầu tư trong phạm vi hoạt động của ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác về hoạt động ngân hàng.

Chuẩn mực này hướng dẫn việc trình bày những thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng khuyến khích việc trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin về kiểm soát khả năng thanh toán và kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng. Đối với những tập đoàn có hoạt động ngân hàng thì chuẩn mực này được áp dụng cho các hoạt động đó trên cơ sở hợp nhất.

04.Chuẩn mực này bổ sung cho các chuẩn mực kế toán khác áp dụng cho các Ngân hàng trừ khi chuẩn mực kế toán và các quy định khác có điều khoản ngoại trừ.

a) Ghi nhận các loại thu nhập chủ yếu (xem đoạn 07 và đoạn 08);

b) Định giá chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh;

c) Phân biệt các giao dịch, sự kiện khác dẫn đến việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán và những giao dịch, sự kiện chỉ làm tăng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết (xem đoạn 20, 21, 22);

d) Cơ sở xác định tổn thất các khoản cho vay và ứng trước và cơ sở xoá sổ các khoản cho vay và ứng trước không có khả năng thu hồi (xem các đoạn từ 36 đến 40);

e) Cơ sở xác định chi phí phát sinh từ các rủi ro chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và phương pháp hạch toán đối với các chi phí đó (xem đoạn 41, 42, 43).

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

06.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải trình bày các khoản thu nhập và chi phí theo bản chất của chúng và phải trình bày giá trị các loại thu nhập và chi phí chủ yếu. 07.Ngoài các yêu cầu của chuẩn mực kế toán khác, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng phải trình bày tối thiểu các khoản mục thu nhập, chi phí sau đây: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự; Chi phí lãi và các chi phí tương tự; Lãi được chia từ góp vốn và mua cổ phần; Thu phí hoạt động dịch vụ; Phí và chi phí hoa hồng; Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán kinh doanh; Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư; Lãi hoặc lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối; Thu nhập từ hoạt động khác; Tổn thất khoản cho vay và ứng trước; Chi phí quản lý; và Chi phí hoạt động khác.

08.Các loại thu nhập chủ yếu phát sinh từ hoạt động của Ngân hàng bao gồm: Thu nhập lãi, thu phí dịch vụ, hoa hồng và các kết quả kinh doanh khác. Mỗi loại thu nhập được trình bày theo các chỉ tiêu riêng biệt để giúp người sử dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động của Ngân hàng. Việc trình bày như vậy để bổ sung thêm thông tin về các nguồn thu nhập theo yêu cầu của Chuẩn mực số 28 “Báo cáo bộ phận”.

09.Các loại chi phí chủ yếu phát sinh từ hoạt động của Ngân hàng bao gồm: Chi phí lãi, chi phí hoa hồng, chi phí dự phòng rủi ro tổn thất các khoản cho vay và ứng trước, chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chi phí quản lý. Mỗi loại chi phí được trình bày theo chỉ tiêu riêng giúp người sử dụng đánh giá được tình hình hoạt động của Ngân hàng.

a) Thanh lý chứng khoán kinh doanh;

b) Thanh lý chứng khoán đầu tư;

c) Hoạt động kinh doanh ngoại hối.

13.Thu nhập lãi và chi phí lãi được trình bày riêng rẽ nhằm cung cấp thông tin dễ hiểu hơn về các yếu tố cấu thành lãi thuần và lý do của sự thay đổi lãi thuần.

Lãi thuần là chênh lệch của lãi suất và giá trị khoản đi vay và cho vay. Lãi thuần rất hữu ích nếu Ban Lãnh đạo diễn giải lãi suất trung bình, giá trị trung bình của tài sản sinh lời và giá trị trung bình của các khoản nợ phát sinh trong kỳ. Trường hợp được Nhà nước trợ giúp về lãi suất thì báo cáo tài chính phải trình bày quy mô của các khoản tín dụng ưu đãi này và ảnh hưởng của chúng đến lãi thuần.

Bảng cân đối kế toán

Trong Bảng cân đối kế toán, Ngân hàng phải trình bày các nhóm tài sản và nợ phải trả theo bản chất và sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần của chúng.

Ngoài các yêu cầu của chuẩn mực kế toán khác, Bảng cân đối kế toán hoặc Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng phải trình bày tối thiểu các khoản mục tài sản và nợ phải trả sau đây:

– Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; – Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; – Tín phiếu Kho bạc và các chứng chỉ có giá khác dùng tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước; – Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác được nắm giữ với mục đích thương mại; – Tiền gửi tại các Ngân hàng khác, cho vay và ứng trước cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính tương tự khác; – Tiền gửi khác trên thị trường tiền tệ; – Cho vay và ứng trước cho khách hàng; – Chứng khoán đầu tư; – Góp vốn đầu tư.

Khoản mục nợ phải trả:

– Tiền gửi của các ngân hàng và các tổ chức tương tự khác; – Tiền gửi từ thị trường tiền tệ; – Tiền gửi của khách hàng; – Chứng chỉ tiền gửi; – Thương phiếu, hối phiếu và các chứng chỉ nhận nợ; – Các khoản đi vay khác.

Cách phân loại tài sản và nợ phải trả hữu ích nhất của Ngân hàng là phân loại chúng theo bản chất và sắp xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng. Các khoản mục tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn không được trình bày riêng biệt vì phần lớn tài sản và nợ phải trả của Ngân hàng có thể được thực hiện hoặc thanh toán trong tương lai gần.

Sự phân biệt giữa số dư tiền gửi của ngân hàng tại các Ngân hàng khác và tại các đơn vị khác trên thị trường tiền tệ với tiền gửi của khách hàng là thông tin thiết thực vì cho biết mối liên hệ, sự độc lập của Ngân hàng với các Ngân hàng khác cũng như với thị trường tiền tệ. Do vậy các Ngân hàng phải trình bày tách biệt các khoản:

a) Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng khác;

c) Các khoản tiền gửi tại các nơi khác trên thị trường tiền tệ;

d) Các khoản tiền gửi của các Ngân hàng khác;

e) Các khoản tiền gửi của các đối tượng khác trên thị trường tiền tệ.

Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán, trừ trường hợp pháp luật quy định cho phép bù trừ và việc bù trừ thể hiện dự kiến điều chuyển thanh lý hoặc quyết toán khoản tài sản và nợ phải trả.

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán

Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết sau:

a) Nội dung và giá trị của các cam kết cho vay không thể huỷ ngang (Trường hợp huỷ ngang các cam kết không thể huỷ ngang thì phải chịu phạt)

i) Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo lãnh tài chính cho các khoản vay và chứng khoán;

iii)Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hoá, như: Thư tín dụng, chứng từ có sử dụng hàng hoá giao nhận làm tài sản đảm bảo;

iv) Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành chứng từ có giá khác.

Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của Ngân hàng cần phải biết về các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết không huỷ ngang của Ngân hàng để đánh giá tính thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng.

Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kỳ hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khoá sổ lập Báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng.

26.

Việc phân nhóm theo kỳ hạn các tài sản và nợ phải trả cụ thể rất khác nhau giữa các Ngân hàng và tuỳ thuộc vào loại tài sản và nợ phải trả, như một số kỳ hạn thường được sử dụng sau:

Dưới 1 tháng;

Từ 1 tháng đến 3 tháng;

Từ trên 3 tháng đến 1 năm;

Từ trên 1 năm đến 3 năm;

(e) Từ trên 3 năm đến 5 năm; và

(f) Từ trên 5 năm trở lên.

Thông thường những kỳ hạn này được kết hợp với nhau, ví dụ: Trường hợp cho vay và ứng trước có thể được phân ra kỳ hạn dưới 1 năm và trên 1 năm. Nếu việc hoàn trả kéo dài trong nhiều kỳ, thì mỗi lần thanh toán được phân bổ theo kỳ hạn được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc được dự kiến thanh toán hoặc trả nợ.

28.

Các kỳ hạn có thể được xác định theo những thời hạn sau:

Thời gian còn lại đến ngày phải trả;

Kỳ hạn gốc đến ngày phải trả; hoặc

Thời gian còn lại đến ngày lãi suất thay đổi.

Việc phân tích tài sản và nợ phải trả dựa vào khoảng thời gian còn lại đến ngày đáo hạn sẽ cung cấp cơ sở tốt nhất để đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể trình bày kỳ hạn phải trả dựa vào kỳ hạn gốc để cung cấp thông tin về nguồn vốn và chiến lược kinh doanh. Ngoài ra Ngân hàng có thể trình bày các nhóm kỳ hạn đến hạn tiếp theo dựa trên thời gian còn lại đến kỳ thay đổi lãi suất tiếp theo để phản ánh mức độ rủi ro lãi suất. Ban Giám đốc có thể cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính về khả năng thay đổi lãi suất và cách thức quản lý và kiểm soát rủi ro lãi suất đó.

Trình bày sự tập trung của tài sản, nợ phải trả và khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán

Các Ngân hàng phải trình bày trên báo cáo tài chính bất kỳ sự tập trung đáng kể nào của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán. Việc trình bày phải phân theo từng khu vực địa lý, từng nhóm khách hàng, nhóm ngành kinh tế hoặc những tập trung khác của rủi ro. Ngân hàng cũng cần trình bày trạng thái ngoại tệ thuần lớn.

35.

Việc trình bày rủi ro của số ngoại tệ thuần lớn cũng rất hữu ích để chỉ ra sự rủi ro của khoản vay phát sinh từ thay đổi tỷ giá hối đoái.

Tổn thất của khoản cho vay và ứng trước

Báo cáo tài chính của Ngân hàng phải trình bày:

Chính sách kế toán làm cơ sở cho việc ghi nhận chi phí hoặc xoá sổ các khoản cho vay và ứng trước không có khả năng thu hồi; Chi tiết về những thay đổi dự phòng tổn thất các khoản cho vay và ứng trước trong kỳ. Ngân hàng phải trình bày riêng biệt giá trị được ghi nhận là chi phí trong kỳ đối với khoản dự phòng tổn thất các khoản cho vay và ứng trước, giá trị được ghi nhận là chi phí trong kỳ đối với các khoản cho vay và ứng trước được xoá sổ và số tiền thu hồi các khoản cho vay và ứng trước đã xoá sổ trước đây nay thu hồi được;

c) Tổng giá trị dự phòng rủi ro tổn thất khoản cho vay và ứng trước tại ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính.

Giá trị dự phòng rủi ro tổn thất ngoài các khoản tổn thất của các khoản cho vay và ứng trước được ghi nhận theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” thì Ngân hàng phải hạch toán vào lợi nhuận giữ lại. Việc hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào lợi nhuận giữ lại và không được hạch toán vào lãi, lỗ trong kỳ.

Ngân hàng có thể được lập dự phòng tổn thất đối với các khoản cho vay và ứng trước ngoài các khoản dự phòng tổn thất đã hạch toán theo Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”. Các khoản dự phòng này được trích lập từ lợi nhuận sau thuế mà không được tính vào chi phí trong kỳ và khi hoàn nhập khoản dự phòng đã lập này cũng được ghi tăng lợi nhuận sau thuế mà không được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Những người sử dụng báo cáo tài chính của Ngân hàng cần biết về các khoản tổn thất khoản cho vay và ứng trước ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như quá trình hoạt động của Ngân hàng được trình bày trong báo cáo tài chính. Điều này giúp họ đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng. Ngân hàng phải trình bày tổng số giá trị dự phòng tổn thất khoản cho vay và ứng trước tại ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính và các thay đổi dự phòng trong kỳ. Ngân hàng phải trình bày riêng rẽ các thay đổi dự phòng, bao gồm cả các khoản trước đây đã được xóa sổ nay thu hồi được.

Các khoản cho vay và ứng trước khi không thể thu hồi thì sẽ được xóa sổ và được bù đắp bằng khoản dự phòng tổn thất khoản cho vay. Chỉ được thực hiện xoá sổ khi tất cả các thủ tục pháp lý được hoàn tất và giá trị của khoản tổn thất đã được xác định cuối cùng. Trong một số trường hợp, chúng có thể được xóa sổ sớm hơn, ví dụ: Trường hợp người đi vay không trả được một đồng lãi hoặc tiền gốc nào mặc dù còn hạn hoặc đã quá hạn một thời gian cụ thể. Các khoản cho vay và ứng trước không thể thu hồi, được xoá sổ vào thời điểm khác nhau; Tổng số tiền vay và ứng trước và dự phòng tổn thất có thể rất khác nhau. Do đó, Ngân hàng phải trình bày chính sách xóa sổ các khoản cho vay và ứng trước không có khả năng thu hồi.

Dự phòng rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng

Bất kỳ khoản dự phòng nào lập cho các rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng, bao gồm các khoản lỗ dự kiến trong tương lai và các khoản rủi ro không thể dự kiến khác hoặc các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn đều phải được trình bày riêng rẽ như là phần trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Các khoản hoàn nhập dự phòng đã lập được ghi tăng lợi nhuận giữ lại mà không được tính vào lãi, lỗ trong kỳ.

Ngân hàng được lập dự phòng cho các khoản rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng, bao gồm các khoản tổn thất dự kiến trong tương lai hoặc các rủi ro khác không dự kiến được, ngoài các khoản dự phòng cho các khoản tổn thất cho vay và ứng trước được xác định theo đoạn 38. Ngân hàng cũng được lập dự phòng cho các tổn thất đột xuất. Dự phòng cho các rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng và các tổn thất đột xuất không đáp ứng điều kiện ghi nhận theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Dự phòng, nợ phải trả và tài sản ngẫu nhiên”. Do đó, Ngân hàng phải trích lập các khoản dự phòng đó từ lợi nhuận sau thuế. Điều này là cần thiết để tránh làm tăng nợ phải trả, làm giảm tài sản hoặc các khoản dự phòng ngầm dẫn đến làm sai lệch các chỉ tiêu thu nhập thuần và vốn chủ sở hữu.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ không thể hiện thông tin thích hợp và trung thực về tình hình hoạt động của Ngân hàng nếu lãi (lỗ) trong kỳ chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu, như: Các khoản dự phòng ngầm cho các rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng; các khoản tổn thất hoặc các khoản hoàn nhập số dự phòng ngầm đã lập. Tương tự như vậy, Bảng cân đối kế toán cũng không thể cung cấp những thông tin thích hợp và trung thực về tình trạng tài chính của Ngân hàng nếu Bảng cân đối kế toán có các chỉ tiêu thể hiện đánh giá tăng nợ phải trả và đánh giá giảm tài sản hoặc các khoản dự phòng ngầm.

Tài sản được sử dụng để đảm bảo

Ngân hàng phải trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng giá trị khoản nợ phải trả được đảm bảo, tính chất và số tiền sinh lời của các tài sản dùng để thế chấp.

Ngân hàng có thể được yêu cầu phải sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản huy động vốn hay khoản nợ khác. Những khoản này thường có giá trị đáng kể do đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng.

Hoạt động nhận uỷ thác

(a) Từng khoản cho vay và ứng trước, các khoản tiền gửi, chấp nhận thanh toán và các kỳ phiếu phát hành đồng thời với các thông tin: Tổng số dư tại ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ hạn và các biến động của các khoản tạm ứng, tiền gửi, trả nợ và các biến động khác trong kỳ;

(b) Từng loại thu nhập, chi phí và hoa hồng phải trả chủ yếu;

(c) Tổng số chi phí do thất thoát khoản cho vay và ứng trước và tổng số dự phòng tại ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính; và

(d) Các cam kết và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không thể huỷ ngang phát sinh từ các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán./.

Ngân Hàng Thương Mại, Các Chức Năng Của Nhtm

, Sinh viên at Trường ĐH Tài chính-Kế toán

Published on

Slide thuyết trình tìm hiểu ngân hàng thương mại là gì? Các chức năng của ngân hàng thương mại? Phân biệt NHTM với công ty tài chính và công ty bảo hiểm? Nhóm 6_Lớp D02B11_Trường ĐH Tài chính-Kế toán

1. 1. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 2. DƯƠNG THỊ MỸ LINH 3. LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO 4. VÕ THỊ LANG 5. LÊ THỊ HỒNG LÝ 6. ĐINH THỊ THU HIỀN

2. Học phần: Tài chính – Tiền tệ GVHD: NGƯT, TS Lê Văn Khâm Lớp: D02B11  Ngân hàng thương mại là gì? Các chức năng của Ngân hàng thương mại? Phân biệt giữa Ngân hàng thương mại với Công ty tài chính và Công ty bảo hiểm? Vấn đề tìm hiểu:

3.  Ngân hàng thương mại là gì? Là một loại ngân hàng trung gian Mục đích hoạt động vì Lợi nhuận Lĩnh vực kinh doanh: Tiền tệ, Tín dụng Hoạt động thường xuyên: nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

4.  Ngân hàng thương mại là gì? Các loại hình sở hữu Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

5.  Các chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng thanh toán Chức năng trung gian tín dụng Chức năng tạo tiền

6.  Chức năng trung gian tín dụng Người có vốn Ngân hàng thương mại Người cần vốn Gửi tiền Ủy thác đầu tư Cho vay Đầu tư

7.  Chức năng trung gian tín dụng Đây chính là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, nó quyết định sự duy trì và phát triển của Ngân hàng, đồng thời là cơ sở để thực hiện hai chức năng còn lại.

8.  Chức năng trung gian thanh toán Cơ sở : Dựa vào chức năng trung gian tín dụng. Cách thức thực hiện :Trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng theo lệnh của chủ tài khoản.

9.  Chức năng trung gian thanh toán Thanh toán trực tuyến với Smartlink

10.  Chức năng trung gian thanh toán Ý nghĩa Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn. Góp phần phát triển kinh tế Tiết kiệm chi phí lưu thông, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả Tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng  Là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM

11.  Chức năng tạo tiền Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian thanh toán Tạo tiền T T’ Cho vay Chuyển khoản

12.  Chức năng tạo tiền Ngân hàng Số dư tiền gửi (ĐVT: Tỷ VNĐ) Dự trữ bắt buộc (10%) Cho vay A 1.000 100 900 B 900 90 810 C 810 81 729 … … … … Tổng cộng 10.000 1.000 9.000 Gọi: Sn là tổng số bút tệ được tạo ra U1 là số tiền gửi ban đầu q là công bội của cấp số nhân

13.  Chức năng tạo tiền * Công thức tính tổng của cấp số nhân có n số hạng : * 1-q chính là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên :

14.  Chức năng tạo tiền Ý nghĩa Là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ

15.  Các chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng thanh toán Chức năng trung gian tín dụng Chức năng tạo tiền

16.  Phân biệt giữa Ngân hàng thương mại với Công ty tài chính và Công ty bảo hiểm? Chỉ tiêu Ngân hàng thương mại Công ty tài chính Công ty bảo hiểm Loại hình tổ chức trung gian tài chính  Ngân hàng trung gian (trung gian tài chính nhận tiền gửi).  Tổ chức tài chính phi ngân hàng.  Tổ chức tài chính phi ngân hàng (Các trung gian tài chính tiết kiệm theo hợp đồng).

17. Chỉ tiêu Ngân hàng thương mại Công ty tài chính Công ty bảo hiểm Nguồn vốn  Khoản vốn tự có ban đầu; Các khoản tiền gửi của KH; Các khoản tiền đi vay….  Chủ yếu hình thành bằng cách huy động vốn có kỳ hạn trên 1 năm, phát hành các loại chứng khoán nợ, vay của các tổ chức trung gian tài chính khác.  Chủ yếu từ các hợp đồng bảo hiểm và đầu tư.  Phân biệt giữa Ngân hàng thương mại với Công ty tài chính và Công ty bảo hiểm?

18.  Phân biệt giữa Ngân hàng thương mại với Công ty tài chính và Công ty bảo hiểm? Chỉ tiêu Ngân hàng thương mại Công ty tài chính Công ty bảo hiểm Chức năng  Được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.  Có 3 chức năng cơ bản: Chức năng trung gian tín dụng; Chức năng trung gian thanh toán và Chức năng tạo tiền.  Không được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, không nhận tiền gửi ngắn hạn.  Không được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, không nhận tiền gửi ngắn hạn.

19. Chỉ tiêu Ngân hàng thương mại Công ty tài chính Công ty bảo hiểm Hoạt động kinh doanh chủ yếu  Kinh doanh tiền tệ, tín dụng.  Hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.  Sử dụng các nguồn vốn để cho vay, đầu tư, cung ứng các DV tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số DV khác theo quy định của pháp luật.  Cung cấp các hợp đồng BH cho KHsử dụng nguồn tài chính huy động được để thực hiện các trách nhiệm tài chính với KH.  Ngoài ra, nguồn vốn này còn dùng để đầu tư hoặc cho vay.