Top 8 # Chức Năng Của Chất Béo Trong Cơ Thể Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vai Trò Của Chất Béo Trong Cơ Thể. Cách Chọn Chất Béo Tốt ” The An Organics

Chất béo là một trong ba loại chất đa lượng thiết yếu của cơ thể. Điều đó có nghĩa là chất béo rất quan trọng với sự sống, việc loại bỏ hoặc chúng ra khỏi bữa ăn sẽ mang đến rất nhiều rủi ro cho bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về chất béo và làm thế nào để chọn lựa các nguồn chất béo tốt.

Vai trò của chất béo

Cung cấp năng lượng

Mặc dù nguồn năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta là carbohydrate, nhưng chất béo được sử dụng như một nguồn năng lượng dự phòng trong trường hợp carbohydrate không có sẵn. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho mỗi gram hơn carbohydrate (9 kilocalories mỗi gram lipid so với 4 kilocalories mỗi gram carbohydrate).

Giúp hấp thụ vitamin

Một số vitamin được biết tan trong trong chất béo, cần chất béo để được hấp thụ và lưu trữ. Các vitamin tan trong chất béo như A, D, K và E đều là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của bất kỳ ai. Vitamin A có trách nhiệm tăng cường thị lực và giữ cho đôi mắt của chúng ta khỏe mạnh, vitamin D giúp chúng ta hấp thu canxi; vitamin E trung hòa các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏi sự oxy hóa và vitamin K rất cần thiết cho việc đông máu. Nếu bạn không có đủ chất béo trong cơ thể, bạn trở nên thiếu một hoặc nhiều loại vitamin này.

Lưu trữ chất béo để sử dụng khi cần

Cơ thể chúng ta cũng có thể lưu trữ chất béo để sử dụng sau này. Nếu bạn tiêu thụ thức ăn có nhiều năng lượng hơn cơ thể cần, các thực phẩm dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ dưới da. Đôi khi mô mỡ này sẽ được lưu trữ ở đùi và dạ dày, gây ra các mảng sần sùi. Cơ thể cũng lưu trữ chất béo xung quanh các cơ quan quan trọng để giúp bảo vệ chúng khỏi tác động bên ngoài hoặc bất kỳ tác động vật lý đột ngột nào.

Duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp

Bạn có thể tìm thấy một lớp chất béo mỏng nằm ngay bên dưới da. Lớp chất béo này được thiết kế để cách nhiệt cơ thể, giữ nhiệt bên trong và do đó giúp chúng ta duy trì nhiệt độ cơ thể thích hợp. Ngoài ra, lớp chất béo này cũng có thể bảo vệ lõi bên trong khỏi những thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt.

Bảo vệ cơ thể

Cơ thể có một lớp chất béo bao quanh các cơ quan chính (bao gồm não và tim), dây thần kinh, mô, xương và được thiết kế để hoạt động như một lớp đệm bảo vệ. Nếu vì lý do nào đó, bạn trải qua một tác động đột ngột hoặc thậm chí là chấn thương nghiêm trọng, lớp chất béo này sẽ chịu sức ép càng nhiều càng tốt vì nó có thể bảo vệ các cơ quan khỏi bị hư hại đáng kể.

Các chức năng khác.

Tế bào: Chất béo giữ cho các tế bào của chúng ta khỏe mạnh vì chúng là một phần của màng tế bào. Chất béo cũng được sử dụng trong quá trình xây dựng các tế bào mới và nó rất cần thiết cho chức năng thần kinh và phát triển não bình thường.

Não: Chất béo cũng giúp xây dựng bộ não vì nó cung cấp các thành phần cấu trúc của các màng tế bào khác nhau. Ngoài ra, nó cũng tạo ra các thành phần cấu trúc cho myelin là một vỏ bọc bao quanh các sợi thần kinh, giúp chúng mang thông điệp nhanh hơn.

Hoocmon: Chất béo cũng có trách nhiệm tạo ra hoocmon. Nó điều chỉnh việc sản xuất hoocmon giới tính của cơ thể. Chất béo cũng là một trong những thành phần cấu trúc của prostaglandin, là một trong những hợp chất quan trọng nhất được tìm thấy trong cơ thể, giống như hoocmon những chất này điều chỉnh rất nhiều chức năng của cơ thể.

Da và tóc: Chất béo cũng giúp duy trì tóc và da khỏe mạnh vì nó giúp cơ thể chúng ta hấp thu một lượng lớn vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K qua dòng máu. Đó là lý do tại sao da khô, bong tróc là một triệu chứng của sự thiếu hụt các axit béo.

Chọn chất béo như nào?

Chất béo có thể phân loại thành 3 loại chính: – Chất béo bão hòa ( Saturated fatty acid) – Chất béo không bão hòa đơn ( Monosaturated fatty acid) – Chất béo không bão hòa đa (Polyunsaturated fatty acid bao gồm omega-3 và omega-6)

Chất béo bão hòa là chất béo xấu vì nó làm tăng lượng cholesterol trong máu, còn 2 loại kia thì không làm tăng cholesterol. Vì vậy chúng ta cần tránh xa các loại chất béo bão hòa mà nên tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn và đa.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm:

Hydrogenated Oils: các loại dầu thực vật được chuyển từ thể lỏng sang bán lỏng hoặc thể rắn bằng quá trình hydro hóa. Quá trình này tạo ra một loại chất béo chuyển hóa rất có hại. Tránh xa các loại thực phẩm có nhãn ” trans fat” hay ” hydrogenated oils”.

Dầu dừa

Bơ (butter)

Phô mai

Mỡ động vật

Omega-3 và omega-6 là 2 loại chất béo không bão hòa đa ( cơ thể không thể tự tạo ra omega-3 và 6 mà chỉ thu được qua con đường tiêu hóa). Nhưng chế độ ăn hiện nay có sự mất cân bằng rất lớn về tỷ lệ omega-3 và omega-6, trong đó lượng omega-3 rất thấp còn chủ yếu là omage-6. Sự mất cân bằng này rất nguy hiểm bởi nó có thể gây viêm, tiểu đường, tim, ung thư, béo phì…Hầu hết thức ăn mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày đã thừa omega-6 rồi nên chế độ ăn của bạn nên tập trung vào omega 3.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không tiêu thụ đủ chất béo

– Bạn sẽ thường cảm thấy đói, carbohydrate và chất béo là hai nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi bạn ăn ít chất béo và tăng carbohydrate sẽ khiến lượng đường trong máu nhanh biến đổi, mức insulin tăng cao và ở lại lâu trong máu sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.

– Tim của bạn sẽ không được bảo vệ bởi các chất béo bão hòa đơn . Theo đánh giá của các nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nutrients, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn gia tăng mức HDL cholesterol “tốt” và giảm mức chất béo trung tính, mà Mayo Clinic cho biết tương ứng với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

– Cơ thể của bạn có thể trở nên viêm mạn tính. Mặc dù viêm là một phản ứng miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và chấn thương, nhưng bạn có thể khiến cơ thể ở trong tình trạng viêm mãn tính. Điều này có thể gây tăng cân, đau khớp, buồn ngủ, các vấn đề về da và một loạt các bệnh từ tiểu đường đến ung thư. Vậy chế độ ăn ít chất béo đóng vai trò như thế nào trong tình trạng viêm?

Khi bạn ăn ít chất béo, bạn có xu hướng thích ăn đường hơn. Ăn một bữa ăn nhiều carb mà thiếu các chất dinh dưỡng làm chậm tiêu hóa như chất xơ, chất béo lành mạnh, hoặc protein có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh chóng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng đường huyết sau ăn có thể làm tăng viêm do sự sản xuất dư thừa các gốc tự do.

Bạn đang ăn ít chất béo chống viêm. Khi bạn không ăn đủ chất béo, bạn không thể thu được những lợi ích từ các chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đa EPA và DHA. Các axit béo omega-3 tấn công tình trạng viêm dư thừa bằng cách tăng adiponectin – một loại hoocmon giúp tăng chuyển hóa và đốt cháy chất béo.

Một trong những lý do chính khiến chế độ ăn Địa Trung Hải là một chế độ ăn chống viêm hiệu quả? Đó là Oleocanthal. Nó không phải là một chất béo, nhưng một hợp chất chống oxy hóa chỉ tìm thấy trong dầu ôliu nguyên chất chưa tinh chế. Theo một đánh giá được công bố trên tạp chí quốc tế về khoa học phân tử, polyphenol này làm giảm viêm theo cách tương tự mà ibuprofen làm: nó ngăn cản sự sản sinh hai enzyme gây viêm, COX-1 và COX-2.

Bạn sẽ mất lợi ích chống viêm của vitamin hòa tan trong chất béo Nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí Journal of Inflammation Research đã tìm ra mối tương quan giữa thiếu hụt vitamin D và mức độ tăng của các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt.

– Bạn sẽ thiếu hụt các vitamin tan trong chất béo. Bốn loại vitamin A, D, E và K là chất tan trong chất béo, thay vì hòa tan trong nước. Điều đó có nghĩa là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu này chỉ hấp thu vào cơ thể khi chúng được hòa tan trong các giọt chất béo. Đó là lý do tại sao bạn nên cho chút dầu vào trong salad. Khi chúng được phân phối khắp cơ thể, các vitamin này sau đó được lưu trữ trong gan và mô mỡ để sử dụng lâu dài. Khi mọi người không ăn đủ chất béo, họ có thể bị thiếu các vitamin tan trong chất béo có vai trò khác nhau trong việc duy trì sức khỏe của xương, mắt và da.

– Bạn sẽ nhanh già. Không đủ các loại chất béo, các vitamin cần thiết cho tế bào sẽ khiến da bạn khô và lão hóa, da bạn cũng sẽ không được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa và chống viêm có trong chất béo.

Vai Trò Của Chất Béo Trong Cơ Thể Con Người.

Đơn vị cấu tạo cơ bản của chất béo là các axit béo. Axit béo được chia thành 2 nhóm là axit béo no và axit béo không no.

Acid béo no: axit palmitic, axit stearic, axit caprilic, chủ yếu nằm trong mỡ động vật và có giá trị sinh học thấp hơn các axit béo chưa no.

Acid béo không no: axit oleic, axit elaidic (1 nối đôi), axit linoleic (2 nối đôi), alpha linolenic (3 nối đôi) hoặc axit arachidonic (4 nối đôi). Các axit béo chưa no có 2,3 hoặc nhiều hơn số mạch kép có hoạt tính sinh học mạnh nhất, như axit arachidonic có hoạt tính sinh học cao gấp 2-3 lần axit linoleic. Tuy nhiên, axit linoleic có thể chuyển hóa thành axit arachidonic vì vậy axit linoleic là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giá trị sinh học của chất béo.

Các axit béo chưa no có vai trò rất quan trọng và đa dạng, đặc biệt là đối với các tổ chức não, tim, gan, các tuyến sinh dục. Ngoài ra, theo các nghiên cứu cho thấy cơ thể có thể chuyển glucid và protein thành axit béo no nhưng không thể tổng hợp được các axit béo chưa no mà chúng chỉ được cung cấp dưới các thực phẩm.

Vai trò của acid béo với con người

– Chất béo có vai trò tham gia vào cấu trúc của cơ thể, ở người trưởng thành có khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể là chất béo.

– Chất béo đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào, vì chúng có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể. Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ.

– Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, chất béo có trong khẩu phần ăn của con người có 2 vai trò quan trọng là cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển vitamin tan trong dầu mỡ. Ngoài ra, chất béo còn là nguồn giàu năng lượng nhất so với các chất dinh dưỡng khác, 1g chất béo có thể chuyển hóa thành 9 kcalo, có nghĩa là gấp 2 lần so với protein và glucid.

– Chất béo là dung môi vận chuyển các vitamin như vitamin A, D, E, K,… vào cơ thể, các vitamin này đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người như khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, chức năng thị giác, chống lão hóa,…

Cung cấp chất béo cho cơ thể thế nào là phù hợp

Theo Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế khuyến nghị mức tiêu thụ chất béo hàng ngày cho người trưởng thành từ 18-25% tổng năng lượng khẩu phần. Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú là 3 đối tượng cần tiêu thụ chất béo nhiều hơn hết, trong đó:

– Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn, 50-60% năng lượng ăn vào là chất béo do sữa mẹ mang lại, vì thế nhóm đối tượng này đã được cung cấp đầy đủ chất béo. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa công thức cần đảm bảo năng lượng chất béo tối thiểu đạt 40% tổng năng lượng cho lứa tuổi này.

– Với trẻ từ 6-11 tháng tuổi, nhu cầu chất béo cần đạt 40% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Trẻ 1-3 tuổi cần đạt 35-40% năng lượng. Nếu tính theo trọng lượng chất béo nói chung, trong một ngày trẻ 7-11 tháng tuổi cần khoảng 35g, trẻ 12-36 tháng khoảng 55g và trẻ 4-6 tuổi khoảng 40g.

Chất béo là một trong những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể, nhưng chỉ nên sử dụng chất béo ở mức vừa phải và hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể.

chúng tôi

Chức Năng Của Chất Béo

Chất béo là tên gọi chung của các loại mỡ, dầu… Chất béo có trong thức ăn chủ yếu là dầu và mỡ, trong nhiệt độ bình thường là chất lỏng thì là dầu, còn nếu trong nhiệt độ bình thường mà là chất rắn thì là mỡ. Chức năng của chất béo tùy thuộc vào lượng sử dụng hàng ngày của con người.

Hiểu biết về chất béo và các acid béo

Các acid béo là thành phần chủ yếu tạo nên chất béo. Căn cứ vào độ không bão hòa thì có thể phân các acid béo thành ba loại: các acid béo đơn không bão hòa, các acid béo kép không bão hòa và các acid béo bão hòa.

Độ không bão hòa càng cao thì điểm hòa tan càng thấp, chất béo có chứa acid béo đơn không bão hòa và acid béo kép không bão hòa trong phòng ấm ở thể lỏng thì thường là dầu thực vật, như là dầu lạc, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hướng dương… Chất béo có chứa acid béo trong phòng ấm ở thể rắn thì thường là mỡ động vật như là mỡ bò, mỡ lợn, mỡ dê…

Có một số loại acid béo không thể có phản ứng hóa học trong cơ thể con người, cần phải cung cấp bằng đường thức ăn, đây được gọi là acid béo cần thiết. Acid linolic, acid linolenic là các acid béo cần thiết.

Chức năng của chất béo

Chất béo có vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì sự sống, hỗ trợ cho các chức năng cấu trúc và chức năng trao đổi chất.

Cung cấp năng lượng và tích trữ năng lượng: Năng lượng mà chất béo tạo ra cao gấp đôi so với protein và carbon-hydrate.

Tạo thành những chất quan trọng cho cơ thể: Phospholipid, glucolipid, cholesterol tạo thành thành phần của màng tế bào, cholesterol lại là nguyên liệu chính để tạo thành acid bile, vitamin D3 và hóc- mon steroid.

Duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ quan nội tạng.

Là nguồn quan trọng của các vitamin hòa tan trong chất béo. Dầu gan cá và bơ có chứa hàm lượng vitamin A và D vô cùng phong phú, ngoài ra nhiều loại dầu thực vật khác còn chứa hàm lượng vitamin E phong phú. Chất béo còn giúp cho việc thúc đẩy hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo.

Tăng cường cảm giác no bụng và muốn ăn.

Tác hại của chất béo đối với sức khỏe

Hấp thụ quá nhiều các acid béo sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người, như là giảm mất mật độ cao của lopoprotein, cholesterol và chức năng của hệ thống miễn dịch, tăng thêm khả năng bị tắc nghẽn mạch máu, tạo nhanh sự hình thành của xơ cứng động mạch, gây lão hóa nhanh, thậm chí còn gây ung thư.

Hấp thụ chất béo ít thì cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể, có thể sẽ tạo thành hiện tượng thiếu vitamin có tính hòa tan có trong chất béo.

Hấp thụ chất béo một cách khoa học

Mỡ động vật hoặc là dầu thực vật có thể sử dụng luân phiên nhau cũng rất tốt, nhưng nên sử dụng dầu thực vật là chính, còn mỡ động vật chỉ là hỗ trợ mà thôi. Tỷ lệ chia hấp thụ là 2:1 là tốt nhất.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, năng lượng cung cấp của chất béo trong thức ăn không nên vượt quá 30% tổng năng lượng, trong đó tỷ lệ của các acid béo bão hòa, không bão hòa đơn, không bão hòa đa là 1:1:1. Hàng ngày lượng hấp thụ chất béo vào cơ thể (đối với phụ nữ) là 65 – 70gr, (đàn ông) không nên vượt quá 90gr.

Cần hiểu rõ về chức năng của chất béo để sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất!

Chức Năng Của Gan Trong Cơ Thể Là Gì

Gan không những đảm nhiệm chức năng chuyển hóa, còn là nơi dự trữ các thành phần quan trọng, tạo mật và chống độc cho cơ thể.

Chức năng chuyển hóa

Chuyển hóa glucid: gan chuyển hóa các đường đơn, đường đôi về hết dạng glucose.

Chuyển hóa lipid: gan tổng hợp acid béo và cholesterol, phospholipid từ các nguyên liệu trong thức ăn, sau đó vận chuyển tới các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. Ở bệnh nhân suy gan, mỡ trong thức ăn không được chuyển hóa sẽ tích lại ở gan, mỡ ở các cơ quan giảm nhanh nên bệnh nhân sẽ gầy yếu nhanh chóng.

Chuyển hóa protid: Chuyển hóa protid ở gan xảy ra rất mạnh mẽ bao gồm 2 quá trình: chuyển hóa acid amin và tổng hợp protein như albumin hay các yếu tố đông máu. Vì vậy, khi suy gan, dịch từ mạch máu thoát vào tổ chức nhiều gây ra phù và quá trình đông máu bị rối loạn, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết.

Chức năng dự trữ:

Gan dự trữ cho cơ thể nhiều chất quan trọng như máu, glucid, sắt và một số vitamin như A, D, B12 trong đó quan trọng là vitamin B12. Có thể thấy rất nhiều nguyên liệu tạo máu, sinh hồng cầu đều nằm tại gan, chính vì vậy ta sẽ bắt gặp các vấn đề về máu phát sinh ở bệnh nhân có tổn thương gan như:

– Thiếu máu: do thiếu protein, thiếu sát, thiếu vitamin B12

– Chảy máu: do thiếu các yếu tố đông máu

Chức năng tạo mật

Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng, được tiết ra ở gan khoảng 0,5 lít/ngày và cô đặc ở túi mật. Khi có thức ăn vào ruột non kích thích túi mật co bóp, mật được đẩy ra ngoài, trộn lẫn với dịch tụy và đổ vào tá tràng. Thành phần dịch mật bao gồm: nước (97%), muối mật, sắc tố mật (bilirubin), cholesterol và các hợp chất khác…có tác dụng giúp tiêu hóa và hấp thu mỡ cũng như các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).

Khi gan tổn thương, chức năng tạo mật cũng bị rối loạn, thể hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng: vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa, sợ mỡ, sỏi mật (sỏi cholesterol).

Chức năng chống độc

Gan được xem là một hàng rào bảo vệ cơ thể để chống lại các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Đồng thời, nó làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Để đảm nhiệm vai trò “sống còn” này, gan huy động rất nhiều yếu tố khử độc khác nhau:

Đại thực bào: dọn xác hồng cầu, vi khuẩn trong thức ăn

Tế bào gan: chống độc bằng 2 cơ chế:

– Giữ lại một số kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân… sau đó sẽ thải ra ngoài.

– Trong tế bào gan có hệ men chuyển hóa rất hữu hiệu biến chất độc (ví dụ: rượu, aldehyd, amoniac NH3) thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.

Để được tư vấn miễn phí các bệnh về gan, Quý khách vui lòng gọi ngay tới số 0979.291.920 hoặc Tổng đài miễn cước 1800.1004