Top 11 # Chức Năng Của Enzim Tiểu Cầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Chức Năng Của Tiểu Cầu

1. Vị trí của Tiểu cầu

Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu cơ bản quan trọng trong cơ thể con người: (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương. Mỗi tế bào mẫu tiểu cầu có thể sinh ra khoảng 3.000 tế bào tiểu cầu.

2. Cấu tạo của Tiểu cầu

Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ, đường kính chỉ từ 1-4 mm. Trong máu, số lượng tiểu cầu dao động từ 150.000 – 450.000 /ml. Ở trong máu, Tiểu cầu có hình dạng giống như thấu kính, có hình hai mặt lồi với đường kính lớn nhất chỉ trong khoảng 2-3 µm. Tuy nhiên khi ra ngoài cơ thể, hình dáng tiểu cầu thay đổi vô định.

Tiểu cầu không có nhân tế bào. Thực chất đó là những mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ, sản sinh ra megakaryocytes của tủy xương. Tiểu cầu có ở các loài động vật có vú còn các loài động vật lưỡng cư hay chim thì tiểu cầu tuần hoàn như các tế bào đơn nhân.

Khi xem tiểu cầu trên lát mỏng bằng kính hiển vi, sẽ thấy tiểu cầu có đốm màu tím, đường kính bằng 20% hồng cầu. Ở một người khỏe mạnh, tỷ lệ tiểu cầu so với hồng cầu là 1:10 đến 1:20.

3. Chức năng của Tiểu cầu

Chức năng của tiểu cầu là giúp làm cầm máu. Khi trong cơ thể bị chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu thì tiểu cầu có khả năng làm dừng quá trình chảy máu. Lúc này, tiểu cầu sẽ tập trung tại vết thương, bịt lỗ hổng này lại. Quá trình cầm máu của tiểu cầu có 3 giai đoạn cụ thể:

Kết dính: Tiểu cầu sẽ kết dính với các chất bên ngoài của nội mạc

Phát động: Các tiểu cầu sẽ thay đổi hình dạng, sau đó kích hoạt thụ quan và tiết ra các tín hiệu hóa học

Sau đó các tiểu cầu tập hợp và kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.

Ngoài tác dụng cầm máu, tiểu cầu còn giúp làm cho thành mạch trở nên dẻo dai, mềm mại nhờ chức năng làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Thông thường, tế bào tiểu cầu có đời sống từ 7 – 10 ngày.

4. Những điều cần lưu ý

Để biết cơ thể mình có thiếu tế bào tiểu cầu hay không, cần phải làm xét nghiệm công thức máu. Đây là xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ có thêm những thông tin hữu ích để chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh và người bệnh sẽ biết được chỉ số PLT trong máu.

Khi bị giảm tiểu cầu, người bệnh cần chú ý:

Tránh các hoạt động mạnh, gây thương tích như môn thể thao quyền anh, bóng đá, cưỡi ngựa

Ngưng uống rượu bia vì đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu

Thuốc giảm đau mua tự do sẽ ảnh hưởng đến tiểu cầu

Cần có các biện pháp phòng bệnh như: tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao sức khỏe.

Ăn nhiều rau, các sản phẩm ít chất béo

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Nguồn: Vinmec

Tiểu Cầu Là Gì? Chức Năng Của Tiểu Cầu? Những Thông Tin Về Tiểu Cầu

Tiểu cầu ký hiệu là gì? Tiểu cầu viết tắt là gì? Tiểu cầu có tên tiếng anh là platelets hay thrombocytes. Trong công thức máu tiểu cầu có những ký hiệu sau:

Đời sống của tiểu cầu thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Lách chính là nơi tiêu huỷ các tế bào tiểu cầu già cũng như các tế bào máu khác. Do đó, nếu gặp phải những bất thường trong lá lách như lá lách to, số lượng tiểu cầu và hồng cầu sẽ bị tiêu huỷ nhanh và nhiều hơn bình thường. Từ đó gây ra tình trạng giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi. Nếu tình trạng xảy ra nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân cắt lá lách.

Tiểu cầu có 3 chức năng chính đó là dính, ngưng tập và chế tiết. Cụ thể chức năng của tiểu là gì sẽ được trình bày cụ thể như sau:

Đây là chức năng chính của tiểu cầu. Thông thường tiểu cầu sẽ không dính vào các thành mạch do prostaglandin – một chất ức chế dính của tiểu cầu. Thế nhưng khi mạch máu bị đứt thì lập tức các tiểu cầu sẽ được kích hoạt và dính vào nơi vừa bị tổn thương.

Ngưng tập là hiện tượng tiểu cầu tập trung thành một hoặc nhiều nút qua việc dính. Chính hiện tượng dính đã hoạt hoá tiểu cầu, khi nhiều tiều cầu dính lại sẽ dẫn đến hiện tượng ngưng tập. Chức năng này được kích thích bởi một số chất như adrenalin, thrombin, ADP.

Các hạt tiểu cầu sẽ tăng chế tiết các chất serotonin, ADP, men lysosom, heparin, thrombin… khi có mặt collagen hoặc thrombin từ đó hoạt hoá việc tổng hợp prostagladin tiểu cầu. Các chất trên còn có tác dụng trong việc hoạt hoá protein C, tăng thấm mạch, tạo prostacyclin và thromboxan A2. Sau đó chuỗi phản ứng gồm giảm Ca++ và tăng thấm mạch sẽ ức chế ngưng tụ tiểu cầu xảy ra.

Tiểu cầu thấp là bệnh mà trong đó lượng tiểu cầu bị thấp hơn so với số lượng tiểu cầu của người bình thường. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số vấn đề chính ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu như vấn đề sức khoẻ, do dùng một số loại thuốc.

Bệnh nhẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, xuất huyết da, nặng có thể gây chảy máu nội tạng vô cùng nguy hiểm. Bệnh thường ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em.

Những dạng tăng tiểu cầu”

Tăng tiểu cầu nguyên phát: là bệnh các tế bào bất thường của tuỷ xương gây ra tăng tiểu cầu

Tăng tiểu cầu thứ phát được hình thành do bệnh nhân mắc phải một số bệnh như ung thư, thiếu máu do thiếu sắt, viêm nhiễm, lá lách bị cắt….

Huyết tương giàu tiểu cầu viết tắt là PRP là một chế phẩm từ máu có hàm lượng tiểu cầu cao do đó chứa nhiều phân tử sinh học và yếu tố tăng trưởng. Nhờ vậy, tăng khả năng phục hồi tự nhiên, nhanh chóng phục hồi các tế bào bị tổn thương và chấm dứt cơn đau. Đây là phương pháp rất an toàn vì được lấy từ 100% cơ thể người bệnh, hiệu quả cho người chấn thương đặc biệt là các vận động viên chuyên nghiệp.

Trong trường hợp này, cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại tiểu cầu khiến tiểu cầu bị phá huỷ. Hậu quả là tiểu cầu bị giảm một số lượng lớn làm cơ thể dễ bị chảy máu ngay cả khi chỉ có tác động nhẹ.

Chức Năng Của Bạch Cầu, Hồng Cầu, Tiểu Cầu Câu Hỏi 1358422

Vai trò của hồng cầu

-Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ).

-Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.

-Vòng đời trung bình của hồng cầulà 120 ngày, hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy ở lách và gan. Tủy xương sẽ có nhiệm vụ sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể.

-Nếu thiếu hồng cầu, con người cảm thấy mệt mỏi và yếu sức. Có người dễ bị mệt và tái xanh, vì cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết. Tình trạng thiếu hồng cầu gọi là thiếu máu.

-Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “nhân tố” gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) làm nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm; có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.

-Bạch cầu trung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là “ăn” các “nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ “ghi nhớ” để nếu lần sau “nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng.

-Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể… Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu; có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.

-Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm; cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.

-Tình trạng thiếu bạch cầu làm cho con người thường hay bị viêm nhiễm và nếu bị viêm nhiễm thì bị nặng hơn, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với vòng đời từ một tuần đến vài tháng.

-Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu; tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương và trừ khi lỗ hổng quá lớn, tiểu cầu sẽ bịt lỗ này lại

-Quá trình có 3 giai đoạn:

+Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc.

+Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan và tiết ra các tín hiệu hóa học.

+Tập hợp, chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.

-Sự hình thành các “nút tiểu cầu” này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng tơ huyết (fibrin) tổng hợp.

-Thiếu tiểu cầu có thể làm cho con người thường hay bị chảy máu mũi; khi bị cắt thì chảy máu lâu dứt, bị bầm bất bình thường hoặc đi cầu, đi tiểu ra máu, da bị chảy máu.

-Trong trường hợp trầm trọng, khi lượng tiểu cầu xuống quá thấp; các cơ quan nội tạng và não bộ có thể bị xuất huyết. Toán y khoa điều trị sẽ báo quý vị biết khi lượng tiểu cầu của quý vị sụt giảm.

-Ngoài ra tiểu cầu còn có vai trò làm cho thành mạch mềm mại; dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Vòng đời của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

Nêu Chức Năng Của Huyết Tương, Hồng Cầu, Bạch Cầu Và Tiểu Cầu? Câu Hỏi 1275576

-Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ)

Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể.

Hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải. Nếu thiếu hồng cầu, con người cảm thấy mệt mỏi và yếu sức. Tình trạng thiếu hồng cầu gọi là thiếu máu.

-Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu.

Thiếu tiểu cầu, có thể làm cho con người thường hay bị chảy máu mũi, khi bị cắt thì chảy máu lâu dứt, để lâu nếu không sơ cứu kịp sẽ dẫn đến mất máu .

-Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “nhân tố” gây bệnh, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.

+Bạch cầu trung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là “ăn” các “nhân tố” lạ.

+Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể… Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu.

+Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.

Tình trạng thiếu bạch cầu làm cho con người thường hay bị viêm nhiễm và nếu bị viêm nhiễm thì bị nặng hơn, có khi nguy hiểm đến tính mạng.

– Đây là phần dung dịch, có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn còn có thành phần khác như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men…

+Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Nếu đơn vị máu có huyết tương “đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

-Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, oxy, hormon, protein… Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein.