Tuần: 7 Ngày soạn: 06/10/2016 Ngày dạy: 10/10/2016 Tiết PPCT: 7
MẠCH KHUẾCH ĐẠI – MẠCH TẠO XUNG I. Mục tiêu:1. Kiến thức:– Hiểu được chức năng, sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài tự dao động. 2. Kĩ năng:– Vẽ sơ đồ và nhận biết các linh kiện trong mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài tự dao động. Trình bày nguyên lý làm việc, nhận biết tín hiện vào và tín hiệu ra.3. Thái độ:– Có ý thức tìm hiểu mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài tự dao động. và sử dụng các dụng cụ điện đúng quy trình kĩ thuật và các quy định về an toàn.– Chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.4. Nội dung trọng tâm:– Chức năng và sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài tự dao động.5. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
Nhóm năng lựcNăng lực thành phầnMô tả mức độ thực hiện trong bài học
Nhóm NLTP về phương phápLàm việc theo nhóm, tương tác học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh– Biết làm việc nhóm, phát huy được năng lực của từng cá nhân, năng lực hợp tác trong làm việc
Nhóm NLTP trao đổi thông tinBiết trao đổi các nội dung bài học qua phương pháp làm việc nhóm, hình vẽ– Nhận biết các linh kiện trong mạch.– Nhận biết tín hiệu vào và tín hiệu ra .
PHT 1: Tìm hiểu mạch khuếch đại Mạch khuếch đại có chức năng gì ?
Dùng linh kiện nào để khuếch đại ?
Mạch khuếch đại nào được dùng nhiều ? vì sao ?
IC khuếch đại thuật toán là gì ?
Thế nào là UVĐ , UVK ? Đầu vào đảo được dùng để làm gì ?
Thế nào là hồi tiếp âm ?
Dựa vào đồ thị của tín hiệu vào & tín hiệu ra , cho nhận xét : biên độ tín hiệu , pha điện áp ở đầu ra so với đầu vào ?
Tại sao tỉ số giữa các U lại phải đặt trong dấu giá trị tuyệt đối ?
PHT 2: Tìm hiểu mạch tạo xung Chức năng của mạch tạo xung là gì ?
Thế nào là mạch tạo xung đa hài ?
Nhận xét mạch: có mấy T? loại nào? Mấy tụ? thường dùng loại tụ nào? Mấy điện trở, tác dụng của từng trở?
Khi đóng diện có mấy T hoạt động? Dòng qua các T có như nhau không?
Dòng qua các T không bằng nhau dẫn tới hiện tượng gì?
Linh kiện nào của mạch tạo ra sự thông tắt của các T?
Muốn có xung đa hào đối xứng cần chọn các linh kiện như thế nào?
Ưng dụng của mạch này trong thực tế là gì?
Nếu làm mạch đèn nháy, thì các bóng LET được mắc thay vào vị trí những con trở nào?
Để thay đổi thời gian đóng, tắt của đèn, ta làm như thế nào?
2. Chuẩn bị của HS:– Chuẩn bị các dụng cụ học tập cần thiết cho môn học.– Đọc trước nội dung bài 8 sgk công nghệ 12, tìm hiểu mạch khuếch đại, mạch tạo xung.III. Hoạt động dạy học:
Nội dungHoạt động của GVHoạt động của