Top 14 # Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Ngân Hàng Thương Mại Là Gì? Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại

Ngân hàng thương mại là gì?

Ngân hàng thương mại (commercial bank ) Theo nghĩa rộng, khái niệm này dùng để chỉ các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi và cho vay dưới nhiều hình thức và điều kiện khác chúng tôi nghĩa hẹp, khái niệm này dùng để chỉ các ngân hàng tổng hợp thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi viết séc, tiền gửi tiết kiệm cầm cố, cho vay (thường là ngắn hạn), môi giới chứng khoán v,v….

Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò như là cầu nối giữa đơn vị thặng dư và đơn vị thâm hụt trong nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay… Nhận tiền gửi và cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.

Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi cả ở trong nước hay ở nước ngoài như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một nhiệm vụ chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ hay kinh doanh trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với ngân hàng thương mại. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội (Mbbank)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, hay viết tắt là ngân hàng TMCP Quân đội hoặc MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam.

Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB là 7.300 tỷ đồng, MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 138 Chi nhánh và các điểm giao dịch tại 24 tỉnh và thành phố trên cả nước với hơn 3.000 cán bộ nhân viên.

MB có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước có quy mô lớn đạt 109.623 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2010.

Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A – tiêu chuẩn cao nhất do NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng,….

Sự kiên niêm yết cổ phiếu MB trên HOSE ngày 1/11/2011 là một sự kiện lớn lao, đánh dấu một bước phát triển mới thể hiện ý chí, quyết tâm của các cổ đông đồng thời cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược dài dạn của Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo của MB, mở ra triển vọng và cơ hội cho các nhà đầu tư. Là một công ty niêm yết, MB tăng cường tính minh bạch, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiệm cận gần hơn những nguyên tắc và thông lệ tốt nhất trên thế giới về quản trị doanh nghiệp.

Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam;

Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;

Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;

Mua bán, gia công, chế tác vàng;

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Các Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại

Kết quả

Các chức năng của ngân hàng thương mại:

Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

* Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

* Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

* Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

* Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền…

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Với chức năng “tạo tiền”, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức – Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Chức Năng Tạo Tiền Của Ngân Hàng Thương Mại?

le thu

Trả lời 11 năm trước

Điều này là chắc chắn: 1 ngân hàng thương mại cũng có khả năng tạo tiền. Một ví dụ tiêu biểu: Giả thiết: A có $10,000 tiền mặt A có $ 0 trong tài khoản tại NH B C có $ 0 trong tài khoản tại NH B Dự trữ bắt buộc: 10% tiền gửi( NH chỉ có thể đem tối đa 90% số tiền mình đang giữ của KH để cho người khác vay mà thôi) D không có tài khoản tại ngân hàng nào hết. A cần chuyển tiền cho C để thanh toán tiền hàng hết $10,000 D cần vay NH để thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt hết $ 9,000 Tình huống. 1. A mang $ 10,000 tiền mặt nộp vào tài khoản tại NH B 3. NH B cho D vay $9,000 bằng tiền mặt 4. Lúc này C có thể dùng $10,000 trên tài khoản của mình để thanh toán cho nhà cung cấp, đồng thời D cũng có thể thanh toán $ 9,000 cho nhà cung cấp của mình. Tổng lượng tiền- phương tiện thanh toán mà NH B cung cấp cho nền kinh tế là $10,000+$9,000. Kết luận: Vậy từ $10,000 A gửi ban đầu, NH B đã tạo ra một lượng tiền-phương tiện thanh toán mới trị giá $ 9,000 Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc Ngân hàng A 1.000.000 900.000 100.000 Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000 Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000 … … … Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000 Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.