Top 4 # Chức Năng Của Rễ Thở Đối Với Cây Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Có Bao Nhiêu Loại Rễ Cây Và Chức Năng Của Nó Là Gì?

Chức Năng chính của rể cây là gì ?

Rể cây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cây . Nó có rất nhiều chức năng khác nhau sau đây là một số chức năng chính của rể cây .

Nó có chức năng chính là hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi phần thân trên gồm thân , cành lá , ngọn … Ngoài ra phần lớn trong tất cả các loài thực vật thì rể còn có chức năng giữ cho cây đứng vững , chịu được những tác động từ thiên nhiên.

Đối với một số loài cây thì rể còn có tác dụng để thở , quang hợp . Một số loài cây đặt thù rể còn có tác dụng sinh sản ..

Giữ cây đứng vững

Hệ thống rễ của cây giúp cây đứng vững trước sức mạnh của tự nhiên . Nhiều loài thực vật có thể đứng thẳng hàng trăm năm vì rễ của chúng mọc sâu vào đất và giữ cho cây vững chắc.

Hấp thụ chất

Rễ có lông rễ qua đó rễ hút nước và chất dinh dưỡng từ đất rất cần thiết cho sự phát triển của cây. Rễ có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ. Sau khi nước và chất dinh dưỡng được hấp thụ, chúng được di chuyển lên trên thân và lá.

Trong sa mạc, rễ mọc sâu vào trữ lượng nước vĩnh viễn. Các khu vực sa mạc nơi thực vật được tìm thấy đang phát triển được coi là có trữ lượng nước ngầm. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc quyết định nơi đào giếng để tìm kiếm nước.

Nhà kho chứa nước và chất dinh dưỡng

Một số rễ như cà rốt và khoai lang phục vụ mục đích của một cơ quan lưu trữ chất dinh dưỡng. Nó lưu trữ carbohydrate và nước. Rễ của một số cây được tìm thấy trong sa mạc có thể lưu trữ tới 70kg nước.

Quang hợp

Một số rễ có khả năng quang hợp như trường hợp rễ trên không của các cây ở rừng ngập mặn và hoa lan Epiphytic.

Sinh sản

Một số rễ cây đặc biệt có khả năng sinh sản. Chúng có tác dụng như một chức năng để duy trì nòi giống. Ở một số cây như Agoho trưởng thành, các cây con được nhìn thấy mọc xung quanh cây mẹ một cách mạnh mẽ từ rễ của cây mẹ.

Có bao nhiêu loại rễ cây chính?

Trong tự nhiên thì có rất nhiều loại cây khác nhau và sinh sống tại rất nhiều vùng đất khác nhau nên rể cây cũng khá đa dạng .Nhưng chúng ta vẩn hay thường thấy nhất vẩn và rễ cọc và rễ chùm.

Rễ cọc , Rễ trụ

Rễ cọc hay còn gọi là rễ trụ nó có 1 cái rễ chính mọc từ gốc ăn sâu vào lòng đất mà người ta hay còn gọi là rễ chuột . Từ rễ chính nó mọc những rễ thứ cấp hay còn gọi là rễ ngang xung quanh (cấp 2, cấp 3…..) .Nó có nhiệm vụ tìm kiếm nước ở độ sâu cao. Ở những vùng sa mạc xa xôi vì nguồn nước ở khá sâu mà có những cây có rễ cọc sâu tới tận 100m . Thường các loại cây có rễ cọc là loại cây lâu năm có tuổi đời cao .

Rễ chùm , Rễ sợi

Rễ chùm hay còn gọi là rễ sợi nó khác với rễ cọc là nó có rất nhiều rễ mọc từ gốc . Đặc điểm của rễ chùm là nó không ăn sâu vào lòng đất mà chỉ ăn rất cạn trong đất . Thường các loại cây có rễ chùm là các loại cây ngắn ngày và phát triển nhanh.

Bạn cũng rất dễ dàng tìm ra các loại cây có rể chùm trong đời sống hằng ngày như các loại cỏ , rau .

Rễ chùm

Rễ gió

Rễ ban đầu phát triển khi trong giai đoạn nảy mầm và ngay sau đó sẽ tiêu biến, rễ phụ được sinh ra không phải từ rễ chính mà phát triển từ thân gần đất để thay cho rễ ban đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển của cây; rễ phụ có nguồn gốc nội sinh.

Đôi khi người ta còn gọi rễ phụ là rễ cột, vì chúng phát triển và to ngang giống như những chiếc cột hướng thẳng xuống đất và nâng đỡ thân cây.

Đại diện tiêu biểu cho loại rễ này là đa, bồ đề…

Rễ củ

Đây là loại rễ mà chúng phát triển thành củ, rễ cái hoặc rễ con sau một thời gian sinh trưởng thì tới một giai đoạn rễ cây sẽ triển mạnh và dự trữ nhiều chất ding dưỡng như tinh bột, inulin.

Đại diện cho các cây mang loại rễ củ này là củ Cà rốt ( Daucus carota L.), Củ đậu ( Pachyrrhirzus erosus Urb.)

Rễ củ

Rễ thở (rễ hô hấp)

Những thực vật sống ở vùng đầm lầy rất khó khăn trong việc hấp thụ không khí, hệ rễ của các cây đó ngoi lên khỏi mặt nước như cái cọc để hấp thu không khí.

Đại diện là rễ Bụt mọc ( Taxodium distichum Rich.).

Rễ giác mút (rễ ký sinh)

Đây là loại rễ của những loại thực vật sống ký sinh hoặc nửa ký sinh, tức là phát triển nhờ lấy chất hữu cơ từ cây khác gọi là cây chủ. Những rễ này đâm sâu vào mô mềm và các bó mạch của cây chủ, hấp thụ những chất hữu cơ cần thiết và nước.

Đại diện là: tơ hồng, tơ xanh, tầm gửi, ….

Rễ móc:

Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám. Vd: vạn niên thanh, trầu bà, trầu không, hồ tiêu, …

Rễ bám

Rễ bám là những rễ mọc ra từ các mấu thân để giúp cây bám chặt vào cây khác hoặc giàn leo. Ví dụ: Rễ bám ở cây Lá lốt ( Piper lolot L.).

Bài viết “Có bao nhiêu loại rễ cây ?” đã tóm tắt những kiến thức cơ bản của các loại rễ cây và đại diện của chúng giúp bạn hiểu nhiều hơn về các hệ rễ cây trong thế giới tự nhiên.

Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể

Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể

Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể

1. Đặc điểm của thận

           Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, được biết đến là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, trong đó vị trí của thận nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống gần thắt lưng chính. Hai bên Thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng, đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.

        Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi có một bờ lồi, và một bờ lõm, mỗi quả Thận có kích thước chiều dài khoảng 10- 12m5cm, rộng từ 5-6cm và có trọng lượng khoảng 170g.

2. Cấu tạo và chức năng  của thận

Cấu tạo của thận gồm:

         Ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn Thận, có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu, vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm, phần kế tiếp là phần tủy và bể Thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

         Quả Thận được cấu tạo từ 1m2 triệu đơn vị thận, đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của Thận, mỗi đơn vị chức năng Thận gồm có cầu thận và ống thận.

          Cầu Thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman, trong đó Bowman chính là một túi bọc quả cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ, quản cầu Malpighi có dạng hình khối cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa các nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch.

          Ống Thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle, dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị Thận, có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể Thận.

Chức năng của thận

          Thận làm nhiệm vụ lọc máu và các chất thải thận sẽ lọc các chất thải và giữ lại protein và các tế bào máu, các chất thải được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

        Thận còn biết đến với chức năng điều hòa thể tích máu, Thận giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể, bằng cách sản xuất nước tiểu. Do vậy, khi chúng ta uống nước nhiều thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên, và ngược lại khi uống ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.

       Trong đó, Thận còn giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dung dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào má, Thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Bên cạnh đó thông qua việc tổng hợp vitamin D, giúp hỗ trợ kiểm soát các icon canxi trong máu.

3. Những loại thực phẩm tốt cho thận

– Ớt chuông đỏ được biết đến có công dụng tuyệt vời đối với Thận, vì chứa hàm lượng kali thấp, lượng kali trong máu cao sẽ khiến cho thận khó đào thải, dẫn đến bệnh suy Thận mãn tính. Trong đó, ớt chuông đỏ lại chứa các chất oxy hóa mạnh như vitamin A, C, B6 và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.

– Cải bắp chứa nhiều kali có lợi cho gan và Thận, trong rau bắp cải rất giàu chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính như ung thư.  Đồng thời bắp cải rất giàu các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B6, K, C và axit folic.

– Súp lơ một loại rau họ cải, bổ sung các dưỡng chất tốt cho Thận, trong súp lơ rất giàu axit folic và chất xơ nên sẽ giúp làm sạch thận và tăng cường sức khỏe.

– Măng tây có tác dụng làm sạch Thận, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ thận thực hiện các chức năng bình thường.

– Cải xoăn là một loại rau họ cải, có lợi cho Thận vì được biết đến chứa ít kali, trong cải xoăn có chứa nhiều vitamin A, C, canxi và các khoáng chất quan trọng, có công dụng hỗ trợ Thận.

         Chúng ta nên có những hiểu biết chi tiết hơn về Thận để có những biện pháp chăm sóc sức khoẻ cá nhân thích hợp và những phương pháp điều trị phù hợp.

(Nguồn: Cuusaola.vn)

Máy Thở Cpap Là Gì? Tổng Quan Về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Máy Thở Cpap

Đang thực hiện

Máy thở CPAP là gì ? CPAP là chữ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure, nghĩa là Khí áp lực dương liên tục. Máy thở CPAP là máy tạo ra khí áp lực dương liên tục, dùng để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Máy thở CPAP là loại máy thở không xâm lấn, bệnh nhân không phải đặt ống thở nội khí quản khi sử dụng. Điều này giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn. Máy CPAP được sử dụng cho cá nhân điều trị tại nhà.

Cách thức hoạt động Khi nằm ngủ, các cơ quan sẽ được thư giãn để hồi phục. Khi đó các cơ vùng hầu họng cũng thư giãn. Tùy theo mỗi người, các cơ sẽ thư giãn với mức độ khác nhau. Nếu thư giãn quá mức, các cơ vùng hầu họng sẽ chùng xuống, làm xẹp và nghẹt đường hô hấp. Lúc đó cơ thể vẫn có cử động hô hấp, nhưng không khí không đi vào được trong phổi. Hiện tượng đó gọi là Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Máy thở CPAP tạo ra dòng khí áp lực dương, liên tục thổi vào đường hô hấp. Áp lực khí giúp nâng đỡ cơ vùng hầu họng, không cho cơ xẹp xuống. Do đó, đường thở luôn được mở thông suốt.

Thành phần cấu tạo Một bộ máy CPAP thường bao gồm 4 thành phần:

Thân máy chính: chứa động cơ và mạch điều khiển; tạo ra khí áp lực dương liên tục.Bộ phận tạo ẩm: chứa hộp nước, bộ phận đun nóng, các cảm biến; điều chỉnh nhiệt độ và đô ẩm cho không khí.Ống dẫn khí: dẫn khí đến mặt nạ.Mặt nạ: tạo không gian kín để dẫn khí vào đường hô hấp. Ngoài các thành phần chính, bộ máy cpap thường có các thành phần phụ khác như: màn hình để hiển thị thông tin, bộ nhớ và thẻ nhớ để lưu trữ kết quả, lọc bụi đường khí vào, các cổng truyền tín hiệu…

Tính năng Hiện nay, các máy thở CPAP đều được thiết kế để có thể hoạt động hoàn toàn tự động, gọi là Auto CPAP hay APAP. Nhưng do thói quen, những máy tự động vẫn có thể được gọi chung là máy thở CPAP. Những tính năng chính thường có của máy thở CPAP: Thuật toán điều trị tự động: Tự động phát hiện các sự kiện của ngưng thở trong lúc ngủ (ngáy, giảm thở, ngưng thở…). Tự động thay đổi áp lực khí đủ để hồi phục đường thường, giúp đường thở thông suốt. Khi không có các sự kiện ngưng thở, áp lực khí sẽ giảm dần. Điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ: Máy sử dụng nước để tạo độ ẩm cho khí hít vào, đồng thời gia nhiệt cho không khí ấm hơn. Người dùng có thể điều chỉnh độ ẩm hoặc nhiệt độ theo ý muốn, hoặc để máy tự động điều chỉnh. Giảm áp lực lúc thở ra: Do máy liên tục thổi khí vào đường hô hấp, nên lúc thở ra sẽ có chút cản trở so với bình thường. Nên tính năng này sẽ phát hiện lúc người dùng thở ra, và giảm áp lực khí xuống bớt, để thở ra nhẹ nhàng hơn.

Những tính năng khác:Thời gian đệm: Máy thường tạo áp lực khí tối thiểu là 4 cmH2O. Một số người sử dụng cần áp lực điều trị tối thiểu cao hơn. Nhưng khi người sử dụng chưa chìm vào giấc ngủ, mức áp lực này sẽ không thoải mái hoặc khó ngủ. Do đó, máy sẽ tăng dần áp lực từ mức tối thiểu là 4 cmH2O đến mức áp lực điều trị tối thiểu. Người dùng sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.Tiếng ồn: Hầu hết máy thở CPAP có độ ồn khi hoạt động là rất nhỏ, hầu như không thể nghe thấy. Báo cáo kết quả: Tất cả thông số điều trị sẽ được lưu lại để đánh giá và điều chỉnh.

Thời gian điều trị Chỉ sử dụng máy thở CPAP khi đi ngủ. Triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn chỉ xảy ra khi đang ngủ, do đó chỉ sử dụng máy mỗi khi đi ngủ. Việc sử dụng máy trong suốt thời gian ngủ và thường xuyên mỗi đêm sẽ cho kết quả tốt nhất. Theo khuyến cáo của Hội y học giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), để đạt kết quả điều trị tốt, mỗi đêm nên sử dụng máy tối thiểu 4 giờ và mỗi tháng có tối thiểu 70% số ngày sử dụng. Hiệu quả điều trị bằng máy thở CPAP sẽ thấy rõ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị là lâu dài và liên tục, nên người sử dụng cần kiên trì tuân thủ.







TỪ KHÓA HOT Chợ y tế, Thiết bị y tế, Tư vấn thiết bị y tế, Diễn đàn thiết bị y tế, Tin thiết bị y tế, Máy siêu âm, Báo giá thiết bị y tế, Báo giá máy siêu âm, Đấu thầu thiết bị y tế, Mua sắm thiết bị y tế, Phòng khám đa khoa, Bệnh viện tư, Tư vấn mở phòng khám, Thủ tục mở phòng khám, Đầu tư y tế, Thị trường thiết bị y tế, Sản xuất thiết bị y tế, Kinh doanh thiết bị y tế, Vật tư tiêu hao, Hóa chất xét nghiệm

SẢN PHẨM ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT Siêu âm : DC-N3, DC-7, DC-70, SA R7, SA X6, Logiq C5 Primium, Prosound Alpha 6, Voluson 730, S11, S20, Mindray, Medison, Hitachi Aloka, GE, Siemens, Philips, SIUI, Landwind X quang : YZ-200B, Titan 11, Titan 2000, RadSpeed, MobileDaRt, EZy-RAD Pro, DR 2200U, PXP-60HF, Shimadzu, Toshiba, Kelex

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ Y TẾ VIỆT NAM 1116,Tòa Nhà HH1A, KĐT Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội Tel: 0485 888 998 – 0914 868 785 Email: choytevn@gmail.com

NHỮNG DANH MỤC VÀ NHÃN HÀNG HÀNG ĐẦU:

9 Chức Năng Quan Trọng Của Protein Đối Với Cơ Thể

Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Protein được tạo thành từ các axit amin, liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài. Protein tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vậy protein có tác dụng gì?

Cơ thể cần protein để thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô. Tuy nhiên, protein trong cơ thể luôn ở trong trạng thái thay đổi liên tục.

Bình thường, cơ thể phá vỡ một lượng protein nhất định để xây dựng và sửa chữa các mô. Nhưng đôi khi protein cũng được sử dụng nhiều hơn mức bình thường, khiến nhu cầu bổ sung protein của cơ thể cũng tăng cao.

Tình trạng này thường gặp ở người đang mắc bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, những người hồi phục sau chấn thương hoặc phẫu thuật, người lớn tuổi và vận động viên cũng cần bổ sung nhiều protein hơn. Những đối tượng này thường cần đến tác dụng của whey protein để bổ sung đạm.

Protein tạo ra các enzyme, tham gia hỗ trợ hàng ngàn phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào – gọi là chất nền, xúc tác những phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Một số enzyme cũng hoạt động bên ngoài tế bào, bao gồm các enzyme tiêu hóa như lactase (giúp phân giải đường sữa lactose) và sucrase (giúp thủy phân đường). Vài enzyme sẽ thúc đẩy các phân tử khác, chẳng hạn như vitamin hoặc khoáng chất, làm cho phản ứng diễn ra.

Các chức năng của cơ thể cần phụ thuộc vào enzyme bao gồm:

Tình trạng thiếu hụt enzyme hoặc enzyme không hoạt động đúng chức năng có thể dẫn đến một số bệnh lý.

Về mặt hóa học, một số protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô và cơ quan. Các mô hoặc tuyến nội tiết tạo ra hormone, sau đó được vận chuyển theo đường máu đến các mô hoặc cơ quan đích. Tại đây hormone sẽ liên kết với thụ thể protein trên bề mặt tế bào.

Hormone được nhóm thành 3 loại chính:

Protein và peptide: Được tạo ra từ một vài cho đến hàng trăm axit amin, kết thành một chuỗi;

Steroid: Được sản xuất bởi cholesterol béo. Các hormone giới tính (testosterone và estrogen) đều dựa trên steroid;

Protein và polypeptide là nhóm nội tiết tố chiếm phần lớn trong cơ thể, bao gồm:

Insulin: Tín hiệu hấp thu glucose vào tế bào;

Glucagon: Tín hiệu phân hủy glucose dự trữ trong gan;

hGH (hormone tăng trưởng của con người): Kích thích các mô phát triển, bao gồm cả xương;

ADH (hormone chống lợi tiểu): Tín hiệu yêu cầu thận tái hấp thu nước;

ACTH (hormone vỏ thượng thận): Kích thích giải phóng cortisol – một yếu tố chính trong quá trình trao đổi chất.

Một số cấu trúc protein có dạng sợi, tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Những protein này bao gồm:

Keratin: Là một cấu trúc protein được tìm thấy trong da, tóc và móng tay;

Collagen: Là cấu trúc protein dồi dào nhất trong cơ thể, tạo nên xương, gân, dây chằng và da;

Elastin: Linh hoạt hơn collagen vài trăm lần. Độ đàn hồi cao cho phép nhiều mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo dãn hoặc co bóp, chẳng hạn như tử cung, phổi và động mạch.

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axit và bazơ trong máu và các chất dịch cơ thể khác. Sự cân bằng giữa axit và bazơ được đo bằng thang pH. Thang đo dao động từ 0 đến 14, với mức 0 là axit mạnh nhất, 7 là trung tính và 14 là kiềm mạnh nhất.

Ví dụ về giá trị pH của một số chất phổ biến là:

pH 2: Axit dạ dày;

pH 4: Nước ép cà chua;

pH 5: Cà phê đen;

pH 7,4: Máu người;

pH 10: Sữa magie;

pH 12: Nước xà phòng;.

Rất nhiều hệ thống đệm giúp chất lỏng trong cơ thể duy trì phạm vi pH bình thường. Điều này là cần thiết vì ngay cả một thay đổi nhỏ về độ pH cũng có thể gây hại hoặc dẫn đến nguy cơ tử vong.

Một số protein cũng tham gia vào điều chỉnh nồng độ pH, chẳng hạn như hemoglobin – một loại protein tạo nên các tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố hemoglobin sẽ liên kết với một lượng nhỏ axit, giúp duy trì giá trị pH bình thường của máu người.

Các hệ thống đệm khác trong cơ thể bao gồm phosphate và bicarbonate.

Protein điều chỉnh các quá trình cơ thể để duy trì sự cân bằng chất lỏng. Ví dụ, albumin và globulin là các protein trong máu, giúp duy trì cân bằng chất lỏng bằng cách thu và giữ nước.

Nếu bạn không bổ sung đủ protein, nồng độ albumin và globulin trong cơ thể sẽ giảm dần. Kết quả là máu không thể giữ được trong mạch và chất lỏng bị tích tụ vào khoảng trống giữa các tế bào. Lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng sưng hoặc phù, đặc biệt là ở dạ dày.

Đây là một dạng suy dinh dưỡng protein nghiêm trọng, được gọi là suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor. Tình trạng này xảy ra khi một người tiêu thụ đủ lượng calo nhưng lại thiếu hụt protein. Kwashiorkor rất hiếm gặp ở các khu vực phát triển trên thế giới, nhưng phổ biến tại những vùng đói nghèo. Bệnh nhân có thể cần tác dụng của whey protein để bổ sung đạm.

Protein giúp hình thành các globulin miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể, để chống lại nhiễm trùng. Kháng thể là protein trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những “kẻ xâm lược” có hại như vi khuẩn và virus.

Khi các yếu tố ngoại lai xâm nhập vào các tế bào, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Nếu không có các kháng thể này, vi khuẩn và virus sẽ tự do nhân lên và dần áp đảo cơ thể, gây ra những bệnh nhiễm trùng.

Khi đã tạo được kháng thể chống lại một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, các tế bào sẽ tự động ghi nhớ cơ chế này. Nhờ đó mà các kháng thể sẽ phản ứng nhanh hơn khi một tác nhân gây bệnh cũ lại xâm nhập vào cơ thể bạn lần nữa. Chính vì vậy mà cơ thể có khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh đã từng tiếp xúc.

Theo dòng máu, protein vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào, chẳng hạn như vitamin hoặc khoáng chất, glucose, cholesterol và oxy.

Ví dụ, huyết sắc tố (hemoglobin) là một loại protein mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể. Chất vận chuyển glucose (GLUT) mang đường đến các tế bào, cũng như lipoprotein vận chuyển cholesterol và các chất béo khác trong máu.

Mỗi protein vận chuyển là đặc hiệu, chỉ liên kết với các chất cụ thể. Nói cách khác, một protein vận chuyển glucose sẽ không thể làm nhiệm vụ di chuyển cholesterol.

Ngoài ra, protein cũng có vai trò lưu trữ, ví dụ như ferritin giúp dự trữ sắt. Một loại protein lưu trữ khác là casein, chủ yếu có mặt trong sữa và giúp trẻ sơ sinh phát triển.

Protein cũng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram protein chứa 4 calo, tương đương với mức năng lượng mà carbs cung cấp. Trong khi đó chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, ở mức 9 calo mỗi gram.

Tuy nhiên, protein là chất cuối cùng mà cơ thể muốn sử dụng để làm năng lượng. Nguyên nhân là vì protein còn phải tham gia vào nhiều chức năng khác trên khắp cơ thể. Do đó cơ thể sẽ ưu tiên dự trữ carbs và chất béo để sử dụng làm nhiên liệu, tạo ra nguồn năng lượng hoạt động. Hơn nữa, carbs và chất béo đã chuyển hóa cũng hiệu quả hơn so với protein.

Trên thực tế, protein cung cấp cho cơ thể rất ít năng lượng trong trường hợp bình thường. Tuy nhiên, trong trạng thái nhịn ăn (18 – 48 giờ không có carb và chất béo), cơ thể sẽ phá vỡ cơ xương để các axit amin có thể cung cấp năng lượng thay thế.

Cơ thể cũng sử dụng axit amin từ cơ xương nếu nguồn dự trữ carbohydrate ở mức thấp. Hiện tượng này xảy ra sau khi bạn tập thể dục ở cường độ cao hoặc khi bạn không tiêu thụ đủ lượng calo.

Protein giữ nhiều vai trò trong cơ thể, giúp sửa chữa và xây dựng các mô, cũng như thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất diễn ra. Ngoài việc cung cấp khung cấu trúc cho cơ thể, protein còn duy trì cân bằng độ pH và chất lỏng thích hợp. Cuối cùng, cấu trúc protein giữ cho hệ miễn dịch luôn mạnh mẽ, giúp vận chuyển và lưu trữ dưỡng chất, thậm chí trở thành nguồn năng lượng khẩn cấp khi cơ thể cần. Tất cả các chức năng này khiến protein trở nên rất quan trọng cho sức khỏe.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ thăm khám, điều trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống cơ sở trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn vào vận hành các quy trình khám và điều trị bệnh. Đặc biệt tại Vinmec luôn có đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và điều trị các căn bệnh cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho trẻ em, người lớn và người cao tuổi.