Top 8 # Chức Năng Của Tiền Tệ Là Quan Trọng Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Tiền Tệ Là Gì? Chức Năng Và Tầm Quan Trọng Của Tiền Tệ

Nằm trong phạm trù kinh tế, lịch sử, sự ra đời của tiền tệ là một trong những phát minh vĩ đại của loài người, giúp thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, dần dần thay đổi bộ mặt của kinh tế, xã hội. Mà nói theo quan điểm của Mác thì: tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, giúp biểu thị giá trị của các hàng hóa khác nhau.

Tiền tệ ( tiền lưu thông) là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước (Bộ Tài chính ,ngân hàng trung ương,…) phát hành, tiền hàng hóa (vàng, vỏ sò, gạo, muối), tiền thay thế (điểm thưởng, phỉnh poker, coupon, dặm bay,…), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin). Người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ” để phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: dollar, franc…) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: dollar Mỹ, dollar Úc). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR.

Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

2. Tiền tệ là gì? tiền tệ xuất hiện như thế nào?

Bàn về nguyên nhân ra đời của tiền tệ, ở Phương Tây chia thành hai trường phái riêng biệt. Một cho rằng sự ra đời của tiền tệ là kết quả khách quan tất yếu từ trao đổi hàng hóa phát triển thành. Đại diện cho trường phái này có David Ricardo, Adam Smith….

Một trường phái khác lại cho rằng: nguồn gốc của tiền tệ là bản tính của đàn bà với các nhu cầu làm đẹp và bản tính đàn ông với sự ham muốn có nhiều tiền cùng danh vọng mà không nằm trong ‎quá trình trao đổi hàng hóa. Đại diện cho trường phái này là Smondest và W.Gherlop (là nhà tâm lý học).

Sau khi dày công nghiên cứu, C.Mác cho rằng: thời kỳ con người sống thành bầy đàn chỉ duy trì hình thái kiếm ăn theo bản năng, lúc này chiếm hữu tư nhân chưa xuất hiện. Tuy nhiên, mầm mống trao đổi đã dân xuất hiện từ xã hội nguyên thủy, vật đổi vật khi có nhu cầu, mang tính ngẫu nhiên theo hình thức ngang giá.

Khi quá trình phân công lao động xuất hiện trong xã hội thì hoạt động trao đổi thường xảy ra hơn, tiến bộ hơn so với hình thức trao đổi sơ khai nhưng vẫn có rất nhiều hàng hóa được trao đổi theo vật ngang giá. Khi sự phất công lao động càng phát triển thì sự trao đổi hàng hóa càng bộc lộ những thiếu sót dẫn đến mâu thuẫn lên cao, mức độ phân hóa trong xã hội ngày càng lớn.

Khi sự phân công lao động xuất hiện lần thứ hai, lúc này thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp thị trường hàng hóa mở rộng và phát triển. Tình trạng vật đổi vật ngang giá thật sự không công bằng, đẩy mâu thuẫn càng lên cao của thị trường. Trước tình trạng trên, đòi hỏi phải có vật ngang giá mang giá trị lớn nhất, tiền tệ ra đời – biểu thị cho vật ngang giá chung đã giải quyết được yêu cầu trên.

3. Chức năng của tiền tệ là gì?

Qua tìm hiểu lịch sử ra đời và tầm quan trọng của tiền tệ, ta đã thấy được đây là một hàng không thể thiếu, mang trong mình nhiều chức năng quan trọng. Chức năng đầu tiên của tiền tệ là thước đo giá trị (tiền tệ mang giá trị trung gian, giá trị trao đổi và giá trị bảo lưu).

Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomét.

Chức năng thứ hai là phương tiện trao đổi – đây là chức năng chức ta sử dụng tiền tệ hàng ngày trong mua (bán) hàng hóa các loại, và cũng là chức năng quan trọng nhất. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Có thể ví tiền tệ như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.

Chức năng thứ ba của tiền tệ là phương tiện thanh toán, trong lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán.

Tiền tệ có chức năng thứ tư là phương tiện tích lũy, tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.

Trước đây, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, nhưng nó không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời. Cho đến khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Vậy nên, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.

Chức năng tiền tệ thế giới là chức năng thứ năm, khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

4. Vậy tầm quan trọng của tiền tệ là gì?

Thông qua sự ra đời và chức năng của tiền tệ, ta có thể thấy được tầm quan trọng mà mặt hàng này mang lại. Tiền tệ là vật mang giá trị chung sử dụng trong quy tắc trao đổi giá trị các mặt hàng. Tiền tệ ra đời tỷ lệ thuận với quá trình mở rộng, lưu thông và phát triển hàng hóa. Ngoài ra chúng góp sức mạnh mẽ trong quá trình mở rộng quan hệ quốc tế.

Suy cho cùng, tiền tệ là công cụ phục vụ con người với nhiều mục đích khác nhau. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, các quốc gia, các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân đều không thể đứng bên ngoài các mối quan hệ mà tiền tệ mang lại. Có thể thấy tiền tệ không ngừng phát huy sức mạnh của mình trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay và vẫn còn phát triển về sau một khi nền kinh tế này vẫn tồn tại.

Qua bài viết của TraderPlus hẳn các bạn đã nắm vững kiến thức về tiền tệ là gì? và các chức năng và tầm quan trọng của nó. Tóm lại, tiền tệ ra đời mang trong mình một lúc nhiều chức năng và tầm quan trọng mà các mặt hàng khác không thể thay thế được. Để phát huy các chức năng này, tiền tệ phải là mặt hàng đang được lưu hành một cách chính thống, có sự sở hữu của nhà nước và có sự tín nhiệm của người dân.

Chức Năng Quan Trọng Nhất Của Tiền Tệ Là Gì? Tìm Hiểu Ngay!

Cùng tìm hiểu về các chức năng của tiền tệ. Chức năng quan trọng nhất của tiền tệ là chức năng nào

6 chức năng quan trọng nhất của tiền tệ

Giải pháp thay thế duy nhất để sử dụng tiền là quay trở lại hệ thống hàng đổi hàng. Tuy nhiên, với tư cách là một hệ thống trao đổi, hệ thống hàng đổi hàng ngày nay sẽ rất khó khả thi.

Ví dụ, nếu người thợ làm bánh cung cấp bánh mì cho người bán tạp hóa xanh phải trả tiền bằng hành tây và cà rốt, anh ta có thể không thích những thực phẩm này hoặc anh ta có thể có đủ dự trữ.

Do đó, người thợ làm bánh sẽ phải bán lại sản phẩm, điều này sẽ mất thời gian và rất bất tiện. Bằng cách thay thế những cuộc mua bán phức tạp này bằng cách sử dụng tiền, có thể tiết kiệm được rất nhiều rắc rối. Nếu thợ làm bánh chấp nhận thanh toán bằng tiền, bạn có thể chi tiêu theo bất cứ cách nào mà thợ làm bánh muốn. Việc sử dụng tiền như một phương tiện trao đổi đã khắc phục được những hạn chế của hàng đổi hàng chức năng quan trọng nhất của tiền tệ

Do đó, tiền cung cấp phương tiện hiệu quả nhất để thỏa mãn những mong muốn chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Mỗi người tiêu dùng có một nhóm mong muốn khác nhau. Tiền cho phép anh ta (cô ta) quyết định muốn thỏa mãn điều gì, xếp hạng mong muốn theo thứ tự mức độ khẩn cấp và năng lực (thu nhập) và hành động phù hợp.

Loại hệ thống này cũng cho phép mở rộng chuyên môn hóa. Lấy ví dụ, một người chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất trong một nhà máy sản xuất giày. Anh ấy đã không thực sự tự sản xuất bất cứ thứ gì. Vậy anh ta có thể trao đổi những gì nếu một hệ thống hàng đổi hàng đang hoạt động? Với hệ thống tiền tệ, vấn đề được loại bỏ. Anh ta có thể được trả bằng tiền và có thể dùng số tiền đó để mua những thứ anh ta muốn.

Chức năng số 2. Một thước đo giá trị:

Theo hệ thống hàng đổi hàng, rất khó đo lường giá trị của hàng hóa. Ví dụ, một con ngựa có thể có giá trị tương đương với năm con bò hoặc 100 tạ lúa mì, hoặc một chiếc ô tô Maruti có thể tương đương với 10 chiếc xe hai bánh. Do đó, một trong những nhược điểm của hệ thống hàng đổi hàng là bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào cũng có một loạt giá trị trao đổi.

Tiền là thước đo của mọi thứ. Bằng cách hoạt động như một mẫu số chung, nó cho phép mọi thứ được định giá, nghĩa là được định giá bằng tiền. Do đó, mọi người có thể so sánh các mức giá khác nhau và do đó thấy được giá trị tương đối của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau.

Điều này phục vụ hai mục đích cơ bản:

(1) Hộ gia đình (người tiêu dùng) có thể lập kế hoạch chi tiêu của họ và

(2) Người kinh doanh có thể lưu giữ hồ sơ thu nhập và chi phí để tính toán lãi lỗ của họ.

Chức năng # 3. Kho lưu trữ giá trị (Sức mua)

Một bất lợi chính của việc sử dụng hàng hóa – chẳng hạn như lúa mì hoặc muối hoặc thậm chí động vật như ngựa hoặc bò – làm tiền là sau một thời gian, chúng sẽ xấu đi và mất giá trị kinh tế. Do đó, chúng không thỏa mãn chút nào như một phương tiện cất giữ của cải. Để nhận ra những vấn đề chức năng quan trọng nhất của tiền tệ của tiết kiệm trong nền kinh tế hàng đổi hàng, chúng ta hãy xem xét một nông dân. Anh ấy muốn tiết kiệm một ít lúa mì mỗi tuần để tiêu dùng trong tương lai. Nhưng điều này chẳng có ích gì đối với ông ở tuổi già vì số tiền ‘tiết kiệm’ sẽ không còn nữa.

Một lần nữa, nếu một người thợ khai thác than muốn dành một lượng than nhất định mỗi tuần cho cùng một mục đích, anh ta sẽ gặp vấn đề trong việc tìm đủ chỗ chứa cho toàn bộ số than của mình. Bằng cách sử dụng tiền, những vấn đề như vậy có thể được khắc phục và mọi người có thể tiết kiệm cho tương lai. Hình thức tiền hiện đại (chẳng hạn như tiền xu, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng) cho phép mọi người tiết kiệm thu nhập thặng dư của họ.

Nói cách khác, rõ ràng là tiền chỉ có thể hoạt động hiệu quả như một kho lưu trữ giá trị nếu giá trị của chính nó ổn định. Ví dụ, nếu hầu hết mọi người cảm thấy rằng khoản tiết kiệm của họ sẽ trở nên vô giá trị rất nhanh, họ sẽ tiêu chúng ngay lập tức và không tiết kiệm được gì. Trong vài năm gần đây, giá trị (hoặc sức mua) của tiền đã giảm ở Ấn Độ chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn – cho các mục đích hàng ngày – tiền có đủ sự ổn định về giá trị để phục vụ khá tốt cho việc lưu trữ giá trị.

Chức năng số 4. Cơ sở của Tín dụng:

Tiền tạo điều kiện cho các khoản vay. Người đi vay có thể sử dụng tiền để có được hàng hóa và dịch vụ khi họ cần nhất. Ví dụ, một cặp vợ chồng mới cưới sẽ cần rất nhiều tiền để trang bị một ngôi nhà hoàn chỉnh ngay lập tức. Họ không bắt buộc chức năng quan trọng nhất của tiền tệ phải đợi đến mười năm để có thể tiết kiệm đủ tiền để mua những thứ đắt tiền như ô tô, tủ lạnh, TV, v.v.

Chức năng số 5. Một Đơn vị Tài khoản:

Một thuộc tính của tiền là nó được sử dụng như một đơn vị tài khoản. Hàm ý là tiền được sử dụng để đo lường và ghi lại các giao dịch tài chính cũng như giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia theo thời gian. Giá trị tiền của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế trong một niên độ kế toán được gọi là tổng sản phẩm quốc dân. Theo JR Hicks, tổng sản phẩm quốc dân là tập hợp hàng hóa và dịch vụ được giảm xuống mức chung bằng cách tính bằng tiền.

Chức năng số 6. Một tiêu chuẩn của việc trả sau:

Đây là một phần mở rộng của chức năng đầu tiên. Ở đây một lần nữa tiền được sử dụng như một phương tiện trao đổi, nhưng lần này việc thanh toán được dàn trải trong một khoảng thời gian. Như vậy, khi hàng hoá được mua theo hình thức thuê mua, chúng được giao cho người mua khi thanh toán một khoản tiền đặt cọc, sau đó người mua sẽ thanh toán số tiền còn lại theo nhiều đợt.

Theo hệ thống hàng đổi hàng, loại giao dịch này có thể có vấn đề. Hãy tưởng tượng một người nông dân mua một máy quay video và đồng ý trả cho nó với số lượng lúa mì cố định mỗi tuần trong một số tuần nhất định chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Sau một vài tuần, người bán máy quay video có thể có đủ lúa mì.

Tuy nhiên, anh ta sẽ phải nhận thêm lúa mì trong những tuần tới. Nếu tiền đã được sử dụng, thì người bán có thể dùng nó để mua bất cứ thứ gì anh ta muốn, cho dù đó là lúa mì hay thứ gì khác – hiện tại hoặc trong tương lai. Nói cách khác, việc sử dụng tiền cho phép trì hoãn chi tiêu từ hiện tại sang một số dịp trong tương lai.

Chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Trong nền kinh tế hiện đại, hầu hết các giao dịch (mua và bán) được thực hiện trên cơ sở tín dụng. Ví dụ, bạn có thể mua những đồ dùng bền bỉ như TV hoặc máy giặt khi thuê; có thể mua nhà bằng LIC hoặc HDFC vay; hầu hết các giao dịch kinh doanh cho phép thanh toán trong tương lai cho hàng hóa được giao ngay bây giờ; và người lao động chờ đợi một tháng hoặc một tuần để nhận tiền công và tiền lương của họ. Do đó, việc sử dụng tiền cho phép các thành viên trong xã hội trì hoãn chi tiêu của họ từ hiện tại đến một ngày nào đó trong tương lai.

Do đó, chúng tôi thấy rằng hệ thống tiền tệ rõ ràng có lợi thế hơn hệ thống hàng đổi hàng. Nhưng tiền là gì? Lưu ý năm từ đầu tiên trong định nghĩa của chúng tôi – “bất kỳ điều gì thường được chấp nhận”. Chúng tôi sử dụng tiền giấy và tiền xu để mua đồ nhưng chỉ có thể làm như vậy miễn là chủ cửa hàng và thương nhân sẵn sàng chấp nhận những tiền giấy và tiền xu đó để thanh toán cho hàng hóa mà họ đang bán.

Nếu tất cả người bán quyết định rằng họ sẽ không chấp nhận những tờ tiền và tiền xu này nữa, thì chúng sẽ không còn là tiền nữa. Thay vào đó, nếu họ quyết định chấp nhận chân ghế là tiền, thì chúng ta sẽ phải sử dụng chân ghế mà chúng ta sẽ phải sử dụng khi mua một thứ gì đó! Tất nhiên, ví dụ này khá nực cười nhưng nó chỉ ra rằng bất cứ thứ gì cũng có thể là tiền miễn là nó thường được chấp nhận như vậy.

Vậy đâu là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ

Chức năng quan trọng nhất của tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là: Phương tiện trao đổi.

Tiền Tệ Là Gì? Các Chức Năng Và Hình Thái Của Tiền Tệ

Tiền tệ là gì?

Thông thường, tiền tệ là định nghĩa cho bất kỳ loại tiền nào được sử dụng để lưu thông trên toàn thế giới. Các loại tiền tệ được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như giấy, polime hoặc kim loại. Nó thường được ban hành và duy trì bởi một cơ quan quản lý của quốc gia hay liên minh, khu vực. Điều này có nghĩa là giá trị của đồng tiền không đến từ vật liệu được tạo ra, mà bằng giá trị mà nó đại diện theo nền kinh tế và tổ chức phát hành.

Các chức năng chính của tiền tệ

Tiền tệ có 3 chức năng cơ bản là:

Phương tiện trao đổi

Phương tiện bảo tồn giá trị

Phương tiện hạch toán

Khi tiền đóng vai trò phương tiện trao đổi, tiền được sử dụng trong giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, điều đó đòi hỏi người bán phải chấp nhận nó với tư cách là phương tiện thanh toán trong các giao dịch trên thị trường. Từ các giao dịch bình thường hay các hợp đồng giao dịch lớn giữa các tác nhân đều thỏa thuận về phương tiện thanh toán. Không có một phương tiện trao đổi được chấp nhận rộng rãi, lưu thông hàng hóa sẽ dựa vào chế độ hàng đổi hàng. Chế độ hàng đổi hàng đơn giản là sự trao đổi trực tiếp. Trong điều kiện đó, dân cư sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện các giao dịch.

Với chức năng là phương tiện bảo tồn giá trị, tiền là một hình thức để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. Nhờ chức năng này người dân có thể lựa chọn giữ một số của cải trực tiếp bằng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện có lạm phát, giá trị của tiền giảm theo thời gian, vì thế tiền trở thành phương tiện bảo tồn giá trị không hiệu quả

Chức năng đơn vị hạch toán của tiền, chỉ ra sự tiện lợi khi có một phương tiện được chấp nhận rộng rãi để định giá và ghi sổ sách. Tiền còn là cơ sở để hạch toán các hoạt động kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia. Trong các chức năng của tiền tệ, chức năng phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất, vì nó thể hiện được bản chất của tiền.

Các loại hình thái của tiền tệ

Theo tiến trình lịch sử, tiền tệ đã trải qua ba hình thái: tiền hàng hóa, tiền quy ước và tiền qua ngân hàng.

Tiền hàng hoá

Tiền hàng hóa là một loại hàng hóa nào đó được người ta công nhận để làm vật trung gian cho việc giao dịch mua bán hàng hóa.

Lúc đầu người ta sử dụng các loại hàng hóa thông dụng trong trao đổi như lúa mì, súc vật… Điều này đem tới nhiều bất tiện, do tiền hàng hóa chỉ được chấp nhận trong một nhóm người hay trong một địa phương, lại không thuận tiện cho việc di chuyển, và trong nhiều trường hợp khó phân chia thành nhiều đơn vị cần thiết.

Tiền kim loại được sử dụng lần lượt đồng, bạc, vàng, do có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác.

Nguyên tắc chung của tiền hàng hóa là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật dùng làm tiền.

Ưu điểm: Những hàng hóa được chọn làm tiền tệ có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu và mang tính chất phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực diễn ra trao đổi.

Nhược điểm: Không đồng nhất; Dễ hư hỏng; Khó phân chia hay gộp lại; Khó bảo quản cũng như vận chuyển; Mang tính khu vực, địa phương…

Tiền quy ước (tiền pháp định)

Tiền quy ước hay tiền pháp định là loại tiền được lưu hành do quy định của nhà nước. Tiền được gọi là tiền quy ước bởi vì giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền chỉ là giá trị tượng trưng, tức là lớn hơn hay nhỏ hơn so với giá trị của vật dùng làm tiền. Nó biểu thị cho một lượng giá trị nào đó mà mọi người thừa nhận chúng và tin vào đó để sử dụng. Sự khác nhau cơ bản giữa tiền hàng hóa và pháp định là ở chỗ đối với tiền pháp định giá trị của tiền tệ lớn hơn giá trị của vật dùng làm tiền, trong khi đó đối với tiền hàng hóa thì hai giá trị đó phải bằng nhau.

Tiền quy ước cũng có hai dạng:

Cả hai loại này đang được lưu hành trên thế giới. Tiền kim loại, trước đây người ta sử dụng các loại kim loại quý như bạc, vàng… về sau sử dụng loại kim loại rẻ hơn, tiền được sử dụng nhiều hơn. Tại nước ta hiện nay, tiền xu các loại đang được sử dụng trong lưu thông, đây cũng cũng là dạng tiền kim loại như nhiều nước trên thế giới đang sử dụng.

Đối với tiền giấy có hai loại tiền giấy khả hoán và tiền giấy không khả hoán.

Tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỉ XVII, lần đầu tiên do ngân hàng Amsterdam của Hà Lan thực hiện. Đối với loại tiền này khi có một lượng tiền nào đó bạn có thể đến nơi mà chính phủ quy định đổi lấy một lượng vàng hoặc bạc tương đương. Lượng quy kim đó được căn cứ vào bản vị tiền tệ, là lượng mà Chính phủ dùng để định nghĩa giá trị một đơn vị tiền tệ của quốc gia. Ví dụ ở Mỹ vào năm 1775 người ta định nghĩa 1USD = 25,92 g bạc 99,99%; và vào năm 1900 định nghĩa 1USD = 1504,6 mg vàng 99,99%. Nếu định nghĩa theo vàng thì gọi là chế độ bản vị vàng và theo bạc thì ta có chế độ bản vị bạc. Việc sử dụng tiền khả hoán đòi hỏi chính phủ có một lượng dự trữ vàng hoặc bạc tương đương với lượng tiền phát hành. Mục đích của chế độ phát hành này là muốn bảo đảm giá trị của đồng tiền đang lưu hành. Trong thực tế việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Cho đến giữa những năm 1930, hầu như các quốc gia đều bỏ chế độ tiền giấy khả hoán chuyển sang sử dụng tiền giấy bất khả hoán.

Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể mang tiền giấy đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.

Ưu điểm: Nhẹ, dễ vận chuyển và cất trữ; Có đầy đủ mệnh giá; Chính phủ tốn ít chi phí sản xuất.

Nhược điểm: Không bền; Khá cồng kềnh khi giao dịch lớn; Tốn chi phí vận chuyển và dễ gặp rủi ro; Có thể bị làm giả; Dễ rơi vào tình trạng bất ổn (đồng tiền bị mất giá)

Tiền qua ngân hàng

Tiền qua ngân hàng là tiền ký thác hay tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng séc hay tiền ghi nợ. Loại tiền này được tạo ra từ tài khoản séc.

Từ nợ ở đây là chỉ khoản nợ của ngân hàng đối với người mở tài khoản séc tại ngân hàng. Khi mở tài khoản séc tức là người ta đưa vào ngân hàng một lượng ký thác không kỳ hạn. Người chủ tài khoản có thể viết một tờ séc cho mình hoặc cho một người nào đó để yêu cầu ngân hàng thanh toán một lượng tiền khi tờ séc được xuất trình và chưa quá hạn. Lượng tiền ký thác không kỳ hạn đó chính là tiền qua ngân hàng. Nhưng bản thân những tờ séc không phải là tiền, vì khi nhận tờ séc từ tay một người nào đó thì người ta không thể dùng nó vào việc thanh toán nợ hay mua bán hàng hóa.

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí giao dịch; Nhanh, đơn giản và an toàn; Thuận lợi khi giao dịch lớn.

Nhược điểm: Mất thời gian vận chuyển séc, kiểm tra tính hợp pháp của séc..nên không phù hợp khi cần thanh toán nhanh; Tốn kém chi phí xử lý chứng từ.; Cần một khoảng thời gian dài để đưa vào ứng dụng phổ biến, rộng rãi.

Trong ba hình thái tiền tệ nêu trên hiện nay chỉ phổ biến hai hình thái là tiền quy ước và tiền qua ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng càng hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng càng quan trọng. Ở nước ta, từ trước đến nay sử dụng chủ yếu vẫn là tiền giấy, tiền qua ngân hàng còn chưa sử dụng phổ biến nhưng trong xu hướng chung thì loại tiền này sẽ được sử dụng nhiều hơn.

Thị Trường Tiền Tệ (Money Market) Là Gì? Chức Năng Của Thị Trường Tiền Tệ

Khái niệm

Thị trường tiền tệhay còn gọi là thị trường vốn ngắn hạn trong tiếng Anh được gọi là money market hay short-term capital market.

Thị trường tiền tệ là thị trường trao đổi vốn ngắn hạn như các khoản vay liên ngân hàng hoặc mua bán các chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi. Thời gian đáo hạn của các chứng khoán trên thị trường tiền tệ thường dưới một năm. (Theo Cẩm nang Đầu tư trên Thị trường Chứng khoán, Phạm Thế Anh, NXB Từ điển Bách Khoa).

Chức năng của thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ hoạt động sẽ có tác dụng khơi thông và cung ứng vốn ngắn hạn cho các chủ thể cần vốn ngắn hạn trong kinh tế, vì vậy người ta gọi thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn.

Phần lớn các ngân hàng, công ty sử dụng thị trường tiền tệ để thu hút các nguồn vốn ngắn hạn, còn đối với người đầu tư thì có độ an toàn cao, do giá chứng khoán ít biến động.

Thị trường mua bán tín phiếu kho bạc thường được tổ chức thành thị trường tập trung, và Ngân hàng Trung ương lấy tín phiếu kho bạc làm công cụ thị trường mở điều hành chính sách tiền tệ.

Hầu hết các nước đang phát triển đã áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để bổ sung cho công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp.

Thị trường chứng chỉ tiền gửi là thị trường phi tập trung, mua bán chứng chỉ tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại.

Các công cụ của thị trường tiền tệ

Các công cụ của thị trường tiền tệ bao gồm tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu ngân hàng, các khế ước cho vay…

Tuy nhiên, có những công cụ tài chính lưu thông trên thị trường tiền tệ thường thấy hơn cả, gồm:

– Kì phiếu kho bạc (Treasure bills)

– Kì phiếu ngân hàng (Bank bill)

– Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm (Certificates of time deposit hay CD)

– Thương phiếu (Commercial paper)

Chủ thể tham gia

Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm:

– Kho bạc nhà nước

– Ngân hàng trung ương

– Các ngân hàng thương mại

– Các công ty tài chính

– Các tổ chức kinh tế

– Cá nhân trong xã hội

Các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ

Trong thị trường tiền tệ có thể bao gồm các loại thị trường sau:

– Thị trường tiền gửi

– Thị trường tín dụng

– Thị trường liên ngân hàng

– Thị trường mở

– Thị trường trái phiếu kho bạc

(Theo Thị trường Chứng khoán – Trường Đại học Kinh tế chúng tôi NXB Thống kê)

Diệu Nhi