Top 8 # Chức Năng Của Tổ Trưởng Dân Phố Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Trưởng Thôn, Tổ Trưởng Tổ Dân Phố

Chào Ban biên tập, êm tên Huỳnh Khả Hương hiện sinh sống tại Kiên Giang, theo em biết thì hầu như khu phố nào cũng có 01 tổ trưởng tổ dân phố, nơi em cũng có một bác, nhưng em không được rõ là nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là gì? Nên rất mong các anh/chị hỗ trợ giúp.

(****@gmail.com)

Tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, có hiệu lực từ 20/01/2019 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố như sau:

1. Nhiệm vụ:

a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;

d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;

e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.

2. Quyền hạn:

Trân trọng!

Quy Định Về Tổ Dân Phố Và Quy Trình Bầu Cử Tổ Trưởng Tổ Dân Phố

Luật sư tư vấn về tổ chức tổ dân phố, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố, quy trình bầu cử tổ trưởng tổ dân phố.

Tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một phường, thị trấn, là nơi thực hiện dân chủ trực triếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Về nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố :

Tổ dân phố (tùy từng địa phương còn gọi là khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu…). Tổ dân phố bản chất tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp phường). Tổ dân phố không phải là một cấp hành chính.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 31/08/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, thì:

1- Cộng đồng dân cư tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp trên triển khai đối với tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”; phòng chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu.

2- Thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của tổ dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính trị – xã hội phát động.

3- Thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ tổ dân phố hoặc Đảng ủy cấp phường hay chi bộ sinh hoạt ghép (nơi chưa có chi bộ chi bộ tổ dân phố), củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

4- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổ trưởng tổ dân phố và Tổ phó tổ dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

5- Các nội dung hoạt động của tổ dân phố theo quy định tại Điều này được thực hiện thông qua hội nghị của thôn, tổ dân phố (Điều 5).

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố:

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 31/08/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, thì Tổ dân phố có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:Thông tư số 04/2012/TT-BNV ; Triệu tập và chủ trì hội nghị tổ dân phố; Triển khai thực hiện những nội dung do cộng đồng dân cư của tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp; tổ chức nhân dân trong tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao; Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước, hương ước của tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật; Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội của tổ dân phố, tổ chức nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phát động; Tổ chức vận động nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong tổ dân phố, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp phường những hành vi vi phạm pháp luật trong tổ dân phố; Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp phường giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong tổ dân phố; lập biên bản về những vấn đề đã được nhân dân của tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường; Phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị – xã hội của tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị – xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản (nếu có) của tổ dân phố như: Tổ dân vận, Tổ hòa giải, Tổ quần chúng bảo vệ an ninh và trật tự, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tổ chức tự quản khác theo quy định của pháp luật; Hằng tháng báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân cấp phường; 06 tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác trước hội nghị tổ dân phố (khoản 1 Điều 10). – Nhiệm vụ: Bảo đảm các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của

Quy định về tiêu chuẩn tổ trưởng tổ dân phố và tổ phó tổ dân phố:

Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao (Điều 11).

Hiện nay, việc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20/04/2007 thực hiện dân chủ cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11); Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN của Chính phủ, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 17/04/2008 hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN). Cụ thể:

Theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, thì: Tổ trưởng tổ dân phố do nhân dân trong tổ dân phố bầu (khoản 2 Điều 13). Nhân dân bàn việc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố bằng hình thức tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng tổ dân phố. Việc biểu quyết tại cuộc họp được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do hội nghị quyết định). Nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp (Điều 14).

Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN, hướng dẫn chi tiết:

– Về công tác chuẩn bị hội nghị bầu Tổ trưởng tổ dân phố:

1- Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân phường ra quyết định công bố ngày bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

2- Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi ủy Chi bộ tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 01 – 02 người).

3- Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị – xã hội và đại diện cử tri tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở tổ dân phố chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử (Điều 6).

– Việc tổ chức bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố: Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Tổ trưởng tổ dân phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng. Trường hợp tổ chức thành cuộc bầu cử riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn quy trình, thủ tục của cuộc bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố ở địa phương mình phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 7).

3- Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu. Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định cử Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của tổ dân phố cho đến khi bầu được Tổ trưởng tổ dân phố mới. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường quyết định cử Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp phường phải tổ chức bầu Tổ trưởng tổ dân phố mới. Quy trình bầu Tổ trưởng tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN (Điều 8).

– Việc công nhận kết quả bầu cử: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp phường xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp phường (Điều 9).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Bỏ Khu Phố, Thay Vào Tổ Dân Phố

Tổ dân phố là tổ chức cộng đồng dân cư rất quan trọng ở dưới phường, xã, thị trấn. Đây là nơi trực tiếp thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của chính quyền các cấp. Việc tổ chức, sắp xếp lại khu phố, tổ dân phố theo mô hình phù hợp sẽ góp phần quan trọng phát huy hơn nữa vai trò tự quản của người dân, hướng đến phát triển đô thị bền vững trên địa bàn TPHCM.

Mô hình chưa phù hợp

Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa XII) nêu ra một số chủ trương, định hướng trong việc tổ chức, sắp xếp lại các tổ chức cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố.

Nghị quyết yêu cầu đến năm 2021 phải sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số thôn, tổ dân phố. Từ năm 2021 đến năm 2030 phải cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

Cuối năm 2018, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 14/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 04/2012 và có hiệu lực từ ngày 20-1-2019. Thông tư 14/2018 không quy định “các tổ chức tự quản khác của thôn” như quy định cũ.

Trong khi đó, Quyết định 24/2017 của UBND TPHCM quy định khu phố được tổ chức dưới phường, thị trấn; dưới khu phố bao gồm nhiều tổ dân phố liền kề. Khu phố có vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động giống tổ dân phố theo Thông tư 14/2018.

Như vậy, cách thức tổ chức khu phố, tổ dân phố dưới phường, thị trấn như hiện nay ở TPHCM là chưa phù hợp và chưa thống nhất với quy định của bộ ngành Trung ương. Mô hình này cũng bộc lộ hạn chế là có nhiều đầu mối, tổ chức, tầng nấc trung gian khiến nhân sự phình ra, kéo theo gia tăng chi ngân sách thường xuyên.

Do đó, song song với việc tổ chức, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị, đòi hỏi TPHCM cũng phải khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại tổ chức, hoạt động của khu phố, tổ dân phố cho phù hợp.

Về việc tổ chức, sắp xếp lại, Nghị quyết 18-NQ/TW yêu cầu giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu mối và biên chế.

Vì vậy, TPHCM nên nhanh chóng thực hiện mô hình thống nhất trong cả nước là dưới phường, thị trấn chỉ có tổ dân phố. Nói một cách khác, TPHCM cần bỏ hẳn khu phố và thay vào đó là tổ dân phố.

Khi đó, tổ dân phố sẽ thực hiện các hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của khu phố. Tương tự, tổ trưởng tổ dân phố sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng khu phố như quy định hiện nay (theo Quyết định 24/2017).

Năng lực quản lý điều hành – yếu tố quan trọng

Nỗi băn khoăn nhất hiện nay khi thực hiện mô hình vừa nêu thì quy mô số hộ dân của tổ dân phố lớn (trên 700 hộ gia đình) là một áp lực lớn cho tổ trưởng tổ dân phố.

Tuy nhiên, đối với hoạt động của tổ dân phố, vấn đề không phải là quy mô số hộ dân, mà chính là năng lực quản lý điều hành, cơ chế phối hợp và chính sách, chế độ đãi ngộ đối với tổ trưởng tổ dân phố. Những vấn đề này nếu được quan tâm đúng mức thì việc thực hiện mô hình này sẽ thuận lợi.

Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể sau đây. Trước hết cần lựa chọn người (cho người dân bầu) làm tổ trưởng tổ dân phố phải đúng tiêu chuẩn, nhất là về năng lực quản lý điều hành. Khi thực hiện mô hình dưới phường, xã, thị trấn là tổ dân phố (không có khu phố) thì nguồn nhân sự cho tổ trưởng tổ dân phố đã có sẵn nên cũng thuận lợi.

Chọn được người thì cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động cho tổ trưởng tổ dân phố. Đặc biệt là bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng, kỹ năng tổ chức và điều hành một cuộc họp, kỹ năng hòa giải ở cơ sở, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước ở cơ sở…

Kế đến là việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa chi bộ, ban công tác mặt trận và tổ dân phố để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trong quản lý mọi hoạt động trên địa bàn.

Đặc biệt là quy định cụ thể trách nhiệm của các chức danh đứng đầu như bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận và tổ trưởng tổ dân phố. Trong tổ dân phố, các thành viên tổ trưởng tổ dân phố và tổ phó tổ dân phố cũng phải phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.

Hiện nay vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò quan trọng của tổ dân phố nên ít quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ hay phối hợp hoạt động.

Thậm chí còn có tư tưởng cho rằng tổ trưởng tổ dân phố là “cấp dưới”, “người giúp việc” nên thường giao luôn cả những công việc không đúng với chức năng, nhiệm vụ của họ.

Vì thế cần quán triệt sâu sắc trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công chức ở cấp xã về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ dân phố. Việc này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hay phối hợp, hỗ trợ hoạt động đối với tổ dân phố để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Cùng đó, UBND phường, xã, thị trấn cần tăng cường chỉ đạo, quản lý và kiểm tra mọi hoạt động của tổ dân phố; cần duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban định kỳ với tổ trưởng tổ dân phố để triển khai các công việc cần thiết và nghe phản ánh tình hình cơ sở.

Công việc và trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố theo mô hình không có khu phố là khá nặng nề, nên cần có chế độ chính sách tương xứng để động viên tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm của đội ngũ này. Vì vậy, chính quyền thành phố cần sửa đổi, bổ sung những chính sách, chế độ đối với tổ trưởng tổ dân phố. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thiết thực khi thực hiện mô hình này.

TPHCM có gần 2.090 ấp, khu phố và hơn 25.800 tổ dân phố, tổ nhân dân. Hiện nay, TPHCM đang tổng kết đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động của khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân.

TS NGUYỄN VĂN NHỨT – Giảng viên cao cấp, Học viện Cán bộ TPHCM

Tổ Dân Phố Là Gì? Những Vấn Đề Cơ Bản Liên Quan Tới Tổ Dân Phố

1. Khái niệm tổ dân phố theo quy định

Thôn, Ấp, Bản và tổ dân phố là cấp quản lý thấp nhất trong cơ cấu tổ chức quản lý của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tổ dân phố là một tổ tự quản cấp xã trực thuộc phường, không phải là một cấp hành chính. Một tổ dân phố là một cộng đồng dân cư sống cùng trên một địa bàn, một khu vực thuộc quản lý của một phường, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp để phát huy và triển khai các hình thức hoạt động phục vụ mục đích tự quản, tự tổ chức nhân dân trong phạm vi tổ dân phố có trách nhiệm thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước cùng những công việc từ cấp trên giao.

Tuy cả thôn và tổ dân phố đều không phải là cấp hành chính nhưng vai trò cơ sở là rất quan trọng bởi đó là nơi thực hiện các nhiệm vụ công tác của địa phương. Do vậy việc phát huy vai trò chi bộ của thôn, tổ dân phố trong lãnh đạo chính quyền, đoàn thể thực hiện công tác là nhiệm vụ rất quan trọng. Các hoạt động của tổ dân phố đều được ghi nhận bởi các cấp Đảng và nhân dân cả nước qua việc tổ chức tự quản. Hiệu quả đó không chỉ hiện hữu từ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà kết quả đáng ghi nhận hơn đó là sự đoàn kết cộng đồng của cộng đồng dân cư, niềm tin, sự tôn trọng của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở,…

Mỗi tổ dân phố có 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố. Trong trường hợp tổ dân phố đông dân cư, trên 600 hộ gia đình thì có thể bầu cử thêm 01 Tổ phó tổ dân phố để hỗ trợ công tác tổ chức, quản lý trong tổ dân phố. Tuy nhiên từ ngày 31/8/2018, Bộ Nội vụ Ban hành thêm một số điểm mới trong thông tư số 04/2012/TT-BNV, theo đó có quy định thêm nếu tổ dân phố có trên 1500 dân có thể bầu thêm 01 Tổ phó tổ dân phố theo đề nghị của Tổ trưởng tổ dân phố tới Chủ tịch UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhân.

2. Một số hiểu biết cơ bản về tổ dân phố

2.1. Nội dung hoạt động của tổ dân phố

– Cộng đồng dân cư trong tổ dân phố bàn và tự đưa ra quyết định thực hiện những hoạt động tự quản theo đúng quy định của pháp luật phục vụ công tác xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất cùng với đó để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi cộng đồng. Và mục tiêu quan trọng hơn là xóa đói, giảm nghèo cho bà con nhân dân trên địa bàn tổ dân phố. Trong quá trình thực hiện những hoạt động đó phải lồng ghép cả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội cấp trên triển khai đối với thôn, tổ dân phố.

– Thực hiện dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đồng thời tích cực tham gia và đóng góp vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cùng các phong trào, cuộc vận động do cá tổ chức chính trị – xã hội phát động.

– Thực hiện theo lãnh đạo chi bộ tổ dân phố hoặc nếu chưa có chi bộ tổ dân phố thì theo sự lãnh đạo của Đảng ủy cấp xã hay chi bộ sinh hoạt ghép, đảm bảo luôn duy trì và thường xuyên củng cố có hiệu quả các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố không trái quy định của pháp luật

– Thực hiện quyền dân chủ trong việc bầu, miễn và bãi nhiệm Tổ trưởng tổ dân phố và các cấp lãnh đạo khác dưới Tổ trưởng tổ dân phố

2.2. Điều kiện thành lập tổ dân phố mới

Trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố có quy định về việc khuyến khích việc sáp ,nhập thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả của chính quyền cấp xã, nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của thôn, tổ dân phố. Trong đó việc thành lập tổ dân phố mới phải đảm bảo đủ điều kiện như sau:

– Quy mô hộ gia đình: Nếu việc thành lập mới ở đồng bằng thì địa bàn thành lập phải có từ 250 hộ gia đình trở lên và từ 150 hộ gia đình trở lên đối với vùng thuộc miền núi, biên giới hay hải đảo.

– Điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng trong phạm vi thành lập tổ dân phố mới phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Có như vậy thì việc tổ chức, triển khai các hoạt động mới đảm bảo phục vụ cộng đồng và đảm bảo ổn định cuộc sống của ,người dân.

Những điều kiện đều đã được thay đổi trong Thông tư mới ban hành, theo đó các chỉ tiêu về quy mô hộ gia đình với việc thành lập tổ dân phố mới đều được nâng lên. Điều này được đổi mới nhằm thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản bộ máy, cán bộ và tồ chức từ đó nâng cao hiệu quả quản lý cùng công tác đầu tư cho cộng đồng phát triển hướng tới mục tiêu phát triển đất nước.

2.3. Vai trò của tổ dân phố

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý của nhà nước, việc chia nhỏ các cấp quản lý là cần thiết trong đó tổ dân phố tuy là đơn vị cấp xã nhưng lại là một tổ chức rất quan trọng đảm nhận vai trò là cầu nối gắn kết chính quyền và nhân dân. Các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước cùng công việc được giao xuống bởi chính quyền các cấp sẽ được thực hiện trực tiếp tại các tổ dân phố.

Đối với Nhà nước mà nói, tổ dân phố là đơn vị không thể thiếu, hỗ trợ Nhà nước thực thi hiệu qủa các chính sách chăm lo cho đời sống nhân dân. Do đó các cấp lãnh đạo trong một số trường hợp có thể sắp xếp lại tổ dân phố khi cần thiết theo mô hình phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò tự quản của người dân, hướng đến phát triển đô thị bền vững. Chẳng hạn trong trường hợp một số xã, thị trấn ở vùng núi, biên giới, hải đảo có điều kiện về diện tích tự nhiên quá rộng, địa hình chia cắt phức tạp thì việc áp dụng quy định phải có từ 100 – 150 hộ gia đình trở lên sẽ không phù hợp với thực tiễn. Lúc này việc xem xét tổ chức sẽ được thông qua các cấp chính quyền, Đảng ủy,… để thành lập tổ chức hợp lý.

3. Vai trò của tổ trưởng tổ dân phố

3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố

3.1.1. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố

– Đảm bảo các hoạt động của tổ dân phố như đã đề cập tại mục 2.1 được thực hiện

– Triệu tập và chủ trì hội nghị của tổ dân phố

– Quyết định trực tiếp và triển khai thực hiện những hoạt động do cộng đồng dân cơ của tổ dân phố đã bàn. Chỉ đạo nhân dân trong tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng những nhiệm vụ khác do cấp trên giao phó

– Vận động, tổ chức và cùng nhân dân thực hiện tốt quyền dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước, hương ước tại tổ dân phố phù hợp với quy định của pháp luật.

– Phối hợp làm việc cùng Ban công tác MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội của tổ dân phố và cùng nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, cuộc vận động khác

– Tổ chức nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội,…

– Tập hợp ý kiến người dân từ đó phản ánh, đề nghị đến chính quyền xã giải quyết những kiện nghị, nguyện vọng của tổ dân phố về các vấn đề

– Báo cao công tác hàng tháng với UBND cấp xã, 6 tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác tổ dân phố

3.1.2. Quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố

– Được đại diện tổ dân phố ký hợp đồng các dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cộng đồng do tổ dân phố đầu tư và đã được thông qua bởi Hội nghị tổ dân phố

– Được giới thiệu Tổ phó tổ dân phố đồng thời phân công nhiệm vụ và quy định quyền hạn giải quyết công việc của Tổ phó tổ dân phố

– Thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao và các nhiệm vụ khác tại cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật

3.2. Chính sách của Nhà nước đối với tổ trưởng tổ dân phố

Với nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng khoản phụ cấp từ Ngân sách nhà nước bằng 3,0 lần mức lương cơ sở, cụ thể:

– Tổ dân phố có từ 350 hộ gia đình trở lên

– Thôn thuộc xã trọng điểm, an ninh, trật tự phức tạp đã được cơ quan có thẩm quyền quy định

– Thuộc các vùng biên giới, hải đảo