Top 9 # Chức Năng Của Uỷ Ban Kiểm Tra Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Uỷ Ban Kiểm Tra Công Đoàn Các Cấp

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra công đoàn (UBKT)?

Căn cứ Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 và Hướng dẫn số 251/HD-TLĐ ngày 02/3/2017 sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 238/HD-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN, tại mục 29 – Chương VIII về “Nhiệm vụ của UBKT công đoàn” theo Điều 41 và “Quyền của UBKT công đoàn” theo Điều 42 Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau:

UBKT chủ động tìm hiểu, phát hiện, tổ chức kiểm tra và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

a. UBKT tổ chức kiểm tra và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

b. Giám sát uỷ viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và tổ chức công đoàn cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, các quy định của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

c. Tham mưu xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm.

– Tiếp nhận và nghiên cứu, đề xuất với ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn LĐVN.

– Phát hiện và tham mưu, đề xuất với ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở kế hoạch kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

29.8. UBKT công đoàn được quyền giám sát uỷ viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn cùng cấp và tổ chức công đoàn cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, các quy định của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

29.9. UBKT Tổng Liên đoàn và UBKT liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được uỷ quyền xem xét, quyết định xử lý cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn./.

(1) Phần chữ in nghiêng đã được sửa đổi, bổ sung tại văn bản số 251/HD-TLĐ ngày 02/3/2017 của ĐCT Tổng Liên đoàn.

(2) Quy định về thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TLĐ ngày 09/3/2017 của ĐCT Tổng Liên đoàn.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ủy Ban Kiểm Tra

Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lập ở các cấp công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

1. Ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

2. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số ủy viên ban chấp hành không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

3. Việc bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải được quá một phần hai (1/2) số phiếu bầu.

Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu.

Tổ chức cơ sở của công đoàn có dưới 30 đoàn viên thì cử 1 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.

4. Khi mới thành lập hoặc tách, nhập tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra lâm thời.

5. Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

6. Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách công đoàn khi chuyển công tác không là cán bộ chuyên trách công đoàn thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra. Ủy viên ủy ban kiểm tra khi chuyển công tác ra khỏi ngành hoặc địa phương, đơn vị thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn ở ngành, địa phương, đơn vị đó. Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra kể từ thời điểm nghỉ hưu hoặc thôi việc ghi trong quyết định.

Nhiệm vụ Ủy ban kiểm tra công đoàn:

1. Giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

2. Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

3. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

4. Giúp ban chấp hành, ban thường vụ: giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, CNVCLĐ theo quy định cuả pháp luật.

5. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

Quyền hạn Ủy ban kiểm tra công đoàn:

1. Ủy viên ủy ban kiểm tra được tham dự các hội nghị của ban chấp hành và được mời dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cùng cấp.

2. Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của ban chấp hành.

3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do ủy ban kiểm tra nêu ra.

4. Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra không được cơ quan thường trực giải quyết thì ủy ban kiểm tra có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

5. Ủy viên ban kiểm tra được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra

Tin bài: Lê Thị Hạnh

Về Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ban Dân Vận Huyện Uỷ.

I. Về chức năng nhiệm vụ của Ban dân vận Huyện uỷ.

Căn cứ hướng dẫn số 01/HDLB-TC-DV ngày 25/5/2000 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.

Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận huyện ủy như sau:

1. Chức năng:

Ban Dân vận Huyện uỷ là một Ban thuộc hệ thống các Ban xây dựng Đảng, là cơ quan tham mưu của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận của Đảng, trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc .

2. Nhiệm vụ

– Nghiên cứu, tham mưu với cấp ủy những chủ trương về công tác dân vận; chuẩn bị, tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng về công tác dân vận; thẩm định các đề án về công tác dân vận trước khi trình cấp ủy; tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo những vấn đề cụ thể về công tác dân vận trong hệ thống chính trị (trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc ).

– Hướng dẫn các cấp ủy, các tổ chức Đảng thực hiện các nghị quyết chủ trương của cấp trên; hướng dẫn khối dân vận, cấp ủy cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ.

– Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ triển khai công tác tổ chức và cán bộ trong khối theo quy định của cấp ủy; đề xuất việc bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ trong khối thuộc diện cấp ủy quản lý, kiến nghị những biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân vận; tổ chức hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ dân vận cho cán bộ của hệ thống chính trị; tham gia công tác xây dựng Đảng ở các Đảng bộ cơ quan khối Dân vận.

I. Về chức năng nhiệm vụ của Ban dân vận Huyện uỷ.

Căn cứ hướng dẫn số 01/HDLB-TC-DV ngày 25/5/2000 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.

Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận huyện ủy như sau:

1. Chức năng:

Ban Dân vận Huyện uỷ là một Ban thuộc hệ thống các Ban xây dựng Đảng, là cơ quan tham mưu của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận của Đảng, trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc .

2. Nhiệm vụ

– Nghiên cứu, tham mưu với cấp ủy những chủ trương về công tác dân vận; chuẩn bị, tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng về công tác dân vận; thẩm định các đề án về công tác dân vận trước khi trình cấp ủy; tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo những vấn đề cụ thể về công tác dân vận trong hệ thống chính trị (trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc ).

– Hướng dẫn các cấp ủy, các tổ chức Đảng thực hiện các nghị quyết chủ trương của cấp trên; hướng dẫn khối dân vận, cấp ủy cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ.

– Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ triển khai công tác tổ chức và cán bộ trong khối theo quy định của cấp ủy; đề xuất việc bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ trong khối thuộc diện cấp ủy quản lý, kiến nghị những biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân vận; tổ chức hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ dân vận cho cán bộ của hệ thống chính trị; tham gia công tác xây dựng Đảng ở các Đảng bộ cơ quan khối Dân vận.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ủy Ban Kiểm Tra Công Đoàn Cong Tac Kiem Tra Cong Doan Va Uy Ban Kiem Tra Cong Doan Cac Cap Doc

Công Tác Kiểm Tra Công Đoàn và ủy ban kiểm tra công Đoàn Các Cấp

Công tác kiểm tra của công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công Đoàn mỗi cấp nhằm lãnh đạo việc thực hiện điều lệ , nghị quyết , chỉ thị và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức , tiến hành c ông tác kiểm tra ở cấp đó và ch i ụ sự kiểm tra của công đoàn cấp trên.

Ban chấp hành công đoàn các cấp quyết định chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra của cấp mìn h và chỉ đạo công đoàn cấp dưới , xây dựng chương trình kế ho ạch công tác kiểm tra toàn khóa , hàng năm về việc chấp hành điều lệ , thực hiện nghị quyết đại hội , các nghị quyết chương trình của ban chấp hành cấp mình và cấp trên , giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

– Ủy ban kiểm Tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lập ở các cấp công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đo àn cấp trên trực tiếp công nhận .

1 – Uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên .

2- Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành không được vượt quá 1/3 tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra của công đoàn cơ sở không quá 5 ủy viên (theo thông tư hướng dẫn thi hành điều lệ công đoàn Việt nam).

C hủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu , phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu. Tổ chức cơ sở của công đoàn có dưới 30 đoàn v iên thì cử một ủy viên ban chấp hành công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.

6- Ủ y viên ủy ban kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách công đoàn khi chuyển công tác không là cán bộ chuyên trách công đoàn thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra. Ủy viên ủy ban kiểm tra khi chuyển công tác ra khỏi ngành hoặc địa phương, đơn vị đó thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn ở ngành, địa phương , đơn vị đó . Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra kể từ thời điểm nghỉ hưu hoặc thôi việc ghi trong quyết định.

7 – Tiêu chuẩn ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp ; Vận dụng theo tiêu chuẩn như ủy viên ban chấp hành cùng cấp , ngoài ra ủy viên ủy ban kiểm tra cần có sự h iểu biết về kiến thức pháp luật , kinh tế, quản lý tài chính … có nghiệp vụ và kinh nghiệm làm công tác kiểm tra .

II- Theo điều Lệ Công Đoàn việt nam ủy ban kiểm tra công đoàn có các nhiệm vụ sau;

1- Giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới .

Đây là nội dung có tính chất bao trùm , có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rất rộng nó bao gồm toàn bộ các vấn đề về tổ chức, hoạt động của cả hệ thống tổ chức công đoàn, đồng thời thực hiện cho tất cả hệ thống tổ chức công đoàn, đồng thời thực hi ện cho tất cả các cấp công đoàn . Do đó khi thực hiện nhiệm vụ giúp ban Chấp hành, ban thườ ng vụ kiểm tra việc chấp hành điều lệ, ủy ban kiểm tra căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng nơi, từng cấp trong từng thời gian, căn cứ vào sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn cùng cấp và chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và lựa chọn những nội dung kiểm tra cho thiết thực, cụ thể nhằm tác động có hiệu quả đến việc chấp hành điều lệ .

Nội dung kiểm tra chấp hành điều lệ gồm;

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm là kiểm tra khi phát hiện thấy những biểu hiện, những hiện tượng mà thông qua đó các cá nhân hay tổ chức có thể dẫn đến vi phạm hoặc đã vi phạm nhưng chưa được phát hiện, chưa được kết luận . Phạm vi nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm bao gồm;

– Kiểm tra công đoàn cấp dưới,

– Kiểm tra tổ chức và kiểm tra cá nhân ;

– Kiểm tra dấu hiệu vi phạm điều lệ, vi phạm nghị quyết, chỉ thị hoặc vi phạm các quy định khác của công đoàn ..

– Kiểm tra dấu hiệu vi phạm là nhiệm vụ quan trọng của UBKT công đoàn các cấp nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện vi phạm điều lệ công đoàn mà nó còn thể hiện tính chủ động của công tác kiểm tra đối với những vi phạm có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra, đồng thời phát hiện kịp thời những vi phạm đã xảy ra nhưng chưa phát hiện hoặc chưa được kết luận trong tổ chức công đoàn .

2- Kiểm tra việc quản lý , sử dụng, tài chính, tài s ản và các hoạt động kinh tế công đoàn cấp mình và cấp dưới .

Nội dung kiểm tra gồm có:

– Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp hàng tháng bằng 1%quỹ tiền lương hoặc tiền công.

– Những tài sản được hình thành từ các nguồn đóng góp của các thành viên tham gia tổ chức công đoàn, các nguồn thu từ hoạt động văn hóa thể thao, k inh doanh dịch vụ của công đoàn .

– Những tài sản do nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn .

– Tài sản được tặ ng cho chung v à những tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành .

c- Hoạt động kinh tế công đoàn :

– các đơn vị sự nghiệp do công đoàn quản lý như; các trường đại học, nhà văn hóa…

Thực hiện theo quy định về nội dung và phạm vi thu chi ngân sách công đoàn cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 1375 /QĐ-TLĐngày 16/10/2007của tổng Liên đoàn lao động Việt Nam . quy định về việc thực hiện phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn ( ban hành theo Quyết định 1262/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2007cua3 đoàn chủ tịch TLĐ-LĐVN)Công văn số 374/TLĐngày 05/3/2008 của TLĐ-LĐVN quy định bổ sung và hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn .

Căn cứ vào các quy địnhcủa Luật khiếu nại, tố cáo; căn cứ vào tính chất của tổ chức công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Công đoàn có thể thực hiện theo một số nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Một là, khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức công đoàn có nội dung thuộc quyền quản lí của cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết;

Hai là, tố cáo đối với hành vi trái pháp luật, trái Điều lệ Công đoàn Việt Nam hoặc trái với các quy định khác của công đoàn có nội dung thuộc quyền quản lí của cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết;

Bốn là, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành chính, sự nghiệp của công đoàn là người đứng đầu đơn vị đó;

Năm là, Ủy ban kiểm tra mỗi cấp giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn là thực hiện việc xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết với cơ quan có thẩm quyền của công đoàn , tức là Ủy ban kiểm tra không có thẩm quyền giải quyết.

Nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn bao gồm:

Đối với những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước thì công đoàn tham gia với các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động theo pháp luật. Thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động.

5- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn làm công tác kiểm tra.

Đây là nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng là biện pháp nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra. Do đó cần coi việc bồi dưỡng, tập huấn là việc làm thường xuyên hằng năm của Ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp.

Căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế ở mỗi cấp, hàng năm Ủy ban kiểm tra cần có chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra.

III. Quyền của Ủy ban kiểm tra Công đoàn

1. Ủy viên Ủy ban kiểm tra được tham dự hội nghị của Ban chấp hành và được mời dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Công đoàn cùng cấp.

2. Báo cáo với ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra Công đoàn và đề xuật các nội dung, chương trình công tác cùa Ủy ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của Ban Chấp hành.

3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do Ủy ban kiểm tra nêu ra.

– Chủ động nội dung, đối tượng và áp dụng các hình thức kiểm tra.

– Chủ độn g về thời gian tổ chức kiểm tra.

– Có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức được kiểm tra cung cấp tài liệu cần thiết và trả lời chất vấn những v ấn đề do Ủy ban kiểm tra nêu ra.

2. Quyền khi thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ cùng cấp .

– Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra việc chấp hành điều lệ ở công đoàn cấp mình và cấp dưới để Bna chấp hành, Ban thường vụ cùng cấp xem xét quyết định; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các ban, Bộ phận khác cùng thực hiện việc kiểm tra theo sự lãnh đạo của Ban chấp hành, chỉ đạo của Ban thường vụ cùng cấp;

– Tổ chức việc tiếp công nhân, viên chức lao động đến công đoàn khiếu nại, tố cáo theo ủy quyền của cơ quan thường trực; xác minh, kết luận và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn với các cơ quan thường trực cùng cấp;

– Đề xuất với Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cùng cấp những nội dung cần tham gia với cơ quan chức năng Nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật hiện hành.

IV. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban kiểm tra

– Ủy ban kiểm tra của công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.

V.Hình thức kiểm tra

– Nếu xét theo thời gian, Ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp có thể lựa chọn, sử dụng các hình thức kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.

– Xét theo quy mô và nội dung kiểm tra có thể lựa chọn hình thức kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đồng loạt từ cấp mình đến cấp dưới hoặc kiểm tra ở từng cấp.

– Xét theo mối quan hệ, Ủy ban kiểm tra có thể sử dụng hình thức kiểm tra đồng cấp hoặc cấp dưới.

Ngoài các hình thức trên, khi cần thiết có thể sử dụng hình thức phúc tra tức là xem xét lại kết luận của Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới hoặc tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra.

VI. Phương pháp và trình tự kiểm tra

1.Phương pháp và trình tự kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn

a/ Xây dựng kế hoạch kiểm tra:

b/ Ra thông báo kiểm tra:

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã đề ra, tiến hành ra thong báo kiểm tra.

Nội dung thông báo kiểm tra phải nêu rõ: Đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và những yêu cầu cho cuộc kiểm tra.

Thông báo kiểm tra phải được gửi trước một thời gian nhất định để tổ chức Công đoàn, đoàn viên được kiểm tra chuẩn bị.

c/ Ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra:

Căn cứ vào yêu cầu, nội dung cuộc kiểm tra để thành lập Đoàn kiểm tra và xác định số lượng người cần thiết tham gia vào cuộc kiểm tra.

d/ Tiến hành kiểm tra:

e/ Kết quả kiểm tra:

Nội dung kết luận kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, thể hiện rõ ưu điểm, khuyết điểm ở từng nội dung được kiểm tra. Những kiến nghị của đoàn kiểm tra với đơn vị được kiểm tra và kiến nghị của đơn vị được kiểm tra, của đoàn kiểm tra với công đoàn cấp trên về khắc phục khuyết điểm và mức độ xử lý kỹ luật (nếu có).

Kết luận kiểm tra được công bố công khai với Ban thường vụ công đoàn nơi được kiểm tra. Trường hợp có những nội dung kết luận của đoàn kiểm tra mà bên được kiểm tra chưa nhất trí, thì bên được kiểm tra làm bản tường trình kèm theo văn bản kết luận của Đoàn kiểm tra, để tập thể Đoàn kiểm tra hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

f/ Lập và lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra:

Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra theo quy định của tổ chức Công đoàn.

2.Phương pháp và trình tự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

a/ Xác định dấu hiệu vi phạm:

– Chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm: Thông qua việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động và các buổi sinh hoạt Công đoàn; qua báo cáo và phản ánh trưc tiếp, gian tiếp của Công đoàn và đoàn viên; qua giải quyết va tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; qua hình thức đối thoại giữa đoàn viên và người quản lý; qua cuộc kiểm tra chấp hành điều lệ công đoàn; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn; thong qua các phương tiện thong tin đại chúng.

– Xử lý thong tin nhằm xác định một cách chính xác các nguồn tin thu thập được, phân loại tính chất, mức độ quan trọng của từng dấu hiệu vi phạm;

– Quyết định nội dung, đối tượng kiểm tra, lên kế hoạch kiểm tra, dự kiến Đoàn kiểm tra.

Đối tượng kiểm tra là tổ chức Công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới ( kể cả ủy viên Ban chấp hành công đoàn cùng cấp)

b/ Xây dựng kế hoạch, ra quyết định kiểm tra:

– Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm đã được xác định, xây dựng kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, thời gian, phương pháp tiến hành kiểm tra.

– Ra quyết định kiểm tra: Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng ra quyết định kiểm tra, trong quyết định phải nêu rõ đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; thành phần tham gia Đoàn kiểm tra và những yêu cầu cho cuộc kiểm tra. Quyết định kiểm tra do Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra ký.

c/ Tổ chức kiểm tra:

d/ Kết luận kiểm tra, lưu trữ hồ sơ:

Kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm hay không vi phạm, vi phạm về vấn đề gì, mức độ, tính chất tác hại và nguyên nha6ncua3 vi phạm, những kiến nghị về khắc phục khuyết điểm và mức độ xử lý kỷ luật (nếu có)

Kết luận kiểm tra do Trưởng Đoàn kiểm tra là Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm UBKT ký, đóng dấu và đọc công bố công khai với tổ chức công đoàn, đoàn viên nơi được kiểm tra; Đọc gửi cho Ban thường vụ công đoàn cùng cấp, tổ chức, cá nhân đọc kiểm tra.

– Lập và lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra theo quy định của tổ chức công đoàn.

3.Một số nội dung kiểm tra kế toán công đoàn:

a/ Kiểm tra chứng từ kế toán:

– Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán .

– Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên chứng từ kế toán.

– Kiểm tra tính chính xác của số liệu, th ô ng tin trên chứng từ kế toán .

– Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ, qui chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán.

– Những chứng từ gốc chứng minh số tiền đã thực chi;

– Chứng từ ghi sổ phải được đánh số thứ tự liên tục từ đầu năm đến cuối năm.

b/ Kiểm tra sổ sách kế toán:

4.Trình tự các bước xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:

Bước 1: Nghiên cứu đơn khiếu nại, tố cáo

Cần làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:

– Tên, chức danh, địa chỉ của ngườ i hay cơ quan khiếu nại, tố cáo.

– Tên, chức danh, địa chỉ của người hay cơ quan bị khiếu nại, tố cáo .

– Nội dung khiếu nại, tố cáo.

– Những chứng cứ về nội dung khiếu nại, tố cáo .

– Tên, chức danh, địa chỉ của người hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bước 2: Tìm hiểu, điều tra, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ vụ việc khiếu nại, tố cáo.

Bước 3: Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Cần xác định rõ đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức nào. Từ những chứng cứ, tài liệu có được, sau khi đã nghiên cứu, nếu thấy nội dung vụ việc xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc phát hiện việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền trước đó có vi phạm pháp luật thì Ủy ban kiểm tra chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, công nhân, lao động bị xâm hại, Ủy ban kiểm tra cần tham mưu cho Ban thường vụ, Ban chấp hành tham gia, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ cho người lao động.

Bước 4: Theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận và kiến nghị

Với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, công đoàn có quyền giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước. Những đơn thư khiếu nại, tố cáo do công đoàn chuyển đến hoặc đã kiến nghị giải quyết phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết và thong báo cho công đoàn kết quả giải quyết. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết đó, công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tồ chức cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức cấp trên có trách nhiệm trả lời kiến nghị của công đoàn.