Top 8 # Chức Năng Dẫn Truyền Cảm Giác Là Của Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Các Chức Năng Cảm Giác

CÁC CẢM GIÁC CƠ BẢN

Cảm giác nông hay cảm giác da:

+ Xúc giác: xúc giác thô, xúc giác tinh tế.

+ Nóng, lạnh.

+ Đau.

Cảm giác sâu hay cảm giác bản thể: các bộ phận cảm thụ nằm trong cơ, gân, xương và khớp.

CÁC CẢM GIÁC PHỨC TẠP HAY CẢM GIÁC NHẬN THỨC: là những cảm giác phức tạp, vừa nông, vừa sâu, do các trung tâm phía trên phân tích. Chúng có thể được nhận thức hoặc không.

Cảm giác về vị trí: cho biết vị trí của từng đoạn chi và thân mình.

Cảm giác về di chuyển hay cảm giác về vận động: cho biết các cử động tuỳ ý và thụ động của chi và thân.

Nhận biết đồ vật bằng cách sờ mó hay nhận biết hình thể không gian: bao gồm không chỉ việc phân tích cảm giác mà cả chức năng trừu tượng của trí thông minh nên cho phép gợi lại về đồ vật.

CÁC ĐƯỜNG CẢM GIÁC

Nơron cảm giác ngoại biên hay nơron thứ nhất: thân tế bào là tế bào lưổng cực (hay tế bào chữ T, là đơn cực về mặt hình thái) nằm ở hạch tủy sống trên đường đi của rễ sau. Phần kéo dài thấy rõ của thân tế bào chia làm 2 nhánh: một nhánh xuất phát từ các cơ quan cảm giác ngoại vi (sợi đi tới của dây ngoại biên) còn sợi kia là sợi trục, vào tủy sống theo rễ sau và theo các đường khác nhau, tuỳ theo loại cảm giác.

Nơron cảm giác thứ hai: thân tế bào nằm ở trong tủy sống và các sợi đi lên tiểu não hoặc tới các tia thị giác.

Nơron cảm giác thứ ba: thân tế bào nằm ở các lớp thị giác hoặc đồi thị là trạm dừng của tất cả mọi cảm giác. Đối với các cảm giác có ý thức, sợi trục tận cùng ở vỏ não thuỳ đỉnh (hồi đỉnh lên) cùng bên theo các đường đồi thị-vỏ não.

HỆ THỐNG HOÁ CÁC ĐƯỜNG CẢM GIÁC

Rễ sau dây thần kinh tủy sống: rễ sau truyền tất cả các loại cảm giác.

Trong tủy sống: đường đi tuỳ theo từng loại cảm giác

SỢI CẢM GIÁC NÔNG

Cảm giác về nhiệt và cảm giác đau: nơron thứ nhất đi qua vùng Lissauer, lớp Waldayer, chất keo Rolando và tận cùng ở đỉnh sừng sau. Tại đấy, nó tiếp xúc với thân nơron cảm giác thứ hai. Nơron thứ hai bắt chéo ngay qua mép xám trước, ra cột trắng trước bên ở bên kia và tạo thành bó tuỷ-đồi thị.

Cảm giác xúc giác: các sợi cảm giác xúc giác bắt nguồn từ các tế bào ở đỉnh sừng sau và cùng đi theo một đường; nhưng những sợi dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ bắt chéo đường giữa cao hơn nhiều so với các sợi dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế. Các sợi này đi qua đường giữa ở phần cột trắng sau chạm vào mép xám. Các sợi cảm giác xúc giác đi lên theo bó tuỷ-đồi thị như các sợi dẫn truyền cảm giác nhiệt và đau.

SỢI CẢM GIÁC SÂU HAY CẢM GIÁC BẢN THỂ: các sợi này truyền cảm giác từ cơ, gân, dây chằng và xương. Các nơron thứ nhất cho một nhánh đi xuống, ngắn và một nhánh đi lên, dài đi trong cột trắng sau cùng bên (các sợi cảm giác sâu đi lên mà không bắt chéo ở tuỷ). Các sợi dài tạo thành các bó tuỷ- hành não (bó Goll và bó Burdach) tận cùng ở các nhân cùng tên ở hành não. Người ta phân biệt:

Bó bên của Kolliler: mỗi bó có thể cho một vài nhánh tới nối tiếp với các tế bào vận động ở sừng trước và là một thành phần của cung phản xạ.

Các sợi cảm giác sâu có ý thức: chếch lên trên và vào trong.

Thân não

SỢI CẢM GIÁC NÔNG: bó tuỷ-đồi thị đi qua hành não và cùng với bó nhân đỏ- tủy và bó tiểu não chéo tạo thành bó bên của hành não. Bó này tới mặt dưới của đồi thị, nơi có thân của nơron thứ ba. Các sợi cảm giác xúc giác đi lên trong bó tuỷ-lưới-đồi thị.

SỢI CẢM GIÁC SÂU: các nơron thứ nhất trong cột trắng sau tận cùng ở nhân Goll (bên trong) và nhân Burdach (ở phía ngoài). Từ cắc nhân này, các nơron thứ hai của đường cảm giác sâu xuất phát và bắt chéo đường giữa trước lỗ tuỷ, ngay phía trên chỗ bó tháp bắt chéo. Sau đó các sợi này đi trong dải Reil giữa để tối đồi thị, nơi có thân nơron thứ ba. Các sợi cảm giác sâu không ý thức tới:

Qua bó Flechsig (tuỷ-tiểu não thẳng) tới phần trước thuỳ nhộng trên ở cùng bên.

Qua bó Gowers (tuỷ-tiểu não bắt chéo) tới phần trước của thuỳ nhộng trên đôi bên.

Nơron đồi thị-vỏ não (nơron thứ ba): nơron này là chung cho mọi cảm giác và đi theo cuông đồi thị trên. Trên vỏ não, hình chiếu của các đường cảm giác chiếm các vùng 1, 2, 3 của Brodmann. Hình chiếu này dọc theo hồi đỉnh lên và giống như ở hồi trán lên người ta có thể phân biệt ra các vùng chiếu sau:

Chi dưới (từ bàn chân đến háng): cuộn não cận trung tâm và phần trên của hồi đỉnh lên.

Thân và chi trên: phần giữa của hồi đỉnh lên.

Mặt và vùng hầu-thanh quản: ở phần nối của hồi đỉnh lên.

TÓM TẮT

Tất cả các sợi cảm giác đều nằm trong các dây thần kinh ngoại biên.

Trong tủy sống, các sợi dẫn truyền cảm giác sâu đi lên hành não qua các cột trắng sau và chỉ đi qua đường giữa ở phía trên các nhân hành não. Các sợi dẫn truyền cảm giác nóng lạnh và đau bắt chéo qua đường giữa ở ngay trong tủy và lên đồi thị và vỏ não qua những bó riêng rẽ. Các sợi xúc giác một phần đi theo các sợi cảm giác sâu và một phần đi trong cột trắng trước theo bó tuỷ-lưới-đồi thị.

Trong đồi thị, tất cả các sợi cảm giác lại được tập hợp lại. Từ đồi thị, các sợi đi tới hồi đỉnh lên.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔN THƯƠNG THẦN KINH LÊN CẢM GIÁC

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên: rối loạn cảm giác ở vùng da do dây thần kinh bị tổn thương chi phối (phân bố ngoại vi các rối loạn cảm giác). Kích thích dây thần kinh gây tăng cảm giác và có các cảm giác tự phát bất thường (loạn cảm) hay gặp dưới dạng như có kiến bò. Các tổn thương có tính phá huỷ làm giảm hoặc mất hoàn toàn mọi cảm giác (giảm cảm giác hay mất cảm giác). Viêm dây thần kinh có thể đồng thời gây ra tất cả các rối loạn này, ngoài ra còn có cả đau tự phát hay đau khi bị ấn.

Tổn thương rễ sau: kích thích hay phá bỏ rễ sau cũng gây ra các rôl loạn như đối với dây thần kinh ngoại biên nhưng sự phân bố là theo rễ, tức là thành các dải song song (phân bố định khu cảm giác theo rễ). Các tổn thương rễ sau có tính kích thích gây ra cảm giác đau ghê gớm và kéo dài; ví dụ, trong thoát vị đĩa đệm. Đôi khi có cả nổi mụn herpes (xem zona). Đau tăng lên khi ho hoặc hắt hơi.

Tổn thương các bó cảm giác trong tủy sống: các sợi trong tủy sống được gộp lại theo loại cảm giác. Tuỳ theo vị trí tổn thương, mà ở một vùng da có thể mất loại cảm giác này nhưng vẫn còn các cảm giác khác.

TổN THƯƠNG SỪNG SAU: bị tổn thương mang tính phá huỷ các sợi cảm giác nhiệt và đau (ví dụ trong bệnh xơ hốc tuỷ) thì bị giảm hoặc bị mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau ở vùng da do một hay nhiều đốt bị tổn thương chi phối. Ngược lại, cảm giác xúc giác vẫn còn một phần vì cảm giác này đi ở cột trắng sau (phân ly cảm giác trong bệnh xơ hốc tuỷ).

TổN THƯƠNG CỘT TRANG SAU: mất cảm giác xúc giác tinh tế, cảm giác rung và cảm giác vận động ở cùng bên với tổn thương; cảm giác nhiệt và cảm giác xúc giác thô sơ vẫn còn (phân ly cảm giác trong bệnh tabès).

TổN THƯƠNG ĐƯỜNG TUỶ-ĐỒI THỊ: mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau ở bên đối diện với tổn thương vì các sợi của nơron thứ hai đi qua đường giữa trước khi tạo thành bó tuỷ-đồi thị, gần lỗ ống tuỷ.

ĐỨT NGANG NỬA TỦY SỐNG (hội chứng Brown-Séquard): cùng bên với tổn thương có liệt cứng (trừ mặt) và mất cảm giác sâu; bên kia bị mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau. ở ranh giới vùng bị liệt có một khoanh bị mất mọi cảm giác, phía trên là một khoanh tăng cảm giác. Có rối loạn cơ thắt vòng. Bị tổn thương đứt ngang tủy có thể do chấn thương, do xuất huyết hay do khối u.

Tổn thương ở não

TỔN THƯƠNG CẦU NÃO: tại vùng này, tất cả các sợi cảm giác đã bắt chéo đường giữa và do đó, mất tất cả cảm giác ở nửa người phía bên kia.

TỔN THƯƠNG PHẦN SAU CỦA BAO TRONG: gây mất cảm giác ở nửa người bên kia, không bị mất cảm giác nhiệt và cảm giác đau.

TỔN THƯƠNG ĐÔI THỊ: bị mất cảm giác ở nửa người bên kia và có cảm giác đau không thể chịu đựng được dù chỉ bị sờ nhẹ.

TỔN THƯƠNG VỎ NÃO: tổn thương vùng vỏ não vận động và các đường đồi thị- vỏ não trước hết gây mất cảm giác tư thế và mất phân biệt các loại cảm giác khác nhau. Có thể mất khả năng nhận biết đồ vật bằng cách sờ. Đôi khi, có các cơn rối loạn cảm giác kiểu Jackson.

Dây Thần Kinh Dẫn Truyền Cảm Giác Và Vận Động Thế Nào?

Dẫn truyền cảm giác và vận động của các dây thần kinh đi theo con đường hướng tâm và ly tâm. Dây thần kinh là nguồn cung cấp con đường chung để dẫn truyền xung thần kinh được truyền dọc sợi trục thần kinh tới các cơ quan ngoại biên.

1. Dây thần kinh

Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Mỗi nơron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có bao myelin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh.

Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học. Dây thần kinh là nguồn cung cấp con đường chung cho các xung điện thần kinh được truyền dọc sợi trục thần kinh tới các cơ quan ngoại biên.

Dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa các vùng khác nhau trong cơ thể. Có 3 loại dây thần kinh:

Dây thần kinh cảm giác (dây hướng tâm) dẫn truyền cảm giác từ mọi nơi về trung ương thần kinh.

Dây vận động (ly tâm) dẫn tín hiệu trả lời từ trung ương thần kinh hoặc chuyển tín hiệu đến những vùng thần kinh khác.

Dây pha: các sợi hướng tâm thường được ghép nối với các sợi ly tâm từ tế bào thần kinh vận động (từ trung ương đến ngoại vi) tạo thành dây thần kinh hỗn hợp, hay còn gọi là 2 pha, dẫn tín hiệu theo hai chiều.

2. Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục của nơron

Cơ quan cảm nhận là các thụ thể chịu trách nhiệm về việc phát hiện đau hay các kích thích khác, chúng là tận cùng các dây thần kinh; được phân bố nhiều ở da, diện khớp, màng xương, xung quanh thành các mạch máu và có số lượng ít hơn trong các cơ quan nội tạng.

Dẫn truyền cảm giác và vận động của các dây thần kinh đi theo 2 con đường: Dẫn truyền hướng tâm và ly tâm.

2.1. Đường dẫn truyền hướng tâm

Dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống

Dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào nơron thứ nhất nằm ở hạch gai rễ sau đảm nhiệm. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác hướng tâm gồm các loại có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau:

Các sợi Aα và Aβ (type I và II) là những sợi to, có bao myelin, tốc độ dẫn truyền nhanh, chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể (cảm giác sâu, xúc giác tinh).

Các sợi Aδ (type III) và sợi C là những sợi nhỏ và chủ yếu dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và xúc giác thô.

Sợi Aδ là sợi dẫn truyền cảm giác đau nhanh, còn sợi C là sợi dẫn truyền cảm giác đau chậm. Sợi Aδ chịu trách nhiệm về cảm nhận đau đột ngột ngay lập tức theo sau sự tổn thương mô (myelin làm tăng tốc độ dẫn truyền của các sợi thần kinh)

Sợi C (có thời gian dẫn truyền chậm hơn vì không có vỏ myelin) có trách nhiệm dẫn truyền liên tục đau chậm hơn. Những sợi C tiếp tục được kích thích và giữ kích thích trong một thời gian sau khi tác nhân kích thích được loại bỏ.

Sự dẫn truyền thông tin cảm giác dựa trên điện thế hoạt động diễn ra trong các sợi thần kinh. Điện thế hoạt động dẫn truyền trong tế bào thần kinh gây ra bởi sự trao đổi của các ion qua màng tế bào thần kinh.

Bình thường, bên trong tế bào thần kinh có điện tích âm so với bên ngoài và màng tế bào thần kinh ở trạng thái không bị kích thích. Khi gặp kích thích cảm giác, tế bào thần kinh được khử cực và trở nên tích điện dương.

Tất cả các hiện tượng trên diễn ra trong một phần nghìn giây.

2.2. Đường dẫn truyền ly tâm

Thông tin cảm giác được hình thành ở chất keo rolando do đường dẫn truyền xuống từ thân não, cầu não và não giữa.

Các nơron ở thân não sẽ tiết ra serotonin gây ức chế các nơron dẫn truyền đau của tủy làm giảm hoặc mất đau.

Từ vỏ não, con đường dẫn truyền ly tâm được kích hoạt và tín hiệu đi qua con đường thần kinh ly tâm trở lại cơ quan nhận cảm ngoại vi giúp di chuyển các phần của cơ thể bị ảnh hưởng khỏi kích thích gây đau.

Con đường ly tâm bao gồm vỏ não, đồi thị và thân não. Bên trong chất xám, sự kích thích ban đầu tiết ra chất ức chế dẫn truyền thần kinh như endorphin, serotonin, 5 – HT và gamma aminobutyric acid (GABA) có hoạt tính giống như opioid.

Những endorphin gắn kết với các vị trí của thụ thể và giúp điều chỉnh hoặc giảm sự kích hoạt dẫn truyền thần kinh hướng tâm tại khe synap, do đó làm giảm cảm giác đau.

2.3. Đau nội tạng và vai trò của hệ thần kinh giao cảm

Khác với cảm giác đau ở da có vị trí khu trú rõ ràng, đau nội tạng mơ hồ và âm ỉ, đôi khi thành cơn do bản chất là đau co thắt.

Những kích thích gây đau ở thân thể như cắt, nghiền, bóp nếu tác động vào nội tạng sẽ không gây đau nhưng những yếu tố căng trướng, thiếu máu và viêm lại gây đau.

Đau từ nội tạng bị chi phối bởi các sợi Aδ và C. Những sợi này cùng các sợi thần kinh thực vật hướng tâm đi vào tủy ở các đoạn lồng ngực, lưng và cùng rồi tách ra các sợi đi lên trên và dưới tủy, tiến sâu vào các lớp I và V rồi đi lên não cùng trong các bó thần kinh dẫn truyền các thông tin đau của thân thể. Do đó, đau nội tạng thường biểu hiện bằng đau xuất chiếu và kết hợp với các rối loạn của hệ thần kinh thực vật.

Ngoài các chứng đau nội tạng, đau do chấn thương ở chi thể cũng có sự tham gia các các yếu tố giao cảm, gây nên các hiện tượng rối loạn điều hòa vận mạch, ra mồ hôi, thay đổi nhiệt độ da, rối loạn dinh dưỡng da, giảm vận động… làm cho đau càng trầm trọng hơn.

Các nơron giao cảm giải phóng adrenalin có thể ảnh hưởng tới các sợi thần kinh dẫn truyền đau do tác động của noradrenalin đến ngọn thần kinh, dọc theo sợi trục hoặc rễ sau. Một trong những đáp ứng thần kinh với chấn thương là sự tăng cường hoạt động của các thụ thể giải phóng adrenalin alpha (tức thụ thể alpha) tại các nơron dẫn truyền đau.

3. Đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác – Phương pháp ghi điện cơ

3.1. Ghi điện cơ

Ghi điện cơ (electromyography) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ.

Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh-cơ và các cơ.

Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các nhà lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả.

3.2. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động

Điện cực bề mặt đặt tại vị trí khối cơ có dây thần kinh thăm dò chi phối (thần kinh giữa, trụ, hông khoeo trong và ngoài hai bên).

Kích thích: Các xung vuông 0,5 – 1 mili giây kích thích vào các điểm dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Tính tốc độ dẫn truyền:

Nếu gọi L1 là thời gian tiềm tàng (tính từ lúc kích thích đến khi xuất hiện đáp ứng co cơ ở phần ngọn dây thần kinh), gọi L2 là thời gian tiềm tàng khi kích thích phần gốc dây thần kinh (tính bằng mili giây – ms).

D là khoảng cách giữa hai điểm kích thích (mm), tốc độ dẫn truyền thần kinh (V) (mét/giây – m/s) giữa hai điểm kích thích sẽ được tính theo công thức:

V (m/s) = D (mm) / [ L2 (ms) – L1(ms) ]

Biên độ được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của điện thế cảm giác, tính bằng miliVolt (ms).

3.2. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác

Kích thích: Các xung vuông 0,5 – 1ms kích thích tại một điểm dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác ngoại vi (dây thần kinh giữa, trụ và hiển ngoài hai bên).

Ghi: Điện cực bề mặt ghi đáp ứng trên đường đi của dây thần kinh định thăm dò. Thời gian tiềm tàng cảm giác chính là thời gian dẫn truyền cảm giác của chính dây thần kinh đó (do không có các khớp thần kinh ngăn cách giữa các cơ quan thụ cảm và sợi cảm giác).

Tính tốc độ dẫn truyền thần kinh: Gọi thời gian tiềm tàng cảm giác là t (tính bằng giây -s), khoảng cách từ điện cực ghi tới điện cực kích thích là d (tính bằng mm), tốc độ dẫn truyền cảm giác v được tính theo công thức:

v = d/t

– Biên độ được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của điện thế cảm giác, tính bằng microVolt (μV):

Nhận định kết quả:

Giảm tốc độ dẫn truyền và kéo dài thời kỳ tiềm tàng phản ánh tổn thương myelin.

Giảm biên độ các đáp ứng thể hiện tổn thương sợi trục.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang sử dụng phương pháp ghi điện cơ và tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh trong chẩn đoán các bất thường về thần kinh và cơ. Kỹ thuật này được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ Vinmec được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội thần kinh học Việt Nam

Đo Tốc Độ Dẫn Truyền Vận Động Và Cảm Giác Của Dây Thần Kinh Ngoại Biên Chi Trên

ĐO TỐC ĐỘ DẪN TRUYỀN VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC CỦA DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN CHI TRÊN

ĐO TỐC ĐỘ DẪN TRUYỀN VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC CỦA DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN CHI TRÊN

Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Tốt hơn là được sử dụng để chẩn đoán điện ở ngoại biên. Điện cơ để thăm dò nhưng cũng để đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác.

+ Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh cơ hoặc các bệnh lý khác

+ Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh).

+ Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý thần kinh ngoại biên (do tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường..).

+ Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi, chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..).

+ Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.

Khi ghi điện cực kim hoặc đo tốc độ dẫn truyền có thể không làm khi người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông như warfarin, ức chế thrombin trực tiếp

1. Người thực hiện: Một bác sỹ, một kỹ thuật viên

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc:

3. Người bệnh: bệnh nhi cần phải có khăn, tả lót đầy đủ.

4. Hồ sơ bệnh án: cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy

Mắc điện cực

Để tránh hiện tượng dẫn truyền bị ức chế do cực dương, nên để cực âm hướng về phía cặp điện cực ghi, và cực dương ở phía xa so với cặp điện cực ghi hoặc điện cực dương nằm lệch ra ngoài thân dây thần kinh. Dây đất được đặt giữa điện cực ghi và điện cực kích thích.

– Đo tốc độ dẫn truyền vận động: Đặt một cặp điện cực ghi bề mặt (dây giữa tại mô cái, dây trụ tại mô út). Điện cực kích thích: đặt ở thân dây thần kinh ngoại vi của nó (dây giữa, dây trụ tại cổ tay), khi kích thích ta có thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi. Sau đó kích thích chính dây thần kinh đó ở phía trên (dây giữa, dây trụ ở khuỷu).

– Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: Dây giữa điện cực kích thích đặt ở ngón tay (dây giữa ở ngón II, I, III) điện cực ghi ở cổ tay hoặc nếp khuỷu. Dây trụ điện cực kích thích đặt ở ngón tay V. Điện cực ghi ở cổ tay hoặc rãnh khuỷu. Dây quay điện cực kích thích đặt ở ngay bờ xương quay, điện cực ghi ở hõm lào (da mu tay giữa ngón I và II).

Cường độ kích thích: thường dùng xung điện một chiều kéo dài 0,2- 0,5ms. Cường độ kích thích là cường độ trên cực đại, thường 120%- 130% của chính nó.

Tiến hành

Đo tốc độ dẫn truyền vận động: Tìm thời gian tiềm tàng ngoại vi: Dùng thước dây để đo khoảng cách giữa hai điểm, từ đó tính được tốc độ dẫn truyền vận động và biên độ của các sóng,

Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: tìm cường độ kích thích điện cho tới lúc thu được sóng đáp ứng. Tính tốc độ dẫn truyền cảm giác dựa vào thời gian tiềm tàng cảm giác và khoảng cách đo đƣợc từ điện cực ghi tới điện cực kích thích. Biên độ là biên độ lớn nhất của sóng cảm giác ghi được.

VII. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

+ Tình trạng người bệnh sau khi ghi điện cơ đồ. Ngày giờ ghi điện cơ đồ.

+ Nhận xét kết quả: kết quả thu được có thay đổi tốc độ dẫn truyền vận động, cảm giác, biên độ đáp ứng, thời gian tiềm tàng ngoại vi của các dây thần kinh có thay đổi không và nếu có tổn thương thần kinh ngoại biên phải hướng đến ưu thế tổn thương mất myelin hay tổn thương sợi trục.

(Lượt đọc: 2204)

Câu Cảm Thán Là Gì? Đặc Điểm Và Chức Năng Câu Cảm Thán

Số lượt đọc bài viết: 19.766

Đặc điểm để nhận biết biết câu cảm thán là gì? Trong câu cảm thán thường có các từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu trong đoạn văn và thường được kết thúc bằng dấu chấm than.

Chức năng của câu cảm thán

Bên cạnh định nghĩa về câu cảm thán là gì, chúng ta cần nắm được các chức năng của loại câu này. Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Câu cảm thán được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ nói hàng ngày; trong văn viết, câu cảm thán được thể hiện để khắc họa cảm xúc của nhân vật và giúp bài viết gần gũi và thực tế hơn.

Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân. Câu cảm thán hay được sử dụng trong văn biểu cảm, miêu tả, thơ… Tuy nhiên, trong hợp đồng, đơn từ, biên bản hay những văn bản quan trọng thì không nên sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất của văn bản, không thể hiện sự chính xác và khách quan.

Bài tập 1 (trang 44, SGK t2):

Luyện tập về câu cảm thán

Bài tập 2 (trang 45 SGK t2):

Bài tập sách giáo khoa về câu cảm thán là gì

Không phải tất cả các câu trong đoạn trích trên đều là câu cảm thán. Dựa vào đặc điểm và chức năng của câu cảm thán, thì có thể nhận thấy câu cảm thán trong đoạn trích trên bao gồm các câu sau:

a) “Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay!” – Bộc lộ sự lo lắng trước tình thế đê sắp vỡ

b) “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” – Thể hiện sự mong nhớ chốn cũ, rừng xưa của con hổ

c) “Chao ôi chúng tôi dại của mình mà thôi” – Sự ân hận, tự trách về những hành động hung hăng của Dế Mèn.

Các câu trên đều bộc lộ cảm xúc:

Ở câu (a), (b) là sự than thở, oán trách

Bài tập 3: Đặt câu cảm thán

Câu (c) thể hiện tâm trạng buồn rầu

Câu nghi vấn:

Câu (d) thể hiện sự ân hận, tự trách

Các câu trên bộc lộ cảm xúc, tuy nhiên nó không phải là câu cảm thán vì không mang dấu hiệu và hình thức câu cảm thán: không sử dụng từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than khi kết thúc câu

Bài tập 4: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Hình thức: sử dụng các từ để hỏi như: ai, làm sao, thế nào, cái gì, ở đâu, thời gian nào, có không,… Câu nghi vấn thường có dấu hỏi ở cuối câu

Chức năng: dùng để hỏi, thể hiện sự thắc mắc của người hỏi

Bạn có khỏe không?

Câu cầu khiến:

Bạn học lớp A hay lớp B?

Chị đi đâu thế?

Bài tập này làm thế nào?

Hình thức: có chứa các từ như hãy, chớ, thôi, nào, đi,… có dấu chấm than ở cuối câu

Chức năng: ngữ điệu ra lệnh, đề nghị, ra lệnh, khuyên bảo,… dùng để thể hiện mong muốn của người nói

Nhanh lên nào!

Câu cảm thán:

Hãy làm bài tập đi nào!

Thôi đừng lo lắng, tất cả rồi sẽ ổn thôi

Đừng vứt rác ở đây.

Hình thức: có chứa các từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu và kết thúc bằng dấu chấm than

Chức năng: Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, ngạc nhiên,… của người nói đối với sự vật hiện tượng nào đó

Bạn hát hay quá!

Bài 1: Dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán là gì?

Tuyệt vời! bạn ấy nhảy rất là đẹp.

Ôi! Cháu cảm ơn bà

Dùng từ ngữ nghi vấn trong câu, có dấu hỏi cuối câu

Có dấu chấm than ở cuối câu và dùng ngữ điệu cầu khiến, khuyên bảo

Sử dụng những từ ngữ cảm thán và có dấu chấm than ở cuối câu.

Thể hiện cảm xúc trong câu

Câu A: Đây là dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn

Câu C (đáp án đúng): đây là dấu hiệu để nhận biết về câu cảm thán

Câu D: Câu cảm thán dùng để thể hiện cảm xúc của người nói. Tuy nhiên có rất rất nhiều trường hợp câu nói thể hiện cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu về sử dụng từ ngữ cảm thán, có dấu chấm than cuối câu nên không được coi là câu cảm thán. Ví dụ như câu: “Ai làm cho bể kia đầy. Cho ao kia cạn cho gầy cò con?” Ý nghĩa câu này thể hiện cảm xúc bất lực, là lời than thở của người nông dân trong chế độ cũ; tuy nhiên, đây cũng không được coi là câu cảm thán.

Dựa vào dấu hiệu nhận biết của câu cảm thán: có từ ngữ cảm thán, dấu chấm than cuối câu có thể thấy rằng:

Câu A: có dấu chấm than cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.

Bài tập 1: Chuyển các câu sau thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán Câu nghi vấn: Câu cầu khiến: Câu cảm thán: Bài tập 2: Diễn đạt cảm xúc của mình thông qua câu cảm thán trong các tình huống sau:

Câu B: tương tự câu A, có dấu chấm than cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.

Câu C: không có dấu hiệu nào của câu cảm thán

a) Khi nhận được một món quà

b) Khi ngạc nhiên, thán phục

c) Khi gặp phải rủi ro nào đó

d) Khi khen ngợi một ai đó

e) Khi đọc một cuốn sách hay

Ôi! Một món quà rất tuyệt vời!

Trời ơi! Bạn ấy chạy nhanh quá!

Trời! Hôm nay là một ngày thật xui xẻo

Chao ôi! Hôm nay bạn thật là đẹp

Cuốn sách này hay ghê!

Please follow and like us: