Top 14 # Chức Năng Kinh Doanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Chức Năng Của Kinh Doanh Lữ Hành

Ngày nay, với sự phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, các vùng miền không còn là vấn đề, nhu cầu đi lại tìm hiểu bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành mọc lên ngày càng nhiều và hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch. Với khái niệm này, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành có các chức năng sau:

Cung cấp thông tin cho khách du lịch

Chức năng cung cấp dịch vụ và tổ chức.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các nhà kinh doanh lữ hành sẽ liên kết các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ của các nhà sản xuất độc lập thành sản phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể như nhà kinh doanh lữ hành sẽ liên kết với nhà cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, đi lại… để tạo thành một gói sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ du khách.

Với sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình, các nhà kinh doanh lữ hành sẽ tổ chức cho du khách một chuyến đi mà ở chuyến đi đó du khách sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành, du khách sẽ mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa, xã hội cũng như lịch sử của đất nước. Các nhà tổ chức kinh doanh lữ hành sẽ giúp du khách thỏa mãn nhu cầu đó.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Các Chức Năng Quản Lý Kinh Doanh

Chức năng hoạch định có tác dụng như sau:

a) Là cầu nối cần thiết giữa hiện tượng và tương lai, làm tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn với mục tiêu rõ ràng. Nó khắc phục cách làm mò mẫm, tuỳ tiện, đối phó thụ động và “ăn xổi” với tầm nhìn hạn hẹp. Đó chính là chiến lược trong quản lý.

b) Giúp cho nhà quản lý có thể chủ động nhận biết và tận dụng các cơ hội từ môi trường kinh doanh, ứng phó nhạy bén với các yếu tố bất định, các biến cố xuất hiện trong quá trình hoạt động. Đó là tính chủ động và sángtạo trong quản lý.

c) Hướng dẫn các nhà quản lý biết cách làm thế nào để đạt được mục tiêu với kết quả tối ưu, biết tập trung vào các trọng điểm trong từng thời gian; tránh phân tán các nguồn lực. Đó là tính hiệu lực trong quản lý

d) Phát huy tính tập thể trong lao động, liên kết được mọi người ở mọi vị trí cùng hành động theo một hướng chung, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp với ý thức trách nhiệm cao. Đó là tính hiệp đồng trong quản lý.

e) Có cơ sở để kiểm tra được tình hình thực hiện các nhiệm vụ với chuẩn mực rõ ràng, đánh giá được đúng thực chất kết quả hoạt động và sự đóng góp của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân. Đó là tính chuẩn mực trong quản lý.

Phân biệt cấp độ hoạch định

Trong quản lý kinh doanh, cần phân biệt hai loại (hai cấp độ) hoạch định:

Hoạch định chiến lược: xác định mục tiêu và các việc lớn cần làm trong thời gian dài, với các giải pháp lớn (mang tính định hướng) để đạt tới mục tiêu trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và có thể có.

Đây là nhiệm vụ mà người quản lý chủ chốt phải trực tiếp thực hiện và quyết định (với sự trợ giúp của các bộ máy chức năng); được chuẩn bị rất chu đáo và xét duyệt để có giá trị lâu dài (chỉ điều chỉnh khi có thay đổi lớn từ môi trường).

Trong thực tiễn, một doanh nghiệp có ý đồ phát triển lâu bền cần xây dựng được các chiến lược sau:

– Chiến lược ổn định: hầu như không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại doanh nghiệp với môi trường ít thay đổi và khả năng quản lý nhất định. Ví dụ tiếp tục cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ “truyền thống” theo phương thức quen thuộc; tiếp tục duy trì thị phần và mảng khách hàng sẵn có… Đây là loại chiến lược mang tính duy trì, củng cố; hạn chế tham vọng.

Trên thực tế, việc theo đuổi chiến lược này không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi lẽ tâm lý thông thường của các nhà doanh nghiệp luôn bị hấp dẫn, lôi cuốn vào những công việc sáng tạo và phát triển; không muốn an phận, tự mãn.

– Chiến lược phát triển: tính đến sự gia tăng, mở rộng hoạt động về nhiều yếu tố: doanh thu, quy mô hoạt động, thị phần, sản phẩm, phương thức dịch vụ… Với sự phát triển của thị trường nhu cầu của xã hội và tiềm năng của doanh nghiệp, chiến lược này có thể thực hiện với tầm nhìn và bản lĩnh của nhà quản lý; được dự báo dài hạn tốt và chuẩn bị mọi nguồn lực có thể huy động được.

– Chiến lược cắt giảm để tiết kiệm: giảm bớt đầu tư và quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong các tình thế bất lợi lớn (khủng hoảng kinh tế – tiền tệ, thiên tai, chiến tranh, sự sa sút của doanh nghiệp khiến thua lỗ kéo dài, công nợ lớn…).

– Chiến lược kết hợp, điều hoà: thực hiện đồng thời một số chiến lược kể trên ở từng bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp (phát triển lâu dài mục tiêu này, giữ vững hoặc hạn chế mục tiêu khác trong từng thời gian).

Đây là vấn đề lớn và phức tạp.

Hoạch định tác nghiệp: Xác định mục tiêu có tính ngắn hạn hơn (có chỉ tiêu định lượng), xây dựng dự án và kế hoạch, đề ra các biện pháp để tổ chức thực hiện trên cơ sở các nguồn lực có thể dự tính tương đối sát và có tính khả thi cao. Có thể chia ra kế hoạch trung hạn (3-5 năm) và kế hoạch ngắn hạn (1 năm).

Hoạch định tác nghiệp là cơ sở trực tiếp để điều hành các hoạt động diễn ra “hàng ngày”, và là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý; được bộ máy chuyên trách về kế hoạch của doanh nghiệp tổng hợp lại, cân đối để giám đốc xét duyệt (kế hoạch chính thứuc). Với doanh nghiệp nhỏ, có thể là kế hoạch “phi chính thức” do chủ doanh nghiệp đồng thời là giám đốc tự phác ra và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Có thể coi hoạch định tác nghiệp và việc định ra chiến lược để thực hiện từng bước chiến lược, hoặc còn gọi là kế hoạch hành động. Chương trình mục tiêu là loại kế hoạch sử dụng một lần (không lặp lại khi mục tiêu cụ thể đã hoàn tất); quản lý loại kế hoạch này được thực hiện theo phương pháp riêng gọi là “quản lý theo mục tiêu” (Management by objectives – MBO) hoặc còn gọi là “quản lý theo dự án” (Management by projects).

Công việc hoạch định kế hoạch, dự án bao gồm một quy trình với nhà nước:

1. Nhận thức, nắm bắt cơ hội (đang đến và sẽ đến) với cách nhìn toàn diện và chính xác về thị trường, khách hàng, khả năng, chính sách và luật pháp…

2. Xác định các mục tiêu cần đạt (định lượng) ở từng thời điểm với thứ tự ưu tiên.

3. Xem xét, đánh giá các tiền đề hoạch định, dự đoán sự biến động và pt của chúng. Các điều kiện tiền đề đó là các dự báo, các giả thiết về môi trường kinh doanh, các kế hoạch hiện có và các biện pháp có thể áp dụng. Nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp cần giải thích rõ và tạo điều kiện cho các cấp dưới hiểu rõ các tiền đề để họ đánh giá đúng khi lập kế hoạch.

4. Xây dựng các phương án hành động khác nhau, qua bàn bạc trong tập thể và nhiều khả năng có thể thực hiện. Ít nhất nên có 2 phương án, song không nên đề ra quá nhiều, gạt bỏ những phương án ít tính khả thi.

5. Phân tích, so sánh các phương án; xem xét các ưu điểm và hạn chế của từng phương án (tốt nhất là lượng hoá được các yếu tố so sánh).

6. Xác định một phương án tối ưu được lựa chọn qua so sánh. Cũng có trường hợp cần thực hiện đồng thời 2,3 phương án thích hợp với từng điều kiện. Phương án tối ưu không nhất thiết phải hoàn hảo, mà là phương án ít nhược điểm lớn và khả thi hơn cả; được lựa chọn dựa vào: kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm (thí điểm), phương pháp nghiên cứu và phân tích.

8. Lập ngân quy và các chi phí thực hiện, lượng hoá các thông số: tổng thu, chi phí, lợi nhuận… Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lượng của kế hoạch.

`

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Trưởng Phòng Kinh Doanh

Trưởng phòng kinh doanh là gì

Trưởng Phòng Kinh Doanh là người quản lý đội ngũ kinh doanh, xây dựng các kế hoạch kinh doanh và điều chỉnh các kế hoạch đó để đảm bảo mục tiêu doanh thu theo chỉ tiêu được giao của Ban giám đốc.

Trưởng phòng kinh doanh tiếng anh là gì

Sales manager. Là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, xây dựng và điều chỉnh các kế hoạch phù hợp với chỉ định của các cấp trên.

Ngoài ra trưởng phòng kinh doanh còn được định nghĩa bằng cụm từ head of sales department.

Sales manager /seɪlz/ /ˈmæn.ɪ.dʒər/: Trưởng phòng kinh doanh.

Assistant /ə’sistənt/: Trợ lí giám đốc.

Manager /ˈmænɪdʒə/: Quản lý.

Director /dəˈrektə(r)/: Giám đốc.

Personnel manager /,pə:sə’nel ‘mænidʤə/: Trưởng phòng nhân sự.

Supervisor /ˈsuːpəvaɪzə/: Người giám sát.

Team leader /ti:m /’li:də/: Trưởng nhóm.

Secretary /’sekrətri/: Thư kí.

Colleague /ˈkɒliːɡ/: Đồng nghiệp.

Trainee /ˌtreɪˈniː/: Thực tập sinh.

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

Mô tả công việc

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, xây dựng các kế hoạch kinh hoạch và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.

Các công việc chính

Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số

Vạch định và triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo độ phủ của doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng bền chặt lâu dài

Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales

Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước ban quản trị

Xác định các thị trường tiềm năng cùng những biến động thị trường; đồng thời luôn cập nhật các tình hình của đối thủ và các sản phẩm mới

KPI công việc

Doanh thu theo đầu người: Doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên kinh doanh trong phòng đạt được

Tỉ lệ tăng trưởng doanh số hàng tháng (của phòng)

Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng (của phòng)

Thời gian chuyển đổi từ lead sang khách hàng (của phòng)

Tỉ lệ khách hàng mua sản phẩm khác/tiếp tục sử dụng sản phẩm (của phòng)

Quy mô hợp đồng trung bình (theo thời gian/theo giá trị) (của phòng)

Tỉ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh (của phòng)

Yêu cầu công việc

Knowledge – Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh

Knowledge – Hiểu về quy trình sales

Skill – Kỹ năng giao tiếp

Skill – Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Skill – Kỹ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định

Skill – Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Skill – Kỹ năng xây dựng mối quan hệ (networking)

Skill – Kỹ năng quản trị xung đột

Skill – Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm

Skill – Kỹ năng tạo ảnh hưởng

Skill – Kỹ năng đào tạo

Skill – Tư duy tập trung vào kết quả

Attitude – Bảo mật kinh doanh

Attitude – Nhạy bén

Attitude – Năng lực sáng tạo và đổi mới

Bộ câu hỏi phỏng vấn

Hãy mô tả sản phẩm mà bạn từng chịu trách nhiệm kinh doanh trước đây. Lợi ích của sản phẩm đó là gì? Khách hàng của bạn là ai?

Tại sao khách hàng mua sản phẩm của bạn? Những lựa chọn thay thế mà họ có thể sử dụng là gì?

Mô tả quá trình đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng. Ai có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ? Bạn cần làm gì để chốt đơn hàng?

Hãy nhớ lại một lần bạn giải quyết mâu thuẫn giữa hai thành viên trong nhóm.

Tại thời điểm nào bạn sẽ khuyên một Nhân viên kinh doanh ngừng theo đuổi một khách hàng?

Bạn sẽ làm gì với một Nhân viên kinh doanh có hiệu quả làm việc không tốt?

Bạn đã bao giờ phải thay đổi quy trình cũ để để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí hoặc tăng doanh thu chưa?

Mô tả quy trình sales tại công ty trước đây của bạn. Theo bạn thì quy trình đó có điểm gì hiệu quả và chưa hiệu quả?

Bạn đã bao giờ tham gia đào tạo, hoặc biên soạn các nội dung đào tạo cho đội ngũ nhân viên kinh doanh chưa?

Mô tả bất kỳ kinh nghiệm nào bạn có trong dự báo hoặc tăng trưởng doanh số.

tag: dịch truong phong tìm vật liệu tuyen đánh ô tô án quyền hạn jd vai trò thất

Điều Kiện Kinh Doanh Thực Phẩm Chức Năng Mới Nhất

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Vậy, điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng là gì?

1. Điều kiện về ngành nghề

Cơ sở muốn kinh doanh thực phẩm chức năng có thể thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể để đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.

Nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể đã thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì cầm làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, sau khi đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng thì chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện giấy phép

Để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT).

Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng.

3. Công bố

Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT).

Để kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu.

Tùy thuộc vào loại thực phẩm chức năng mà cơ sở muốn nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa mà việc công bố sẽ khác nhau, cụ thể:

– Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì việc công bố thực phẩm chức năng sẽ là công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;

– Đối với những loại hình thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thủ tục công bố thực phẩm chức năng sẽ là công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

4. Kiểm tra an toàn

Việc nhập khẩu các lô hàng thực phẩm chức năng vào Việt Nam phải trải qua giai đoạn kiểm tra an toàn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các thành phần sau đây:

– Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu;

– Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

– Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm;

– Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm;

– Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – hóa đơn.

Sau khi đã vượt qua vòng kiểm tra sự an toàn, lô hàng thực phẩm sẽ được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) và được phép thực hiện thủ tục nhập khẩu với thành phần hồ sơ như sau:

– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

– Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán;

– Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định;

– Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng;

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Tờ khai trị giá.