Top 10 # Chức Năng Làm Phương Tiện Giao Tiếp Của Ngôn Ngữ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Là Gì? Chức Năng Của Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, dáng đứng, khoảng cách…

Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong xã hội hiện đại, nhất là công việc kinh doanh, giao tiếp phi ngôn ngữ lại có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ còn được thể hiện trong những tình huống khi chúng ta tiếp xúc lần đầu với một người khác. Ngoài việc để ý các cử chỉ, điệu bộ và nội dung của người đối diện, bạn còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của những chúng. Từ đó, bạn sẽ có được kinh nghiệm, giúp bạn nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.

Những điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn ngữ

Ở mỗi quốc gia, mỗi cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn ngữ mang những ý nghĩa khác nhau. Và nó khiến bạn phải chủ động tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của họ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Nụ cười được xem là vũ khí lợi hại mang đến sự thoải mái, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp nụ cười lại có nhiều ý nghĩa khác. Nụ cười của người Mỹ mang xu hướng biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người châu Á. Và với người Nhật, họ cười để thể hiện lòng kính trọng hoặc che giấu sự buồn phiền.

Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulagria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”. Vì thế, hãy cẩn thận khi sử dụng cử chỉ của cái để tránh gây ra những hiểu nhầm ngớ ngẩn.

Khoảng cách giữa những người trong cuộc trò chuyện cũng mang những ý nghĩa khác biệt. Nếu như ở Trung Đông, các nước Mỹ Latinh, người nói chuyện có xu hướng gần nhau để thể hiện sự thân mật, thì ở Mỹ hay một vài nước châu Âu, người ta sẽ giữa khoảng cách xa hơn để thể hiện sự tôn trọng.

Đối với quan niệm của người châu Âu, khi trò chuyện và nhìn chăm chăm vào người đối diện sẽ thể hiện sự thành thật, không cố che giấu điều gì đó. Ngược lại, ở các nước châu Á, nhìn vào người đối diện sẽ bị cho rằng vô lễ và làm mất lòng người khác.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ giao tiếp phi ngôn ngữ là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Mong rằng bạn sẽ vận dụng thật tốt vào cuộc sống và công việc hằng ngày!

Kỹ Năng Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

Theo lý thuyết động lực học của clayton Alderfer xây dựng trên cơ sở đánh giá lại các yếu tố của bậc thang nhu cầu Maslow. Ông cho rằng con người có ba nhu cầu chính:

Trong đó nhu cầu giao tiếp là nhu cầu cơ bản nhất của của con người. Vậy giao tiếp là gì mà nó trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Có rất nhiều định nghĩa về nhu cầu giao tiếp nhưng với tôi thì giao tiếp là:” Sự trao đổi, truyền đạt giữa người với người các nội dung tư tưởng tình cảm, tri thức , thông tin khác nhờ ngôn ngữ và các quy định bởi các yếu tố văn hóa ,xã hội và đặc trự tâm lý cá nhân. Giao tiếp thỏa nản nhu cầu vật chất và tinh thần của con người là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông ton, cảm xúc, định hướng và điều chỉnh nhận thức , hành vi của bản thân nhau, tạo dựng quan hệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. ”

Vậy giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua cử chỉ, hành động của cơ thể, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, khoảng cách giao tiếp …… ( Charles Robert Darwin).

Giao tiếp phi ngôn từ có những đặc điểm sau:

Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao. Điều này bạn thường thấy ở những buổi thuyết trình hay buổi giảng thầy cô trên lớp. Những buổi giảng trên lớp sẽ vô cùng nhàm chán nếu như giáo viên cứ ngồi và giảng bài bằng giọng đọc đều đều các học sinh sẽ rất dễ buồn ngủ hay không hứng thú mà làm việc riêng. Hay những buổi diễn thuyết, bạn mở đầu bằng một vài cử chỉ như vẫy tay chào mọi người với nụ cười tươi trên mặt thay vì đi thẳng lên mục và bắt đầu giọng nói thì chắc chắn buổi diễn thuyết sẽ khác hẵn.

Giao tiếp phi ngôn ngữ chuyển tải thông điệp một cách không rõ ràng. Điều này xảy ra khi hai người tham gia giao tiếp không hiểu được cử chỉ của nhau.

Giao tiếp phi ngôn từ là diễn tả liên tục.

Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ

Sự giao tiếp bằng lời chỉ xảy ra khi lời nói được cất lên và kết thúc ngay khi âm thanh của lời nói đó kết thúc, trong khi đó giao tiếp cơ thể xảy ra và kéo dài cho tới khi nào người bạn đang giao tiếp vẫn còn nằm trong tầm mắt của bạn.

Giao tiếp phi ngôn từ mang tín đa kênh.

Chúng ta tiếp nhận những giao tiếp bằng lời trong cùng một lúc và chúng chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói hoặc bằng ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, với giao tiếp phi ngôn từ, chúng ta có thể chấp nhận thông tin bằng nhiều cách như nhìn nghe cảm nhận, ngửi hoặc nếm và có thể tất cả dấu hiệu thông tin này cùng được thể hiện cùng một lúc.

Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có hệ thống ngôn ngữ riêng biệt mà những người đến từ nền văn hóa khác khó có thể hiểu được . Ngược lại trong học thuyết tâm lý tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ mỗi nền văn hóa nào cũng đều có sáu trạng thái tâm lý ( hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lý đều do sự chi phối của não , tạo ra những thay đổi trên mặt và có chung cách biểu lộ cảm xúc trên mặt như vui buồn, giận dữ, sợ hãi, ghét hay ngạc nhiên.

Phi ngôn từ chịu ảnh hưởng của văn hóa. Hành vi, cử chỉ phù hợp với địa phương này nhưng ngược lại.

Chức năng của phi ngôn từ.

Phi ngôn từ có chức năng đặc biệt quan trọng đó là chức năng điều tiết. Cả cơ thể chính ta là một thể thống nhất, dáng chững chạc thì giọng nói chững chạc, dáng lỏng lẻo thì dọng nói cũng lỏng lẻo.

Hãy thử ta dơ hai tay lên trên cao quá đầu, từ từ nắm đấm thật chặt, gồng cứng tay và người. Rồi, hãy thả lỏng cơ thể, thả lỏng tay và thử hô ” quyết tâm ” xem ta có hô được không?

Từ cư tới nay cứ tưởng đầu óc ảnh hưởng đến cơ thể. Thực thế, cơ thể là một thể thống nhất, tay chân có linh hoạt, thưỡi mái thì đầu óc mới minh mẩn nhiều ý đẹp lời hay.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn

Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: Chất giọng, độ cao thấp ( lên giọng , xuống giọng) , nhịp điệu , âm thanh, tính kịch liệt, cách chuyển tông điệu điệu. Hơn nữa tăng quốc phiên cho rằng khi nghe tiếng nói và nhận ra nét độc đáo của âm thanh thì chính ta có thể hình dung được một người, tựa như người đó đang hiện diện….

Qua giọng nói ta có thể nhận biết được giới tín, tuổi tác, quê quán. Giọng nói cũng thể hiện trình độ học vấn của người thuyết trình.

Âm lượng: giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe. Giọng nói ta cũng như một nhạc cụ và thuyết trình là một bản nhạc.

Phát âm: Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm.

Độ cao: Giọng nói phải có lúc cao lúc thấp lúc đẩy lúc kéo.

Chất lượng: Âm này cộng hưởng trong khoang miệng rồi bắn ra ngoài. Cũng giống như chúng ta hét trong hang động, ta thấy tiếng vọng âm, vang rền

Tốc độ: trong khi giao tiếp , tốc độ hoàn toàn phụ thuộc vào người nghe.

Điểm dừng: Văn nói khác văn viết. Nhưng với văn nói, cùng một câu nhưng cách nói khác nhau.

Điểm nhấn: Một là độ nghĩa là kéo dài âm lượng ra. Hai là cường độ nghĩa là tập trung năng lượng vào một từ ngữ nào đó một cách mạnh mẽ dứt khoát.

Giáng điệu, cử chỉ và bắt tay.

” nhất dáng, nhì da, thứ ba nét mặt “. Hai mươi giây đầu tiên khi gặp mặt, gây ấn tượng với người nghe bằng hình ảnh ta xuất hiện. Dáng điệu chững chạc đàng hoàng .Thì gây sự kính trọng tự nhiên, còn ngược lại sẽ gây ác cảm.

Bí quyết là dáng điệu uyển chuyển , năng động là đứng trụ lên chân trước và dồn 80% trọng lượng cơ thể vào chân trụ, và phải đổi chân liên tục. Khi ta đứng trụ trên một chân thì mắt nó mới có thể ” dắt cả người ” , ta nhìn theo hướng nào, chân mới theo xoay theo hướng đó thì ta dễ dàng quan sát hơn. Luôn nhớ rằng ” nhất dáng, nhì da, thứ ba nét mặt “. ” Vạn sự khởi đầu nan ” . Ấn tượng ban đầu của người thuyết trình đó là dáng .

Thông thường sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện.

Đó là cử chỉ vốt mái tóc hay là lấy tay che miệng khi cười,…. Ở phái nữ những cử chỉ như khua tay, nói cà vạt,….. Khi cuộc nói chuyện đang lên cao traofmaf người ta thường thấy ở phía nam….

Có thể nói , trong rất nhiều tìn huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Nói kèm theo cử chỉ phù hợp sextacs động hiệu quả hơn tới người giao tiếp. Ngược lại hiểu được ngôn ngữ cử chỉ còn giúp ta nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra. Điều này giúp ta thay đổi tình thế kịp thời. Tuy nhiên việc hiểu ý nghĩa của cử chỉ không phải là dễ. Những nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: bàn tay đưa lên ngực khi nói là biểu hiện của sự chân thật chân thành.

Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi ai đó xoa mũi có nghĩa alf họ không muốn đề cập vấn đề này. Cử chỉ đặt cặp kính lên môi có nghĩa là người đó đang do dự hay trì hoãn việc ra quyết định .

Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích , phê b8njf và cần xem xét vấn đề một cách tỷ mĩ và kĩ lưỡng hơn. Những cử chỉ như nói qua , những ngón tay , xoa mắt , xoa tai, nhăn mũi không nhìn vào mắt người trực diện đều thể hiện sự lừa dối. Đặc biết cử chỉ của đôi tay được sử dụng nhiều nhất khi giao tiếp . Với sự hỗ trợ của hai bàn tay, hai cánh tay trong từng ngữ cảnh khác nhau, lời nói được minh họa rất rõ nét. Tay chống nạnh biểu thị người đó đang có ưu thế về quyền lực.

Khi nói lòng bàn tay biểu lộ sự cởi mở và thẳng thắn, không dấu diếm điều gì. Bàn tay nắm lại biểu thị một sự không thân thiện. Cử chỉ gõ nhẹ các ngón tay xuống bàn khi nói chuyện là thể hiện sự cân nhắc suy nghĩ trước khi ra quyết định. Đối với một số người, cử chỉ bắt tay là một thủ tục nghi lễ. Nhưng đô8s với hầu hết nhiều người thì cử chỉ bắt tay không chỉ là dấu hiệu của tình bạn mà cách bắt tay của bạn là một khẳng định sâu xa về tính cách con người bạn, nó chứng minh hùng hồn về bạn là ai với tư cách của một con người. Thể hiện sức mạnh và độ đáng tin cậy của bạn nữa.

Cử chỉ bắt tay được sử dụng khá rộng rãi trong giao tiếp chính thức của phương tây cũng như ở Việt Nam ngày nay. Bắt tay là chìa bàn tay phải, lòng bàn tay mở, nắm tay phải của đối tượng giao tiếp và kèm với câu chào. Cử chỉ bắt tay đáp lễ cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận, đúng cách, tránh do sơ ý, không nắm bàn tay mà chỉ nắm ngón tay hoặc không nắm chặt chỉ nắm hờ hửng bàn tay đối tượng giao tiếp cho, gây ra cảm giác xấu hổ hoặc bị xúc phạm ở chủ thể giao tiếp .

Cùng với cái bắt tay, có thể thực hiện cùng lúc nhiều cử chỉ, điệu bộ bày tỏ tình cảm khác .

Có thể dơ tay ra bắt thay lời chào

Có thể vừa chào vừa giơ tay ra bắt

Vừa chào vừa giơ tay ra bắt, vừa mỉm cười

Vừa chào vừa giơ tay ra bắt, vừa mỉn cười với ánh mắt cười hoặc trao tình cảm ấm áp , thân thiện

Có thể thấy cử chỉ, điệu bộ trong lời chào được sử dụng rất linh hoạt đa dạng trong giao tiếp chính thức và không chính thức , thể hiện tín lịch sự, xã giao và thân mật.

Khi bạn bắt tay với một người, bạn đang làm nhiều hơn là nói ” xin chào ” đấy. Đó là khi bạn khẳng định rằng: ” Đây chính là con người tôi “. Một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ ra sự bất an, yếu đối, không thật sự quan tâm đến người bạn đang bắt tay. Một cái bắt tay thật nhanh có thể truyền đạt sự kiêu ngạo. Nhưng ngược lại một cái bắt tay mạnh mẽ có thể truyền đạt sự tự tin, ổn định và đáng tin cậy.

Điều quan trọng khi chọn trang phục là chúng ta mặc sang trong hơn thính giả một bậc. Tại sao lại như vậy? Thứ nhất đó là bày tỏ sự tôn trong thính giarvaf cũng chính là tọa sự tôn trọng cho chính mình. Thứ hai chỉ nên mặc sang hơn một bậc, nếu sang quá so với thính giả thì tạo nên sự khoảng cách giữa người thuyết trình với thính giả, khó lôi kéo được sự đồng cảm của thính giả.

Một nguyên tắc vô cùng quan trọng nữa mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là : kiểm tra trang phục trước khi gặp gỡ, giao tiếp với đối tác trước khi thuyết trình ta nên xem lại đầu tóc, chỉnh trang từ trên xuống dưới , đằng trước đằng sau, sơ suất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bẫy luôn nhớ rằng không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu.

Trong hội nghị hay đàm phán , cách ăn mặc của mỗi nhân vật đều mang giá trị thông báo thông tin. Bởi nó không chỉ là phong cách thời trang thể hiện cá tính riêng của mỗi người, mà còn thể hiện địa vị và tầm vóc của cuộc đàm phán hay hội nghị.

Dù là vật vô tro vô giác , nhưng trang phục lại là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với đối tác cũng như là lần ra mắt đầu tiên với nhà tuyển dụng. Nó là một nhân tố quan trọng trong việc lấy lòng đối phương.

Ngoài ra trang phục là phương tiện để thể hiện phong cách ăn mặc xua hướng thời trang, đẳng cấp của mỗi con người. Cách ăn mặc cũng giúp đoán được trạng thái tình cảm và các phong cách tâm lý con người. Chẳng hạn người mặc áo rực rỡ có tâm trạng vui vẽ. Cách ăn mặc cũng phản ánh nghề nghiệp, địa vị , lứa tuổi. Trang phục phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là diện mạo gây được niềm tin và tâm trạng tích cực cho cả hai phía trong giao tiếp.

Ánh mắt xó sứ mạng to lớn, qua ánh mắt người ta có thể biết đực tư tưởng tình cảm của đối diện. Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận biết được tình cảm con người , đôi mắt tiết lộ thông tin và có thể chuyển tải lượng thông tin lớn nhất 83% và có sức truyền cảm lớn nhất.

Đôi mắt là ” cửa sổ tâm hồn ” , là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người , trong giao tiếp ánh mắt đóng vai trò đồng bộ hóa câu chuyện. Khi một người phụ nữ đang nói hay nghe nàng nói qua đôi mắt của nàng. ( Victor – Huygo)

Những suy nghĩ thầm kín và trạng thái cảm xúc của con người bộc lộ tự nhiên qua con mắt. Chỉ cần nhìn vào ánh mắt của một người chúng ta có thể hiểu được phần nào suy nghĩ trong đầu họ. Đôi mắt tiết lộ rất trung thực tâm tư tình cảm của một người dù họ có muốn hay không . Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp . chẳng hạn bình thường ánh mắt nhìn thẳng vào đối phương để thể hiện sự trang trọng, ngước nhìn thể hiện sự tìm tòi suy nghĩ và tôn trọng, liếc xéo thể hiện sự khinh nhược . nhìn xuống là thể hiện sự sĩ nhục. Khi nhìn thấy người hoặc vật mà mình thích thì đồng tử sẽ dãn ra, trường hợp người lại sẽ thu nhỏ.

Nếu nhà kinh doanh khẳng định với bạn rằng chính đôi mắt truyền tải nhiều nhất về con người bạn trong suốt thời điểm ban đầu gặp gỡ. Nếu bạn nhìn xuống đất, bạn đang nói vố người đối diện rằng tôi ngại ngùng, hồi hộp và thậm chí không đáng tin cậy. Mắt nhìn về một hướng mi mát và tròng mắt hơi cụp xuống biểu hiện một nỗi buồn . Còn tròng mắt mở to hai mắt nhìn mạnh vào người khác là biểu hiện sự tức dận. Người nào không hiểu bạn đang nói gì thì thường hay nheo mắt kèm theo dướn đầu ra nghe hay ghé tai ra phía trước biểu thị muốn nghe rõ hơn.

Việc tránh giao tiếp qua mắt thường biểu hiện điển hình ở những người làm điều sai trái và cảm giác mặc cảm, tội lỗi. Nhìn thẳng vào mắt ai đó chỉ ra rằng bạn đang dành sự chú ý chi họ. Nó thể hiện quan tâm của bạn trong cuộc gặp gỡ.

Người biết dùng ” đôi mắt trong giao tiếp ” thường khiến cuộc giao tiếp trở nên cởi mỡ hơn và chuyển tải được sự thích thú chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy của mình đến người tiếp nhận. Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn tự tin hơn. Ánh mắt có thể thay thế cho lời nói trong hoàn cảnh người ta không cần hay không thể nói mà vẫn làm cho người giao tiếp hiểu được điều chỉnh muốn nói. Ánh mắt bộc lộ rõ nhất ( cửa sổ tâm hồn) , sắc nhất ( dao cau) và nhanh nhất ( tia chớp ) sắc thái biểu cảm của các đối tượng tham gia giao tiếp. Khi chào mắt cần nhìn vào nhau tỏ sắc thái xã giao lịch sự .

Những điều cần thiết khi giao tiếp bằng mắt.

Hãy kết bạn. Khi bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình của mìn hãy tranh thủ kết bạn với những thính giả đến sớm có thể chào hỏi những người đầu tiên bước vào phòng và tự giới thiệu mình là diễn giả hay hỏi những câu hỏi đơn giản như ” tại sao bạn biết đến hội thảo này?…. Việc này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều .

Khi thuyết trình bạn có thể hướng mắt của mình ra những người bạn của bạn để tìm sự tự tin thoải mãi . sau khi tìm kiếm một vài người quen hãy bắt đầu trải rộng tầm mắt đến khắp phòng.

Các lỗi cơ bản giao tiếp bằng mắt mà chính ta hay gặp.

Tránh ánh mắt của người khác : Thể hiện sự nhu nhược của bạn

Tránh chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy.

Mắt nhìn dao dác bất định: thể hiện sự hời hợt , đôi khi mang yếu tố phản trắc.

Mắt lờ đờ vô hồn : thể hiện sự khờ khạo ngốc nghếch

Những lưu ý khi giao tớp bằng mắt.

Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm. Hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng.

Không đảo mắt liên hồi nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa.

Không đá lông nheo với người khác giới , trừ khi đó là cử chỉ tạo ra hài hước cho mọi người vui vẻ.

Không hướng mắt nhìn xuống chân vì người bi quan, thiếu tự tin , kẻ phạm tội thường có cử chỉ này.

Khi nhờ ai đó trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn tạo áp lực bắt họ đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm không nhìn người khác gắp thức ăn khiến họ lúng túng.

Dù bất cứ ởđâu, người ta đều thích làm việc với những người mà họ cảm thấy thoải mái. Mặc sù bạn không học hết các cử chỉ , nét mặt của mọi người ở mọi nơi trên thế giới nhưng bạn có thể tìm hiểu thêm và tôn trọng nét văn hóa đó . đó là thái độ ứng xử mang lại hiệu quả bất ngờ trong cuộc giao tiếp.

Biểu cảm trên khuôn mặt là một trong những đặc trưng trực tiếp của biểu hiện cảm xúc con người. Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Nét mặt có thể biểu hiện 6 cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và căm ghét. Vì vậy nét mặt trở thành ngôn ngữ không lời thể hiện trong giao tiếp giữ các đối tượng giao tiếp với nhau. Nhăn trán , nhướng mày, cau mày…. Là dấu huệ thể hiện thái độ của con người trong các tỉnh huống cụ thể.

Biểu cảm trên khuôn mặt bộc lộ thế giới nội tâm của một người. Khuôn mặt là nguồn thông tin quan trọng nhất để biểu đạt tình cảm, thái độ và tính cách. Bởi vì khi thay đổi nữa cảm xúc khuôn mặt bên trái dễ bộc lộ thay đổi cảm xúc phong phú hơn đồng thời lưu lại ấn tượng sâu sắc hơn.

Nụ cười là phương tiện giao tiếp phi ngôn từ biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. Có rất nhiều kiểu cười, mỗi kiểu cười nói lên rất nhiều thái độ của các chủ thể và khách thể khi giao tiếp. Cười mỉm, cười to, cười thành tiếng, cười nhếch mép đều biểu lộ tình cảm và thái độ của các đối tượng giao tiếp và làm tăng thêm ý nghiaxnooij dung của câu chuyện. Khi chúng ta cười nét mặt chúng ta tràn ngập niềm hân hoan tình thân mến.

Nụ cười là cách biểu lộ thái độ , tình cảm tự nhiên, bẩm sinh nhất của con người. Trong chào hỏi, nụ cười là tín hiệu muốn bộc lộ, thiết lập hay duy trì mối quan hệ thân thiện. Trong hoàn cảnh nhất định để chào đối tượng giao tiếp, chỉ nụ cười là đủ. Nụ cười có thể đi kèm với bắt tay và lời chào..

Những ai biết mỉm cười đều có thiên hướng biết cách quản lý, bán hàng hiệu quả, tạo ra hạnh phúc và nuôi dạy con cái nên người. Người Trung Quốc có câu nổi tiếng: “Nếu không có nụ cười tươi tắn thì đừng có mở hiệu buôn”. Nụ cười là sứ giả thiện chí của bạn truyền đi những thông điệp không lời hơn hẳn bất kì câu nói nào. Nụ cười làm bừng sáng cả cuộc đời nếu ai nhìn thấy nosvaf không ngẫu nhiên một nhà thơ viết: “Khi cười gương mặt chúng ta nở hoa”.

Con người có thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc , biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp . Khi trong lòng thấy vui thì khuôn mặt bạn thấy rực rỡ. Các cơ trên mặt của bạn giãn căng.

Ngược lại khi buồn bực, trong lòng buồn bực thì các cơ trên mặt của bạn bị trùng xuống cho dù bạn cố tình dấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khuôn mặt bạn cho thấy tất cả. Nụ cười được xem là trang sức trong giao tiếp . cười là một dấu hiệu rất mạnh mẽ giúp truyền tải sự vui vẻ thân thiện.

Nhìn chung người có tính cách hướng ngoại rất hay cười . Do tính tình hòa đồng , cởi mở nên họ dễ cười theo người khác và đó là nụ cười chân thật. Nếu người khác đang gặp chuyện buồn , họ sẽ an ủi với vẻ mặt không quá sầu muộn. Người có tính cách hướng nội ít khi cười , tiếng cười của họ thường nhỏ , có vẻ thiếu sức sống , thiếu tự tin.

Động tác tay thường thống nhất với lời nói, điều này có thể là cửa ngõ để chúng ta nhìn thấu tâm can qua ngôn ngữ cơ thể. Ở phần trên ta đã biết lượng thông tin thu nhận được qua đôi mắt là 83% và qua tai là 11% , lượng giây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần dây thần kinh từ tai lên não. Vì vậy thính giả dễ thuyết phục và chăm chú hơn tới bài nói của ta khi có hình ảnh và nhiều dẫn chứng cụ thể.

Do đó muốn thu hút được chú ý của thính giả, chuyển động cơ thể của ta phải càng linh hoạt năng động. Mà trên cơ thể người đôi tay là linh hoạt nhất. Cử động của tay được sử dụng một cách có ý thức để miêu tả, nhấn mạnh hoặc chỉ dẫn nhằm hỗ trợ ngôn ngữ nói. Với người khiếm thị việc sử dụng tay được mã hóa chung và hoàn toàn thay ngô ngữ.

Các cử chỉ bổ trợ cho nội dung giao tiếp và thể hiện tính cách của mỗi cá nhân, người ta có thể dùng các cử chỉ để điều khiển hãy nói chậm lại hay đừng nói nữa..

Có thể dùng cử chỉ để biểu lộ thái độ hay cảm xúc như kìm nén hành động khi giận dữ, thể hiện sự ngạc nhiên vui mừng, cảnh giác chưa tin tưởng mìn hoặc có bí mật muốn che giấu.

Nguyên tắc trong cả kho thuyết trình và giao tiếp là luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng và dưới cằm. Hẳn là có câu:” Giàu hai con mắt khó hai bàn tay”, đã dùng cách ẩn dụ đã dùng con mắt nhìn chỉ cách nhìn cách nghĩ của con người, bàn tay là để nói sức lao động. Vậy nên vế thứ nhất của câu chỉ sự giàu có mà con người đạt được là do có tầm nhìn, suy nghĩ thấu đáo, có trí tuệ. Còn vế thứ hai chỉ ra nếu bàn tay không chịu khó làm lụng thì dẫn đến nghèo khó.

Trong những động tác cơ thể , con người khá chú ý đến biểu cảm , trên khuôn mặt của bản thân, nhưng lại xem nhẹ động tác của đôi chân khi đứng hoặc ngồi, cũng là bộ bận dễ nhìn thấy tâm can qua ngôn ngữ cơ thể.

Khi nói chuyện vố người khác nếu vị trí chân của đối phương có sự thay đổi chẳng hạn chân đối phương không hướng về phía bạn mà chuyển động về hướng khác . Nếu bàn chân chuyển động vô thức về một hướng nào đó, có thể đối phương muốn rời đi. Nếu chân đối phương không ngừng lắc lư, có nghĩa là đối phương không muốn rời đi nhưng buộc phải đi.

Khi ngồi hai chân dang rộng, dĩ nhiên phụ nữ không quá rộng, những người như vậy rất hào phóng. Nếu hai đùi hai chân khép chặt vào nhau, hai tau đặt lên đầu gối một cách quy cũ, những người như vậy tương đối ôn hòa . Nếu hai chân vắt chéo khi ngồi người như vậy tương đối chín chắn.

Còn tư thế đứng? Một số người đứng rất thẳng, chứng tỏ anh ta tự ti làm việc xông xáo; một người khi đứng đặt trông tâm lên một chân, chứng tỏ anh ta sống coa trách nhiệm, những ai khoanh tay trước ngực khi đứng, ý thức để phòng khá cao.

Khi ta nói hòa hùng thuyết phục người khác thì dáng phải vững chải năng động. Điều quan trọng nhất của dáng đứng trong thuyết trình đó là thể hiện sự năng động và nhiệt tình của người thuyết trình. Cơ thể con người là một thể thống nhất, thì trong ngôi nhà cơ thể đó dáng là bộ khung, là cấu trúc của ngôi nhà. Cơ thể dẻo dai thì đầu tiên dáng phải dẻo . Nếu cái khung đã cứng thì tổng thể không có mền mại uyển chuyển được.

Thông thường khi giao tiếp với công chúng hay khi đang thuyết trình ta thường hay mất bình tĩnh , khi căng thẳng như vậy lúc đó các cơ bắp cứng lại, người thuyết trình đứng ” như trời troongf” đứng như chôn chân một chổ. Tại sao lại như vậy ? Vì chúng ta đứng trụ hai chân. Đứng trụ hai chân thì dễ mỏi và khó di chuyển được. Bí quyết của dáng điệu uyển chuyển là đứng trụ lên chân trước và dồn 80% trọng lượng cơ thể lên chân trụ và đổi chân liên tục. Dáng có uyển chuyển thì do hông và tay linh hoạt. Nguyên tắc cơ bản nhất của khi thuyết trình hay giao tiếp là. Nếu ta không quan tâm tới người nghe thì họ sẽ không quan tâm tới ta. Nếu đứng yên một chổ thì ta không thể quan sát bao quát hội trường được. Khi ta đứng trụ trên một chân thì mắt nó dắt cả người ta nhìn theo hướng nào thì chân xoay theo hướng đó thì ta có thể quan sát tốt hơn. Luôn nhớ rằng ấn tượng ban đầu của người thuyết trình đó là dáng.

Trong khi nghe thuyết trình tại sao nghe nhiều nhưng không chú ý thậm chí có cảm giác buồn ngủ . vậy thì người thuyết trình trước hội trường không đứng yên một chổ hãy liên tục di chuyển tạo góc nhìn góc nghe cho thín giả.

Cách di chuyển đơn giản là ta di chuyển theo hình tam giác , đảo sang hai góc của hội trường quan tâm tới góc trái góc phải. Lùi lại nói với hội trường và hút cả hội trường về phía mình, tiến lên tạo khoảng cách gần gũi với khán giả.

Khi di chuyển tốc độ bước của ta giống như giọng nói nếu bước chân mạnh mẽ thì giọng nói nhanh mạnh mẽ. Ngược lại, bước chân nhẹ nhàng thì giọng nói nhẹ nhàng, khoang thai.

Khoảng cách giữ những người có văn hóa ứng xử khác nhau sẽ cho biết mức độ thoải mái của họ khi giao tiếp. Một số người có tói quen tự tách mình khi giao tiếp với người khác chỉ lại gần khi bắt tay hay trao đổi nhanh.

Khoảng cách giữ hai người giao tiếp có thể phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể . chẳng hạn khi nói chuyện với người yêu, người thân mà khoảng cách quá xa thì tạo nên khoảng cách . Bạn sẽ nhận ra ngay dấu hiệu không thoãi mái khi đang xâm phạm đến khoảng không gian người khác như là: đu đưa, móc chân ngoáy tay, quấn lấy , nhìn chằm chằm…

Trong giao tiếp nói chung trong thuyết trình nói riêng. Khoảng cách giữ ta và thính giả thể hiện mối quan tâm quan hệ. Vố mối quan hệ khác nhau thì người có xu hướng tạo khoảng cách khác nhau. Trên lý thuyết khoảng cách được quy định như sau.

Nhưng trên thực tế khoảng cách được quy định chủ yếu dựa trên cái bắt tay. Trong quan hệ xã giao hai người đứng cách xa nhau vừa đủ một tầm bắt tay. Khoảng cách đó vừa mang lại một khôn vừa đủ cho mỗi người đứng thoãi mái , khi vung tay không chạm vào nhau. Và một người thứ ba có thể di chuyển qua giữ hai người . còn khi đứng nói ở công cộng thì tùy thuộc vào đám đông mà ta chọn cho mình khoảng cách phù hợp.

Ôm hôn nhau tín hiệu này ở nước ta ” còn khó đưa vài mã giao tiếp” có thể thấy cử chỉ ôm hôn được sử dụng khá dè dặt, thường ở các thành phố lớn giữ các người thân, bạn bè lâu ngày gặp nhau. Ở các nước phương tây khi bạn bè thân thuộc gặp nhau và dịp đầu năm mới người ta chúc nhau bằng những nụ hôn nồng nàn. Tuy nhiên nụ hôn lúc nào cũng phải đặt đúng chổ, không phải hôn ở đâu cũng được. Cha mẹ hôn con ở trên trán, bạn bè hôn nhau ở hai bên má, trai gái yêu nhau thì hôn môi…..

Tóm lại cử chỉ điệu bộ đi kèm với lời chào rất phong phú . các tín hiệu cử chỉ kết hợp hài hòa với nhau và với tín hiệu ngôn ngữ giúp bộc lộ nét đặc trưng và nét đẹp ngôn ngữ. Văn hóa của từng dân tộc.

Danh thiếp – cách trao và nhận.

Danh thiếp giao dọc trong kinh doanh là cách giới thiệu những thông tin cá nhân, thông tin liên lạc. Bạn hãy đảm bảo trên danh thiếp có đầy đủ các chi tiết , bố trí trình bày sao cho chuyên nghiệp, phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty mình.

Trong thế giới doanh nghiệp, danh thiếp đóng vai trò như lý lịch trích ngang của một người. Bạn trao danh thiếp cho ai đó , nghĩa là bạn muốn cho họ biết bạn là ai, bạn đang làm việc ở đâu và làm cách nào để họ liên lạc với bạn.

Danh nhân trong công việc thường phải đưa và nhận danh thiếp, cách đưa và nhận có thỏa đáng hay không sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của hai bên.. Vì vậy hiểu rõ cách trao và nhận danh thiếp như thế nào là vô cùng quan trọng đối với các danh nhân.

Khi trao danh thiếp nên theo một trong ba cách sau:

Khép bàn tay lại , để danh thiếp vào lòng bàn tay dùng ngón tay cái kẹp bên trái tấm danh thiếp, đưa danh thiếp đến trức ngực người nhận. Tên trên danh thiếp ngược với bản thân, hướng về phía họ, giúp người nhận danh thiếp có thể đọc được ngay, không cần phải quay ngược lại.

Dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp danh thiếp để đưa.

Dùng ngón trỏ và ngón cái của cả hai tay cầm lấy hai bên danh thiếp để đưa.

Nhận danh thiếp như thế nào cho đúng cách.

Nhận danh thiếp cũng là một nghệ thuật. Khi đối tac kinh doanh nhã ý đưa danh thiếp cho bạn, bạn phải tỏ vẻ vui vẻ đón nhận thật lòng. Đưa hia tay lên nhận thiếp , cầm xem thật cẩn thận rồi mới cho vào túi áo hoăc là cặp. Khi xem có thể hỏi cho rõ trên danh thiếp thể hiện sự quan tâm của mình với đối tác. Nếu bạn không xm qua danh thiếp của họ, nhất là gấp đôi hoặc làm nhăn nhúng, thì hành động đó được biểu thị là coi thường đối tác.

Những hành vi giao tiếp đặc biệt.

Những hành vi giao tiếp đặc biệt là những động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu… Gọi là hàn vi đặc biệt vì trong mối quan hệ đặc biệt người ta mới sử dụng chúng. Thường những hành vi này được sử dụng trong mối quan hệ đặc biệt về tình cảm thân thiết trong hoàn cảnh cụ thể và được xem cả hai bên đồng tình.

Ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau.

Cử chỉ chào hỏi phổ biến là các danh nhân trên thế giới sử dụng là bắt tay, nhưng ngay trong bắt tay cũng thể hiện nét văn hóa khác nhau. Ở Mĩ người ta thường siết và lắc tay đối phương để thể hiện sự tự tin. Người nah hay lắc tay từ ba đến năm lần. Ở Đức và Pháp bóp nhẹ và lắc tay ột đến hai lần là đủ. Người châu Á bắt nhẹ và từ tốn .

Gật đầu – ” có ” hay ” không”

Thường thì nhiều nơi gật đầu mang ý nghĩa ” có ” và lắc đầu mang ý nghĩa ” không ” . tuy nhiên với người Ấn Độ lắc đầu với biên độ khoảng 270 độ thì cử chỉ có thể mang ý nghĩa có hoặc không.

Ở Nhật Bản gật đầu không nhất thiết là đồng ý mà có thể là dấu hiệu người nghe hiểu bạn đang nói gì. Người Bungary gật đầu là không lắc đầu là có . Hất đầu ra sau có nghĩa là đồng ý ở Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào.

Việc dơ hai tay lên dang hai ngón tay trỏ và tay giữa sang hai bên tạo thành hình chữ V ngữa lòng bàn tay ra ngoài với các ngón tay còn lại khum vào được hiểu là thắng lợi, chúc thành công. Nhưng mà quay mu bàn tay ra ngoài thì đó là cử chỉ tục tỉu chỉ bộ phận giới tính của nữ.

Giao tiếp phi ngôn ngữ phản ánh chân thật và đầy đủ các mối quan hệ, do đó chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc để tận dụng hiệu quả của giao tiếp phi ngôn ngữ. Nhằm không chỉ giúp người ta hiểu được nhau, mà còn giúp hoàn thiện các mối quan hệ, giúp con người sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Phan Mỹ Duân

Hành Vi Phi Ngôn Ngữ Trong Giao Tiếp

“Nếu không biết sức mạnh của ngôn từ, ta không thể biết được con người đó”. (Khổng Tử) Để việc truyền tải thông tin có sức tác động mạnh mẽ, bạn nên dùng hành vi phi ngôn ngữ. 1. Giao tiếp bằng mắt: Eye Contact

“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói. Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy nơi mình đến người tiếp nhận.

2. Gương mặt biểu cảm: Facial Expressions

Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Vì thế, nếu bạn cười thường xuyên bạn sẽ đổi lấy được sự thích thú, thân thiện, nhiệt tình và gần gũi. Cười thường dễ “lây” từ người này sang người khác và khiến phản ứng giữa người & người được thuận lợi hơn. Người khác sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và muốn lắng nghe bạn hơn.

Nếu bạn không biểu lộ cử chỉ hay diễn tả không đạt trong khi nói, bạn có thể bị cho là nhàm chán và cứng nhắc, không thân thiện. Lối nói chuyện sinh động thu hút sự chú ý của khách hàng và làm cho buổi đàm thoại thú vị, thuận lợi và hiểu nhau hơn.

4. Tư thế và Điệu bộ: Posture & Body Orientation Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ : khi tư thế đứng thẳng lưng và ngã người về trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện.

Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có kết quả khi bạn và người nghe đối mặt với nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ.

5. Giữ khoảng cách: Proximity Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Bạn nên nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm phạm đến khoảng không của người khác như là: đu đưa, móc chân mó tay, quấn lấy, nhìn chằm chặp.

6. Phát âm: Vocal Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như:

1. chất giọng

2. độ cao thấp (lên giọng, xuống giọng)

3. nhịp điệu

4. âm sắc

5. tính kịch liệt (hưởng ứng hay phản kháng)

6. cách chuyển tông điệu.

Để tối ưu hóa việc giao tiếp, hãy thực hành 6 cách biến tấu vừa nêu. Đa phần các diễn giả thường mắc một lỗi chung là thuyết trình với chất giọng đều đều (hay còn gọi là “tiến sĩ gây mê”). Khán thính giả sẽ cho rằng họ thuộc tuýp diễn giả nhàm chán và tẻ nhạt.

Nghệ Thuật Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Là Gì?

Cẩm nang nghề nghiệp

Vai trò của nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ

Ánh mắt và nụ cười là hai tài sản vô cùng quý giá trên khuôn mặt mỗi con người. Sử dụng nụ cười và ánh mắt là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên. Những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn có được những thành công ngoài mong đợi.

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ

Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Bạn và Tôi, bày tỏ: “Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như không có một động tác biểu lộ của cơ thể. Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một kỹ năng mềm được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế… Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm và thuyết phục hơn. Lời nói đi kèm với nụ cười sẽ khiến cho cuộc giao tiếp trở nên thân thiện và gần gũi. Thậm chí, trong nhiều hoàn cảnh, ánh mắt có thể thay thế lời nói… Còn nụ cười được xem là một thứ trang sức rất hữu hiệu trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị “.

ThS. Võ Trương Như Ngọc, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu mô, phôi, răng (ĐH Răng – Hàm – Mặt) cũng cho rằng: ” Trong kỹ năng giao tiếp, cách nói chuyện rất quan trọng, thứ nhất là lời nói, cử chỉ, ánh mắt nhưng cái tạo ấn tượng lại là nụ cười. Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua “.

Cười là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu “Liếc mắt đưa tình”. Chỉ cần cái chau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu được tâm trạng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ cũng khiến người đối thoại có thêm niềm tin trong cuộc sống và công việc.

Để có ánh mắt và nụ cười đẹp

Theo Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, mỗi người đều tự biết mình có thế mạnh gì trên khuôn mặt. Đó có thể là cái mũi đẹp hay đôi mắt, đôi môi… Do đó, để phát huy được thế mạnh trong kỹ năng giao tiếp cần biết che đi những cái xấu và tạo ra điểm nhấn ở những nét đẹp nhờ trang điểm hay để kiểu tóc hợp lý. Để thành công trong giao tiếp cần có ánh mắt đẹp và nụ cười đẹp. Vì trong giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động và có khả năng biểu cảm cao nhất. Do đó, nếu chẳng may một người có nụ cười hở lợi thì khi cười phải có ý bằng cách cười chúm chím, không cười to quá nhưng cũng đừng gượng gạo. Nghĩa là cần phải tập để có độ mở của nụ cười một cách hợp lý làm sao vẫn đảm bảo mình có nụ cười tươi tắn nhưng không được hở lợi.

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, tập trung mọi giác quan của cơ thể: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác… Nói cách khác, mọi năng lượng của các giác quan đều tập trung vào đôi mắt. Mắt to, đen, sáng… thể hiện sự thông minh, lanh lợi. Và cũng nhìn vào đôi mắt người đối thoại có thể đọc được phần nào tâm trạng, suy nghĩ của họ. Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng, nó thể hiện sự chăm chú, sự tôn trọng của mình với người khác mà không ngôn ngữ nào thay thế được. Trong giao tiếp nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối rối khi bắt gặp ánh mắt người đối thoại quá nhiều. Với ánh mắt này, người đối diện sẽ thấy bạn là một người tự tin và đáng tin cậy. Theo chúng tôi Hoàng Tử Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TPHCM: Việc tư vấn và tập luyện nụ cười, một số nơi trên thế giới đã làm rồi, nước mình thì chưa.

Cười là một phản xạ và hoàn toàn có cách để thay đổi, cải tạo nụ cười.

Vấn đề vẻ đẹp của nụ cười đã được Khoa Răng – Hàm – Mặt của trường quan tâm từ năm 1999. Trong vài năm gần đây đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Đây là những nghiên cứu góp phần cho việc xác định những “chuẩn” được thừa nhận rộng rãi về một nụ cười đẹp, làm cơ sở cho việc tư vấn và giúp luyện tập cho những người mong muốn thay đổi để có được nụ cười tự tin hơn.

Điều này có nghĩa là có thể thay đổi, cải tạo nụ cười nếu mất cân đối giữa môi và răng có thể làm lại răng, điều chỉnh về mặt hình thể, đường viền lợi cao thì điều chỉnh kéo xuống tạo một nụ cười hài hoà không hở lợi. Chỉ đơn thuần là hướng dẫn họ cách cười che đi nhược điểm”.

10 ghi nhớ giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

1. Lưu ý các cử chỉ phi ngôn ngữ

Con người có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau; vậy bạn hãy để ý đến những điều như ánh mắt, điệu bộ, tư thế, những cử động của cơ thể và giọng nói. Tất cả những dấu hiệu này có thể truyền tải những thông tin quan trọng nằm ngoài lời nói. Thông qua việc quan sát kỹ thái độ không lời của người khác, bạn sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả hơn.

2. Quan sát các hành vi không nhất quán

Nếu lời nói của một người không khớp với hành vi phi ngôn ngữ của họ, bạn nên lưu ý hơn. Ví dụ, có người nói với bạn họ đang vui trong khi nhíu mày và nhìn chằm chằm xuống đất. Các nghiên cứu cho thấy khi lời nói không đi kèm với điệu bộ, người ta sẽ không quan tâm tới nội dung được nói ra mà thay vào đó tập trung vào các dấu hiệu của thái độ, suy nghĩ hay cảm xúc.

3. Tập trung vào giọng nói

Giọng nói của bạn có thể diễn đạt vô số thông tin, từ sự nhiệt tình, thờ ơ, cho đến giận dữ. Hãy bắt đầu để ý đến cách giọng nói ảnh hưởng đến phản ứng của những người xung quanh bạn và thử dùng giọng nói để nhấn mạnh những điều bạn muốn chuyển tới người nghe. Chẳng hạn, trong kỹ năng thuyết trình, nếu bạn muốn thể hiện mình thật sự quan tâm đến vấn đề gì đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình bằng một giọng nói sôi nổi.

4. Giao tiếp tốt bằng ánh mắt

Khi người ta không nhìn vào mắt người khác, dường như họ đang trốn tránh hay cố che dấu điều gì đó. Trái lại, nhìn quá chăm chú cũng có thể bị xem là như muốn đối đầu hay đe dọa. Dù ánh mắt là một phần quan trọng trong giao tiếp, phải nhớ rằng kỹ năng giao tiếp bằng mắt tốt không có nghĩa là nhìn chăm chăm vào mắt người khác. Vậy làm sao bạn biết giao tiếp bằng mắt thế nào cho đúng? Một số chuyên gia về giao tiếp cho rằng nên nhìn thẳng vào mắt người khác trong từng khoảng thời gian bốn đến năm giây.

5. Hỏi về các cử chỉ không lời

Nếu bạn không hiểu ngôn ngữ điệu bộ của người khác, đừng ngại đặt câu hỏi. Cách hay nhất là nhắc lại suy diễn của bạn về những gì người khác nói và hỏi cho rõ hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Vậy điều anh muốn nói là …”

6. Dùng cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn

Hãy nhớ giao tiếp bằng lời và không lời song hành để chuyển tải thông điệp. Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ cử chỉ để hỗ trợ cho những gì bạn nói. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn đang diễn thuyết hoặc nói trước đám đông.

7. Quan sát nhóm cử chỉ

Một cử chỉ đơn lẻ có thể mang nhiều ý nghĩa nhưng cũng có thể chẳng có nghĩa gì. Chìa khóa cho việc hiểu chính xác ngôn ngữ khôn g lời là tìm kiếm nhóm các cử chỉ củng cố cho một điểm chung. Nếu bạn quá chú trọng đến một cử chỉ trong nhiều cử chỉ, bạn có thể kết luận sai.

8. Cân nhắc ngữ cảnh về những gì người khác đang cố truyền đạt.

Khi bạn đang giao tiếp với người khác, luôn xem xét tình huống và ngữ cảnh giao tiếp. Một vài tình huống đòi hỏi phải có những cử chỉ trịnh trọng hơn và những cử chỉ này có thể được hiểu rất khác trong những tình huống khác. Hãy cân nhắc xem cử chỉ không lời có phù hợp trong ngữ cảnh đó hay không. Nếu bạn đang cố cải thiện việc giao tiếp không lời, hãy tập trung vào những cách giúp cho các cử chỉ của bạn ăn khớp với mức độ trang trọng mà tình huống yêu cầu.

9. Cảnh giác vì cử chỉ có thể bị hiểu sai

Theo một số người, cái bắt tay chặt thể hiện cá tính mạnh mẽ trong khi cái bắt tay yếu ớt được cho là thiếu can đảm. Ví dụ này chứng minh một luận điểm quan trọng về khả năng hiểu sai những cử chỉ không lời. Thực tế một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ một điều hoàn toàn khác hẳn, chẳng hạn như chứng viêm khớp. Hãy luôn nhớ quan sát nhóm hành vi. Cử chỉ tổng quan của một người nói lên rất nhiều điều so với một cử chỉ đơn lẻ được nhìn nhận tách biệt.

10. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Nhiều người dường như có sở trường dùng ngôn ngữ giao tiếp không lời một cách hiệu quả và hiểu đúng cử chỉ của những người khác. Những người này thường được gọi là có khả năng “hiểu người.” Trên thực tế, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ và luyện tập các cách giao tiếp không lời với mọi người. Thông qua việc chú ý đến hành vi không lời và tập luyện các kỹ năng, bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình một cách đáng kể.