Top 15 # Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ban Chi Ủy Chi Bộ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Ủy Ban Kiểm Tra Huyện Ủy Giám Sát Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Đối Với Chi Bộ Bưu Điện

Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy do đồng chí Lê Văn Dân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi bộ Bưu điện huyện Lương Sơn.

Toàn cảnh buổi giám sát

Bưu điện huyện Lương Sơn là đơn vị phục vụ và kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông, trực thuộc Bưu điện tỉnh Hòa Bình. Tổng số có 16 cán bộ, công nhân viên; Chi bộ Bưu Điện là c hi bộ cơ sở, trực thuộc Huyện ủy Lương Sơn , tính đến thời điểm giám sát chi bộ có 7 đảng viên chính thức và là chi bộ không có cấp ủy; năm 2015, 2016, 2017 chi bộ được tổ chức đảng cấp trên đánh giá đạt chị bộ “trong sạch, vững mạnh”.

Chi bộ x ác định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; c ăn cứ vào Nghị quyết, Chương trình công tác, Quy chế làm việc toàn khóa, hàng năm ban hành các văn bản để lãnh đạo cán bộ, nhân viên và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác tổ chức, cán bộ được quan tâm ; Quy chế làm việc được quy định chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cán bộ, nhân viên và người lao động phù hợp với từng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ .

Tuy nhiên, chi bộ Bưu điện cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục như: Việc xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm chưa thật sự phù hợp với nhiệm vụ chính trị của chi bộ; một số ít cán bộ, đảng viên còn thụ động trong công việc, chất lượng hiệu quả giải quyết công việc chưa cao; v iệc phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình đối với của một số đồng chí đảng viên trong chi bộ ; việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách còn sơ sài, chưa khoa học.

Đoàn Giám sát yêu cầu Chi bộ Bưu điện : Tiếp tục nghiên cứu các văn bản của Đảng, của Nhà nước để nâng cao nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Đảng viên, CBCNV , thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Duy trì tốt mối quan hệ công tác với các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để được hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thời gian để Chi bộ Bưu điện khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn qua Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trước ngày 31/12/2018./.

Bạch Xuân Thơ (Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy)

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chi Bộ Là Gì?

Chi bộ được thành lập tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Đây là tổ chức bao gồm những thành viên đã được xét duyệt tư cách Đảng viên và hoạt động sinh hoạt Đảng tại Chi bộ này. Thông thường, mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay tổ chức khác thành lập một Chi bộ để các Đảng viên có thể sinh hoạt cũng như bồi dưỡng về tư cách Đảng viên.

Chi bộ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức lãnh đạo chính trị cho các thành viên, nhân viên và cá nhân khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đảm bảo việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Điều kiện thành lập Chi bộ

Đối với cấp xã, phường, thị trấn muốn thành lập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: “Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện)…”

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác muốn thành lập Chi bộ cơ sở thì cũng phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau: ” Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở);

Đối với các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện trên thì mới có thể thành lập Chi bộ tại đơn vị của mình.

3. Chức năng nhiệm vụ của chi bộ

Chức năng nhiệm vụ của chi bộ được ban hành trong các Văn bản Quy định của Ban Bí thư thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Nhiệm vụ của chi bộ ( Nhiệm vụ chính trị của chi bộ) ở cơ quan hay ở cấp xã, cấp huyện có những nhiệm vụ chi tiết cụ thể khác nhau do hoàn cảnh, phạm vi quản lý cũng như chức năng của chi bộ quyết định. Nhìn chung, Chi bộ có những nhiệm vụ chính là lãnh đạo trong các lĩnh vực, hoạt động sau như:

– Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo thực hiện theo các Nghị quyết của địa phương và cấp trên, thực hiện lãnh đạo theo pháp luật, cải cách môi trường để phát triển kinh tế.

– Lãnh đạo công tác tư tưởng: về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng chống các quan điểm sai trái,…

– Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng bộ, chi bộ

– Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

– Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

– Lãnh đạo các đoàn thể chính trị – xã hội

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Tỉnh ủy) mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng.

2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh.

3. Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh ủy theo phân cấp.

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng; về công tác cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; giải quyết các vấn đề về đảng tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; chế độ, chính sách, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; về chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý.

e) Quản lý hồ sơ cán bộ diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

g) Thực hiện thống kê về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong toàn tỉnh để để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

h) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức xây dựng đảng.

i) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo quy định.

k) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ đảng viên, cơ sở dữ liệu đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, xét tặng huy hiệu Đảng, cấp phát thẻ đảng viên, xoá tên đảng viên, giải quyết khiếu nại và vấn đề đảng tịch cho đảng viên trong đảng bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý biên chế của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy.

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh theo phân cấp quản lý.

a) Thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức xây dựng đảng, về cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và về tổ chức bộ máy, biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy.

b) Tham gia ý kiến đối với đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và các cơ quan trong tỉnh quyết định theo phân cấp.

d) Chủ trì thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.

a) Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng.

b) Với các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

d) Với các ban, Văn phòng Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội cấp huyện và các đảng ủy trực thuộc.

đ) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao

a) Giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quy hoạch cán bộ; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đồng thời tham mưu thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng gắn với quy hoạch đội ngũ cán bộ của Đảng bộ tỉnh theo phân cấp.

b) Tham mưu công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế khối đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính tri – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền phân cấp.

c) Thực hiện các công việc khác khi được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao.

( Theo Quy định số 2681 -QĐi/TU ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy)

Mẫu Phân Công Nhiệm Vụ Trong Ban Chấp Hành Chi Bộ

Mẫu phân công nhiệm vụ Đảng viên

Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ theo nhiệm kỳ được chúng tôi sưu tầm và đăng tải trong bài viết này, mời các bạn tham khảo. Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ đưa ra những yêu cầu, trách nhiệm, công việc của bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ và ủy viên.

Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ

1. Mẫu phân công nhiệm vụ trong BCH chi bộ số 1

ĐẢNG ỦY ………………………………

CHI BỘ ……………………. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ………………, ngày … tháng … năm 20…

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG BCH CHI BỘ

Nhiệm kỳ 20…- 20…

Căn cứ Quyết định số …-QĐ/ĐU ngày … tháng … năm 20… của Ban Thường vụ Đảng ủy ……………… về việc chuẩn y kết quả bầu BCH, Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ …………………… nhiệm kỳ 20… – 20…; căn cứ Quy chế làm việc của BCH, Chi bộ nhiệm kỳ 20… – 20… và Nghị quyết Hội nghị BCH Chi bộ ngày … tháng … năm 20…, BCH Chi bộ phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong BCH như sau:

1. Đồng chí ……………….. – Bí thư chi bộ

Chịu trách nhiệm trước Đảng bộ ……………… về toàn bộ hoạt động của Chi bộ. Phụ trách chung và lãnh đạo trực tiếp các công tác sau:

1.1. Công tác chính trị, tư tưởng

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy chế, Nội quy của Nhà trường.

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật, phòng chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

1.2. Công tác xây dựng Đảng

Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ và đội ngũ đảng viên nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.

Tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình. Giới thiệu sinh hoạt Đảng của chi bộ.

1.3. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh và quốc phòng

Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác chính trị nội bộ, an ninh và quốc phòng theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của Nhà trường.

Thực hiện Quy chế dân chủ của Trường, phát huy quyền làm chủ của đảng viên và công chức, viên chức, nhân viên, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, trù dập và các biểu hiện tiêu cực khác.

1.4. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng

Thực hiện công tác kiểm tra đảng hàng năm theo kế hoạch và đột xuất theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đơn vị.

1.5. Mối quan hệ

2. Đồng chí ……………….. – Phó Bí thư Chi bộ

Giúp đồng chí Bí thư Chi bộ điều hành các công việc được phân công, lãnh đạo trực tiếp các mảng công tác sau:

2.1. Công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách

– Lãnh đạo đơn vị tham mưu xây dựng và thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của Trường.

– Lãnh đạo đơn vị tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp uỷ.

– Lãnh đạo đơn vị tham mưu thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách đối với người lao động.

2.2. Công tác pháp chế

2.3. Giúp Bí thư Chi bộ lập chương trình công tác hàng năm, hàng quý

Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian, chuẩn bị các vấn đề cần đề xuất để đưa ra hội nghị chi bộ xem xét quyết định; giúp Bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp của chi bộ; bảo đảm cho sinh hoạt của chi bộ đúng định kỳ, đúng thủ tục, đúng nguyên tắc; không ngừng tăng cường đoàn kết nội bộ BCH và toàn chi bộ; làm công tác tổ chức Lễ kết nạp đảng viên và các sự kiện khác của Chi bộ.

2.4. Công tác báo cáo

Giúp Bí thư lập báo cáo của Chi bộ theo yêu cầu của Đảng ủy các cấp.

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trong BCH theo kế hoạch tháng, quý, năm phục vụ cho các cuộc họp tổng kết, rút kinh nghiệm của BCH, Chi bộ và đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hàng năm.

2.5. Các công tác khác theo yêu cầu của BCH chi bộ.

3. Đồng chí …………………… – Ủy viên BCH

Giúp đồng chí Bí thư Chi bộ điều hành các công việc được phân công, lãnh đạo trực tiếp các công tác sau:

3.1. Công tác hành chính, tổng hợp; thi đua, khen thưởng, kỷ luật

2.2. Công tác đoàn thể

Lãnh đạo hoạt động của Tổ Công đoàn, Nữ công thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của tổ chức đoàn thể.

Yêu cầu Tổ Công đoàn thể lập kế hoạch hoạt động hàng năm, quý, tháng để tổng hợp báo cáo BCH Chi bộ thông qua. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đoàn thể thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

3.3. Công tác dân vận

Kịp thời phổ biến quán triệt để cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm vững và chấp hành đúng đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của Nhà trường, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.

3.4. Thư ký các cuộc họp BCH; cập nhật, lưu trữ hồ sơ chi bộ; thu, chi, nộp đảng phí lên cấp trên theo quy định của điều lệ Đảng.

3.5. Các công tác khác theo yêu cầu của BCH chi bộ.

– TV Đảng ủy Trường; BÍ THƯ

– Bí thư, P.Bí thư Chi bộ;

– Đảng viên;

– Trưởng phòng;

– Lưu HS chi bộ.

2. Mẫu phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành chi bộ trường học

Về việc phân công nhiệm vụ Chi uỷ và các đảng viên trong chi bộ Nhiệm kỳ 2020 – 2022 CHI UỶ CHI BỘ TRƯỜNG THCS ………..

Căn cứ vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số …-QĐ/ĐU ngày … của Đảng ủy xã …………. về việc chuẩn y kết quả bầu cử Chi ủy, Phó Bí thư Chi bộ Trường THCS …………. nhiệm kỳ 2020- 2022;

Căn cứ Quy chế làm việc của Chi bộ trường THCS …………. nhiệm kỳ 2020-2022;

Thực hiện Nghị quyết số …-NQ/CB ngày 9/01/2020 về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kì 2020- 2022 của Chi bộ trường THCS …………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong chi uỷ và các Đảng viên trong Chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2022 (Có danh sách kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thực hiện trong suốt nhiệm kỳ 2020-2022.

Điều 3. Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các đồng chí có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHI UỶ VÀ ĐẢNG VIÊN TRONG CHI BỘ NHIỆM KỲ 2020 – 2022

( Kèm theo Quyết định số: …/QĐ ngày … tháng 01 năm 2020)

1. Đồng chí:……………………..

– Chỉ đạo mọi hoạt động chung

– Phụ trách chung, công tác tổ chức – cán bộ, lãnh đạo mọi hoạt động của Chi bộ; phụ trách công tác tư tưởng, chính trị. Triển khai việc thực hiện Chỉ thi, Nghị quyết .

– Dự thảo các Nghị quyết của Chi bộ;

– Chủ trì các cuộc họp của Chi bộ;

– Trực tiếp chỉ đạo công tác khen thưởng, kỷ luật;

– Họp và phản ánh tình hình của Chi bộ với Đảng cấp trên;

Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao chất lượng hiệu quả công việc tổ Văn phòng.

– Phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác phát triển đảng (kết nạp, chuyển chính thức)

– Công tác thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị;

– Phụ trách chuyên môn, giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác CSVC.

– Phụ trách công tác công đoàn của nhà trường, xây dựng cơ quan văn hóa.

– Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục của tổ Sinh-Hóa-Địa-C,Nghệ

3. Đồng chí:…………….. – Chi ủy viên Chi bộ

– Điều hành các cuộc họp chi bộ khi đồng chí Phó Bí thư chi bộ vắng mặt.

– Ghi sổ nghị quyết chi ủy

– Làm các loại hồ sơ để chi bộ xem xét và quyết nghị;

– Phụ trách công tác tài chính của chi bộ;

– Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Toán.

4. Đồng chí:…………………………

– Phụ trách hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội, công tác lao động vệ sinh.

– Phụ trách công tác duy trì nề nếp của nhà trường. Theo dõi giúp đỡ hoạt động Đội TNTPHCM.

– Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp. Bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.

– Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn âm nhạc, phụ trách các chương trình hoạt động văn nghệ ca múa nhạc của nhà trường.

5. Đồng chí:………………………..

– Phụ trách việc chấp hành kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ trong cơ quan. công tác tuyên truyền, dân vận của chi bộ.

– Phụ trách việc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và hoạt động của tổ chức chi đoàn giáo viên.

– Phụ trách nguyên tắc tập trung dân chủ, tinh thần tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

– Phụ trách hoạt động và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của môn Công nghệ. Nghề vi sinh dinh dưỡng

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHTN vào hàng ngũ của Đảng

6. Đồng chí:…………………..

– Theo dõi, giám sát hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác lao động, duy trì cảnh quan môi trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn; công tác đảm bảo an ninh trật tự tại đơn vị.

– Phụ trách hoạt động và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của của tổ KHTN.

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHTN vào hàng ngũ của Đảng

– Xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn, chỉ đạo hoạt chuyên môn của tổ KHTN. Báo cáo các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn định kỳ hàng tháng, học kì và cuối năm học

7. Đồng chí:…………………….

– Ghi Nghị quyết, biên bản của chi bộ

– Phụ trách công tác xây dựng đảng, công tác tuyên truyền.

– Phụ trách hoạt động và chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của của tổ KHXH.

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHXH vào hàng ngũ của Đảng

– Xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn, chỉ đạo hoạt chuyên môn của tổ KHXH. Báo cáo các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn định kỳ hàng tháng, học kì và cuối năm học

8. Đồng chí:…………………….

– Phụ trách việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, học tập Nghị Quyết, các Quy định của Đảng.

– Phụ trách việc thực hiện Quy chế làm việc của Chi bộ.

– Phụ trách công tác thanh tra trong nhà trường.

9. Đồng chí:………………………….

– Phụ trách công tác văn hóa văn nghệ. Tham gia giảng dạy môn Địa lý.

– Phụ trách phần tài chính Công Đoàn.

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHXH vào hàng ngũ của Đảng

10. Đồng chí:………………………….

– Phụ trách hoạt động của tổ Văn phòng. Kiêm nhiệm thủ quỹ nhà trường

– Phụ trách công tác thư viện, phụ tá thí nghiệm. Tham gia công tác tuyển sinh đầu cấp (lớp 6)

11. Đồng chí:………………………

– Phụ trách bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường.

12. Đồng chí:………………………

– Nhắc nhở, đôn đốc học sinh trong các hoạt động ngoại khóa

– Giảng dạy bộ môn Ngữ văn

– Dìu dắt, giúp đỡ quần chúng tổ KHXH vào hàng ngũ của Đảng

– Tham gia công tác tuyển sinh đầu cấp (lớp 6)