Top 9 # Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chánh Văn Phòng Huyện Ủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Chánh Văn Phòng Là Gì ? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Chánh Văn Phòng

1. Khái niệm chức danh chánh văn phòng

Chánh văn phòng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối công việc hàng ngày của văn phòng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Chánh văn phòng là chức danh quản lí trong hệ thống chức danh quản lí của cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, hiệp hội. Chức danh chánh văn phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật (đối với các cơ quan nhà nước) hoặc theo điều lệ, nội quy của tổ chức (đối với các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước). Thông thường, người giữ chức danh chánh văn phòng có những quyền hạn, nhiệm vụ cơ bản sau:

2) Quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng của văn phòng theo quy định của cơ quan, tổ chức đó;

3) Phân công nhiệm vụ, công việc và kiểm tra, giám sát, quản lí các nhân viên trong văn phòng thuộc quyền mình phụ trách để đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao;

Chánh văn phòng có thể có một hoặc một số phó chánh văn phòng giúp việc, tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của văn phòng đó rộng hay hẹp. Trong các quan hệ công tác, khi chánh văn phòng không thể có mặt để trực tiếp giải quyết công việc của văn phòng thì có thể uỷ quyền cho các phó chánh văn phòng đại diện cho mình giải quyết các công việc đó. Chánh văn phòng phải chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện các công việc đó của người đại diện, nếu những người đại diện đã thực hiện các công việc đó theo đúng phạm vi uỷ quyền.

2. Nhiệm vụ của Chánh Văn Phòng là gì ?

Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

1. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

2. Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn Phòng

Tiêu chuẩn chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;

b) Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

c) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;

d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;

đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;

e) Có năng lực nổi trội và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch chức danh lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc trong quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự của đơn vị có số lượng việc lớn trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

3. Quy định về bổ nhiệm Chánh văn phòng và Phó chánh văn phòng ngành Tòa án

Trong mục này Luật Minh Khuê phân tích về quy định về bổ nhiệm Chánh văn phòng và Phó chánh văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

“Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó”.

Vì vậy việc bổ nhiệm công chức có ngạch chuyển viên (công chức loại A1) thì được bổ nhiệm vào chức danh chánh văn phòng và phó chánh văn phòng thì không trái với quy định của pháp luật.

Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh văn phòng, không quá 02 Phó Chánh Văn phòng và các công chức, người lao động khác.

c) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

d) Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với các đơn vị chức năng khác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

l) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”

h) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan khác;

“Điều 5. Bộ máy giúp việc của các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh (sau đây gọi chung à Tòa án nhân dân cấp huyện) là Văn phòng.

đ) Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện; giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp huyện đểbáo cáo Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và các cơ quan hữu quan khác;

l) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Theo đó văn phòng của tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án… thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện và tương tự Văn phòng của tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nên việc chánh văn phòng tòa án thụ lý đơn khởi kiện, hồ sơ vụ án… là thuộc thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì ?

Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức tiếp công dân được quy định tại Điều 44 Quy chế làm việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2888/QĐ-BTNMT năm 2016 như sau:

– Phối hợp với Vụ Tài chính, Thanh tra Bộ trình Lãnh đạo Bộ quyết định địa điểm làm trụ sở tiếp công dân đảm bảo đúng quy định.

– Thông báo kịp thời cho Thanh tra Bộ khi có công dân đến yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

– Bố trí lịch để Lãnh đạo Bộ tiếp công dân theo định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.

5. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ là gì ?

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:

Chánh Văn phòng Bộ ngoài việc thực hiện các quy định nêu tại Điều 6, còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Tổng hợp trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng thông qua các chương trình công tác của Bộ; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các chương trình công tác; chuẩn bị các báo cáo công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của Bộ và các văn bản khác được Bộ trưởng giao.

– Báo cáo Bộ trưởng và các Thứ trưởng kịp thời về tình hình hoạt động, điều hành chung của Bộ.

– Phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ duy trì, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan và các Quy chế, quy định khác của Bộ.

– Theo dõi, đôn đốc các đơn vị chuẩn bị các đề án, văn bản đã được Bộ trưởng giao, kiểm tra về thủ tục, thể thức các đề án, văn bản trước khi trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực.

– Tổ chức ghi biên bản và ký Thông báo kết luận các cuộc họp và làm việc của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng chủ trì (trừ những cuộc họp và làm việc không tham dự).

– Chánh Văn phòng Bộ là người phát ngôn của Bộ. Khi thực hiện nhiệm vụ phát ngôn, Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chế phát ngôn của Bộ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nội dung phát ngôn.

– Giúp Bộ trưởng thực hiện các quy chế phối hợp công tác giữa Bộ trưởng, Thứ trưởng với tổ chức Đảng và đoàn thể trong Bộ.

– Chánh Văn phòng Bộ là chủ tài khoản của cơ quan Bộ. Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế do Văn phòng Bộ thực hiện và các hợp đồng kinh tế do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện. Trường hợp các hợp đồng do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện và đề xuất ký thì Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm về thể thức ký, Người đứng đầu các đơn vị đề xuất ký phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung hợp đồng. Bảo đảm điều kiện làm việc, phục vụ hậu cần theo chế độ của Nhà nước đối với các hoạt động chung của Bộ.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Tỉnh Ủy

2. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, đề xuất và giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; tham mưu sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các Phó Bí thư và một số hoạt động của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy; phối hợp và điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

c) Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ.

d) Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội.

đ) Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.

e) Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

g) Sơ kết, tổng kết công tác Văn phòng cấp ủy.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc Tỉnh ủy.

b) Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính – kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.

a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

b) Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh ủy theo phân cấp.

d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy để tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy.

đ) Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.

e) Với Ban Nội chính Tỉnh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao.

(Theo Quy định số 2685 -QĐi/TU ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Văn phòng Tỉnh ủy)

Công Bố Quyết Định Bổ Nhiệm Phó Chánh Văn Phòng Huyện Ủy Lạc Sơn

(LSĐT) – Sáng ngày 17/4, Huyện ủy Lạc Sơn tổ chức buổi công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quốc Tam giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Lạc Sơn. Đồng chí Bùi Văn Hiền – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đã đến dự và trao quyết định bổ nhiệm. Tham dự buổi công bố quyết định còn có các đồng chí lãnh đạo các ban tham mưu, giúp việc Huyện ủy, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Huyện ủy.

Đ/c Bùi Văn Hiền – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy trao quyết định cho đồng chí Vũ Quốc Tam

Đồng chí Vũ Quốc Tam sinh ngày 28/10/1978, đồng chí đã có 17 năm công tác rèn luyện và trưởng thành ở nhiều cương vị; từ năm 2003 – 7/2008 đồng chí giữ chức vụ Bí thư Đoàn thị trấn Vụ Bản, từ tháng 8/2008- 6/2010 giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị trấn Vụ Bản, từ tháng 7/2010 – 5/2015 năm giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Vụ Bản; từ tháng 6/2015- 4/2019 đồng chí giữ chức vụ Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản; từ tháng 5/2019 đồng chí được biệt phái làm cán bộ tổng hợp Văn phòng Huyện ủy đến nay đồng chí được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy.

Thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy giao nhiệm vụ cho đồng chí Vũ Quốc Tam, đồng chí Bùi Văn Hiền – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đề nghị đồng chí cùng tập thể cán bộ, lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; trực tiếp phụ trách công tác tổng hơp, văn thư – lưu trữ.

Phát biểu tại buổi công bố quyết định, đồng chí Vũ Quốc Tam bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với các cấp đã tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong thời gian qua, đồng chí cho biết, ý thức được nhiệm vụ mới được giao là hết sức nặng nề, bản thân sẽ cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ văn phòng Huyện ủy xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong thời gian tới. Đồng thời đồng chí cũng xin hứa sẽ tiếp tục rèn luyện, phấn đấu cùng với tập thể cán bộ, lãnh đạo văn phòng tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ tập thể thực hiện tốt chức trách và nhiệm vụ được giao./.

Chức Năng Của Phòng Nội Vụ Thuộc Ủy Ban Huyện?

Chức năng của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hữu Long, là cán bộ hưu trí tại Thanh Hóa. Trong quá trình tìm hiểu, tôi thấy Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban cấp huyện có quyền hạn rất lớn, nhưng cụ thể bao gồm những quyền hạn gì theo luật mới thì tôi không rõ? Tôi có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi thắc mắc này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. 0908****

Vấn đề chức năng của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-CP cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh cụ thể như sau:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua – khen thưởng.

Ngoài ra, vấn đề chức năng của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện còn được hướng dẫn tại Chương II Thông tư 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Trân trọng!