Top 7 # Chức Năng Nhiệm Vụ Của Hội Khuyến Học Xã Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Phương Hướng, Nhiệm Vụ Của Hội Khuyến Học Nhiệm Kỳ 2005

Đại hội còn có nhiệm vụ bầu Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ mới. Chủ đề của Đại hội lần này là: “Phát huy vai trò của Hội Khuyến học các cấp, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước”.

Phong trào khuyến học phát triển mẽ

Do được sự quan tâm của các cấp, các ngành, tổ chức và phong trào khuyến học trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, rộng khắp ở các địa phương, cơ sở. Đến nay, 10/10 huyện, thị xã; 229/229 xã, phường, thị trấn; 1.428 cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, huyện, thị xã; 1.921/2.391 thôn, bản, cụm dân cư; 3.257 dòng họ đã thành lập tổ chức Hội và có các hoạt động khuyến học, khuyến tài, với trên 105.000 hội viên tham gia (tăng gấp gần 2 lần so với năm 2000), trong đó có gần 15 ngàn cán bộ của các cấp Hội; có gần 64 ngàn gia đình hiếu học.

Hoạt động của các cấp Hội ngày càng đạt kết quả, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển giáo dục & đào tạo; kịp thời động viên, khuyến khích học sinh tích cực học tập, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi. Qua theo dõi có 184/229 xã, phường, thị trấn; 1.287/1.428 cơ quan, đơn vị; 1.441/1.921 thôn, bản, cụm dân cư và 2.735/3.257 dòng họ duy trì hoạt động khuyến học có hiệu quả. Các huyện có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng tổ chức Hội các cấp là: Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Sơn Đông, Lục Nam và thị xã Bắc Giang.

Trong nhiệm kỳ, Hội Khuyến học tỉnh đã thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo…, tổ chức tập huấn cho 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học các xã, phường, thị trấn về nghiệp vụ hoạt động khuyến học cơ sở; xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ); tư vấn, giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho các chương trình về giáo dục & đào tạo, nhằm giúp cơ sở đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, từng bước xây dựng một xã hội học tập.

Tháng 8/2004, Hội Khuyến học tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, phối hợp với T.Ư Hội Khuyến học VN tổ chức Hội nghị giao ban 27 tỉnh, thành phố phía Bắc để bàn việc tổ chức Đại hội Hội Khuyến học các cấp trong năm 2005 và đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Hội Khuyến học. Tại Hội nghị, Hội Khuyến học tỉnh Bắc Giang được TW Hội Khuyến học VN đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả trong cả nước.

Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo, T.Ư Hội Khuyến họcVN về việc “đưa học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú làm nhiệm vụ xoá mù chữ cho đồng bào dân tộc ngay trên địa bàn thôn, bản, làng, xã mình”, qua các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức cho đồng bào dân tộc, phục vụ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước xoá đói, giảm nghèo, xoá bỏ các tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc.

Thực hiện Kết luận Hội nghị T.Ư 6 (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư (khoá VIII) và Kế hoạch của Tỉnh uỷ thực hiện Kết luận T.Ư 6 (khoá IX) về giáo dục & đào tạo; Hội Khuyến học tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện đến năm 2005 và năm 2010. Nhiều Hội Khuyến học các huyện, thị xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch ở cấp mình để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội trong toàn tỉnh đã thăm hỏi trên 20 nghìn lượt thầy cô giáo, với số tiền gần 700 triệu đồng; khen thưởng cho hơn 450 nghìn lượt học sinh, với số tiền là gần 10 tỷ đồng. Hội Khuyến học tỉnh đã khen thưởng và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân 1,1 tỷ đồng, 31 máy vi tính, 1 máy in, hàng chục nghìn cuốn sách vào thư viện của các trường tiểu học và trung học cơ sở… Các chi Hội Khuyến học của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, thị xã, các trường học, hàng năm đã tổ chức tốt việc gặp mặt, động viên khen thưởng cho con em cán bộ, công nhân viên của đơn vị có thành tích xuất sắc trong học tập.

Các trung tâm học tập cộng đồâng được chú trọng

Với nhiều hình thức huy động các nguồn lực, đến nay toàn tỉnh có 214/229 xã, phường, thịtrấn có TTHTCĐ, tăng 189 TTHTCĐ so với năm 2000 (còn 15 xã thuộc huyện Sơn Đông chưa có TTHTCĐ). Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội thảo xây dựng mô hình dự án “Trường trung học phổ thông kỹ thuật dân lập”, nhằm tư vấn, giúp đỡ các địa phương xây dựng, phát triển mô hình trường trung học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Đã huy động được vào quỹ khuyến học của toàn tỉnh gần 10 tỷ đồng, trong đó: của tỉnh, huyện là 1,5 tỷ đồng; của xã, phường, thị trấn là 2,1 tỷ đồng; của thôn, bản, cụm dân cư là 2,4 tỷ đồng; của dòng họ là 4,0 tỷ đồng. Việc sử dụng quỹ Hội ở các cấp nhìn chung bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng đối tượng theo quy định.

Phong trào gia đình hiếu học từ chỗ phát triển tự phát ở một vài địa phương, đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp của Hội Khuyến học ở cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 64 nghìn gia đình hiếu học, tăng 34 nghìn so với năm 2000. Những huyện có nhiều gia đình hiếu học là: Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Yên Thế, Yên Dũng, Lục Ngạn.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 3.257 dòng họ khuyến học, tăng 1.900 dòng họ so với năm 2000. Các huyện có nhiều dòng họ khuyến học là: Việt Yên, Hiệp Hoà, Yên Thế, Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn.

Những dòng họ khuyến học tiêu biểu là:

– Dòng họ Đào, thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên: Luôn động viên con cháu đến lớp đúng độ tuổi, không có cháu nào bỏ học, lưu ban, các con, cháu trong dòng họ luôn phấn đấu rèn luyện và học tập tốt, có hàng chục cháu đỗ đại học. Đã khen thưởng nhiều cháu học tập tốt, giúp đỡ những gia đình khó khăn trong dòng họ để cho con, cháu học tập; khen thưởng nhiều giáo viên trong dòng họ có thành tích dạy tốt. Dòng họ đã góp phần tích cực vào công tác khuyến học ở xã và ở cụm dân phố.

– Dòng họ Nguyễn Quang, làng Đạo Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên: Đã chăm sóc, giáo dục các con cháu để các cháu học tập tốt. 100% con cháu đi học, trong đó, có gần 40% là học sinh giỏi; dòng họ có 1 tiến sĩ, hàng chục thạc sĩ, cử nhân…

– Dòng họ Trần, thôn Phúc Thành, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn: Luôn phát huy đoàn kết trong dòng họ, vận động trong dòng họ chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, giúp nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, không có hộ đói nghèo, luôn quan tâm đến học tập của các thànhviên trong dòng họ, 100% số hộ trong dòng họ là hội viên Hội Khuyến học ở cơ sở.

– Dòng họ Phùng, thôn Dĩnh Xuyên, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang: Luôn tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế xã hội của thôn, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở thôn, chăm lo con cháu học tập tiến bộ, không có con cháu mắc các tệ nạn xã hội. Từ năm 2000 đến nay, có 10 cháu học giỏi cấp huyện, 6 cháu cấp tỉnh, trên 100 cháu là học sinh tiên tiến xuất sắc, 150 cháu học khá, 30 cháu đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.

– Dòng họ Phạm, thôn Dẫm Chùa, xã Bắc Lũng, huyện Lục Ngạn: Chủ yếu là làm nông nghiệp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng luôn là tấm gương tốt về giữ gìn đoàn kết trong dòng họ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống. Dòng họ rất quan tâm đến việc học tập của con cháu. Con cháu trong dòng họ chăm ngoan, học giỏi, hàng năm thi đỗ cao vào các trường đại học. Dòng họ tích cực tham gia các nhiệm vụ ở địa phương và công tác khuyến học ở thôn, xã.

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện nhiệm kỳ 2005 – 2010

Nhiệm kỳ 2005 – 2010 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục & đào tạo của tỉnh nói chung và công tác khuyến học nói riêng. Xuất phát nhiệm vụ chung của công tác giáo dục & đào tạo tỉnh nhà trong những năm tới, Đại hội lần này đề ra một số mục tiêu chủ yếu cần phấn đấu thực hiện từ nay đến năm 2010 như sau:

– Tích cực góp phần duy trì vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập trung học cơ sở; chuẩn bị tốt các điều kiện phổ cậptrung học phổ thông; không còn người mù chữ ở đối tượng dưới 35 tuổi trên địa bàn.

– 1005 xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ; trong đó trên 70% TTHTCĐ các xã, phường, thịtrấn trên địa bàn hoạt động tốt.

– Vận động 100% gia đình hội viên hàng năm đăng ký xây dựng và đạt gia đình văn hoá.

– 100% thôn, bản, khu dân cư có chi Hội Khuyến học. Vận động, phát triển mới thêm 100 nghìn hội viên.

– Hội Khuyến học tỉnh phấn đấu giữ vững trong nhiệm kỳ được công nhận là đơn vị xuất sắc trong cả nước.

– Phấn đấu trên 90% tổ chức Hội cơ sở hoạt động từ khá trở lên; trong đó, trên 70% hoạt động tốt ở địa bàn khu dân cư. Hàng năm có tổ chức sơ kết, xây dựng chương trình hoạt động cho năm sau.

– Trên 70 Hội Khuyến học ở các cơ quan cấp tỉnh; trên 60% Hội Khuyến học ở các cơ quan cấp huyện hoạt động hiệu quả. Toàn tỉnh có từ 25% – 30% dòng họ khuyến học; từ 30% – 35% gia đình hiếu học hoạt động hiệu quả.

– 100% tổ chức Hội Khuyến học cơ sở duy trì quỹ Hội, bảo đảm hoạt độngđạt kết quả. 100% cán bộ Hội ở các cấp được tập huấn và trang bị tài liệu, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác khuyến học.

Chủ động thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ của công tác khuyến học mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Khuyến học VN lần thứ III đề ra. Đẩy mạnh nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về sự nghiệp giáo dục & đào tạo, công tác khuyến học trong các cấp Hội, để thực hiện có hiệu quả ở địa phương.

Thực hiện có hiệu quả 5 chương trình hành động của toàn Hội giai đoạn 2005 – 2010, đó là: “Mở rộng mặt trận khuyến học trên cơ sở phát triển sâu rộng các tổ chức Hội đến tận cơ sở và đẩy mạnh việc triển khai chủ trương xã hội hoá giáo dục”; “Phát triển sâu rộng các phong trào khuyến học, coi trọng chất lượng và hiệu quả trong quá trình mở rộng về số lượng”; “Tăng cường chức năng tham mưu, thẩm định, phản biện của các cấp Hội”; “Phát triển các hình thức quỹ khuyến học, khuyến tài để hỗ trợ có hiệu quả cho sự mở rộng phong trào khuyến học” và “Xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền rộng khắp theo hướng hiện đại hoá, đại chúng hoá”.

Cơ Cấu, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Xã Hội Học

2.2. Chức năng của xã hội học

xã hội học có 3 chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng.

2.1.1. Chức năng nhận thức

– Thực tế xã hội học là một hệ thống tri thức về lĩnh vực đối tượng mà nó nghiên cứu. xã hội học có vai trò lớn trong việc làm cho tri thức nhân loại phát triển đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt trong việc phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, óc phân tích, khái quát trong các hoạt động tư duy của con người. – xã hội học trang bị cho chúng ta tri thức về những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của các hiện tượng, các quá trình xã hội… xã hội học đã góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội, góp phần sáng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội, cũng như các bộ phận, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. – xã hội học với cơ sở lý luận của mình giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về sự phát triển tương lai của xã hội. – Thông qua các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, xã hội học tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất khuynh hướng, tính quy luật của các quá trình và các hiện tượng xã hội đang hàng ngày xảy ra xung quanh ta. Tất cả cái đó giúp con người nhận thức đúng về điều kiện tồn tại của bản thân và áp dụng nhận thức đó vào quá trình hoạt động thực tiễn theo tinh thần cải tạo xã hội.

2.2.2. Chức năng thực tiễn

Ở mức độ nào đó có thể xem chức năng này như một chức năng cơ bản và phổ biến của xã hội học. xã hội học cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ cho các hoạt động thực tiễn của con người. Sự phong phú đa dạng của nhận thức xã hội học cả ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho xã hội học trở thành công cụ quan trọng trong quản lý xã hội. Các tri thức của xã hội học về sự phát triển của xã hội, về xu hướng phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội là cơ sở quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý. Các tài liệu thực nghiệm của các cuộc nghiên cứu xã hội học không những chỉ là những thông tin quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các quyết định quản lý, mà còn là phương tiện hữu ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn, hoạt động quản lý con người. xã hội học còn giúp các nhà quản lý hiểu biết đúng nghĩa các hiện tượng, những quá trình mới nảy sinh trong đời sống xã hội, từ đó được những quyết sách đúng đắn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển. xã hội học còn có vài trò đặc biệt quan trọng trong việc dự báo xã hội nhờ vào hệ thống các phạm trù, khái niệm những quy luật của mình mà ít nhiều phản ánh thực tế xã hội, phản ánh sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội. xã hội học còn góp phần vào việc nghiên cứu, cải thiện chính bản thân công việc quản lý, cơ quan quản lý cũng như các phương pháp quản lý.

2.2.3. Chức năng tư tưởng

Thực tế, các giai cấp khác nhau quan tâm đến xã hội học cũng khác nhau. Điều đó cho thấy xã hội học có tính giai cấp và tính đảng. xã hội học Mác – Lênin phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. xã hội học trang bị cho nhân loại những tư tưởng về tính toàn diện của xã hội, về tính tất yếu trong sự phát triển của xã hội, từ đó tạo cho họ niềm tin vào tương lai của loài người và càng vững tin hơn vào hành động của mình. xã hội học còn có vai trò lớn trong việc tổ chức và quản lý các quá trình tư tưởng hông qua việc thường xuyên điều tra thực trạng tư tưởng của quần chúng, giáo dục tư tưởng cũng như các khía cạnh hoạt động tư tưởng của nhân dân lao động. xã hội học còn tạo cho con người thói quen suy nghĩ theo quan điểm khoa học đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, nâng tư duy thông thường thành tư duy khoa học trên cơ sở nhận thức sâu sắc xu thế phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội. Từ đây xã hội học tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, duy tâm trong suy nghĩ và hành động của con người.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

(Theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP, ngày 22/8/2008)

1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

1. Trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt động của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông qua; tổ chức thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

3. Trách nhiệm và quan hệ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đối với các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

a) Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Đề xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội.

– Đề xuất với Bộ Y tế xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

– Tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

– Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.

– Đề xuất với Bộ Tài chính xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp dụng đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

– Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

6. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

8. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn.

10. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

11. Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc; quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thành phần theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng; giới thiệu ng­ười lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.

14. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ.

15. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh; từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

16. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc; quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc trong tổng biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; tuyển dụng công chức, viên chức và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

19. Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

21. Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

23. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

24. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

27. Phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

28. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thăm dò ý kiến

Mức độ hài lòng của độc giả với Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ?

Lượt truy cập

Khách online

11

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Và Ý Nghĩa Việc Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa

Chức năng và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng và nhiệm vụ trang bị những tri thức khoa học, đó là hệ thống lý luận chính trị – xã hội và phương pháp luận khoa học mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát hiện ra và luận giải quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến hình thành, phát triển hình thái

kinh tế – xã hội cộng sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chức năng này cũng thống nhất với chức năng của triết học Mác-Lênin và kinh tế chính trị học Mác-Lênin, nhưng trực tiếp nhất là trang bị lý luận nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Không làm được chức năng này, chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ không thể cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức về chính trị – xã hội

cho người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong cách mạng xã hội chủ

nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là cho các đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa với chức năng lãnh đạo và quản lý xã hội.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp nhất là giáo dục, trang bị lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân cho đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động – lập trường xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Chính các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã có công lớn là xây dựng hệ thống lý luận

phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân rồi tuyên truyền, giáo dục trở lại cho giai cấp công nhân hiện đại hiểu về sứ mệnh lịch sử và bản chất của chính mình. Hệ thống lý luận đó đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân hiện đại.

Không có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học, không có lập trường và bản lĩnh chính trị xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân, đảng của nó và nhân dân lao động không thể tiến tới giành chính quyền và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản;

không thể đấu tranh với các hệ tư tưởng và các hoạt động thù địch chống chủ nghĩa xã hội, chống nhân dân lao động.

Thứ ba, chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng và nhiệm vụ định hướng về chính trị – xã hội cho mọi hoạt động của giai cấp công nhân, của đảng cộng sản, của nhà nước và của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực, sao cho sự ổn định và phát triển của xã hội luôn luôn đúng với bản chất, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; tức là qua từng nấc thang phát triển, tính chất xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thuộc mọi lĩnh vực của xã hội thể hiện ngày càng rõ hơn và hoàn thiện hơn.

ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học

Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin là phải chú ý cả ba bộ phận hợp thành của nó. Nếu không chú ý nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ làm cho triết học, kinh tế chính trị học Mác-Lênin dễ chệch hướng chính trị – xã hội, trước hết và chủ yếu là chệch hướng bản chất, mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giải phóng hoàn toàn xã hội và con người khỏi các chế độ tư hữu, áp bức, bất công, chiến tranh, nghèo nàn lạc hậu và mọi tai họa xã hội khác… mà thực tế lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến.

Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học còn có ý nghĩa lý luận là: trang bị những nhận thức chính trị – xã hội (như đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu trên) cho đảng cộng sản, nhà nước và nhân dân lao động trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Vì thế, các nhà kinh điển Mác-Lênin có lý khi xác định rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân hiện đại và đảng của nó để thực hiện quá trình giải phóng nhân loại và giải phóng bản thân mình. Cũng như triết học và kinh tế chính trị học Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ giải thích thế giới mà căn bản là ở chỗ cải tạo thế giới (cả tự nhiên, xã hội và bản thân con người) theo hướng tiến bộ, văn minh.

Đội ngũ trí thức và thế hệ trẻ nước ta hiện nay là những lực lượng xã hội có trí tuệ, có nhiều khả năng và tâm huyết trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu chỉ thuần tuý chú trọng về khoa học và công nghệ, phi chính trị, hoặc mơ hồ về chính trị và vi phạm pháp luật, họ càng không thể góp tài góp sức xây dựng Tổ quốc của mình. Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học chính là việc được trang bị trực tiếp nhất về ý thức chính trị – xã hội, lập trường tư tưởng chính trị và bản lĩnh cho mỗi cán bộ, đảng viên và mọi công dân Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra.

Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng làm cho ta có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đối với Đảng ta, Nhà nước, chế độ ta;

chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại xu thế và lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.

Về mặt thực tiễn, bất kỳ một lý thuyết khoa học nào, đặc biệt là các khoa học xã hội, bao giờ cũng có khoảng cách nhất định so với thực tiễn,

nhất là những dự báo khoa học có tính quy luật. Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học lại càng thấy rõ những khoảng cách đó, bởi vì chủ nghĩa xã hội trên thực tế, chưa có nước nào xây dựng hoàn chỉnh. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, cùng với thoái trào của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, lòng tin vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin của nhiều người có giảm sút. Đó là một thực tế dễ hiểu. Vì thế, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học càng khó khăn trong tình hình hiện nay và cũng có ý nghĩa chính trị cấp bách.

Chỉ có bình tĩnh và sáng suốt, kiên định và chủ động sáng tạo tìm ra những nguyên nhân cơ bản và bản chất của những sai lầm, khuyết điểm, khủng hoảng, đổ vỡ và của những thành tựu to lớn trước đây cũng như của những thành quả đổi mới, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta mới có thể đi tới kết luận chuẩn xác rằng: không phải do chủ nghĩa xã hội – một xu thế xã hội hoá mọi mặt của nhân loại; cũng không phải do chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học… làm các nước xã hội chủ

nghĩa khủng hoảng. Trái lại, chính là do các nước xã hội chủ nghĩa đã nhận thức và hành động trên nhiều vấn đề trái với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin… đã giáo điều, chủ quan duy ý chí, bảo thủ, kể cả việc đố kỵ, xem nhẹ những thành quả chung của nhân loại, trong đó có chủ nghĩa tư bản; đồng thời do xuất hiện chủ nghĩa cơ hội – phản bội trong một số đảng cộng sản và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình đã làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào.

Thấy rõ thực chất những vấn đề đó một cách khách quan, khoa học; đồng thời được minh chứng bởi thành tựu rực rỡ của sự nghiệp đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, chúng ta càng củng cố bản lĩnh kiên định, tự tin tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Do đó, việc nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, lý luận chính trị – xã hội nói riêng và các khoa học khác… càng là vấn đề thực tiễn cơ bản và cấp thiết. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, dao động, thoái hoá, biến chất trong đảng và cả xã hội, giáo dục lý luận chính trị – xã hội một cách cơ bản khoa học tức là ta tiến hành củng cố niềm tin thật sự đối với chủ nghĩa xã hội… cho cán bộ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Tất nhiên đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mở rộng hợp tác quốc tế; tiến hành hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá về kinh tế; xây dựng “kinh tế tri thức”, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… đang là những vận hội lớn, đồng thời cũng có những thách thức lớn đối với nhân dân ta, dân tộc ta. Đó cũng là trách nhiệm lịch sử rất nặng nề và vẻ vang của cả thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa trên đất nước ta.

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học