Luận Văn: Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Bidv
--- Bài mới hơn ---
, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Download luận văn tóm tắt ngành quản trị kinh doanh với đề tài: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định, cho các bạn tham khảo
- 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM ĐỒNG CHÍ THỊNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013
- 2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi Nguyễn Thị Như Liêm Phản biện 1: chúng tôi Lê Văn Huy Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 7 năm 2013. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: – Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng – Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sự phát mạnh mẽ của công nghệ thông tin và quá trình hội nhập toàn cầu của nền kinh tế các nước trên thế giới đã tác động rất lớn tới đời sống, xã hội làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của con người. Các phương pháp kinh doanh truyền thống được thay thế bằng phương pháp mới, đó chính là thương mại điện tử. Phương thức này được coi là một hướng đi trực tiếp trong việc trao đổi thông tin, hàng hoá, DV và mở rộng thị trường không biên giới. Chính cuộc cách mạng trong thương mại đã dẫn tới cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hướng tới một hệ thống thanh toán phù hợp với yêu cầu của thị trường thương mại điện tử. Đó chính là NHĐT với những DV ngân hàng mới. Đối với Việt Nam quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thương mại điện tử thế giới, trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Bình Định (BIDV – Bình Định). Là một Ngân hàng thương mại CP, BIDV – Bình Định gặp không ít khó khăn khi triển khai các Dịch vụ Ngân hàng điện tử, song thực tiễn trong những năm qua cho thấy BIDV – Bình Định đã đạt được những thành công nhất định, mở rộng mạng lưới, phát triển thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên do triển khai NHĐT tương đối muộn so với các ngân hàng cổ phần khác nên BIDV – Bình Định còn những hạn chế và vướng mắc. Việc tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển NHĐT tại BIDV trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết để BIDV – Bình Định đạt được mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- 5. 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu – Luận văn của tác giả Lưu Thanh Thảo (2008) trong đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu” – ” Phát triển dịch vụ internet-banking”, năm 2011, Huỳnh Thị Thu Hiền. – “Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB)”, năm 2012 của Phạm Thị Kiến Phương. – “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB- CN Quảng Nam”, năm 2011,tác giả Nguyễn Văn Nghĩa. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng thông tin, số liệu báo cáo của BIDV – Bình Định để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012. Từ các nguồn thông tin và dữ liệu này, tác giả chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin phù hợp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra cơ sở hợp lí để đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV – Bình Định . CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Ngân hàng thương mại a. Khái niệm Ngân hàng thương mại là nơi nhận tiền ký thác, tiền ký gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,
- 6. 4 chiết khấu và các DV kinh doanh khác của chính ngân hàng. b. Vai trò của Ngân hàng thương mại – Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. – Ngân hàngthương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường. – Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. – Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. c. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại – Hoạt động huy động vốn,bao gồm: – Hoạt động tín dụng. – Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm Dịch vụ Ngân hàng điện tử trong Ngân hàng thương mại a. Khái niệm Dịch vụ Ngân hàng điện tử DV NHĐT được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản đã đăng ký tại ngân hàng đó. b. Đặc điểm của Dịch vụ Ngân hàng điện tử 1.1.3. Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại Phát triển DVNHĐT là sự tăng trưởng quy mô cung ứng DVNHĐT và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các DV này trên tổng thu nhập của Ngân hàng, nâng cao chất lượng cung ứng DV bảo đảm đáp ứng ngày càng tố hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- 7. 5 1.1.4. Lợi ích của phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử a. Đối với sự phát triển của nền kinh tế. b. Đối với khách hàng. c. Đối với Ngân hàng. 1.1.5. Các giai đoạn và tình hình phát triển của Ngân hàng điện tử trên thế giới hiện nay a. Các giai đoạn phát triển của Dịch vụ Ngân hàng điện tử b. Tình hình phát triển Ngân hàng điện tử trên thế giới hiện nay 1.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với Dịch vụ Ngân hàng điện tử a. Nhu cầu của khách hàng Nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm DV của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu cũng như chất lượng sản phẩm DV mà ngân hàng cung ứng trên thị trường. b. Khả năng và điều kiện sử dụng – Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của khách hàng. – Thu nhập của khách hàng. 1.2.2. Phân tích chiến lược, nguồn lực và mục tiêu phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng a. Chiến lược và mục tiêu phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại b. Nguồn lực – Vốn đầu tư. – Cơ sở vật chất – kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng.
- 9. 7 hệ công chúng, bán hàng trực tiếp b. Kinh phí triển khai Kinh phí là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo triển khai thành công chính sách phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử của ngân hàng. Ngân hàng phải có đủ năng lực tài chính để trang bị kinh phí, đồng thời phải có phương án tính toán thu nhập, chi phí để đảm hiệu quả về tài chính. c. Mô hình tổ chức Tổ chức mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh ngân hàng phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của ngân hàng và mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, đề tài tổng hợp và trình bày tổng quan lý luận về DV và Dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại, bao gồm cấu tạo, đặc điểm, vai trò của DV và hệ thống cung cấp DV. Đề tài đã trình bày quan điểm, nội dung về phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử, tiến trình phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử trong Ngân hàng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu môi trường, xác định mục tiêu và yêu cầu phát triển, xác định thị trường mục tiêu và định vị, thiết kế chính sách, tổ chức triển khai. Những vấn đề trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong các chương tiếp sau.
- 10. 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV – BÌNH ĐỊNH 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BIDV BÌNH ĐỊNH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 30/03/1977 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Nghĩa Bình – tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định hiện nay – ra đời, trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, theo Quyết định số 580 ngày 15/11/1976 của Bộ Tài chính. 2.1.2. Mô hình tổ chức, mạng lưới Bộ máy quản lý của BIDV Bình Định thể hiện như sau: – Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 04 phó giám đốc – Dưới Ban giám đốc gồm 05 khối: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Tác nghiệp, Quản lý nội bộ, Trực thuộc. – Hệ thống mạng lưới gồm có : 01 trụ sở chính đóng tại 72 Lê Duẩn- chúng tôi Nhơn; 07 Phòng giao dịch. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng b. Nhiệm vụ 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010-2012 – Mặc dù giai đoạn 2010-2012 có nhiều khó khăn thách thức, ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng hoạt động của BIDV Bình Định luôn ổn định và phát triển một cách bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động của những năm tiếp theo và cụ thể được minh họa qua bảng sau:
- 11. 9 Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh BIDV Bình Định giai đoạn 2010-2012 Đvt: Tỷ đồng, % TT Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng 10/09 Tăng trưởng 11/10 Tăng trưởng 12/11 1 Tổng tài sản 4,415 5,333 5,870 32.7 20.8 10.1 2 Huy động vốn 2,429 3,193 4,808 40.7 31.4 50.6 3 Tổng Dư nợ 4,296 5,024 5,778 31.4 16.9 15.0 4 Lợi nhuận trước thuế 110 131 162 23.6 19.1 23.7 5 Lợinhuận trướcthuế/ người 0.780 0.885 1.025 16.6 13.5 15.8 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp) 2.2. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 2.2.1. Tình hình hoạt động Dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV Bình Định Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một DV truyền thống của BIDV – Bình Định, nhưng nó thực sự phát triển vào khoảng từ năm 2006, khi BIDV – Bình Định định hướng phát triển kinh doanh ưu tiên cho các DV Ngân hàng bán lẻ.
- 12. 10 2.2.2. Kết quả hoạt động Dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV – Bình Định Bảng 2.2. Thị phần hoạt động DV thẻ ghi nợ của BIDV – Bình Định (ĐVT: cái) Diễn giải 2010 2011 2012 Các TCTD trên địa bàn 175.000 350.000 472.000 BIDV – Bình Định 39.000 47.800 63.100 Thị phần BIDV – Bình Định 22,29% 13,66% 13,37% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp) Bảng 2.3. Thị phần hoạt động DV POS của BIDV – Bình Định (ĐVT: cái) Diễn giải 2010 2011 2012 Các TCTD trên địa bàn 189 219 324 BIDV – Bình Định 59 84 91 Thị phần BIDV – Bình Định 31,21% 38,36% 28,09% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp) Bảng 2.4. Thị phần ATM của BIDV – Bình Định (ĐVT: cái) Diễn giải 2010 2011 2012 Các TCTD trên địa bàn 153 166 168 BIDV – Bình Định 15 16 16 Thị phần BIDV – Bình Định 9,8% 9,64% 9,52% (Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
- 13. 11 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA BIDV – BÌNH ĐỊNH 2.3.1. Về công tác nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với Dịch vụ Ngân hàng điện tử a. Tình hình sử dụng sản phẩm của khách hàng Bảng 2.5. Kết quả doanh thu Dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV Bình Định giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Sản phẩm 2010 2011 2012 Thẻ 857,88 1.254,55 1.876,62 POS 125 870 200 Internet – Banking 0 0 552 Mobile – Banking 0 0 20 (Nguồn: Quan hệ khách hàng 3) b. Khả năng và điều kiện sử dụng 2.3.2. Nguồn lực phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV – Bình Định Bảng 2.6. Cơ sở vật chất BIDV Bình Định Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 Phòng giao dịch Phòng 05 05 07 Quỹ tiết kiệm Quỹ 02 02 – Máy ATM Cây 12 15 16 Máy POS Máy 63 89 109 Máy vi tính văn phòng Bộ 146 158 158 Máy chủ Bộ 02 02 02 Xe ô tô giao dịch Chiếc 07 07 08 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính BIDV Bình Định)
- 17. 15 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại – Đang còn trong giai đoạn đầu của việc triển khai, nên định hướng chiến lược phát triển chưa có tiến hành đồng bộ, thiếu các phần mềm ứng dụng để triển khai các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. – Nguồn nhân lực chưa chuyên sâu, thiếu môi trường thực hành, chỉ tập trung vào các dịch vụ ngân hàng truyền thống. – Công tác quảng bá sản phẩm và chính sách khách hàng chưa hiệu quả. Chưa có đội ngũ chuyên trách điều tra thị trường, tiếp thị và chăm sóc khách hàng. – Một số sản phẩm dịch vụ mới chưa được triển khai mạnh mẽ cho các khách hàng, như các dịch vụ: internet banking, mobile banking, Dịch vụ thu hộ Network Collection, Dịch vụ điều chuyển vốn tự động, Dịch vụ Homebanking….. – Sự phối hợp giữa các phòng ở Chi nhánh trong việc triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ chưa hài hòa, thống nhất. – Nền khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân còn hạn chế nên khó phát triển DVNHĐT . – Do thói quen dùng tiền mặt cho mọi giao dịch vẫn chưa thể thay đổi được. – Trình độ dân trí, mức thu nhập phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị nên hiện nay DVNHĐT chỉ thực sự phát triển ở các thành phố lớn. – Do sự giới hạn về pháp lý và để đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng nên trước khi sử dụng các DVNHĐT.
- 18. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động cung ứng Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV – Bình Định. Với kết quả đạt được trong 35 năm qua về quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển về công nghệ đã giúp BIDV – Bình Định có những lợi thế để phát triển các Dịch vụ Ngân hàng điện tử. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thành công đạt được, có thể do môi trường bên trong hoặc bên ngoài, BIDV – Bình Định vẫn còn có những khó khăn nhất định khi phát triển DV này. Việc phân tích những khó khăn, hạn chế trong chương 2 sẽ là nền tảng cho các giải pháp cụ thể, khả thi ở chương 3 nhằm giúp BIDV – Bình Định hoàn thiện trong việc phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử, chiếm lĩnh được thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh, hội nhập vào xu thế chung của thời đại. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV – BÌNH ĐỊNH 3.1. DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2013-2015 3.1.1. Dự báo môi trường ngành Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD Việt Nam, xu hướng sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng sẽ trở nên phổ biến hơn so với việc thành lập mới các ngân hàng. Do đó, khả năng thị trường xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mới là không cao. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hiện hữu sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh
- 19. 17 tranh về sản phẩm – DV, về giá phí và về chất lượng phục vụ khách hàng. 3.1.2. Dự báo về nhu cầu của khách hàng đối với Dịch vụ Ngân hàng điện tử giai đoạn 2013-2015 Thông thường, khi kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm NHĐT sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, trình độ dân trí được nâng cao, thái độ đối với sản phẩm NHĐT sẽ cởi mở hơn, dễ chấp nhận hơn. Do vậy, nhu cầu sử dụng DV trong giai đoạn 2013-2015 sẽ tăng hơn so với giai đoạn 2010-2012. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NGUỒN LỰC CỦA BIDV BÌNH ĐỊNH TRONG PHÁT TRIỂN NHĐT GIAI ĐOẠN 2013- 2022 3.2.1. Định hướng chiến lược phát triển NHBL của BIDV giai đoạn 2013-2015 DVNHĐT là một trong những dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cần phát triển trọng tâm trong năm 2013. Tháng 6 năm 2012 được coi là tháng khởi động triển khai dịch vụ và trong năm 2013, Chi nhánh sẽ tập trung trọng điểm vào việc tiếp thị dịch vụ tới khách hàng, đẩy mạnh tốc độ mở rộng dịch vụ, đặc biệt là tới đối tượng khách hàng cá nhân. Kế hoạch đến hết năm 2013 của BIDV là 100.000 khách hàng cá nhân và 500 khách hàng doanh nghiệp. 3.2.2. Mục tiêu phát triển của NHĐT BIDV – Bình Định đến năm 2022 Mục tiêu phát triển NHĐT do Hội sở chính giao BIDV Bình Định như sau:
- 20. 18 Bảng 3.1. Mục tiêu chủ yếu của Dịch vụ Ngân hàng điện tử đến 2022 của BIDV Bình Định TT Chỉ tiêu Mục tiêu đến năm 2013 (tỷ đồng) Mục tiêu đến năm 2014 (tỷ đồng) Mục tiêu đến năm 2022 (tỷ đồng) 1 Lợi nhuận trước thuế 200 275 350 2 Huy động vốn cuối kỳ 5,120 5,986 6.550 3 Thu DV ròng 85 112 137 4 Internet banking 0,59 0,68 0,7 5 Mobile banking 0,25 0,289 0,3 6 Thẻ ATM 2,56 3,69 4,3. 7 Thẻ tín dụng 4,25 5,32 0,6 (Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp) 3.3. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ KHÁCH HÀNG Trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành kinh doanh việc lựa chọn thị trường mục tiêu đóng vai trò quan trọng. Khi xác định đúng khách hàng mục tiêu người ta có thể đưa ra các đối sách kinh doanh phù hợp hơn nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của nhóm khách hàng đã chọn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó BIDV – Bình Định đã xác định thị trường mục tiêu tương đối rõ nét: – Để đạt được hiệu quả đẩy mạnh việc sử dụng các sản phẩm Dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV Bình Định thì chỉ nên tập trung vào các khu vực thành thị và các địa bàn trọng yếu. – Đối với khách hàng tổ chức thì các doanh nghiệp vừa và
- 23. 21 + Có cơ chế động lực nhằm khuyến khích, động viên cán bộ tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng, tăng doanh số . 3.5.2. Kinh phí Kinh phí tổ chức phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử thực hiện theo hạn mức quản lý cho Hội sở chính quy định, bao gồm các khoản chi phí về tài sản, nhân viên, chi phí quản lý, marketing,… Tuy nhiên BIDV Bình Định cần lưu ý, tính toán hiệu quả (thu nhập trừ chi phí) nhằm đảm bảo hiệu quả tài chính. 3.5.3. Tổ chức bộ máy, mạng lưới, nhân lực · Mạng lưới: + Hiện nay NHNN đang hạn chế việc mở các phòng giao dịch. Bên cạnh đó với mạng lưới hiện có (gồm trụ sở chi nhánh và 7 PGD), trong năm 2013 và 2014 BIDV Bình Định chưa cần đặt vấn đề mở thêm PGD. + Đến năm 2022 theo tiến độ đầu tư khu kinh tế Nhơn Hội cùng với quy hoạch mở rộng thành phố BIDV Bình Định cần xem xét mở thêm 1 PGD tại KKT Nhơn Hội và 1 PGD tại phía Tây Bắc thành phố. + Bên cạnh đó, đón đầu thực hiện Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt theo đề án của Chính phủ đến năm 2022, BIDV Bình Định cần đầu tư mở rộng thêm mạng lưới ATM, POS để chiếm lĩnh thị phần, nâng cao hình ảnh thương hiệu và đáp ứng nhu cầu giao dịch cho khách hàng. · Bộ máy, nhân lực: + Sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng phân định rõ ràng khối bán buôn và bán lẻ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của từng khối. Xem xét sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của phòng QHKH cá nhân và bổ sung, đào tạo nhân lực làm công tác bán
- 24. 22 lẻ. Thực hiện cơ chế gắn trách nhiệm với động lực đối với cán bộ quan hệ khách hàng nhằm đẩy mạnh công tác tìm kiếm phát triển khách hàng, phát triển hoạt động NHĐT của Chi nhánh. + Mỗi phòng giao dịch phải có tối thiểu 2 cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân để đảm bảo việc tổ chức công tác tiếp thị, phát triển khách hàng. Bên cạnh đó, cần sử dụng đội ngũ cộng tác viên để phục vụ cho công tác tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới. 3.5.4. Công tác Marketing – Đẩy mạnh hoạt động bán hàng. – Tiếp tục phát triển chương trình bán hàng BIDV Online tận nơi cho khách hàng doanh nghiệp. – Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT nhiều hơn nữa. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và marketing dịch vụ NHĐT. – Đẩy mạnh marketing trực tuyến. 3.6. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CÁC CẤP 3.6.1. Kiến nghị với BIDV Trung ương – Đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm mới, nâng cấp tính năng sản phẩm hiện tại. – Tăng cường hoạt động giám sát, hỗ trợ các chi nhánh thực hiện các kế hoạch kinh doanh. – Nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng DV, đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống. – Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng DV hướng tới khách hàng. – Xây dựng chính sách an toàn hệ thống bảo mật thông tin.
--- Bài cũ hơn ---