--- Bài mới hơn ---
Giới Thiệu Về Sở Ngoại Vụ
Định Lượng Triiodothyronine (T3), Free Thyoxine (Ft4), Thyrotropin (Tsh) Trên Máy Cobas E411
Tuyến Giáp Là Gì, Có Vai Trò Và Hoạt Động Thế Nào?
Giá Xét Nghiệm Tuyến Giáp Khoảng Bao Nhiêu Tiền? – Xem Ngay Để Biết!
Rối Loạn Tuyến Giáp: Những Bệnh Lý Không Thể Xem Thường
Trích Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của
UBND Thành phố Hà Nội
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt
là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội, có chức
năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành
phố quản lý nhà nước về công tác đối ngoại
của thành phố; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
2. Sở thực hiện chức năng tham mưu cho Thành ủy Hà Nội
thông qua Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về chủ trương hội nhập quốc tế, định
hướng mở rộng quan hệ và triển khai toàn diện công
tác đối ngoại của Thành phố; tổ chức, quản lý
công tác đối ngoại Đảng tại Thành phố theo
các quy định của Đảng.
3. Sở có tư cách pháp nhâm có con
dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban
nhân dân Thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Ngoại giao.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.
Trình Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Dự thảo
quyết định và các văn bản thuộc thẩm quyền ban
hành của Ủy ban nhân dân Thành phố về
công tác đối ngoại;
b) Dự thảo quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm;
các chương trình, đề án, dự án về
công tác đối ngoại; chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước về công tác đối ngoại thuộc
phạm vi quản lý của Sở;
c) Dự thảo văn
bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng,
Phó các đơn vị thuộc Sở.
2.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Dự thảo
quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố về công tác đối
ngoại thành phố;
b) Dự thảo
quyết định thành lập, sáp nhật, chia tách, giải
thể các tổ chức, đơn vị của Sở theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án về công
tác đối ngoại thành phố sau khi được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát thực hiện các lĩnh vực thuộc phạm vu
quản lý của Sở;
4. Tham mưu
cho Thành ủy về công tác đối ngoại:
a) Định hướng
mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ trương và lộ trình hội
nhập quốc tế của thành phố; xây dựng các văn bản
chỉ đạo, Nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch, đề
án hoạt động của Thành ủy; định kỳ hoặc đột xuất tổng
công tác đối ngoại của Thành ủy;
b) Quán
triệt và thực hiện các chủ trương, chính
tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
c) Theo
dõi và đôn đốc việc thực hiện các chủ
trương công tác đối ngoại của Thành ủy, việc triển
khai các hoạt động đối ngoại của Đảng theo các định
hướng chủ trương và chương trình đã được
Thành ủy phê duyệt;
d) Làm
cơ quan đầu mối giúp Thành ủy quản lý thống nhất
hoạt động đối ngoại của thành phố; phối hợp các hoạt
động đối ngoại của Thành ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể, tổ chức nhân
dân tại Thành phố.
5. Về
công tác hợp tác quốc tế:
a) Tham mưu về
công tác hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế của
Thành phố phù hợp với đường lối chính sách
đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Xây
dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch hợp tác và
hội nhập quốc tế của Thành phố, các đề án thiết
lập quan hệ hữu nghị hợp tác của Thành phố với
các đối tác nước ngoài, báo cáo Bộ
Ngoại giao theo quy địn;
c) Làm
đầu mối quan hệ của Ủy ban nhân dân Thành phố với
các Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước
ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài và đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
6. Về
công tác kinh tế đối ngoại:
a) Giúp
Ủy ban nhân dân Thành phố trong công
tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai
các chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát
triển kinh tế – xã hội của Thành phố;
b) Làm
đầu mối quan hệ của Ủy ban nhân dân Thành phố với
Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài trong việc quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh
của Thành phố; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về
xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế
của Thành phố ở nước ngoài.
7. Về
công tác văn hóa đối ngoại:
a) Giúp
Ủy ban nhân dân Thành phố trong công
tác ngoại giao văn hóa, xây dựng và triển
khai các chương trình, kế hoạch hành động thực
hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa trong từng thời kỳ;
b) Làm
đầu mối quan hệ của Ủy ban nhân dân Thành phố với
Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa đối
ngoại tại Thành phố và giới thiệu, quảng bá
hình ảnh, con người, văn hóa của thành phố ở nước ngoài.
8. Về
công tác người Việt Nam ở nước ngoài:
a) Tổ chức
thực hiện chương trình, kế hoạch và chính
sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại
Thành phố;
b) Tổ chức
thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam
ở nước ngoài, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt
Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong
làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại
Thành phố;
c) Định kỳ
tổng kết, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải
ngoài và thân nhân của họ tại Thành
phố, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.
9. Về
công tác lãnh sự và bảo hộ công dân:
a) Quản
lý hoạt động xuất nhập cảnh của cán bộ công chức
thuộc đối tượng sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ;
tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia
hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại
Thành phố theo quy định;
b) Xử
lý các vấn đề phát sinh trong công
tác bảo hộ công dân đối với người Việt Nam ở nước
trong công tác lãnh sự đối với người nước
ngoài tại Thành phố;
c) Làm
đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đề nghị chững nhận
lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại
Thành phố khi được Bộ Ngoại giao ủy quyền; tiếp nhận và
trả kết quả hồ sơ xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của
doanh nhân APEC (thẻ ABTC, nếu được Ủy ban nhân dân
Thành phố giao).
10. Về
công tác lễ tân đối ngoại:
a) Thực hiện
quản lý nhà nước về lễ tân đối ngoại tại
Thành phố;
b) Đề xuất,
xây dựng và ban hành các văn bản quy định
về công tác lễ tân đối ngoại ở Thành phố; tổ
chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lễ
tân đối ngoại ở các cơ quan, đơn vị ở Thành phố;
c) Chủ
trì về lễ tân và hậu cần cho các
đoàn của lãnh đạo Thành phố đi thăm làm
việc ở nước ngoài; tổ chức thực hiện công tác lễ
tân đối ngoại, đón tiếp các đoàn nước
ngoài đến thăm làm việc với lãnh đạo Thành
phố hoặc quá cảnh tại Thành phố.
11. Về
công tác thông tin đối ngoại:
a) Làm
đầu mối quan hệ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai chương
trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại
của Thành phố đã được Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt;
b) Cung cấp
thông tin của Thành phố cho Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại
Trung ương và các cơ quan chức năng để phục vụ
công tác tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với
các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai
các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá
Thành phố ở nước ngoài;
c) Thống nhất
quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động
báo chí tại Thành phố; xây dựng chương
trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn
của lãnh đạo Thành phố, cung cấp thông tin
có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt
động của phóng viên nước ngoài theo quy định của
pháp luật.
12. Về
công tác tổ chức và quản lý đoàn ra,
đoàn vào:
a) Thực hiện
quản lý nhà nước đối với các đoàn đi
công tác nước ngoài của lãnh đạo
Thành phố và các cơ quan, đơn vị, thành
phố (đoàn ra) và các đoàn quốc tế đến thăm
và làm việc tại thành phố (đoàn vào);
b) Tổ chức
các đoàn đi công tác nước ngoài của
lãnh đạo Thành phố; làm đầu mối liên hệ với
Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý
các đoàn ra theo quy định; thẩm định các đề
án đoàn ra, theo dõi, thống kê tổng hợp
các đoàn ra thuộc quyền quản lý của Thành
ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố;
c) Xây
dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án
đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm
và làm việc với lãnh đạo Thành phố; thẩm
định đề xuất, kiến nghị của các sở, ban, ngành
Thành phố về việc lãnh đạo Thành phố tiếp
khách nước ngoài; thống kê thổng hợp các
đoàn vào thuộc quyền quản lý của Thành ủy
và Ủy ban nhân dân Thành phố.
13. Về
công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội
thảo quốc tế:
a) Thực hiện
tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế
tại Thành phố thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố;
b) Đầu mối
tiếp nhận hồ sơm thẩm định nội dung các hội nghị, hội thảo quốc
tế, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thành phố
thực hiện các quy định về tổ chức và quản lý hội
nghị, hội thảo quốc tế.
4. Về
công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận
quốc tế:
a) Thực hiện
quản lý nhà nước về kts kết và thực hiện
các thỏa thuận quốc tế tại Thành phố;
b) Theo
dõi, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận
đã ký kết; báo cáo và xin ý
kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát
sinh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế tại
Thành phố.
15. Về
công tác phi chính phủ nước ngoài:
a) Làm
cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành
phố thực hiện quản ý nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
Thành phố; cho ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi bổ
sung và thu hồi Giất đăngký và các hoạt
động khác của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát,
xây dựng và triển khai các dự án tài
trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám
sát hoạt động của các tổ chức và nhân
viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài theo quy định;
b) Quản
lý các hoạt động quan hệ và vận động viện trợ phi
chính phủ nước ngoài của Thành phố; xây
dựng chương trình, kế hoạch và hỗ trợ các cơ
quan, đơn vị, thành phố trong vận động viện trợ phi
chính phủ nước ngoài.
c) Thẩm định
các chương trình, dự án và các
khoản viện trợ ký kết với các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài đảm bảo yêu cầu về chính trị đối
ngoại; đôn đốc công tác quản lý và
báo cáo tài chính đối với các khoản
viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
d) Là
cơ quan thường trực Ban công tác phi chính phủ
nước ngoài của Thành phố.
16. Về
công tác thanh tra ngoại giao:
a) Thực hiện
công tác thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành tại Thành phố theo quy định;
b) Tiến
hành thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức,
các nhân thuộc phạm vu quản lý của Sở;
c) Hướng dẫn
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực
hiện các quy định chung của pháp luật về thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí theo
quy định; kiến nghị đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ
những quy định trái pháp luật được phát hiện qua
công tác thanh tra.
17. Về
công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại:
a) Đề xuất,
xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình bồi dưỡng kiến thức và chyên môn,
nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ, công chức Thành phố;
b) Đầu mối
phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan luên
quan trong triển khai các chương trình bồi dưỡng về đối
ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức
Thành phố.
18. Thực hiện
báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo quy định.
19. Thực hiện
cải cách hành chính theo mục tiêu và
nội dung chương trình cải cách hành chính
của Ủy ban nhân dân Thành phố, tổ chức ứng dụng
khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý
nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại; phối
hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt
động đối ngoại địa phương toàn quốc.
20. Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của
các đơn vị thuộc Sở; quản lý tổ chức, biên chế,
thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đĩa ngộ,
đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật phân cấp của Ủy ban
nhân dân Thành phố.
21. Quản
lý tài chính, tài sản được giao và
tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân Thành phố.
22. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Thành ủy và Ủy ban
nhân dân Thành phố phân công.
Điều
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh
đạo Sở
a) Sở Ngoại vụ
có Giám đốc và không quá 03
Phó Giám đốc;
b) Giám
đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo
cáo công tác trước Ủy ban nhân dân
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành
phố và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; báo cáo trước Hội
đồng nhân dân Thành phố, trả lời kiến nghị của cử
tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành
phố theo yêu cầu;
c) Phó
Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
d) Việc bổ
nhiệm Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Ngoại giao
ban hành và theo quy định của pháp luật; việc
miễn nhiệm, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế
độ, chính sách khác đối với Giám đốc
và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của
pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Cơ cấu tổ
chức của Sở gồm:
– Văn phòng;
– Thanh tra;
– Phòng
Hợp tác quốc tế;
– Phòng
Lãnh sự – Người Việt Nam ở nước ngoài;
– Phòng
Lễ tân.
b) Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng,
Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra,
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn
phòng thuộc Sở thực hiện theo quy định của pháp
luật và phân cấp quản lý cán bộ của
Ủy ban nhân dân Thành phố.
c) Căn cứ đặc
điểm và yêu cầu thực tế ở Thành phố, Giám
đốc Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ
để trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết
định thành lập tổ chức sự nghiệp thuộc Sở theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của
pháp luật.
3. Biên chế
a) Biên
chế công chức và số lượng người làm việc
(biên chế sự ngiệp) của Sở được giao trên cơ sở vị
trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt
động nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự
nghiệp trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập của Thành phố được cấp có
thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
b) Căn cứ chức
làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp
viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt
hàng năm Sở xây dựng kế hoạch biên chế công
chức, biên chế sự nghiệp theo quy định của pháp luật đảm
bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.
Admin
--- Bài cũ hơn ---
Sở Nội Vụ Tỉnh Tuyên Quang
Công Bố Quyết Định Bổ Nhiệm Phó Giám Đốc Sở Nội Vụ Tỉnh Thanh Hóa
Cách Chuyển Chữ Thường Sang In Hoa Trong Word 2007 2010
Tuyến Thượng Thận: Cấu Tạo Và Chức Năng
9 Tính Năng Nổi Bật Của Máy Giặt Electrolux Mà Nhiều Người Chưa Biết