Top 13 # Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Kế Toán Ngân Hàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Kế Toán Ngân Hàng Là Gì? Nguyên Tắc, Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng

1. Khái niệm ngân hàng

– Ngân hàng là một tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động như :

+ Huy động vốn: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức

+ Thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản, dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh tiền tệ.

+….

– Ngân hàng bao gồm:

+ Ngân hàng Nhà Nước: Là cơ quan chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát hành tiền và lưu thông tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Ngân hàng thương mại: Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

2. Kế toán ngân hàng

2.1. Khái niệm

– Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng, và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo qui định của Pháp luật.

2.2 Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng

– Thu thập, ghi chép kịp thời đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính.

– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu và đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong đơn vị.

– Cung cấp thông tin chính xác cho Ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho sự chỉ đạo thực thi các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính.

– Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng, góp phần thực hiện tốt các chính sách của đơn vị.

2.3. Những nguyên tắc kế toán cơ bản

a. Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phải được ghi sổ tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu hoặc chi.

b. Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.

c. Giá gốc

Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

d. Phù hợp

e. Nhất quán

Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.

f. Thận trọng

Cần có sự xem xét phán đoán trong khi lập các ước tính kế toán như:

– Trích lập các khoản dự phòng không quá cao, không quá thấp

– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

– Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí

– Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

g. Trọng yếu

Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể đến báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng.

Đối tượng của kế toán ngân hàng được chia thành 3 bộ phận:

– Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng gồm: Tài sản có, sử dụng vốn và vốn

– Nguồn hình thành nên tài sản thể hiện nguồn gốc của sự ra đời tài sản trong ngân hàng gọi là: Nguồn vốn hoặc tài sản nợ

– Sự chu chuyển của tài sản giữa hệ thống ngân hàng trong một quốc gia, giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống…

Ba bộ phận trên phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ, cung cấp các thông tin kế toán quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn cho người sử dụng.

2.5. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp các tài khoản kế toán mà đơn vị kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn, và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động

– Hiện nay Hệ thống tài khoản Ngân hàng áp dung theo QĐ số: 479/2004/QĐ-NHNN

Kế toán ngân hàng bao gồm các phần hành chính sau:

– Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán trong Ngân hàng

– Kế toán nguồn vốn hoạt động của NHTM

– Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính

– Kế toán nghiệp vụ kinh doang ngoại tệ, vàng đá quý

– Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế

– Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ

– Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng

– Vốn chủ sở hữu trong ngân hàng thương mại

– Kế toán thu nhập chi phí và kế quả kinh doanh

– Báo cáo kế toán, báo cáo tài chính trong ngân hàng

Mỗi phần hành đều có cách hạch toán và tài khoản theo dõi riêng. Để hiểu rõ hơn những đặc trưng của mỗi phần hành các bạn tham khảo khóa học nguyên lý kế toán ngân hàng tại chúng tôi để hướng dẫn cụ thể chi tiết.

Kế Toán Ngân Hàng Là Gì? Nhiệm Vụ Và Công Việc Của Kế Toán Ngân Hàng

Kế toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giúp các giao dịch kinh tế được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Vậy, kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ và công việc của kế toán ngân hàng như thế nào?

Kế toán ngân hàng là gì?

Đặc điểm của kế toán ngân hàng:

Tính tổng hợp cao, tính xã hội cao

Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt chặt chẽ

Tính kịp thời và chính xác cao

Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp.

Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng có 4 nhiệm vụ chính sau đây:

Ghi nhận và phản ánh thông tin: Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ghi nhận, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. Từ đó giúp bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội gửi tại ngân hàng

Phân tích và tổng hợp số liệu: Việc phân tích và tổng hợp số liệu kế toán cần theo đúng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm lãnh đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn: Kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn thông qua các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán của ngân hàng cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Tổ chức tốt công tác kế toán và phục vụ khách hàng: Tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Ngoài ra, cần tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, lịch sự.

Công việc của kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng phải làm các công việc cụ thể như sau:

Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng

Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng

Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng

Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng

Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC

Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng

In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra

Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng

Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

Những kiến thức, kỹ năng cần có của kế toán ngân hàng

Trong ngân hàng có các bộ phận kế toán như sau:

Kế toán giao dịch: Thực hiện các giao dịch như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, chuyển ngân, giao dịch ngoại tệ…

Kế toán tín dụng: Thu lãi, vốn các hợp đồng tín dụng của khách hàng

Kế toán tổng hợp: Thực hiện các báo cáo, kiểm tra tổng hợp công việc thực hiện kế toán toàn ngân hàng, báo cáo thuế…

Tùy vào các vị trí kế toán khác nhau mà bạn cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau, tuy nhiên, một trong những yêu cầu cơ bản đối với người làm kế toán ngân hàng là cần phải nắm vững kiến thức chung về nghiệp vụ kế toán.

Nếu kiến thức còn hổng nhiều bạn nên tham gia các khóa học nghiệp vụ về ngân hàng, các khóa học kế toán chuyên biệt như kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán phần mềm, kế toán tín dụng…

Nếu bạn còn những thắc mắc về các vị trí trong ngân hàng, hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí.

22 Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng Tại Doanh Nghiệp

Nhiệm vụ cụ thể của kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp

1. Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.

2. Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.

3. Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung.

4. Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng.

5. Thường xuyên kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có các báo cáo cho trưởng phòng nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

6. Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

7. Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.

8. Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.

9. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)…và nộp ra ngân hàng.

10. Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng.

11. Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.

12. Lập và nộp hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.

13. Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.

14. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.

15. Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.

16, Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.

17. Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC.

18. Theo dõi, liên lạc để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng.

19. In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.

20. In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.

21. Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai nộp thuế, UNC nộp thuế…của thuế NK, GTGTNK, TTĐB…(nếu có).

22. Làm bút toán chênh lệch tỷ giá, bên cạnh đó để kiểm soát dữ liệu kịp thời chính xác, kế toán ngân hàng đối soát với Kế toán công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như việc thanh toán cho nhà cung cấp vào cuối tháng.

Lưu ý khi làm kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp

Làm kế toán ngân hàng bạn cần lưu ý đến các chữ ký ở các tờ Séc, Ủy nhiệm chi. Trong quá trình làm phát sinh các nghiệp vụ, kế toán cần lưu ý tập hợp đủ chứng từ và kẹp thành bộ để dễ dàng kiểm tra cũng như rà soát về số liệu. Kế toán ngân hàng cũng cần cập nhật kịp thời để có số dư phục vụ cho việc lên kế hoạch thanh toán của công ty.

Các giấy nhận nợ( nếu vay ngân hàng) thì phải lưu trữ cẩn thận, sắp xếp theo số thứ tự, đối với hóa đơn trên 20 triệu, nếu chiết khấu thanh toán nên photo chứng từ ngân hàng kẹp cùng hóa đơn, chứng từ ngân hàng gốc của những hóa đơn trên 20 triệu thì kẹp cùng sổ phụ 112.

Tùy vào các vị trí kế toán khác nhau mà bạn cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau, tuy nhiên, một trong những yêu cầu cơ bản đối với người làm kế toán ngân hàng tại các doanh nghiệp là cần phải nắm vững kiến thức chung về nghiệp vụ kế toán. Nếu kiến thức còn hổng nhiều bạn nên tham gia các khóa học nghiệp vụ về kế toán và học hỏi ở những đồng nghiệp xung quanh.

Khái Niệm, Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng

Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế vì nó có tác dụng to lớn trong việc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc sử dụng vốn tiền tệ, bảo vệ an toàn tài sản, củng cố và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Kế toán ngân hàng là một bộ phận trong hệ thống kế toán của nền kinh tế nên nó cũng phát huy vai trò của kế toán nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động ngân hàng nên vai trò của kế toán ngân hàng có khác với vai trò của các ngành khác.

+ Cung cấp thông tin tổng hợp để phục vụ quản lý nền kinh tế: kế toán ngân hàng có quan hệ mật thiết với hoạt động của nền kinh tế. Mọi hoạt động về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua các tài khoản mở tại ngân hàng. Vì vậy số liệu ghi chép của kế toán vừa phản ánh được hoạt động nghiệp vụ của ngành, vừa phản ánh được hoạt động của các ngành khác về tình hình kinh tế, tài chính, sự biến động của vật tư, lao động, tiền vốn,thu nhập, chi phí, lợi nhuận…từ đó các đơn vị có đầy đủ thông tin để ra quyết định điều hành kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quẩn xuất kinh doanh. Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê cũng cần được cung cấp thông tin kế toán ngân hàng để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng chế độ quản lý tài chính. Do khái niệm phản ánh một cách tổng hợp nên kế toán ngân hàng đã giúp Đảng và Nhà nước nắm được tình hình hoạt động của nền kinh tế, từ đó đề ra được phương hướng phát triển nền kinh tế một cách sát thực và đúng đắn.

+ Bảo vệ an toàn tài sản: bảo vệ tài sản là trách nhiệm chung của kế toán bất kỳ ngành nào, song kế toán ngân hàng có vai trò quan trọng hơn vì ngoại việc bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng còn phải bảo vệ tài sản của Nhà nước, của khách hàng gửi tại ngân hàng. Do đó, kế toán ngân hàng phải ghi chép, kiểm soát một cách chặt chẽ mọi loại tài sản để tránh mất mát, thiếu hụt về mặt số lượng và nâng cao hiệu quả mọi tài sản trong quá trình sử dụng.

+ Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản trị ngân hàng: kế toán được tiến hành trên cơ sở hoạt động của các mặt nghiệp vụ như: nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán…do vậy số liệu của kế toán đã phản ánh được kết quả các mặt hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị cũng như của toàn ngành ngân hàng. Qua hệ thống số liệu này có thể chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình hoạt động, từ đó các nhà lãnh đạo sử dụng nó như là một công cụ hữu hiệu để chỉ đạo, điều hành, quản trị ngân hàng có hiệu quả.

Như vậy, vai trò to lớn của kế toán ngân hàng là không thể phủ nhận được. Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời hơn. Những số liệu so kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như làm căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo toàn bộ hạot đọng của nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, kế toán ngân hàng phải thực hiện được các nhiệm vụ chính sau đây:

+Kế toán ngân hàng phải ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng về các hoạt động : hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và các thể lệ chế độ kế toán ngân hàng quy định. Trên cơ sở đó để bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hộ bảo quản tại ngân hàng.

+Kế toán ngân hàng phải phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để phục vụ cho việc chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

+Kế toán ngân hang giám phải giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước (tiền kiểm) các nghiệp vụ bên nợ và nghiệp vụ bên có của bảng tổng kết tài sản ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Từ đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán của ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

+Kế toán ngân hàng phải có trách nhiệm tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tài chính nòi riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Đồng thời, kế toán ngân hàng phải tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, lịch sự, giúp khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng, góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng.