Top 4 # Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Phát Triển Thị Trường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Chức Trách, Nhiệm Vụ Của Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng Quản Lý Thị Trường

Tôi có người quen nhờ tôi tìm hiểu về hoạt động của cơ quan Quản lý thị trường. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì chức trách, nhiệm vụ của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Quản lý thị trường được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

Tại Điều 7 Quy định tạm thời về tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Quản lý thị trường ban hành kèm theo Quyết định 4268/QĐ-BCT năm 2018, quy định chức trách, nhiệm vụ của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng như sau:

1. Vị trí và nhiệm vụ:

– Trưởng phòng là chức danh quản lý, lãnh đạo đứng đầu Phòng chuyên môn thuộc Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng Tổng cục, thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Cục trưởng, Chánh Văn phòng Tổng cục thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về công tác quản lý thị trường trên địa bàn hoặc trong lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, Chánh Văn phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

– Phó Trưởng phòng là chức danh quản lý, là cấp phó của Trưởng phòng, có trách nhiệm giúp Trưởng phòng phụ trách, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số mặt công tác của phòng theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

– Tổ chức quản lý, điều hành công tác của Phòng; phân công nhiệm vụ và hướng dẫn, đôn đốc công chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ của Phòng;

– Tham mưu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

2. Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ

– Đã được bổ nhiệm giữ ngạch công chức từ Kiểm soát viên thị trường trở lên hoặc ngạch công chức tương đương;

– Có năng lực trong xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;

3. Tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng

– Có chứng chỉ chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

– Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.

Trân trọng!

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Quản Lý Nhà Và Thị Trường Bất Động Sản

Trang chủChức năng nhiệm vụ

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ NHÀ VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 

A. Chức năng

Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về: nhà ở; công sở; thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

B. Nhiệm vụ và quyền hạn

a) Tham mưu dự thảo các quyết định, chỉ thị, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp QLNN về lĩnh vực nhà ở; công sở; thị trường bất động sản, để Sở trình UBND tỉnh ban hành.

b) Về nhà ở:

– Tham mưu nghiên cứu xây dựng để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định ban hành chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh, bao gồm chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và các chương trình mục tiêu của tỉnh về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về nhà ở; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Tham mưu hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển nhà ở, thẩm định các dự án phát triển nhà ở do Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận hoặc quyết định đầu tư; thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý nhà ở phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành theo thẩm quyền; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

– Tham mưu tổ chức việc thẩm định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn tỉnh; xây dựng khung giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hàng năm, 05 (năm) năm được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách địa phương hoặc bằng nguồn vốn xã hội hóa để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt; hướng dẫn và thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

          – Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị của tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi quỹ đất thuộc các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới đã giao cho các chủ đầu tư, nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ đã được phê duyệt, quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhưng chưa sử dụng để giao cho các chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

          – Tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển quỹ nhà ở công vụ do tỉnh quản lý (bao gồm nhu cầu đất đai và vốn đầu tư xây dựng) theo quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

          – Tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh; ban hành khung giá cho thuê nhà ở công vụ; khung giá cho thuê, thuê mua và giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tiếp nhận quỹ nhà ở tự quản của Trung ương và của tỉnh để thống nhất quản lý, thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định của pháp luật.

          – Tham gia định giá các loại nhà trên địa bàn tỉnh theo khung giá, nguyên tắc và phương pháp định giá các loại nhà của Nhà nước.

          – Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, nhà ở xã hội; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

– Tham mưu tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển và quản lý nhà ở; thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

– Tham mưu tổng hợp đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

– Tham mưu tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.

c) Về công sở:

– Tham mưu tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

– Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng công sở, trụ sở làm việc; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.

– Tham mưu phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán, cho thuê, thuê mua đối với công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

– Tham mưu tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.

d) Về thị trường bất động sản:

– Tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; các giải pháp nhằm minh bạch hóa hoạt động, giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành.

– Tham mưu thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 

– Tham mưu hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của chủ đầu tư dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản khác trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh.

– Tham mưu tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng  trên địa bàn tỉnh.

 - Tham mưu kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh.

– Tham mưu theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm về Bộ Xây dựng để Bộ Xây dựng báo cáo theo chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ.

đ) Tham mưu thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao để Sở báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

e) Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở giao.

[Trở về]

Các tin đã đăng

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG SỞ

Phát Triển Thị Trường Là Gì? Chiến Lược Phát Triển Thị Trường

Việc làm Phát triển thị trường

1. Khái niệm phát triển thị trường

Khái niệm phát triển thị trường

Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, công ty… ngoài việc đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới những công ty doanh nghiệp còn chú trọng đến việc phát triển và đáp ứng tốt thị trường ở hiện tại, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng và mở rộng thị phần và phát triển thị trường ngày một rộng lớn hơn.

2. Các cách phát triển thị trường

2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng

Lựa chọn phát triển thị trường theo chiều rộng sẽ thích hợp với những ngành nghề và lĩnh cự chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc có cạnh tranh nhưng chưa có cao, với những thị trường này thì các doanh nghiệp sẽ tập trung lựa chọn vào việc phát triển theo chiều rộng. Việc phát triển theo chiều rộng sẽ có nhiều vùng địa lý mà đối thủ chưa tìm đến, doanh nghiệp phát triển theo chiều rộng nhiều người sẽ biết đến, thị trường của doanh nghiệp sẽ rộng lớn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, vì chưa có đối thủ nên doanh nghiệp của bạn sẽ là lựa chọn duy nhất của khách hàng. Đây được xem là một lợi thế của ngành chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Các cách phát triển thị trường

2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu

Còn với những lĩnh vực đã có nhiều sự cạnh tranh thì việc mở rộng thị trường sẽ không mang đến những kết quả cao trong việc phát triển thị trường mà thay vào đó doanh nghiệp cần phải đào sâu khai thác vào thì trừng những khách hàng hiện có của doanh nghiệp, giữ chân khách hàng, nghiên cứu và mang đến những khách hàng tiềm năng, những khách hàng thường xuyên mua hàng những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, thì đây được gọi là phát triển thị trường theo chiều sâu.

Nhưng để phát triển thị trường theo chiều sâu doanh nghiệp cần thực hiện theo những yêu cầu sau đây để có kết quả tốt nhất.

– Xúc tiến và mở rộng bán hàng với khách hàng hiện tại với những sản phẩm cũ. Với cách thức này công ty sẽ phải sử dụng nhiều chương trình khuyến mại, thay đổi bao bì sản phẩm, thay đổi cách thức bán hàng cũ, mở ra nhiều chương trình thu hút khách hàng…. Khuyến khích khách hàng hiện có mua sản phẩm dịch vụ

– Lựa chọn ngách thị trường tốt nhất trong thị trường hiện tại với sản phẩm cũ: Với cách thức này thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nhóm khách hàng, những khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp tập trung chăm sóc lượng khách hàng này một cách tốt nhất.

– Nghiên cứu tại sản phẩm mới cho thị trường cũ đây cũng là một cách phát triển thị trường theo chiều sâu và đây được xem là cách phát triển thị trường mà nhiều doanh nghiệp, công ty đang làm, với những thị trường mà doanh nghiệp và công ty đang khai thác, sau khi nghiên cứu nhận thấy những đòi hỏi khác hơn về sản phẩm, Các công ty doanh nghiệp bổ sung thêm 1 số tính chất mới tạo nên sự hấp dẫn cho sản phẩm của công ty mình, thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là đáp ứng được các khách hàng cũ.

3. Mô tả công việc nhân viên phát triển thị trường

Với nhân viên phát triển thị trường thì công việc chính sẽ là thu thập, phân tích thông tin về thị trường.

Tổng hợp thông tin thị trường theo kế hoạch của cấp trên, Trưởng phòng, Phòng phân công, thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh trực tiếp các khách hàng mình tiếp cận để có những hướng đi phù hợp.

Mô tả công việc nhân viên phát triển thị trường

Nhân viên phát triển thị trường có công việc chính là nghiên cứu và đề xuất quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ công ty, đưa ra những hướng đi mới cho công ty.

Triển khai kế hoạch kinh doanh, bàn phương hướng và đưa ra phương hướng tìm kiếm khách hàng và xúc tiến ký kết hợp đồng.

Nhân viên phát triển thị trường cũng là người tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng để đưa ra những phương hướng giải quyết.

Nhân viên phát triển thị trường cùng với bộ phận chăm sóc khách hàng

Kết hợp với Bộ phận chăm sóc khách hàng liên hệ, giải đáp, tư vấn về dịch vụ cho những khách hàng tiềm năng, những khách hàng cũ.

Lập danh sách các khách hàng tiềm năng, chăm sóc và tư vấn

Lập danh sách các khách hàng tiềm năng, chăm sóc và tư vấn những khách hàng đó. Để gặp gỡ, chăm sóc khách hàng nhằm quảng bá và giới thiệu dịch vụ của Công ty.

Cùng với việc chăm sóc thì nhân viên chăm sóc khách hàng cũng có nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng và hỗ trợ thu hồi công nợ với những khách hàng đang còn công nợ với doanh nghiệp.

Kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng yêu cầu, thời hạn.

Cùng với bộ phận kế toán rà soát lại những khách hàng, hồ sơ còn nợ và đôn đốc thu hồi công nợ đến hạn.

Người nhân viên phát triển thị trường phải quản lý được hồ sơ khách hàng của mình, thực hiện công việc thường xuyên chăm sóc khách hàng, những khách hàng mới và cũ của mình.

Lập hồ sơ quản lý khách hàng để biết được phương hướng khách hàng

Nắm bắt hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng do mình quản lý để chăm sóc và đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra nhân viên phát triển thị trường còn phải thực hiện các công việc như báo cáo hàng ngày, báo cao theo quý cho những người quản lý của mình.

Việc làm nhân viên phát triển thị trường

4. Cơ hội việc làm cho nhân viên phát triển thị trường

– Nhân viên phát triển thị trường hiện nay đang là một công việc được nhiều ứng viên tìm kiếm vì nó có nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên, bên cạnh đó công việc của nhân viên phát triển thị trường lại đa dạng và có nhu cầu tuyển nhân viên thị trường tại Hồ Chí Minh và hầu hết các tỉnh thành nhiều chính vì vậy mà ứng viên không lo thất nghiệp.

– Môi trường làm việc của nhân viên phát triển thị trường năng động, được tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều tầng lớp và lĩnh vực khác nhau chính vì vậy mà nhân viên phát triển thị trường rất năng động.

– Môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố để ứng viên lựa chọn theo đuổi công việc của mình, với nhiều ứng viên họ quan tâm đến môi trường làm việc, cái họ học được trong quá trình làm việc và đặc biệt là họ thấy yêu thích với công việc đo. Vậy nên nhân viên phát triển thị trường không quá gò bó trong môi trường làm việc, họ không phải chôn chân 8 tiếng ở văn phòng mà họ còn đi gặp khách hàng đối tác.

Cơ hội việc làm của nhân viên phát triển thị trường

– Bên cạnh đó mức lương của nhân viên phát triển thị trường cũng là một yếu tố quan trọng, những người có khả năng và năng lực làm việc tốt sẽ có những mức lương xứng đáng, và con số này làm nhiều người mơ ước. Còn đối với những ứng viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương cũng được xem là cao hơn so với mặt bằng chung vì nó là dựa trên năng lực của chính ứng viên.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

(Theo Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

I. Vị trí, chức năng

1. Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh là cơ quan thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của UBND tỉnh; giúp Chủ tịch UBND tỉnh (bao gồm cả Phó Chủ tịch UBND tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư – lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh.

2. Văn phòng UBND tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình UBND tỉnh ban hành:

a) Quy chế làm việc của UBND tỉnh;

b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh;

c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành:

a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh;

b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh;

3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND tỉnh:

c) Xây dựng, trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;

đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;

e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Phục vụ hoạt động của UBND tỉnh:

b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;

c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh;

d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;

b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; HĐND và UBND cấp huyện;

c) Thực hiện nhiệm vụ trước HĐND tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;

d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;

đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.

6. Tiếp nhận, xử lý, trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến):

7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh:

a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;

c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ;

d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

8. Thực hiện chế độ thông tin:

a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

c) Xuất bản, phát hành Công báo của tỉnh;

d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của UBND tỉnh.

9. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:

a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

10. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng:

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các Sở, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, công chức Văn phòng – Thống kê xã, phường, thị trấn.

11. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:

b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng UBND tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định;

c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;

đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng UBND tỉnh;

e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng UBND tỉnh;

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.