Top 12 # Chức Năng Nhiệm Vụ Cục Y Tế Dự Phòng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nhiệm Vụ Của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng

Quy định chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế dự phòng

Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế dự phòng

Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số thông tin về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế dự phòng theo quy định mới nhất của pháp luật, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Y tế dự phòng là gì

2. Chức năng của trung tâm y tế dự phòng

Theo Điều 1 Thông tư 51/2014/TT-BYT về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

3. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm y tế dự phòng

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên, môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương trình Sở Y tế phê duyệt: giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội; kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm y tế huyện), cơ sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh, Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương trong lĩnh vực y tế dự phòng.

5. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

6. Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.

7. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm.

8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn.

9. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Phòng Y Tế Thành Phố Hưng Yên

Chức năng, nhiệm vụ phòng Y tế thành phố Hưng Yên

1. Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn.

2. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.

1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các văn bản khác; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quy định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực y tế.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách.

3. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra đối với các hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường.

6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao.

7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Y tế.

8. Kiểm tra, tham gia thanh tra về lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

9. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

10. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.

thanhphohungyen.gov.vn

Chức Năng, Nhiệm Vụ Phòng Dự Án

Chức năng của phòng dự án

Nhiệm vụ của phòng dự án

1. Tìm kiếm và khai thác dự án

Phòng dự án có nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch tìm kiếm, khai thác các dự án. Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khảo sát hiện trạng, từ đó tiến hành lập, đánh giá và trình duyệt dự án.

2. Xây dựng hồ sơ năng lực và chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu khác

3. Thực hiện những thủ tục cần thiết để thực hiện dự án

Tiến hành việc thống kê và phân tích các yêu cầu của khách hàng và của dự án, từ đó có cơ sở xác định mục tiêu chất lượng cần đạt được của dự án; tiến hành bàn giao dự án cho bộ phận sản xuất hoặc bộ phận thi công; truyền đạt các yêu cầu và mục tiêu đã được phê duyệt của dự án.

Bên cạnh đó, phòng dự án cần hoạch định quy trình thực hiện dự án cụ thể với các nội dung sau: mục tiêu và yêu cầu chất lượng của dự án, kế hoạch tổ chức thi công, kế hoạch kiểm soát tiến độ và chất lượng dự án, kế hoạch giao việc, kế hoạch phân bổ các nguồn lực, hệ thống các tài liệu và biểu mẫu phục vụ việc kiểm soát thi công dự án.

4. Quản lý quá trình thực hiện dự án

Trong quá trình thực hiện dự án, phòng dự án cần kiểm soát tất cả các hoạt của dự án. Xây dựng sẵn các phương án dự phòng để kịp thời xử lý các sự cố phát sinh. Thực hiện việc đo lường, thống kê các dữ liệu để tiến hành phân tích, đánh giá quá trình thực hiện dự án.

5. Nghiệm thu, bàn giao dự án

6. Đánh giá kết quả hoàn thành dự án

Phòng dự án sẽ tiến hành đánh giá kết quả hoàn thành dự án, cũng như tiến hành đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với dự án. Đồng thời tiến hành thống kê, phân tích, đánh giá khách hàng để có chế độ chăm sóc khách hàng phù hợp.

Toàn bộ hồ sơ dự án cần được thu thập, tổng hợp và bàn giao cho bộ phận có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản.

7. Nghiên cứu, phát triển thị trường

8. Các nhiệm vụ khác

Kết hợp với các bộ phận khác xây dựng định mức nội bộ, định mức kinh tế kỹ thuật. Đồng thời tổ chức xây dựng quy trình kiểm soát dự án, kiểm soát rủi ro dự án và các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố.

Tham gia xây dựng mục tiêu chất lượng và đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu trong phạm vi quyền hạn của phòng.

Tổ chức soạn thảo và trình Ban giám đốc phê duyệt các văn bản quản lý nội bộ trong phạm vi được giao. Kiểm soát các tài liệu, chế độ thống kê, báo cáo và các hoạt động khác theo quy định của công ty.

HRchannels – Great Solution. Great People!

HRchannels – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

Chức Năng Nhiệm Vụ Khoa Y Tế Công Cộng

1. Công tác vệ sinh lao động – Triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao động. – Lập hồ sơ vệ sinh lao động các doanh nghiệp địa bàn huyện – Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động – Triển khai hệ thống và mạng lưới thu thập tai nạn thương tích. – Thống kê, theo dõi phòng chống tai nạn thương tích. – Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các dự án về sức khỏe môi trường. – Phối hợp ngành chức năng thực hiện kiểm tra quản lý công tác vệ sinh môi trường, kiểm tra vệ sinh các hồ bơi. – Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, thống kê theo dõi 3 công trình vệ sinh, xử lý phân, nước, rác trên địa bàn. – Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về bảo quản, xây dựng 3 công trình vệ sinh. hướng dẫn vận động nhân dân xây dựng và sữa chữa các công trình vệ sinh như: nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm, chuồng gia súc theo các yêu cầu kỹ thuật. – Nắm được số lượng, chất lượng các loại công trình. – Có kế hoạch kiểm tra chất lượng nước uống, nước sinh hoạt, phối hợp khoa xét nghiệm lấy mẫu gửi tuyến trên hoặc tự làm xét nghiệm đánh giá. – Hướng dẫn các đơn vị ở địa phương như: cơ quan, công nông trường, xí nghiệp xử lý phân, nước, rác theo hướng dẫn kỹ thuật của tuyến trên.

– Xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình – Truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đường

– Tổ chức phân công khám sức khỏe tuyển dụng và định kỳ

– Xây dụng kế hoạch và triển khai công tác khám chữa bệnh, BHYT – Theo dỏi tình hình khám chữa bệnh và BHYT tuyến xa

– Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. – Triển khai và theo dõi phong trào xây dựng làng sức khỏe.

– Đo kiểm môi trường lao động – Tập huấn về vệ sinh lao động cho người lao động – Phối hợp với các ngành chức năng tại địa phương kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước về bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. – Phối hợp với Khoa truyền thông giáo dục sức khỏe triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực Y tế công cộng, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động. – Kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định về vệ sinh và an toàn lao động cho các cơ sở y tế. – Hướng dẫn nhân dân bảo quản, sử dụng và phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. 2. Công tác y tế học đường3. Công tác phòng chống tai nạn thương tích4. Công tác vệ sinh môi trường5. Công tác vệ sinh 3 công trình6. Chương trình phòng chống ung thư7. Chương trình phòng chống rối loạn do thiếu Iod8. Chương trình CDD9. Chương trình ARI10. Chương trình quản lý cao huyết áp tại cộng đồng11. Chương trình phòng chống Đái tháo đường12. Công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng13. Khám quản lý sức khỏe của trung tâm14. Quản lý công tác khám chửa bệnh và BHYT