Top 8 # Chức Năng Nuôi Dưỡng Và Giáo Dục Con Cái Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bài 18: Giáo Dục Con Cái

1. Quyền và bổn phận giáo dục con cái

2. Phải dạy từ lúc nào?

Công đồng Vaticanô II ngỏ lời với các bậc làm cha làm mẹ: “Vì đã lãnh nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ”. Cha ông chúng ta cũng thường nói:

Uốn cây từ thưở còn non, Dạy con từ thưở con còn đương thơ.

3. Phải dạy những gì?

trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể sống tự lập, xây dựng tương lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.

– Đức dục: trừ khử những thói hư tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm.

biết khiêm nhường lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn mọi bổn phận thật chu đáo cũng như để ứng xử đúng trước những tình thế mới.

Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thương mọi người, tôn trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian lận.

Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng như giải trí; tập cân nhắc đúng bậc thang giá trị theo tinh thần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng như giá trị thực sự của của cải vật chất. Hướng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng như bè bạn

t can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do công việc mình đã làm.

Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trưởng thành, xứng đáng là người nam, người nữ như ý Chúa. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet.

Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết. Đức Thánh Cha nói: “Dù phải đương đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thường là những khó khăn to lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời người. Trẻ em phải lớn lên trong một sự tự do chân chính trước các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống giản dị và khắc khổ, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con người là do cái mình làm, hơn là do cái mình có.”

Công đồng Vaticanô II cũng xác định nội dung của việc giáo dục Kitô giáo như sau: “Việc giáo dục này không những chỉ giúp nhân vị được trưởng thành, nhưng chính là nhằm giúp những người đã được rửa tội, để nhờ hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm cứu rỗi, thì càng ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã nhận lãnh, biết cách thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4, 23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như được huấn luyện để biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), và nhờ vậy họ đạt tới con người toàn thiện, chín chắn đạt tới sự sung mãn của Đức Kitô (x. Ep 4,13), góp phần làm cho Nhiệm thể được tăng trưởng.

4. Để việc giáo dục đạt kết quả tốt

– Cha nào con nấy, – Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Thật vậy, đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chưa có đủ trí khôn để phân biệt điều phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thường bắt chước những gì cụ thể đập vào mắt nó. Thấy người lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chước mà làm như vậy. Vì thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta thường nói:

Lời nói như gió lung lay, Việc làm như tay lôi kéo.

Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 nơi số 12 viết: “Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường học đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa”.

Một trong những điều mà bậc làm cha làm mẹ cần nhớ, đó là ý thức mình là những người cộng tác của Thiên Chúa: cộng tác trong việc vun trồng sự sống, cộng tác trong việc truyền sinh cũng như trong việc giáo dục con cái. Một trong những ơn của bí tích Hôn phối là giúp hai vợ chồng nên thánh trong đời sống vợ chồng, trong việc đón nhận và giáo dục con cái. Bởi vậy, trong việc giáo dục con cái, hai vợ chồng cần chạy đến với Chúa, bởi vì ” Không có Thầy, các con không thể làm được gì” (Ga 15, 5). Đến với Chúa để xin Ngài soi sáng và hướng dẫn cách thức dạy dỗ. Cầu nguyện cho con cái, đặc biệt trong những giai đoạn phát triển khó khăn của chúng.

Sau cùng và hết sức quan trọng, để biết dạy dỗ con em, ta cần biết đến với vị Thầy tối cao của nhân loại là Chúa Giêsu Kitô: “Hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29). Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần cho ta để ta học được sự hiền lành và khiêm nhường cần có.

Lạy thánh Giuse và Mẹ Maria, xưa kia ở Nadarét, hai Đấng đã được diễm phúc đón nhận Con Thiên Chúa làm con của mình. Hai Đấng đã chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và tặng ban cho nhân loại một người con tuyệt vời là Chúa Giêsu. Ngày hôm nay chúng con cũng muốn nhìn vào gương Thánh Gia để xây dựng gia đình chúng con. Chúng con muốn đóng góp cho xã hội những người công dân tốt và cho Hội Thánh những Kitô hữu thánh thiện. Xin giúp chúng con ngay từ bây giờ biết chuẩn bị cho mình những khả năng cần thiết trong việc nuôi dưỡng và giáo dục những đứa con mà Chúa sẽ gửi đến cho chúng con sau này. Ước chi chúng con sẽ cố gắng hoàn thiện hơn từng ngày để trở thành những người cha người mẹ tốt lành và gương mẫu. Amen

Giáo Dục Con Cái Trong Gia Đình

Giáo dục con trong gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ.Trong thời đại đầy đủ tện nghi vật chất ngày nay, nhiều người trẻ bị cuốn vào nhịp sống nhanh và nhiễm các căn bệnh thời @. Bên cạnh đó, sự buông xuôi, bỏ mặc hay lúng túng, bất lực của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái trở thành một đề tài rất được quan tâm

Có những bậc làm cha mẹ thiếu chuẩn bị và thiếu kinh nghiệm, nên thường phản ứng theo bản năng. Hơn nữa, nhiều bậc làm cha mẹ có quan niệm cho rằng con cái là sở hữu riêng, nên họ có quyền quyết định phương thức giáo dục chúng. Đôi khi đó là cách thức tùy hứng và sai lầm. Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm khắc đều để lại những chấn thương trong nhân cách trẻ.

Thời gian gần đây, con số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng cao và càng mang tính nghiêm trọng. Điều này là một dẫn chứng thuyết phục để đặt lại vấn đề: giáo dục con trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào, nhằm đạt hiệu quả trong việc giúp nhân cách trẻ được hình thành và phát triển cách tốt nhất.

Chiều ngày 21/11/2009 tại Hội Trường Lầu I của Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Tp HCM, hơn 200 tham dự viên gồm sinh viên, phụ huynh, các nhà giáo dục, Linh mục, Muc sư và rất nhiều nam nữ tu sĩ tham dự. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên trường ĐHSP đã thuyết giảng về “Các nguyên tắc giáo dục con trong gia đình”. Với kinh nghiệm sống thực tế và kinh nghiệm giáo dục phong phú, Cô đã xây dựng bầu khí lớp học rất sinh động, thân thiện và dễ hiểu. Bằng giọng văn dí dỏm và cách dẫn dắt thông minh, Cô đã hướng dẫn cộng đoàn dần dần khám phá ra 8 nguyên tắc cơ bản trong việc giáo dục con cái trong gia đình như sau:

1. Ý thức tầm quan trọng:

Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái

Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường, người thân, người giúp việc….

Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Ý thức được tầm quan trọng này, các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ ý chí chống trả lại những cám dỗ bằng mọi giá, để dành thời gian sống cùng và nuôi dạy con cái.

Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục

Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người trong tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách, suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm cha mẹ, sau một khoảng thời gian dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm uổng phí thời gian, tuổi trẻ và sức lực của con cái

Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của đứa trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương

2. Xác định mục tiêu giáo dục con:

Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được

Trên thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con cái. Họ có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”. Sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với thái cực này, là có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm…..Tham vọng và đòi hỏi này dẫn đến sự mất mát nơi trẻ tính hồn nhiên, sự bình an trong đời sống nội tâm và đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tinh sáng tạo và tự tin

Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng cho con cái.

3. Thống nhất tác động giáo dục:

Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.

Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang, làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ. Khi lâm vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết định của người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ và thiếu trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lực thấp hơn.

Gia đình cần thống nhất:i. Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cáiii. Phân công vai tròiii. Phương pháp sử dụng

Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành, dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi. Con cái lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay giả dối, gây hấn, bạo lực….

Dạy con từ thưở còn thơ vì trẻ con có thể phân biệt được đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần thấy được gương sáng nơi người lớn: chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ trước những hành động xấu xa. Chính bằng phản ứng và nhất là gương sáng của mình, cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải quyết vấn đề.

Nhân bất thập toàn. Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo để làm gương sáng cho con. Tuy nhiên, họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân cách tốt nhất và thẳng thắn, có bản lĩnh để biết nhận lỗi và sửa sai một cách cụ thể. Qua đó, trẻ học được lòng can đảm, tính trung thực, sự cảm thông với những sai lầm của người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những giới hạn trong thân phận con người. Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước những giới hạn và khuyết điểm của người khác

5. Tổ chức lối sống trong gia đình:

Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương

Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình.

Tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người khác…

Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói

Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện

Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng

Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình

Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví dụ: ép học là làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ của mình)

Sự trao đổi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục

Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm trong bản thân. Như thế, chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác

7. Yêu thương + nghiêm khắc.

Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự tin và lòng tự trọng

Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con cái. Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích kỷ và đòi hỏi… Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng sống, không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và có những điều chỉnh cần thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin. Tuy nhiên, những trẻ bị đối xử quá nghiêm khắc, không nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì trước nỗi khổ đau và khó khăn của người khác. Thánh Phaolo khuyên các bậc làm cha mẹ: đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng trở nên nhát đản, sợ sệt

Cha mẹ cần nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn. Qua đó, ý chí và sự tự chế được tôi luyện

Giữ được chừng mực, hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh.

8. Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng:

Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống

Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt, nhưng con cái cũng có thế giới riêng tư của chúng. Cha mẹ cần có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thông với những diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý trong từng giai đoạn phát triển của chúng

Không hiểu con và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, cha mẹ gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con cái

Không hiểu con, cha mẹ dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình

Không hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang

Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền. Tám nguyên tắc cơ bàn giáo dục trên cần sử dụng đan xen nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh phúc của xã hội.

Tại Sao Cha Mẹ Phải Giáo Dục Con Cái

1. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ

Có bao nhiêu đứa trẻ được khôn lớn lên người, được phát triển toàn diện về nhân cách và thể hình khi thiếu vắng hình ảnh bố mẹ. Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái vì cha mẹ, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ. Thử tưởng tượng nếu không có bố mẹ quan tâm, dạy bảo, phân biệt những điều hay lẽ phải với những việc làm sai trái thì trẻ có thể hiểu được những điều đúng với pháp luật, đạo đức, ứng xử, hàng ngày hay không? Thay vào đó khi không có sự giáo dục của cha mẹ trẻ rất dễ sa vào tệ nạn xã hội, tụ tập bạn bè chơi bời không phân biệt đúng sai thích cái gì sẽ làm cái đấy, không cần quan tâm đến suy nghĩ của mọi người, cách nhìn nhận của người khác về mình ra sao. Vì thế hơn ai hết, trẻ rất cần sự bảo ban, dạy dỗ của các bậc làm cha, làm mẹ.

Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái, tại sao phải là sự giáo dục của cả cha cả mẹ mà không phải là một trong hai. Một gia đình hoàn thiện là một gia đình có cả bố cả mẹ, bố mẹ cùng yêu thương nhau, cùng nuôi dưỡng và giáo dục con cái mới là một gia đình hạnh phúc. Một đứa trẻ dù thông minh, ngoan ngoãn đến đâu vẫn sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm của cha hoặc của mẹ khi hai người quan trọng nhất ly hôn. Trẻ không thể phát triển toàn diện về mặt tình cảm và nhận thức nếu thiếu đi sự ân cần của mẹ và tính cách mạnh mẽ của bố. Như vậy ta mới hiểu được tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái khôn lớn lên người và tầm quan trọng của cha mẹ trong quá trình phát triển của trẻ. Một “cuộc sống tràn đầy tình yêu giữa những người ruột thịt là điều kiện tốt nhất để giáo dục cho trẻ tình cảm, đạo đức và trách nhiệm đối với mọi người, với những người thân – điều mà các tổ chức xã hội khác không thể làm được”.

2. Giáo dục trong gia đình tác động mạnh mẽ ở tuổi ấu thơ của trẻ

Con người Việt Nam gắn bó vô cùng chặt chẽ với đời sống gia đình nên có thể ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu dài suốt cả cuộc đời. Nó đặt cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Vì thế, giáo dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu dài và có hệ thống chặt chẽ. Tại sao cha mẹ phải giáo dục con cái và phải giáo dục trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Đơn giản vì tính cách của trẻ được hình thành ngay trong giai đoạn từ 3-6 tuổi nếu giai đoạn này cha mẹ có phương pháp giáo dục đúng đắn như dạy cho trẻ tinh thần trách nhiệm, biết tôn trọng người khác, biết nghe lời ông bà, cha mẹ,người lớn tuổi, ngoan ngoãn lễ phép thì nét tính cách này sẽ theo trẻ đến khi chúng trưởng thành và về già. Còn nếu gia đình, bố mẹ suốt ngày lục đục cãi vã, khi con làm sai đánh đòn không cần nghe lời giải thích, không phân biệt phải trái thì sẽ tác động rất lớn đến tuổi thơ của trẻ làm cho chúng một là trở thành người yếu đuối, không mạnh mẽ, không có tinh thần trách nhiệm, hai là trở thành những người côn đồ, không có phép tắc sau này.

3. Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo

Để giáo dục con cái nên người cha mẹ phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục. Trẻ em rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm… Cha mẹ cũng cần thống nhất nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm của những nhà giáo dục và các phụ huynh khác. Cần đặt gia đình trong hệ thống giáo dục chung của xã hội, phối hợp chặt chẽ với các thiết chế xã hội khác như nhà trường, các tổ chức xã hội… để giáo dục con em với tinh thần chủ động. Có như thế cha mẹ mới làm tròn nhiệm vụ, vai trò của mình.

Cập nhật : bởi

3 Nguyên Tắc Vàng Trong Phương Pháp Giáo Dục Con Cái

Bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng luôn dành cho con những điều tốt đẹp và đều mong muốn giáo dục cho con cái thật tốt. Nhưng nếu chúng ta không biết được những nguyên tắc trong việc giáo dục con thì bài toán giáo dục sẽ trở nên rất nan  giải và khó khăn.

Ý thức tầm quan trọng của việc giáo dục con cái

Không ít các bậc phụ huynh hiện nay khá bận rộn và mải mê với công việc của mình mà bỏ bê việc giáo dục con cái. Họ luôn quan niệm rằng chỉ cần cung cấp và đáp ứng con về mặt vật chất, cho con nhiều tiền chi tiêu hàng tháng là được. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng chính điều đó sẽ làm con hư hỏng và dễ dàng xa vào ăn chơi, nghịch ngợm hơn.

Bởi lẽ các bậc phụ huynh hiện nay không ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục con cái là như thế nào nên cha mẹ thường uỷ quyền quản lý con cho thầy cô hay thậm chí là người giúp việc. Thực trạng này diễn ra khá nhiều trong cuộc sống hiện đại và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Con cái có thể sẽ không còn nghe lời chúng ta, chúng bắt đầu có những suy nghĩ lệch lạc mà các bậc phụ huynh khó mà kiểm soát được.

Mục tiêu giáo dục con rõ ràng trong từng giai đoạn

Trẻ nhỏ ở mỗi một giai đoạn lại có nhận thức và sự phát triển khác nhau. Vì thế bố mẹ không thể duy trì mãi mãi một lối giáo dục được. Trong tưng giai đoạn, bố mẹ cần phải có sự thay đổi để có thể giúp con phát triển tốt nhất và hoàn thiện bản thân hơn. Chính vì thế, bố mẹ hãy lựa chọn phương pháp giáo dục con theo từng giai đoạn phát triển, đồng hành cùng con trên từng chặng đường.

Đặc biệt nhất là các bé ở lứa tuổi từ 10-15 tuổi, lứa tuổi đang hình thành và phát triển toàn diện về cả tâm và sinh lý. Nếu các bậc phụ huynh không có phương pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời trẻ dẫn dễ xa vào những cám dỗ của cuộc đời.

Vì các con trong giai đoạn này, suy nghĩ có nhiều sự nhạy cảm nên các phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian tâm sự, chia sẻ cùng con hơn. Thời điểm này các con sẽ bắt đầu hình thành những tính cách về sự phát triển nhân cách riêng của mình. Các bậc cha mẹ nên là người dẫn đường chỉ hướng để con có thể có được những kỹ năng sống tốt cho hành trang tương lai của mình.

Bố mẹ hãy luôn bên cạnh động viên và là chỗ dựa để cho con một nguồn động lực tốt và vững chắc, giúp con vượt qua những rào cản tâm lý ở độ tuổi mới lớn đầy khó khăn, biến động này.

Thống nhất trong phương pháp giáo dục

Trong một gia đình, điều quan trọng nhất đó chính là cần phải có sự thống nhất giáo dục con cái. Nếu như mỗi người giáo dục con theo cách của riêng mình thì đứa trẻ sẽ nghe theo ai, học ai hay chúng sẽ phát triển như thế nào?

Cha mẹ nên thông nhất cách giáo dục con để con phát triển toàn diện

Vì thế các bậc phụ huynh hãy thống nhất cách giáo dục con cái để các em có cái nhìn đúng đắn nhất về những việc mình cần phải làm, nên làm. Bạn cũng nên tránh trường hợp trong gia đình, bố mẹ giáo dục con theo hướng hiện đại, trong khi ông bà lại muốn giáo dục con theo hướng truyền thống… Chúng ta cần phải luôn động viên và giúp các con dung hòa và nhận ra được cần học những điều hay từ người lớn.

Để có được những phương pháp giáo dục con khoa học và đúng đắn nhất, hiện nay, tổ chức giáo dục Elite Symbol đã có rất nhiều chương trình dành cho các bậc phụ huynh và các bé. Mọi thông tin chi tiết về nội dung này mời bạn đến Xem sinh trắc vân tay Elite Symbol ngay hôm nay để có được cách giáo dục con đúng đắn nhất.

Chúc bố mẹ thành công.