Top 6 # Chức Năng Sinh Lý Của Hệ Hô Hấp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Sinh Lý Bệnh Hệ Hô Hấp

SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG HÔ HẤPBS.Trịnh Thị Hồng Của MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:1. Trình bày được 04 rối loạn của quá trình hô hấp2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh của 04 rối loạn hô hấp3. Biết cách đánh giá chức năng hô hấp trong suy hô hấp4. Trình bày được khả năng thích nghi của cơ thể trong suy hô hấp ĐẠI CƯƠNG VỀ BỘ MÁY HÔ HẤP 1. Sơ lược cấu trúc bộ máy hô hấpLồng ngực:hình chóp,cột sống,cơ hô hấpĐường dẫn khí:sụn và màngNhu mô phổi:phế nang

2. Chức năng bộ máy hô hấp2.1.Giai đoạn thông khí: Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phế nang với môi trường ngoài Khí trời

O2 CO2

2. Chức năng bộ máy hô hấp2.2.Giai đoạn khuếch tán: sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi Vách phế nang-O2

Màng mao mạch-CO22. Chức năng bộ máy hô hấp2.3.Giai đoạn vận chuyển oxy: Là quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại Mao mạch phổi-O2

Các tế bào-CO22. Chức năng bộ máy hô hấp2.4. Giai đoạn hô hấp tế bàoTế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2 Hô hấp ngoài:thông khí và khuếch tánHô hấp trong:vận chuyển và hô hấp tế bào3. Điều hòa hoạt động hô hấp Trung tâm điều hòa hô hấp nằm ở hành tủy và chia thành 2 trung tâm. mỗi trung tâm gồm 3 phần:hít vào ở phía trước,thở ra ở phía sau,điều hòa chung cả hít vào và thở ra ở phía trên. Có tính tự động cao, rất nhạy cảm với sự thay đổi của nồng độ O2, CO2, pH và nhiệt độ của máu qua não 4. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HÔ HẤP NGOÀI RỐI LOẠN THÔNG KHÍRỐI LOẠN KHUẾCH TÁN 4.1.RỐI LOẠN THÔNG KHÍ

Rối loạn thông khí hạn chế Rối loạn thông khí tắc nghẽn 4.1.1.Rối loạn thông khí hạn chếDo số lượng phế nang bị giảm thật sự về mặt giải phẫu: cắt phổi, teo phổi người già,xẹp phổi(khối u,thiếu chất Surfactan-thay đổi sức căng bề mặt bên trong phế nang→phổi không bị xẹp trong quá trình hô hấp) Do giảm chức năng phế nang:chấn thương lồng ngực, viêm phổi, cổ chướng→hạn chế cử động của lồng ngực và các cơ hô hấp→khả năng dãn nở của phổi ↓→ giảm thông khí 4.1.2.Rối loạn thông khí tắc nghẽn Rối loạn xảy ra khi có sự chít hẹp đường dẫn khí. Gồm có– Tắc nghẽn đường dẫn khí cao (thanh, khí quản):Phù thanh quản – Tắc nghẽn đường dẫn khí sụn (phế quản):khối u, dị vật – Tắc nghẽn đường hô hấp màng (tiểu phế quản tận):co thắt cơ Ressesel 4.1.3.Một số bệnh lý gây rối loạn thông khí thường gặp Bệnh núi cao thực nghiệm:thành phần không khí không thay đổi nhưng áp suất không khí thay đổi→pO2 ↓ Các chấn thương lồng ngực:hạn chế cử động của lồng ngực trong khi hô hấp, gây rối loạn thông khí (mãng sườn di động→hô hấp đảo ngược→ suy hô hấp)Hen phế quản (Histamin), viêm phế quản mạn tínhNgạtNgạtĐịnh nghĩa: Ngạt là tình trạng bệnh lý do thiếu O2 và tăng CO2 trong thành phần không khí thở Diễn tiến:03 giai đoạnGiai đoạn hưng phấn Giai đoạn ức chế Giai đoạn suy sụp toàn thân Giai đoạn hưng phấnBiểu hiện-Hô hấp:tăng hít vào→ tăng cả hít vào và thở ra-Huyết áp tăng-Thần kinh:kích thích, hốt hoảngCơ chế:thiếu O2, tăng CO2 nên-trung tâm hô hấp (+)-trung tâm vận mạch(+)Giai đoạn ức chếBiểu hiện:Hô hấp giảm dần, huyết áp ↓, nằm yên, tiêu tiểu không tự chủ, da và niêm mạc tím tái Cơ chế:(-)trung tâm hô hấp,(-) não  giảm hoạt động các cơ quan  huyết áp ↓, giãn cơ vòng hậu môn, bàng quang ↓ tiêu tiểu không tự chủ. Giai đoạn suy sụpBiểu hiện:ngừng thở hoàn toàn, thỉnh thoảng thở ngáp cá, HA = 0 Cơ chế: não bị ức chế hoàn toàn KHUYẾN TÁN CỦA MỘT CHẤT KHÍ QUA MÀNGMàng khuếch tán là khoảng cách từ vách phế nang đến vách mao mạch. Sự khuyến tán khí phụ thuộc vào: – Hiệu số áp lực khí ở 2 bên màng, sự chênh lệch càng lớn thì lưu lượng khuếch tán khí càng lớn – Diện tích màng khuếch tán càng lớn, lưu lượng khuếch tán càng lớn– Độ dày màng khuếch tán, độ dày càng mỏng thì lưu lượng khuếch tán càng lớn – Lượng máu đến phế nang phải được cung cấp đầy đủ và cũng phải luôn đổi mới

4.2.RỐI LOẠN KHUẾCH TÁN Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng khuếch tán Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máu Rối loạn khuếch tán do rối loạn màng khuếch tánRối loạn khuếch tán do giảm hiệu số khuếch tán 4.2.1.Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng KTGiảm khối nhu mô phổi:do cắt một phần phổi, viêm phổi thùy Giảm thông khí phế nang Giảm tưới máu phế nang:giảm lưu lượng tuần hoàn…4.2.2.Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máuthể tích khí lưu thông ở phế nang /thể tích máu tưới cho phế nang=1(tối ưu cho sự khuếch tán máu).

4.2.3.Rối loạn khuếch tán do rối loạn màng khuếch tánMàng khuếch tán là màng phế nang – mao mạch, gồm 8 lớp: Lớp dịch lót phế nang (chất surfactant), biểu bì phế nang, màng căn bản của phế nang, khoảng kẽ, thành mao mạch, lớp tế bào nội mạc, huyết tương, màng hồng cầu Bất kỳ lớp nào bị dày lên cũng làm tăng khoảng cách phải di chuyển của phân tử khí 4.2.4. Rối loạn khuếch tán do giảm hiệu số khuếch tán Hiệu số khuếch tán là khuynh áp (độ chênh lệch phân áp) của chất khí giữa phế nang và mao mạch Các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu số khuếch tán:Thay đổi thành phần không khí thở, áp lực không khí thở, tuổi tác…4.2.5.Một số bệnh lý gây rối loạn khuếch tán thường gặp Khí phế thũng Viêm phổi Phù phổi cấp 1. Phế nang bình thường, 2. Phế nang bị khí thủng Khí phế thũngbệnh xảy ra thứ phát sau một số bệnh lý mạn tính của đường hô hấp phế nang căng to, dãn rộng, tế bào vách phế nang bị phá hủy  nhiều phế nang thông với nhau, tiết nhiều chất nhầy, tổ chức xơ phát triển→hẹp tắc lòng phế quản tận và giảm khả năng đàn hồi nhu mô phổi.Viêm phổi do Streptococcus pneumoniae Phù phổi cấp (OAP)

Là sự tràn ngập dịch trong đường hô hấpCơ chế: tổn thương và huyết độngHậu quả:giảm diện khuếch tán, dầy màng khuếch tán, hiệu số phân áp giảm5.RỐI LOẠN QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN OXY Sau khi khuếch tán qua màng, O2 được vận chuyển đến các mô nhờ vào hệ tuần hoàn và máu (Hb trong hồng cầu) Do bệnh lý của hệ tuần hoàn:tốc độ tuần hoàn ↓,mạch tắt động-tĩnh mạch Do bệnh lý của máu (thiếu máu về số lượng và chất lượng)6.RỐI LOẠN QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO Là tình trạng rối loạn chuyển hóa bên trong tế bào do không sử dụng được lượng O2 đưa đếnNguyên nhân– Thiếu cơ chất – Thiếu men hô hấp:coenzyme – Nhiễm độc men hô hấp:thuốc ngủ… 7.THIỂU NANG HÔ HẤP (SUY HÔ HẤP) Định nghĩa: Suy hô hấp là tình trạng cơ quan hô hấp ngoài mất khả năng đáp ứng nhu cầu O2của cơ thể→ thiếu O2 máu và thiếu O2 tổ chức

7.1.Một số nghiệm pháp thăm dò chức năng hô hấp ngoàiThăm dò khả năng thông khíThăm dò khả năng khuếch tán7.1.1.Thăm dò khả năng thông khíDung tích sống(VC):lượng khí tối đa mà phổi có thể trao đổi với bên ngoài trong 1 nhịp thở→số lượng phế nang đang hoạt động→rối loạn thông khí hạn chế Thể tích tối đa/giây(FEV1 hay VEMS):lượng khí tối đa có thể thở ra được trong giây đầu tiên→sự thông thoáng của đường dẫn khí hay rối loạn thông khí do tắc nghẽn đường dẫn khí Chỉ số Tiffeneau:tỷ lệ FEV1 (VEMS)/ VC→trong 1 giây có thể thở ra được từ 3/4 đến 4/5 lượng khí đã hít vào. 7.1.2.Thăm dò khả năngkhuếch tán– Gián tiếp: pCO2, pO2 đánh giá khả năng khuếch tán CO2 và O2 qua màng khuếch tán – Trực tiếp: đo độ khuếch tán CO nồng độ thấp (DLCO) từ phế nang vào máu→sự khuếch tán O2 (hệ số khuếch tán của CO gấp 1,23 lần so với O2). 7.2.Phân loại suy hô hấpTheo lâm sàng: 3 mức độĐộ 1:lao động nhiều mới cảm thấy mệt, khó thở. Thăm dò chức năng hô hấp bình thường Độ 2:Hoạt động nhẹ cũng cảm thấy khó thở, các chỉ tiêu hô hấp bắt đầu có thay đổi.Độ 3:Cảm giác khó thở thường xuyên, ngay cả khi nằm, ngồi nghĩ.Theo phân áp khí trong máu: pCO2, pO2 -Suy hô hấp có pCO2 tăng (pCO2 tăng, pO2 giảm):Bệnh lồng ngực, thần kinh, cơ, hen PQ…-Suy hô hấp có pCO2 bình thường (pCO2 bình thường hoặc giảm nhẹ, pO2 giảm):viêm phổi, phù phổi… Theo cơ chế bệnh sinh: do rối loạn hô hấp ngoài và do rối loạn ở hệ tuần hoàn (tim)

7.3.Biểu hiện của suy hô hấpKhó thở: pCO2 và pO2 Xanh tím: ở niêm mạc, môi và đầu chi do lượng Hb khử (Hb không bảo hòa O2) tăng cao trong mao mạch Nguyên nhân:+ kém đào thải CO2: phổi + ứ trệ tuần hoàn:suy tim+ trộn lẫn máu động – tĩnh mạch:tim bẩm sinh + do đa hồng cầu, do nhiễm độc Hb 7.4.Sự thích nghi của cơ thể trong suy hô hấp

Thích nghi của hô hấp (phổi):(+)TTHH→tăng nhịp thở, thở nhanh và sâu Thích nghi của tuần hoàn (tim):(+) hóa cảm thụ quan→ tăng nhịp tim Thích nghi của máu:erythropoietine tủy xương tăng sinh hồng cầu để vận chuyển oxy, tái phân bố lại máu  tập trung máu nuôi các cơ quan quan trọng (não, tim).Thích nghi của tổ chức (mô):tăng các men,tăng chuyển hóa→ sử dụng oxy ở các mô

Sinh Lý Bệnh Đại Cương Chức Năng Hô Hấp

SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG HÔ HẤPBS.Trịnh Thị Hồng Của

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:1. Trình bày được 04 rối loạn của quá trình hô hấp2. Giải thích được cơ chế bệnh sinh của 04 rối loạn hô hấp3. Biết cách đánh giá chức năng hô hấp trong suy hô hấp4. Trình bày được khả năng thích nghi của cơ thể trong suy hô hấp ĐẠI CƯƠNG VỀ BỘ MÁY HÔ HẤP 1. Sơ lược cấu trúc bộ máy hô hấp–Lồng ngực:hình chóp,cột sống,cơ hô hấp–Đường dẫn khí:sụn và màng

–Nhu mô phổi:phế nang

2. Chức năng bộ máy hô hấp2.1.Giai đoạn thông khí: Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phế nang với môi trường ngoài Khí trời O2 CO2phế nang2. Chức năng bộ máy hô hấp2.2.Giai đoạn khuếch tán: sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi Vách phế nang-O2Màng mao mạch-CO2

2. Chức năng bộ máy hô hấp2.3.Giai đoạn vận chuyển oxy: Là quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại Mao mạch phổi-O2Các tế bào-CO2

2. Chức năng bộ máy hô hấp2.4. Giai đoạn hô hấp tế bàoTế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO

2Hô hấp ngoài:thông khí và khuếch tánHô hấp trong:vận chuyển và hô hấp tế bào

3. Điều hòa hoạt động hô hấp Trung tâm điều hòa hô hấp nằm ở hành tủy và chia thành 2 trung tâm. mỗi trung tâm gồm 3 phần:hít vào ở phía trước,thở ra ở phía sau,điều hòa chung cả hít vào và thở ra ở phía trên. Có tính tự động cao, rất nhạy cảm với sự thay đổi của nồng độ O2, CO2, pH và nhiệt độ của máu qua não

4. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HÔ HẤP NGOÀI RỐI LOẠN THÔNG KHÍRỐI LOẠN KHUẾCH TÁN

4.1.RỐI LOẠN THÔNG KHÍRối loạn thông khí hạn chế Rối loạn thông khí tắc nghẽn

4.1.1.Rối loạn thông khí hạn chếDo số lượng phế nang bị giảm thật sự về mặt giải phẫu: cắt phổi, teo phổi người già,xẹp phổi(khối u,thiếu chất Surfactan-thay đổi sức căng bề mặt bên trong phế nang→phổi không bị xẹp trong quá trình hô hấp) Do giảm chức năng phế nang:chấn thương lồng ngực, viêm phổi, cổ chướng→hạn chế cử động của lồng ngực và các cơ hô hấp→khả năng dãn nở của phổi ↓ giảm thông khí →

4.1.2.Rối loạn thông khí tắc nghẽn Rối loạn xảy ra khi có sự chít hẹp đường dẫn khí. Gồm có– Tắc nghẽn đường dẫn khí cao (thanh, khí quản):Phù thanh quản – Tắc nghẽn đường dẫn khí sụn (phế quản):khối u, dị vật – Tắc nghẽn đường hô hấp màng (tiểu phế quản tận):co thắt cơ Ressesel

4.1.3.Một số bệnh lý gây rối loạn thông khí thường gặp Bệnh núi cao thực nghiệm:thành phần không khí không thay đổi nhưng áp suất không khí thay đổi→pO2 ↓ Các chấn thương lồng ngực:hạn chế cử động của lồng ngực trong khi hô hấp, gây rối loạn thông khí (mãng sườn di động→hô hấp đảo ngược→ suy hô hấp)Hen phế quản (Histamin), viêm phế quản mạn tínhNgạt NgạtĐịnh nghĩa: Ngạt là tình trạng bệnh lý do thiếu O2 và tăng CO2 trong thành phần không khí thở Diễn tiến:03 giai đoạn–Giai đoạn hưng phấn –Giai đoạn ức chế –Giai đoạn suy sụp toàn thân

Giai đoạn hưng phấnBiểu hiện-Hô hấp:tăng hít vào→ tăng cả hít vào và thở ra-Huyết áp tăng-Thần kinh:kích thích, hốt hoảngCơ chế:thiếu O2, tăng CO2 nên-trung tâm hô hấp (+)-trung tâm vận mạch(+)

Giai đoạn ức chếBiểu hiện:Hô hấp giảm dần, huyết áp ↓, nằm yên, tiêu tiểu không tự chủ, da và niêm mạc tím tái Cơ chế:(-)trung tâm hô hấp,(-) não → giảm hoạt động các cơ quan → huyết áp ↓, giãn cơ vòng hậu môn, bàng quang ↓ tiêu tiểu không tự chủ.

Giai đoạn suy sụpBiểu hiện:ngừng thở hoàn toàn, thỉnh thoảng thở ngáp cá, HA = 0 Cơ chế: não bị ức chế hoàn toàn

KHUYẾN TÁN CỦA MỘT CHẤT KHÍ QUA MÀNGMàng khuếch tán là khoảng cách từ vách phế nang đến vách mao mạch. Sự khuyến tán khí phụ thuộc vào: – Hiệu số áp lực khí ở 2 bên màng, sự chênh lệch càng lớn thì lưu lượng khuếch tán khí càng lớn – Diện tích màng khuếch tán càng lớn, lưu lượng khuếch tán càng lớn– Độ dày màng khuếch tán, độ dày càng mỏng thì lưu lượng khuếch tán càng lớn – Lượng máu đến phế nang phải được cung cấp đầy đủ và cũng phải luôn đổi mới

4.2.RỐI LOẠN KHUẾCH TÁN Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng khuếch tán Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máu Rối loạn khuếch tán do rối loạn màng khuếch tánRối loạn khuếch tán do giảm hiệu số khuếch tán

4.2.1.Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng KTGiảm khối nhu mô phổi:do cắt một phần phổi, viêm phổi thùy Giảm thông khí phế nang Giảm tưới máu phế nang:giảm lưu lượng tuần hoàn…

4.2.2.Rối loạn khuếch tán do mất cân bằng giữa thông khí và tưới máuthể tích khí lưu thông ở phế nang /thể tích máu tưới cho phế nang=1(tối ưu cho sự khuếch tán máu).

§ 3. Kiểm Tra Chức Năng Hệ Hô Hấp

§ 3. KIỂM TRA CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP

1. Đặc điểm trạng thái chức năng hệ hô hấp của vậ động viên :

Hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí thông qua 2 quá trình : Hô hấp trong và

hô hấp ngoài. Quá trình hô hấp ngoài diễn ra tại các phế nang, thực hiện quá trình hấp thụ ô xy vào máu và đào thải khí C0 2 ra môi trường bên ngoài. 0xy và Cacbonic được vận chuyển trong máu nhờ sự kết hợp với Hemoglobin tạo thành oxyhemoglobin hay cacbohemoglobin của hồng cầu. Cơ chế của sự trao đổi khí là do có sự chênh lệch về phân áp 0xy và phân áp Cacbonic giữa máu và không khí phế nang. Hô hấp trong diễn ra giữa máu và các tế bào của tổ chức, thực hiện quá trình tiếp nhận C0 2vào máu và cung cấp cho tế bào 0xy. Cùng với hệ tuần hoàn và máu hệ hô hấp tạo nên hệthốngcungứng0xy cho cơ thể.

Cấu tạo của hệ hô hấp ngoài bao gồm khung xương lồng ngực với màng phổi, 2 lá phổi, đường dẫn khí và các cơ hô hấp.

Chức năng của hệ hô hấp mang đặc thù cá thể và phụ thuộc vào các yếu tố : Tuổi, giới tính và quá trình rèn luyện thể chất. Trao đổi khí ở phổi phụ thuộc vào

tần số hô hấp, độ sâu hô hấp, thông khí phổi, đàn tính của phế nang và khả năng

trao đổi chất của phế nang.

Hoạt động thể chất một cách hệ thống có ảnh hưởng dương tính rất lớn đến chức năng của bộ máy hô hấp. Trong thể thao, hoạt động sức bền sẽ tạo nên những

biến đổi chức năng rõ nét hơn hẳn so với những hoạt động sức mạnh – tốc độ.

Những biến đổi chức năng được biểu hiện như sau :

– Độ linh hoạt của khung lồng ngực tăng làm tăng áp xuất âm trong lồng ngực và tăng thể tích lồng ngực là do trong hoạt động, các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn, cơ gian sườn trong, cơ gian sườn ngoài, cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ răng, cơ thang) phát triển, đồng thời độ linh hoạt của khớp xương sườn với xương ức và đời sống cũng tăng. Sự biến đổi lớn nhất xảy ra với cơ hoành – biên độ hoạt động của cơ hoành tăng làm tăng “độ sâu” hô hấp và tăng cường thở hỗn hợp giữa thở ngực và thở bụng.

– Tần số hô hấp trong yên tĩnh giảm tới 12 – 13 lần/phút. Sự biến đổi này diễn ra do nhiều nguyên nhân : Do tính hưng phấn trội của hệ phó giao cảm, do quá trình trao đổi 0 2 ở tổ chức và tế bào của vận động viên xảy ra lớn hơn vì thế nhu cầu 0 2 giảm trong yên tĩnh ; do độ sâu hô hấp tăng làm tăng thể tích khí lưu thông dẫn đến giảm tần số hô hấp vẫn đảm bảo ổn định lượng thông khí phổi.

– Số lượng phế nang tham gia hoạt động trao đổi khí tăng. Bình thường ở người khoẻ mạnh số lượng phế nang tham gia hô hấp chỉ chiếm 60%, còn đối với vận động viên chỉ số này đạt tới 70 – 80%.

– Khả năng hấp thụ 0 2 tăng. Khả năng hấp thụ 0 2 là năng lực tiếp nhận 0 2 được đo bằng tỷ lệ chênh lệch giữa 0 2ở khí hít vào và khí thở ra, khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố (phổi, tim mạch, máu) và thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu 0 2 của cơ thể. Vo 2 max tăng từ 2 – 2,5 lít/phút đến 4 lít/phút ở vận động viên.

2. Các phương pháp kiểm tra chức năng hệ hô hấp :

Để đánh giá chức năng hệ hô hấp người ta sử dụng các nhóm phương pháp sau : phương pháp kiểm tra y học lâm sàng, phương pháp sử dụng Test chức năng và phương pháp cận lâm sàng.

2.1.Phươngphápkiểmtrayhọclâm sàng:

Đây là những phương pháp kinh điển, bắt buộc khi tiến hành kiểm tra chức năng của hệ hô hấp cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt với kiểm tra

bước đầu. Kiểm tra y học lâm sàng là nội dung kiểm tra được tiến hành đầu tiên

trong trạng thái yên tĩnh. Các phương pháp được tiến hành theo trình tự : thẩm vấn, quan sát, sờ nắn, phương pháp gõ và phương pháp nghe.

2.1.1.Phươngphápthẩmvấn:

Việc thẩm vấn được tiến hành theo 3 nội dung cơ bản : Thẩm vấn lý lịch với các nội dung họ, tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình dodọ văn hoá, nơi cư trú, nghề

nghiệp.

Thẩm vấn y học cần làm rõ các bệnh, các chấn thương và đường hô hấp đã mắc phải phương pháp điều trị, thời gian và mức độ tiến triển của bệnh, các bệnh di truyền, lây trong gia đình dòng họ.

Thẩm vấn lý lịch thể thao. Nội dung thẩm vấn bao gồm : Năm bắt đầu tập luyện, môn thể thao chuyên sâu, thành tích, đẳng cấp đã đạt, cảm giác chủ quan về tình trạng sức khoẻ khi tập luyện như cảm giác đau vùng ngực, cảm giác ngạt thở, khó thở, tức ngực, rối loạn nhịp hô hấp. điều này cho phép sơ bộ, tổng quát đánh giá chức năng hệ hô hấp và định hướng cho việc đưa ra các chỉ định chẩn đoán tiếp theo.

2.1.2.Phươngphápquansát:

Để bổ sung cho kết quả đánh giá chức năng hệ hô hấp, phương pháp quan sát cần thực hiện các nội dung sau : Quan sát dáng ngực, quan sát màu da và niêm mạc, quan sát nhịp thở và độ sâu hô hấp.Quan sát tổng thể quan sát đối xứng .

Ngoài việc xác định tần số hô hấp, phương pháp sờ nắn được sử dụng như

một phương pháp bổ sung khi thẩm vấn hay quan sát có những điểm nghi vấn cần xác định rõ như : trong lý lịch có tổn thương vùng ngực, hay nghi vấn có khối u chìm , các vết gãy xương cũ.

Xác định tần số và nhịp hô hấp có thể được tiến hành theo các phương pháp quan sát, nghe và sờ nắn. Phương pháp sờ nắn xác định tần số và nhịp hô hấp được

tiến hành trong tư thế nằm ngửa của người được kiểm tra. Người kiểm tra đặt nhẹ

lòng bàn tay lên khu vực phía dưới xương ức để xác định.

2.1.4.Phươngphápgõ:

Cơ sở của phương pháp là nghe âm phản hồi khi tác động lên thành lồng

Trong quá trình hô hấp có sự trao đổi, lưu thông khí từ ngoài vào phế nang

và ngược lại. Đâylà phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc đánh giá độ thông đường hô hấp hay viêm nhiễm, tràn dịch của màng phổi. Phương pháp nghe cho phép phát hiện những biến đổi trong phổi như : Viêm phổi và trong đường hô hấp như các bệnh viêm phế quản, thanh quản …. Dựa trên cơ sở âm nghe được đó là các tiếng ran phổi, ran khô và ran ướt.

Dụng cụ được sử dụng ngày nay thông thường là ống nghe mềm.

2.2.Cácthửnghiệmchứcnănghệhôhấp:

Đặc điểm chuyên biệt trong kiểm tra chức năng của hệ hô hấp cũng như các cơ quan và hệ cơ quan khác đối với những người tham gia tập luyện thể dục thể thao là việc ứng dụng các Test chức năng. Các thử nghiệm thường được sử dụng là

: thử nghiệm Rozeltal, Test dung tích sống và dung tích sống đột ngột, Test đo

V0 2 max, Test đo áp lực phổi, thử nghiệm nín thở Gentri, Test đo hệ số hấp thụ 0xy.

Tuy các thử nghiệm nêu trên không có nhiệm vụ vận động, nhưng vẫn có thể

coi đó là những Test vận động vì Test được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quá

Dung tích sống là thể tích không khí tối đa mà người lập Test thổi ra được

một cách gắng sức sau khi đã hít vào tối đa. Thành phần của dung tích sống bao gồm : thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, và thể tích khí dự trữ thở ra.

Dụng cụ đo dung tích sống là phế dung kế nước, phế dung kế khô hay phép

ghi kế dung đồ. Ngày nay các máy đo phế dung điện tử đã ra đời được thay thế dần dần cho các loại phế dung kế trên.

Phương pháp đo dung tích sống – người lập Test trong tư thế đứng, sau khi đã hít vào gắng sức, miệng ngậm đầu ống đo của máy ,thổi từ từ, gắng sức tối đa

vào máy, chỉ số thu được là lượng dung tích sống tuyệt đối. Đây là chỉ số quan

trọng để đánh giá chức năng hô hấp, song chỉ số tuyệt đối còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố hình thể. Vì vậy muốn đánh giá cần phải so sánh với “dung tích sống cần” có của chính người được kiểm tra.

Trong y học thể thao để xác định dung tích sống cần, sử dụng công thức của

Balduin, Karman và Ritrard. Công thức có dạng như sau : DTS (cần) = (27,63 – 0,112 x T) x h (đối với Nam) DTS (cần) = (21,78 – 0,101 x T) x h (đối với Nữ) Trong đó T :tuổi (năm), h : chiều cao (cm)

Trong điều kiện người bình thường tỷ lệ

DTS DTS (cần)

không vượt quá 90%, còn ở các VĐV thì tỷ lệ này thường đạt trên 100%.Trong thực tiễn thể thao người ta thường sử dụng lượng dung tích sống tương đối để đánh giá chức năng hệ hô hấp. Dung tích sống tương đối được tính bằng cách chia dung tích sống cho trọng lượng cơ thể.

Dung tích sống đột ngột là lượng không khí thổi ra đột ngột, gắng sức trong

thời gian 1 giây sau khi đã hít vào tối đa. Dụng cụ sử dụng cũng là máy đo phế dung kế và phương pháp đo không có sự khác biệt đáng kể so với đo dung tích sống.

Kết quả dung tích sống đột ngột cho phép đánh giá độ thông của đường hô hấp, lực tham gia của các cơ hô hấp và trương lực của phế nang.

Kết quả được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm so với dung tích sống tuyệt đối. Nếu đạt 80% là trung bình, trên 80% là tốt và dưới mức 80% là kém.

2.2.3.ThửnghiệmRozental

Là Test đo 5 lần dung tích sống liên tiếp mỗi lần cách nhau 15 giây.

Trong thử nghiệm này, do 5 lần đo liên tiếp mà phân áp 0xy trong máu tăng, đồng thời phân áp khí C0 2 lại giảm. Như vậy sự kích thích tới trung khu hô hấp theo cơ chế nội tại sẽ giảm. Tuy nhiên, dưới tác động điều khiển của thần kinh trung ương sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu được. Do vậy, theo cơ chế thực chất Test

2.2.4.Testđoáplực phổi:

Dụng cụ dùng để đo là máy đo áp lực phổi. Test đo áp lực phổi có ý nghĩa

đánh giá lực của các cơ hô hấp cũng như trương lực của phế nang.

Có 2 phương pháp đo khác nhau được sử dụng là đo áp lực phổi hít vào gắng sức và đo áp lực phổi thổi ra gắng sức. Kết quả thu được trên đồng hồ đo theo đơn vị mm Hg

Tuỳ theo cách tiến hành ta đánh giá kết quả theo 2 cách khác nhau : áp lực lúc thổi ra vượt xa áp lực lúc hít vào và dao động trong khoảng rộng. Áp lực khi hít vào trung bình với nam là 60mmHg với nữ là 50 mmHg . Áp lực lúc thở ra trung bình đối với nam là80 mmHg với nữ là 60 mmHg. Với vận động viên kết quả thu được còn cao hơn.

Nếu lực thở ra và hít vào giảm chứng tỏ chức năng hô hấp kém hoặc bị bệnh hô hấp . Trong các trường hợp bệnh lý về đường hô hấp thông thường lực thở ra gắng sức bị giảm nhiều còn lực hít vào gắng sức giảm ít hơn .

2.2.5.Testnínthở(Gentri).

Test này nhằm đánh giá chức năng của hệ hô hấp cũng như hệ tuần hoàn trong vận động và trong yên tĩnh . Nhưng kết quả của biện pháp này phụ thuộc nhiều vào ý thức của người thực nghiệm .

Test Gentri là nghiệm pháp nín thở trong trạng thái thở ra ở tư thế ngồi kết quả được đánh giá bằng giây . Test này cho phép đánh giá khách quan năng lực hoạt động yếm khí của người lập Test.

Dụng cụ yêu cầu cần có là kẹp mũi và đồng hồ bấm giây. Test được tiến hành trong tư thế ngồi. Trước khi tiến hành yêu cầu người lập Test thở sâu 1 – 2 lần

sau đó hít vào gắng sức ( bằng 90% sức) và nín thở đến khi khả năng chịu đựng tới

ngưỡng.

Kết quả được đánh giá theo thời gian nín thở tối đa có thể .

Người khoẻ mạnh trung bình 20 -30″ Vận động viên 30 – 90″

Trình độ chuyên môn càng cao, năng lực hoạt động yếm khí càng tốt thì thời gian

nín thở càng dài.

3. Phương pháp kiểm tra cận lâm sàng.

Phương pháp chủ yếu và được áp dụng rộng rãi để đánh giá cấu trúc và chức

năng hệ hô hấp là phương pháp chụp – chiếu X quang. Tuy vậy trong thực tiễn thể

thao rất ít được sử dụng.

3.1 Chiếu chụp X quang : Đánh giá những biến đổi về cấu trúc giải phẫu của phổi và lồng ngực .

3.2, Phép ghi phế động đồ là phương pháp theo dõi sự chuyển động của lồng ngực .

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đặc điểm trạng thái chức năng hệ hô hấp trong hoạt động TDTT?

2. Ý nghĩa và phương pháp tiến hành , cách đánh giá số đo dung tích sống?

Dung tích sống đột ngột?

3. Phương pháp tiến hành và cách đánh giá test Rozental và test Gentri?

§4 KIỂM TRA CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH VÀ THẦN KINH CƠ

1. Vai trò chức năng và bảo đảm hệ thống thần kinh, thần kinh cơ trong hoạt động thể chất:

Cơ thể và môi trường sống có sự tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau. Các kích thích của môi trường bên trong và bên ngoài rất đa dạng, phong phú trong đó

có các kích thích của lượng vận động của bài tập thể chất và thể thao. Để tồn tại và

phát triển cơ thể cần đáp ứng các kích thích đó, thông qua các phản ứng, phản xạ một cách tương ứng để giữ cơ thể trong trạng thái cân bằng động. Mối liên hệ này được đảm bảo nhờ các hoạt động của hệ thần kinh, thần kinh thể dịch và thần kinh cơ. Có thể nói hệ thần kinh chỉ đạo mọi hoạt động sống của cơ thể.Giúp cho cơ thể thống nhất các hệ cơ quan trong cơ thể và thống nhất cơ thể với môi trường bên ngoài .

Theo cơ sở giải phẫu và sinh lý thì hệ thần kinh được chia ra thành các phần chi tiết :Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống và hệ thần kinh ngoại

biên bao gồm hệ thống các dây dẫn truyền xung động thần kinh .

Trên cơ sở sinh lý: Hệ thần kinh được phân thành :Hệ thần kinh động vật bao gồm thần kinh cảm giác và thần kinh vận động .Hệ thần kinh thựcvật còn gọi là thần kinh dinh dưỡng bao gồm hệ thần kinh giao cảmvà hệ thần kinh phó giao cảm .

Việc tập luyện thể thao một cách có hệ thống và sự tham gia các cuộc thi đấu đề ra những đòi hỏi rất lớn về hệ thần kinh và ngay chính trong hệ thần kinh cũng diễn ra những biến đổi theo hướng nhằm hoàn thiện chức năng của chính mình. Các bài tập thể chất – đó là những hành động thần kinh cơ phức tạp. Trong quá trình hình thành định hình động lực mới luôn diễn ra quá trình thiết lập những đường liên hệ tạm thời trên vỏ não. Việc tập luyện liên tục có hệ thống sẽ dẫn đến tự động hoá động tác và các định hình trở nên bền vững. Những biến đổi bất lợi

trong trạng thái chức năng hệ thần kinh – đó là những dấu hiệu đầu tiên của mệt mỏi quá độ và tập luyện quá sức.

Đối với hệ thần kinh dinh dưỡng, ảnh hưởng của tập luyện làm tăng trương lực của thần kinh phó giao cảm ( nervus Vagus ). điều này có ý nghĩa rất lớn với hiệu suất hoạt động của hệ vận chuyển 0xy, giảm huyết áp trong yên tĩnh.

2. Các phương pháp kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ:

Tương ứng với từng hệ thần kinh chức năng chỉ đạo cũng khác nhau. Từ đó

cho thấy, để đánh giá ta cần áp dụng các phương pháp đánh giá chức năng của từng hệ thần kinh riêng biệt. Thực tế các phương pháp đánh giá rất phong phú, song trong kiểm tra y học thể thao ta cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với thực

tiễn thể thao. Thông thường các phương pháp được sử dụng là : phương pháp đánh

giá chung (phân loại thần kinh, Test soát bảng), kiểm tra chức năng thần kinh dinh dưỡng (Test Asnhera, Test Kesty, Test thay đổi tư thế), kiểm tra chức năng thăng bằng (Test quay ghế Baran, Test Rombegơ, Test quay đầu Ia rotx ki), kiểm tra chức năng thần kinh cơ (Test phản xạ gân, Tepping Test ,test đo thời gian phản xạ, đo cảm giác lực cơ), kiểm tra các cơ quan cảm thụ (đo thị lực, thị trường, đo thính lực, cảm giác đau).

Để đánh giá chung chức năng của hệ thần kinh trước hết cần tiến hành từ

việc phỏng vấn, trên cơ sở đó kết hợp với kết quả của Test ta tiến hành xác định loại hình thần kinh và thực hiện các Test tiếp theo.

2.1.1. Phỏng vấn

Việc phỏng vấn cần làm rõ tiền sử bệnh về thần kinh và các cảm giác chủ

Loại hình thần kinh là tổ hợp các thuộc tính thần kinh, phản ánh năng lực hoạt động của thần kinh và có hệ số di truyền rất cao.

Đặc trưng cho sứcmạnhcủathầnkinh là tính tự tin, lòng quả cảm, tính tích

cực và tính kiên định. Trong hoạt động thể thao, sức mạnh của thần kinh có một vị trí hết sức to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách và chinh phục những đỉnh cao thành tích. Có thể nói sức mạnh của thần kinh là khả năng tự điều chỉnh phản ứng của cơ thể trước những tác động với các cường độ khác nhau.

Các tiêu chuẩn đặc trưng cho tính cân bằngcủa thầnkinh đó là sự bình tĩnh, biết kiềm chế, biết giữ mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng chí trong công tác,

học tập và đặc biệt là hành vi của bản thân trong một tập thể khi tập luyện và thi

đấu. Các dấu hiệu đặc biệt quan trọng là giấc ngủ trước ngày thi đấu, hành vi của vận động viên trên vạch xuất phát, phản ứng với tín hiệu xuất phát v.v…

Độlinhhoạtcủacác phản ứngthầnkinh được đặc trưng bởi tốc độ tiếp thu động tác, tốc độ tiếp thu kỹ chiến thuật, khả năng tự sửa chữa những sai lầm, tốc độ

loại bỏ sự hồi hộp….. trước xuất phát và hưng phấn sau thi đấu, sự thích nghi nhanh

chóng với các điều kiện khác nhau. Dấu hiệu đặc trưng là giấc ngủ sau thi đấu (ngủ nhanh và ngủ sâu).

Dựa vào 3 thuộc tính của hoạt động thần kinh là sức mạnh, độ linh hoạt và tính cân bằng mà I.P Pavlốp đã phân ra 4 loại hình thần kinh. đó là : Loại 1 – mạnh,

cân bằng, linh hoạt ; loại 2 : mạnh, cân bằng, không linh hoạt ; loại 3 : mạnh, không

cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế) ; loại 4 : thần kinh yếu.

Như vậy, để phân loại loại thần kinh phải sử dụng các Test tâm lý để xác định thuộc tính thần kinh và trên cơ sở đó có thể phân loại hình thần kinh.

Tuy loại hình thần kinh có tính di truyền và tính bảo thủ rất cao, song theo nhà sinh lý học I.P Pavlốp thì được dưới ảnh hưởng của giáo dục có thể làm thay đổi được loại hình thần kinh bẩm sinh theo ý muốn.

2.1.3.Testđánhgiámứcđộtậptrungchúýcủahệthầnkinh:

Để đánh giá mức độ tập trung của hệ thần kinh có thể sử dụng phương pháp

soát bảng. Trong thực tiễn kiểm tra y học thể thao các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều loại bảng khác nhau, nhưng tất cả đều dựa trên cơ sở chung nhất là cho người

lập Test gạch lấy một tín hiệu đã được chọn trước vào đó trong một khoảng thời

gian nhất định, kết quả được đánh giá dựa vào tỷ lệ tín hiệu gạch đúng với tín hiệu gạch sai hay bỏ sót. Sự khác biệt của các phương pháp là sử dụng tín hiệu đơn hoặc tín hiệu kép (có kèm theo một tín hiệu ức chế).

Để phù hợp với các đối tượng khác nhau, Test soát vòng hở Landont

thường hay được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung của hệ thần kinh.

Phương pháp lập Test được tiến hành theo nguyên tắc trên, kết quả đánh giá theo công thức sau :

0,5436N – 2807n s =

t

Trong đó S : lượng đơn vị thông tin (bit/giây)

N : Số tín hiệu theo bảng (tổng lượng tín hiệu qui định khi lập Test) n : Số tín hiệu gạch sai hay bỏ sót t : Thời gian lâp Test (giây)

Kết quả thu được đánh giá như sau :

1,26 – 1,57 thì đánh giá chức năng hệ thần kinh khá

0,96 – 1,26 thì đánh giá chức năng hệ thần kinh trung bình

< 0,96 thì đánh giá chức năng hệ thần kinh kém.

2.2.Kiểmtrachứcnăngthầnkinhthựcvật:

Các Test kiểm tra chức năng thần kinh thực vật chủ yếu được dựa trên cơ sở sự biến đổi của mạch dưới một kích thích nào đó để xác định độ cân bằng trương lực trung tâm giữa giao cảm và phó giao cảm. Các kích thích được sử dụng có thể là cơ học, hoá học (thuốc y tế) hay nhiệt độ. Ngoài thông số mạch có thể sử dụng phương thức đo nhiệt độ da hay lượng mồ hôi để đánh giá.

2.2.1.ThửnghiệmAsnhera:

Thử nghiệm này còn được gọi là thử nghiệm ấn mắt, dựa trên cơ sở của phản xạ mắt – tim đặc trưng cho tính hưng phấn của thần kinh phó giao cảm.

Người lập Test trong tư thế nằm được đo mạch yên tĩnh, sau đó dùng 2 ngón

tay cái và trỏ ấn nhẹ lên con ngươi khi nhắm mắt trong khoảng thời gian 10 giây, sau đó tiến hành đo mạch lần 2. Kết quả thử nghiệm được đánh giá bằng cách so

sánh giá trị mạch trước và sau thử nghiệm. Nếu mạch giảm từ 5 đến 12 lần/phút

chứng tỏ hưng phấn của phó giao cảm trong yên tĩnh ở mức trung bình. Nếu mạch giảm trên 12 lần/phút – hưng phấn phó giao cảm trội, mạch giảm dưới 4 lần hay không đổi – ta nói hưng phấn phó giao cảm hay hưng phấn giao cảm trội trong yên tĩnh. Nếu mạch giảm trên 24 lần/phút thì phản xạ mắt – tim được coi là biến dạng.

2.2.2.Thửnghiệmthayđổitưthế:

Thử nghiệm này có thể áp dụng theo 2 phương pháp – thay đổi từ tư thế nằm sang tư thế đứng hay từ đứng sang nằm. Thông thường Test được tiến hành theo phương thức thay đổi tư thế nằm sang đứng.

Yêu cầu người lập Test trong tư thế nằm yên tĩnh, loại trừ các kích thích của môi trường trong khoảng 3-5 phút, sau đó đứng dậy. Mạch được đo ở 2 thời điểm trước và sau khi đứng lên.

Test được đánh giá bằng cách so sách sự biến đổi của tần số mạch trước và sau thử nghiệm. Nếu mạch sau thử nghiệm tăng trong khoảng 4-8 lần/phút, ta kết

luận chức năng thần kinh thực vật tốt, cân bằng. Nếu mạch tăng trên 8 lần/phút –

hưng phấn của giao cảm trội trong yên tĩnh, ngược lại tăng dưới 4 lần hoặc không đổi thì hưng phấn phó giao cảm trội trong yên tĩnh.

Nghiệm pháp đứng nằm : Khi thay đổi tư thế từ đứng sang nằm trương lực của hệ phó giao cảm tăng . Mạch giảm trong thử nghiệm này là 4 – 6 lần /phút

đánh giá hưng phấn hệ phó giao cảm trung bình . Mạch giảm dưới 4 lần  Đánh giá trương lực của hệ giao cảm trội . Mạch giảm trên 6 lần  Đánh giá trương lực

của hệ phó giao cảm trội .

2.3 Kiểm tra chức năng thần kinh và thần kinh cơ

2.3.1 Kiểm tra chức năng thăng bằng :

Việc áp dụng những thí nghiệm chức năng thăng bằng ngoài ý nghĩa phát hiện

những rối loạn chức năng này, còn có giá trị trong đánh giá mức độ mệt mỏi của vận động viên sau tập luyện. Chức năng thăng bằng được đánh giá ở cả 2 trạng thái chức năng thăng bằng tĩnh và chức năng thăng bằng động.

2.3.1.1Kiểmtrathăngbằngtĩnh(Test Romberg):

Thông thường thăng bằng tĩnh được đánh giá nhờ Test Romberg với 2 tư thế

: tư thế 1 là tư thế đơn giản được áp dụng cho người có tuổi và trẻ em. Người lập Test trong tư thế đứng nghiêm, 2 tay dang ngang, 2 chân khép sát nhau mũi chân nọ chạm gót chân kia, mắt nhắm và tính thời gian đững vững vàng. Tư thế 2 thường áp dụng cho người trưởng thành và vận động viên với độ khó tăng. Người lập Test đứng trụ trên một chân, chân kia co lên gối chạm gối chân trụ, tay dang ngang, mắt nhắm. Tư thế 2 có thể thay đổi bằng việc thực hiện thăng bằng sấp.

Kết quả của cả 2 tư thế đều được đánh giá bằng thời gian đứng thăng bằng vững vàng kể từ khi nhắm mắt. Nếu người lập Test đứng vững vàng, ngón tay và

mi mắt không run trên 15 giây, chức năng thăng bằng tĩnh được đánh giá là tốt.

Trong trường hợp mức độ vững vàng giữ được dưới 15 giây, xuất hiện hiện tượng run ngón tay và mi mắt – chức năng thăng bằng tĩnh kém. Đối với vận động viên tiêu chuẩn trung bình là 28 giây.

2.3.1.2. Kiểm tra thăng bằng động :

Phụ thuộc vào điều kiện lập Test có thể sử dụng một trong 3 phương pháp sau : quay ghế Baran, quay Iarôtxki và thử nghiệm tay – mũi.

Thử nghiệm tay – mũiđược tiến hành trong tư thế người lập Test đứng, mắt

nhắm, yêu cầu dùng ngón trỏ khi gấp cẳng tay của cánh tay duỗi thẳng trước mặt, chỉ chính xác vào chỏm mũi của mình. Nếu chỉ lệch hay tay run rẩy chứng tỏ chức năng thăng bằng động kém.

Thử nghiệm quay ghế Baranđược thực hiện trên ghế quay Baran. Người lập Test trong tư thế ngồi, tay chân để đúng vị trí qui định, đầu cúi thấp (cằm sát ngực) mắt nhắm. Người kiểm tra quay ghế 10 vòng, tốc độ 1 vòng / 2 giây. Khi ngừng quay lập tức yêu cầu người lập Test bước xuống và đi theo một đường thẳng đã vạch sẵn. Kết quả của Test được đánh giá như sau :

– Đi vững vàng, theo đúng đường thẳng đã vạch đúng qui định – chức năng thần kinh tốt

– Đi thiếu tự tin nhưng theo đúng đúng đường thẳng đã vạch – chức năng thần kinh

trung bình .

– Đi chệch hướng, ngã, lảo đảo không đúng đường thẳng – chức năng thần kinh

kém.

Thử nghiệm quay đầu Iarotxki – là thử nghiệm đơn giản, không đòi hỏi dụng cụ đặc biệt nên được sử dụng rộng rãi : người lập Test thực hiện động tác xoay đầu quanh trục thẳng đứng theo một hướng nhất định, mắt nhắm, tốc độ 2 vòng / 1 giây. Kết quả được đánh giá theo thời gian giữ thăng bằng. Ở người khoẻ mạnh, không tập luyện kết quả trung bình là 27 giây, ở vận động viên cao hơn rất nhiều ,có thể đạt 90 giây.

2.3.2. Kiểm tra chức năng thần kinh cơ :

2.3.2.1.ĐiệncơđồĐể đánh giá chức năng thần kinh cơ ở vận động viên

người ta sử dụng phép ghi điện cơ đồ để xác định thời gian tiềm tàng co và duỗi cơ, thời gian co cơ cực đại, tần số co cơ và trương lực cơ.

Điện cơ đồ là phương pháp ghi dòng điện sinh học xuất hiện trong cơ vân

với dụng cụ là máy ghi điện cơ. Thời gian tiềm tàng co và duỗi cơ cho phép đánh giá một cách khách quan trạng thái chức năng thần kinh cơ và hệ thần kinh trong hoạt động thể chất. Trình độ tập luyện càng cao, các chỉ số càng nhỏ.

Thời gian co cơ ngắn tối đa nhằm đánh giá năng lực của cơ được kiểm tra trong khoảng thời gian ngắn nhất thực hiện được một co rút. điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các vận động viên sức mạnh – tốc độ, trung bình vào khoảng 80 – 100 ųs (micơro giây).

Tần số co cơ tối đa là số lượng lần co cơ trên một đơn vị thời gian. Thử

nghiệm được tiến hành trong 20 giây, sau đó nhân với 3 để xác định tần số/phút.

2.3.2.2.Test tepping test ( Test dấu chấm):

Thử nghiệm này đôi khi còn được gọi là Test dấu chấm, cho phép đánh giá

độ linh hoạt cơ năng. Dụng cụ : bút, giấy trắng khổ 20 x 20 cm được chia làm 4 phần (4 ô), đồng hồ bấm giây. người lập Test cầm bút tay thuận chấm liên tiếp theo trình tự nhất định với tốc độ tối đa có thể. Thời gian tổng cộng 40 giây, mỗi ô thực hiện 10 giây . Kết quả được đánh giá dựa vào giá trị trung bình số dấu chấm trên một giây thực hiện được . Kết quả trung bình – 7 điểm/giây.

Lưu ý : Để tránh nhầm lẫn, khi đếm cần dùng bút nối các dấu đã đếm theo từng vòng.

2.3.2.3. Đo cảm giác lực cơ :

Đây là Test có giá trị thực tiễn cao, cho phép đánh giá tốc độ nhạy cảm cơ

bắp trong việc phân phối lực cho từng hoạt động. Đây là một thông số dự báo trình độ kỹ thuật, đặc biệt ở các môn đòi hỏi cảm giác lực cơ cao như bóng bàn, bóng rổ,

cầu lông, các môn võ.

Dụng cụ được sử dụng là máy đo lực cơ hoặc lực kế bóp tay loại 30kg,

50 kg.

Việc tiến hành được thực hiện theo nguyên tắc chung : cho người lập Test

thực hiện lực co cơ tối đa, sau đó đề xuất thực hiện % lực tối đa. Thường tiến hành từ 5 – 10 lần có quãng nghỉ.

Đánh giá kết quả : Nếu giá trị tuyệt đối của sai số càng nhỏ thì cảm giác lực cơ càng tốt. Tuy nhiên, trị số trung bình ở các môn thể thao khác nhau và trình độ

tập luyện khác nhau có sự cách biệt khá lớn.

2.3.2.4. Đo phản xạ gân – cơ :

Được thực hiện trên nguyên tắc chung là dùng búa phản xạ gõ lên đầu bám

tận của cơ, gây nên sự co cơ. Dựa vào mức độ phản ứng (mạnh, trung bình, yếu) để đánh giá kết quả.

Thường các phản xạ quá mạnh đặc trưng cho sự hưng phấn cao ở trung khu điều tiết của thần kinh trung ương do căng thẳng quá độ, viêm khẩn, tổn thương màng não, màng tuỷ sống. Các phản ứng yếu hay mất hoàn toàn là dấu hiệu cung phản xạ bị phá vỡ do tổn thương, tràn máu, tràn dịch lớn ở trung khu vận động.

Trong kiểm tra y học thể thao, giá trị thực hiện của phương pháp này rất hạn chế, thường chỉ được tiến hành trong những trường hợp chấn thương sọ não, cột sống.

Những phản xạ thông thường được áp dụng trong kiểm tra y học TDTT đó là : phản xạ petala , phan xạ gân a.chin, phản xạ cơ nhị đầu cánh tay , kiểm tra độ linh hoạt của cơ bao gồm có kiểm tra độ linh hoạt của cổ tay kiểm tra với thời gian

phản ứng .

a,Phảnxạpatela – là phản xạ của cơ tứ đầu đùi , dưới tác dụng kích thích cơ học . Tiến hành kiểm tra : tư thế người được kiểm tra , ngồi trên ghế , chân nọ gát lên chân kia , bàn chân không chạm đất , chân thả lỏng hoàn toàn gấp ở khớp gối vuông góc , mắt nhìn đi nơi khác . Người kiểm tra dùng búa phản xạ đánh vào gân cơ tứ đầu đùi với một lực khoảng 0,5kg tại điểm giữa xương bánh chè với đầu bám tận của cơ tứ đầu đùi . Phản xạ thu được – cẳng chân đá về phía trước 1 góc khoảng

30 độ . Các phản xạ sai lệch thu được là phản xạ quá mạnh hoặc quá yếu .

b.Phảnxạgânachin , là phản xạ của cơ tam đầu cẳng chân . Yêu cẩu tư thế của người được kiểm tra , quì trên hai đầu gối , cẳng chân , bàn chân thả lỏng , mũi chân buông tự do không chạm đất . Người kiểm tra dùng búa phản xạ gõ lên gân achin tại điểm ngang với mắt cá chân một lực khoảng 0,5 kg . Ta thấy phản xạ thu được là bàn chân duỗi ra .

Phản xạ trung bình nếu góc duỗi của bàn chân khoảng 15 0, các phản xạ biến đổi thường gặp là phản xạ quá mạnh hoặc quá yếu .

c.Phảnxạcơnhịđầucánhtay – nhằm đánh giá cung phản xạ của cơ nhị đầu cánh tay . Trước khi tiến hành yêu cầu người được kiểm tra tay thả lỏng gấp nhẹ

nhàng ở trước khuỷu , người kiểm tra một tay đỡ tay người được kiểm tra ở phần cẳng tay và khuỷu tay, sau đó dùng búa gõ nhẹ một lực khoảng 0,5kg vào gân cơ

nhị đầu cánh tay tại hõm trước của khớp khuỷu . Phản xạ thu được cẳng tay gấp lại trung bình khoảng 10 0. Phản xạ quá mạnh hoặc quá yếu là những phản xạ sai lệch thường gặp .

Nhìn chung trong tất cả các trường hợp trên phản xạ quá mạnh là do hưng phấn của thần kinh trung ương cao thường gặp ở các bệnh như viêm màng não, viêm tủy sống, bệnh lao xương . Còn các phản xạ quá yếu do viêm dây thần kinh , do chấn thương sọ não, tủy sống tương ứng với từng cung phản xạ , dẫn đến khả năng hưng phấn của trung khu thần kinh bị giảm sút .

Trong kiểm tra chức năng thị giác thường tiến hành đánh giá khả năng nhìn

trung tâm (thị lực) và khả năng nhìn bao quát (thị trường).

3.1.1 Kiểmtrathịlực :

Dụng cụ thông dụng là bằng kiểm tra thị lực bằng các chữ C (vòng tròn

không khép kín). Phương pháp tiến hành người được kiểm tra đứng cách bảng một khoảng cách phụ thuộc vào từng loại bảng (thường là 6m). Cần đảm bảo đủ ánh

sáng tự nhiên. Dùng bìa che một mắt và tiến hành đọc các chữ cái được chỉ định lần

lượt từ chữ to đến chữ nhỏ tới khi không còn khả năng xác định chính xác.

Kết quả của phương pháp kiểm tra này được đánh giá theo tỷ lệ giữa khoảng cách thấy được của đối tượng đó với khoảng cách thấy được của người thường (tỷ lệ phần mười) kết quả được tính là bằng trả lời đúng cuối cùng tương ứng với các tỷ lệ 1/10, 2/10….10/10.

3.1.2 Kiểmtrathịtrường:

Là khả năng nhìn bao quát, nó đặc biệt quan trọng với các môn thi đấu đồng

đội. Dụng cụ sử dụng là máy đo thị trường. Đối tượng kiểm tra ngồi vào vị trí qui định, mắt được kiểm tra đặt vào vị trí và nhìn cố định vào tâm của máy đo. Khi nhận biết điểm chuẩn di động theo tay người kiểm tra thì phát tín hiệu đac nhận biết. Thị trường được đánh giá theo 4 hướng : trong, ngoài, trên, dưới với từng mắt. Kết quả được đánh giá theo góc độ mà mắt có khả năng nhận biết. Với người trưởng thành, khoẻ mạnh thị trường trung bình có kết quả theo các hướng như sau :

ngoài – 85 0– 90 0; trong 75 0; trên 65 0– 70 0; dưới 75 0

Khi kiểm tra thính giác cần đánh giá cả các tổ chức bên ngoài của cơ quan

thính giác, bởi vì chúng cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hoạt động thể thao. Việc kiểm tra được tiến hành theo phương pháp sử dụng lời nói (nói thường và nói thầm) hoặc camerton với các âm lượng khác nhau .

Nếu sử dụng camerton thì kết quả được đánh giá theo âm lượng mà người được kiểm tra nghe thấy. Việc kiểm tra bằng lời nói phụ thuộc nhiều vào âm lượng của người phát tín hiệu. Thông thường khoảng cách 5m là giới hạn trung bình để

có thể nghe được lời nói thầm. Nếu thính giác kém cần ra chống chỉ định tập luyện

trong một số môn thể thao. Trong quá trình tập luyện chức năng thính giác được hoàn thiện hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Vai trò , chức năng và đặc điểm hệ thống thần kinh- thần kinh cơ trong hoạt động

TDTT?

2. Phương pháp phân loại và ý nghĩa của loại hình thần kinh trong hoạt động

TDTT?

3. Phương pháp tiến hành và đánh giá các test kiểm tra chức năng thần kinh thực vật?

4. Phương pháp tiến hành và đánh giá các test kiểm tra chức năng thần kinh thăng

bằng?

5. Phương pháp tiến hành và đánh giá các test kiểm tra chức năng thần kinh cơ?

6. Phương pháp tiến hành và đánh giá các test kiểm tra chức năng các cơ quan cảm thụ thị giác và thính giác?

Поделитесь с Вашими друзьями:

Đặc Điểm Hình Thái, Chức Năng Hệ Hô Hấp

Lồng ngực là một hộp cứng, kín chứa phổi và tim là 2 cơ quan chính ở bên trong, xung quanh là khung xương bao bọc. Lồng ngực có khả năng thay đổi thể tích được là nhờ Khung xương và các cơ hô hấp

1. Lồng ngực – khung xương

Lồng ngực là một hộp cứng, kín chứa phổi và tim là 2 cơ quan chính ở bên trong, xung quanh là khung xương bao bọc.

Lồng ngực có khả năng thay đổi thể tích được là nhờ:

– Khung xương: khung xương được tạo thành từ các xương: 10 đốt sống ngực ở phía sau, xương ức ở phía trước, 10 đôi xương sườn nối giữa 10 đốt sống ngực và xương ức, xương sườn là các cung xương xếp theo hướng từ sau ra trước và từ trên xuống dưới.

– Các cơ hô hấp:

+ Các cơ tham gia vào động tác hít vào bình thường: cơ hoành (cơ này có diện tích khoảng 250 cm 2) khi cơ này co lại làm tăng kích thước lồng ngực theo chiều trên – dưới). Các cơ liên sườn ngoài và liên sườn trong, cơ gai sống, cơ răng to, cơ thang, khi các cơ này co làm cho xương sườn nâng lên, làm tăng kích thứoc lồng ngực theo chiều trước – sau và trái – phải.

+ Các cơ tham gia vào động tác hít vào cố gắng: cơ ức đòn chũm, cơ ngực to, các cơ chũm (khi các cơ này co có tác dụng tăng thêm thể tích lồng ngực hơn nữa).

2. Hệ thống đường dẫn khí

a. Đặc điểm hình thái của đường dẫn khí

Đường dẫn khí gồm: mũi, hoặc miệng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản (phế quản gốc trái và phải phân chía từ 17- 20 lần), các tiểu phế quản, các tiểu phế quản tận, phế nang, các ống – túi phế nang và các phế nang.

+ Đường hô hấp trên: gồm mũi miệng, hầu và thanh quản.

+ Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản đến phế quản và các tiểu phế quản (gọi chung là khí – phế quản).

Cấu tạo thành khí – phế quản lớn có những vòng sụn hình chữ C, nối hai đầu vòng sụn là các sợi cơ trơn, ở hệ thống phế quản nhỏ hơn có cấu tạo bằng các mảnh sụn xếp theo hình tròn nối giữa các mảnh sụn là các sợi cơ trơn (cơ Reissessen) ở các tiểu phế quản tận không có sụn chỉ có các cơ trơn.

Đường dẫn khí dưới được phủ một lớp biểu mô lát mặt trong, có xen kẽ các tuyến tiết nhày và tiết nước, phía trên lớp biểu mô có hệ thống lông mao luôn luôn chuyển động theo hướng về phía hầu. Các tuyến ở lớp biểu mô luôn tiết dịch nhày và có tác dụng làm bám dính các hạt bụi, vi khuẩn…

b. Chức năng của đường dẫn khí

– Chức năng dẫn khí: là chức năng quan trọng nhất, chỉ được thực hiện tốt khi đường dẫn khí được thông thoáng. Bình thường không khí ra vào phổi rất dễ dàng, chỉ cần có sự chênh lệch áp suất < 1cm H 2 O là đủ để không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp trong động tác hô hấp. Để đánh giá mức độ thông thoáng của đường dẫn khí chúng ta có thể đo sức cản đường dẫn khí. Sức cản của đường dẫn khí phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

+ Thể tích phổi, khi hít vào sức cản của đường dẫn khí giảm xuống, khi thở ra sức cản của đường dẫn khí tăng lên.

+ Sự co của cơ trơn ở các tiểu phế quản.

+ Mức độ phì đại của niêm mạc đường dẫn khí.

+ Lượng dịch tiết ra trong lòng đường dẫn khí.

Chức năng bảo vệ được thực hiện ngay từ khi không khí qua mũi. Hệ thống lông mũi có tác dụng cản các hạt bụi to và chỉ có những hạt bui có kích thước < 5 micromet (còn gọi là bụi hô hấp) mới vào được phế nang.

Từ thanh quản đến các tiểu phế quản tận có phủ lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Các lông rung chuyển động một chiều từ trong ra ngoài, có tác dụng đẩy các chất nhày ra khỏi đường dẫn khí, do đó có tác dụng làm sạch đường dẫn khí.

Lớp dịch nhày và sự chuyển động của hệ thống lông mao trên bề mặt của các biểu mô lát mặt trong của đường dẫn khí có tác dụng bám dính các hạt bụi, vi khuẩn… và đẩy chúng ra ngoài. Cơ chế này còn được gọi là cơ chế làm sạch không khí hữu hiệu. Hàng rào bảo vệ cơ thể của đường dẫn khí theo cơ chế nêu trên tuy mang tính cơ học nhưng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cho đường thở luôn luôn vô khuẩn. Nếu vì do một nguyên nhân nào đó (các chất hóa học độc hại, khói thuốc lá…) làm liệt chuyển động của hệ thống lông mao thì cũng có thể dẫn đến tình trạng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi.

– Chức năng làm ấm và bão hòa các hơi nước của không khí khi hít vào:

Đặc điểm cấu trúc của đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới có tác dụng làm cho không khí hít vào được sưởi ấm lên đến nhiệt độ của cơ thể là 37 0 C và được bão hòa hơi nước nhờ hệ thống mao mạch phong phú của đường dẫn khi và nhờ có các tuyến tiết nước, tiết nhày trong lớp biểu mô lát trong đường dẫn khí.

Như vậy, không khí khi hít vào đến phế nang được làm sạch nhờ chức năng bảo vệ, được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể và đựoc bão hòa hơi nước. Đây là những điều kiện tối ưu để cho không khí ở phế nang đi vào quá trình trao đổi khí.

– Các chức năng khác của đường dẫn khí:

Ngoài các chức năng kể trên, đường dẫn khí còn có một số chức năng khác như: chức năng phát âm, chức năng góp phần biểu lộ tình cảm thông qua các biểu hiện lời nói, cười, khóc…

3. Phổi

Phổi nằm trong lồng ngực. Phổi phải có 3 thùy, phổi trái có 2 thùy. Các thùy lại chia làm nhiều tiểu thùy. Đơn vị cấu tạo là các phế nang.

Phế nang là các túi chứa khí, miệng phế nang mở thông với các tiểu phế quản tận cùng. Ở ngoài có khoảng 300 triệu phế nang với tổng diện tích khoảng 70 m 2.

Thành phế nang tiếp xúc với một lưới mao mạch dày đặc, thành phế nang và thành mao mạch phổi tạo ra màng trao đổi khí giữa máu và phế nang, cồn gọi là màng hô hấp.

4. Phế nang và màng hô hấp

a. Phế nang

Phế nang là đơn vị cuối cùng của phổi, thực hiện quá trình trao đổi khí. Phế nang được các mao mạch phổi bao bọc như một mạng lưới. Mỗi phế nang như một cái túi nhỏ, nhận không khí từ nhánh tận cùng của cây phế quản là các ống phế nang. Từ các ống phế nang có các túi phế nang và đến các phế nang. Ở người có khoảng 300 triệu phế nang và có diện tích tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch là khoảng 70-120 m 2.

Phế nang được cấu tạo gồm một lớp biểu mô phế nang, trên bề mặt của lớp biểu mô phế nang có phủ một lớp dịch – là chất hoạt diện còn được gọi là lớp Surfatant có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các phế nang, tham gia ổn định kích thước phế nang. Lớp biểu mô phế nang có 2 loại tế bào:

+ Tế bào phế nang nhỏ (typ I) trải dài theo thành phế nang. Là tế bào lót nguyên thủy của phế nang, nó mẫn cảm với mọi đột nhập có hại vào phế nang.

+ Tế bào phế nang lớn (typ II) thường đứng thành cụm từ 2 đến 3 tế bào. Trong bào tương của tế bào, dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy chúng có hai loại khác nhau: loại tế bào phế nang lớn có nhiều ty thể và loại tế bào phế nang lớn có nhiều lysosom. Người ta cho rằng đây là hai giai đoạn hoạt động và phát triển của tế bào phế nang lớn.

Tế bào phế nang lớn có khả năng bài tiết chất hoạt diện.

Các phế nang có thành phế nang hay còn gọi là lớp màng đáy phế nang. Lớp này tiếp xúc với mô liên kết nằm ở khoảng kẽ giữa các phế nang hoặc tiếp xúc trực tiếp với thành mao mạch phế nang. Nơi tiếp giáp giữa phế nang và mao mạch là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí còn được gọi là màng hô hấp.

b. Màng hô hấp

Màng hô hấp là đơn vị hô hấp của phế nang, là nơi tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch, nơi trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí. Nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử, màng hô hấp có cấu tạo gồm 6 lớp.

1. Lớp chất hoạt diện (Surfactant): là lớp phủ trên lớp biểu mô phế nang có khả năng thay đổi sức căng bề mặt trong lòng phế nang.

2. Lớp biểu mô phế nang có lớp tế bào phế nang nhỏ và tế bào phế nang lớn.

3. Lớp màng đáy phế nang là thành phế nang lót ở lớp biểu mô phế nang tiếp giáp với lớp liên kết hoặc lớp màng đáy mao mạch, nó được cấu tạo bởi lớp chất tạo keo.

4. Lớp liên kết hay còn gọi là lớp khoảng kẽ có các sợi liên kết, sợi chun, đôi khi người ta bắt gặp xác của đại thực bào ăn mỡ hoặc ăn bụi trong lớp liên kết này.

5. Lớp màng đáy mao mạch, nó là thành mao mạch, là lớp lót dưới nội mao mạch và cũng được cấu tạo bởi lớp chất tạo keo.

6. Lớp nội mao mạch được cấu tạo bởi các tế bào nội mạc và có cấu tạo giống như các tế bào phế nang nhỏ.

Màng hô hấp tuy được cấu tạo bởi 6 lớp nhưng nó rất mỏng, bề dày trung bình của màng hô hấp chỉ khoảng 6 micromet, có chỗ chỉ khoảng 0,2 micromet. Ở người trưởng thành diện tích của màng hô hâp khoảng 50-100 m 2 và lượng máu chứa trong hệ mao mạch phổi khoảng 60-140 ml. Đường kính mao mạch chỉ khoảng 5 micromet trong khi đó đường kính hồng cầu khoảng 7 micromet, do đó khi đi qua mao mạch hồng cầu phải “tự kéo dài ra” mới đi lọt, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán khí được dễ dàng.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)