Các cuốn mũi làm tăng đáng kể bề mặt của niêm mạc mũi, nó cũng làm cho luồng không khí qua mũi chậm lại, tiếp xúc tốt hơn vối bề mặt niêm mạc để thực hiện tốt chức năng thở, bảo vệ cho các khe mũi, nơi có các lỗ thông với các xoang.
Không khí khi qua mũi sẽ được làm: ấm, ẩm và sạch.
+ Làm ấm: qua theo dõi bằng các vi nhiệt kế, cho thấy nhiệt độ trong hốc mũi không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Không khí sau khi qua mũi, được nâng lên ở nhiệt độ 33°c, điều này rất cần thiết để đảm bảo cho không khí khi đến các phế nang có nhiệt độ cân bằng với thân nhiệt (vì các phần còn lại của đường hô hấp chỉ đảm bảo nâng thêm được 3°c – 4°C).
+ Làm ẩm: bất kể ẩm độ không khí bên ngoài, khi qua mũi ẩm độ sẽ được nâng đến mức bão hoà (100%).
+ Làm sạch: không khí qua mũi cũng được làm sạch bằng cách giữ lại các bụi và vật lạ (kháng nguyên), trung hoà các chất kích thích. Có độ kiềm, toan quá cao.
Ba chức năng: làm ấm, ẩm, sạch không khí được thực hiện nhờ niêm mạc mũi là hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên, vổi cấu trúc rất giàu mạch máu trong niêm mạc. Các mạch này được hỗ trợ bởi tô chức cương của cuốn dưới và vùng giàu mạch ở vách ngăn được gọi là vùng mạch Kisselbach. Lớp biểu mô với các tế bào lông chuyển và các tế bào tiết đảm bảo cho trên mặt các tế bào lông có lớp nhầy. Lớp nhầy này bắt giữ các vật lạ, hoà tan các chất kích thích để các tê bào lông vối các chuyển động đồng hướng (400 đến 800 nhịp/1 phút) đưa ra phía sau hốc mũi, xuống họng để được loại trừ. Hệ thống hoạt động lông – nhầy này rất tinh tế, dễ bị gián đoạn do các viêm, nhiễm khuẩn, quá kích thích…
Ngoài ra còn có hệ thông tế bào dưổi niêm mạc, ngay dưới màng đáy, sản sinh các thực bào và dịch thể miễn dịch. Nó hoạt động như một hệ thông bảo vệ chống lại các kháng nguyên khi hệ thống lông – nhầy không loại trừ được.
Như vậy niêm mạc mũi giữ vai trò rất quan trọng để bảo vệ đường hô hấp và đảm bảo tốt chức năng sinh lý hô hấp nhò hệ thống lông – nhầy (tế bào lông và dịch nhầy) và hệ thống tế bào dưới niêm mạc của nó.
Niêm mạc mũi thường xuyên bị nhiều yếu tố tác động:
Vật lý: ẩm độ, nhiệt độ…
Hóa học: hơi khí, bụi…
Vi sinh: vi khuẩn, nấm mốc…
Cũng cần kể đến yếu tố tâm lý vì nó chịu sự chi phối của thần kinh thực vật.
Nếu các yếu tố tác động quá mức, làm máu đến tổ chức cương quá nhiều, niêm mạc bị sung huyết, phù nể, đặc biệt rối loạn hệ thông lông – nhầy, sẽ ảnh hưởng đến chức năng thở và đưa tới trạng thái bệnh lý.
Ngủi: được thực hiện bởi niêm mạc ngửi nằm ở phần cao của hốc mũi, với các tế bào thần kinh cảm giác và đầu tận của thần kinh khứu giác, trên diện tích 2-3cm2, có màu vàng nên còn gọi là điểm vàng.
Để ngửi được, luồng không khí phải đến được vùng ngửi, không bị các u, lệch hình, dính ỏ hốc mũi cản trở. Các chất có mùi phải hoà tan được trong dịch nhầy phủ trên các tế bào thần kinh cảm giác thì mối tạo được kích thích tối dây thần kinh khứu giác.
Các bít tắc ở mũi làm luồng khí không đi được tới vùng ngửi, gây giảm, mất ngửi.
Các tổn thương tế bào thần kinh cảm giác ỏ nóc hốíc mũi, tổn thương dây thần kinh khứu giác (dây I) và các nhân thần kinh ở não sẽ gây mui ngửi iiOg nhận…
Phát âm: mũi cũng có tác động đến giọng nói, tạo ra âm sắc, độ vang của giọng.
Khi hốc mũi bị bít tắc hoặc tịt lỗ mũi sau hay trước, giọng nói sẽ mất độ vang, thay đổi âm sắc được gọi là giọng mũi kín.