Top 11 # Chức Năng Từng Khối Của Máy Thu Thanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Cấu Tạo Và Chức Năng Từng Bộ Phận Của Máy Tập Chạy Bộ Điện !

Cấu tạo của máy chạy bộ điện.

Theo các chuyên gia máy tập, với một chiếc máy chạy bộ điện cơ bản thì nó gồm những bộ phận chính sau:

– Thân máy.

Thân máy của máy chạy bộ điện được thiết kế từ thép chịu lực cao cấp, khung đỡ của máy chắc chắn có thể chịu được lực cao bên ngoài được sơn tĩnh điện bền đẹp.

– Chân máy.

Chân máy của máy chạy bộ điện gồm hai hệ thống đỡ trước và đỡ sau. Chân máy có bánh xe di chuyển dễ dàng, cộng với hệ thống lò xo hỗ trợ những bài tập về độ dốc và đàn hồi nhịp nhàng cho người tập.

– Băng chạy.

Băng chạy là bộ phận giúp người tập di chuyển trên đó khi tập với máy chạy bộ. Băng chạy có chức năng chống trơn trượt, có độ bền cao, linh kiện thay thế sẵn.

Cấu tạo của máy chạy bộ điện

– Động cơ của máy chạy bộ.

Động cơ của máy chạy bộ điện có chức năng giúp nó hoạt động được, yêu cầu của động cơ là chạy êm, ổn định và mã lực khỏe. Bình thường thì động cơ có công suất của motor từ 1.0Hp cho đến 6.0Hp. Và nếu như bạn sử dụng máy chạy bộ để tập tại nhà thì công suất cỡ 2.0Hp trở lên là thích hợp bởi vì nó đủ công suất để kéo người có số cân tối thiểu từ 80 đến 130 kg.

– Màn hình hiển thị và bảng điều khiển.

Máy chạy bộ được thiết kế có màn hình hiển thị các thông số như vận tốc, quãng đường, thời gian, lượng callo tiêu thụ, nhịp tim… giúp người tập dễ dàng tham khảo. Ngoài ra, nó còn có các núm điều khiển như nhanh, chậm, bắt đầu, kết thúc…

Với máy chạy bộ đa năng thì trên khu vực màn hình có hỗ trợ jack cắm mp3, mp4, ipad. Trên màn hình máy chạy điện thông thường gồm có 2 phía, bên tay phải là phần hiển thị tốc độ điều chỉnh 3, 6, 9 km…. bên tay trái hiển thị độ dốc tự động (nếu có) điều chỉnh từ 3, 6, 9 độ… Trên thanh tay cầm bên phải tích hợp nút đo nhịp tim, thêm nút tăng giảm tốc độ với hiển thị là dấu + là tăng, dấu – là giảm tốc giúp tập luyện dễ dàng hơn.

Ngoài các bộ phận cơ bản ở trên thì các mẫu máy chạy bộ đa năng đều có bộ phận khác như đầu massage, thanh gập bụng, tạ tay hay xoay eo đi kèm…

Chức năng cơ bản của máy chạy bộ điện.

– Các tính năng chính của máy chạy bộ như chạy bộ, đi bộ, gập bụng, massage, xoay eo…

– Hai là, nâng độ dốc, độ nghiêng trong khi tập. Với tính năng này nó giúp đa dạng bài tập và đem lại hiệu quả cao hơn cho người tập.

Chức năng cơ bản của máy chạy bộ điện

– Ba là, chương trình tập luyện được cài đặt sẵn. Các bài tập được cài đặt sẵn đã qua quá trình nghiên cứu khoa giúp cho bạn đạt được hiệu quả tối đa nhất.

– Bốn là, chức năng gấp gọn và di chuyển dễ dàng bằng bánh xe. Nó giúp bạn tiết kiệm diện tích căn phòng khi không sử dụng tới máy chạy bộ.

Lời kết.

Thiên Trường là địa chỉ chuyên bán máy chạy bộ tại nhà cho gia đình uy tín và giá thành đảm bảo luôn rẻ nhất. Các bạn có bất kỳ thắc mắc gì hoặc muốn dùng thử máy chạy bộ điện cũng như máy chạy bộ cơ trước khi quyết định chọn mua có thể tới trực tiếp cửa hàng chúng tôi để xem sản phẩm theo địa chỉ:

Công ty TNHH Thể thao Thiên Trường.

– Tại Hà Nội. Địa chỉ: Số 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 02435667337.

– Tại TpHCM. Địa chỉ: Số 323 Trần Văn Kiểu, Phường 11, Quận 6, TpHCM. Điện thoại: 02862901232.

– Tại Đà Nẵng. Địa chỉ: Số 657 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Điện thoại: 02363622777.

Rút gọn ▴

Máy Tính Để Bàn Có Mấy Bộ Phận Chính? Chức Năng Của Từng Bộ Phận

30/11/2018

Bạn đang chưa hiểu rõ về một chiếc máy tính để bàn, bạn không biết một chiếc máy tính để bàn gồm những bộ phận chính nào và chức năng của từng bộ phận chính ra sao? Bài viết này sẽ cho bạn cách nhìn tổng quan về máy tính để bàn thông qua các bộ phận chính và chức năng của nó.

Máy tính để bàn gồm những bộ phận chính nào?

Cấu tạo của một chiếc máy tính để bàn tương đối đơn giản nhưng nó lại thực hiện cả một quy trình phức tạp mà bạn không thể tưởng tượng được. Vậy những bộ phận chính là:

Bo mạch chủ (mainboard)

Những bo mạch chủ hiện nay đã được tích hợp sẵn các thiết bị xử lý hình ảnh, âm thanh, mạng và có thể là card màn hình.

CPU (bộ vi xử lý)

CPU được coi là não của máy tính, nó có nhiệm vụ xử lý tất cả các dữ liệu, các chương trình có trên máy tính, sức mạnh của máy tính được đánh giá qua bộ phận này. Tất nhiên, CPU khi được lựa chọn phải có tính tương thích với bo mạch chủ, nếu không dù nó khỏe đến đâu thì cũng không có tác dụng.

Hiện nay, nhà sản xuất đưa ra 2 dòng sản phẩm chính nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của 2 nhóm là cho người sử dụng thông thường và cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng cao như làm server.

RAM

RAM máy tính hiện nay cũng rất được để ý và nâng cấp, RAM là một bộ nhớ tạm để chờ được xử lý. Một chiếc máy tính có thể xử lý nhiều chương trình cùng một lúc là nhờ vào RAM.

Hiện nay, ở mức nhu cầu bình thường thì bạn có thể lựa chọn RAM 4GB, tối thiểu là 2 GB. Các bo mạch chủ hiện nay thường là dual RAM, có bo mạch chủ hỗ trợ tới 4 khe RAM.

Card đồ họa (Card màn hình)

Hiện nay, card đồ họa có 2 loại chính: loại rời gắn vào khe cắm PCI EX và tích hợp với mainboard.

Thường thì các VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ thường là đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng văn phòng, ít sử dụng đến đồ họa. Còn các đối tượng sử dụng các phần mềm đồ họa hay các chương trình đòi hỏi phải có khả năng xử lý đồ họa cao thì bạn nên sử dụng card rời.

Ổ cứng (HDD và SSD)

Ổ cứng bạn hiểu nôm na như là một nơi lưu trữ của tất cả các dữ liệu có trên máy tính. Hiện nay, dung lượng ổ cứng rất đa dạng và có dung lượng rất lớn, ở mức bình thường là từ 240GB tới 1TB.

Dữ liệu hệ thống thông thường chiếm từ 50-100GB, còn lại là tùy vào dữ liệu mà bạn có để lựa chọn dung lượng ổ cứng phù hợp cho bạn.

Một chiếc máy có thể sử dụng cả SSD và HDD, SSD để cải thiện tốc độ xử lý và HDD để giúp lưu trữ dữ liệu.

Bộ nguồn

Bộ nguồn là thiết bị cung cấp năng lượng cho máy tính, bộ nguồn cần phải có các chân cắm tương thích với bo mạch và có công suất cao để đáp năng lượng cho các thiết bị trong máy tính . Một bộ nguồn tốt sẽ cung cáp đầy đủ năng lượng giúp cho các thiết bị máy tính hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Màn hình

Màn hình đơn giản là để hiển thị tất cả các chương trình mà bạn đang sử dụng thôi, chất lượng như nào là tùy thuộc vào túi tiền của bạn, một chiếc màn hình ở mức trung bình hiện nay đang sử dụng có độ rộng 19inch.

Thiết bị ngoại vi

Chuột và bàn phím để chúng ta nhập dữ liệu và điều khiển máy tính, hiện nay chuột và bàn phím được sử dụng cổng USB là nhiều và công nghệ mới nhất hiện nay chuột và bàn phím sử dụng không dây luôn (Wiless).

Trên là các bộ phận chính kèm theo chức năng của từng bộ phận của một chiếc máy tính để bàn, hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một chiếc máy tính có những bộ phận nào và chức năng của từng bộ phận.

Chức Năng Của Máy Lọc Không Khí

Rate this post

Làm sạch bụi bẩn trong không khí : 

– Các loại máy lọc không khí đều được trang bị các lớp màng lọc bụi khác nhau, trong đó hiện đại nhất là màng lọc HEPA.

– Với khả năng giữ được cát hạt bụi có kích thước nhỏ tới 0,3 micromet như vi khuẩn trong không khí, phấn hoa, virut trong không khí,…giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình

Công nghệ ion âm giúp tiêu diệt vi khuẩn :

Công nghệ Plasmacluster ion giúp phá vỡ và ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn và virus bằng cách  phát ra các ion mang điện tích, tác động vào cấu trúc protein của vi khuẩn, virus.

Hút ẩm và bắt muỗi : 

– Là một nước cận nhiệt đới, mưa nhiều, Việt Nam có một môi trường lý tưởng cho muỗi phát triển

– Do đó những chiếc máy lọc không khí có thể giải quyết được tình trạng ẩm mốc, muỗi nhiều ở các vùng nấm ẩm hay sông nước,…

– Rất hữu ích đối với mọi gia đình, nhưng không hề gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện trong gia đình.

Khử mùi thuốc lá, mùi đồ ăn, khói bụi độc hại :

Bộ lọc bụi thô: giúp loại bỏ bụi có kích thước rất nhỏ từ 500 micro mét trở lên,..

Bộ lọc than hoạt tính: loại bỏ các mùi hôi tah, khói thuốc lá,..

Bộ lọc hepa: Loại bỏ các chất gây dị ứng, virus có kích thước 0.3 micro mét và hạt bụi siêu nhỏ PM2.5 như vi khuẩn trong không khí, phấn hoa,…

Ngoài ra với công nghệ phát tán ion, các ion cao được phát tán ra sẽ phá hủy cấu trúc phân tử và ngăn chặn khả năng phát triển của nấm mốc ký sinh.

Nhờ đó không khí trong ngôi nhà bạn sẽ trở nên trong sạch và thoáng mát hơn.

Tiết kiệm điện năng, máy vận hành êm ái :

Sử dụng công nghệ INVERTER có khả năng kiểm soát công suất của thiết bị tránh hao phí năng lượng, tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn. Ngoài ra, máy sử dụng công nghệ nay sẽ chạy êm hơn, không gây ồn.

Dưỡng ẩm cho da và tóc :

– Với khả năng tạo ẩm tự động từ bộ lọc ẩm và hơi nước có sẵn trong không khí, nên độ ẩm trong không khí luôn ổn định và cân bằng.

Có thể mua máy lọc không khí ở đâu ?

Tự hào là đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc chính xác nhất, Novadigital chuyên cung cấp các loại máy lọc không khí chính hãng, hãy liên hệ ngay với Novadigital để được tư vấn mua hàng.

Địa chỉ mua hàng và bảo hành chính hãng :

Showroom HN : Số 5 ngõ 100 Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy, Hà Nội- Hotline: 086.8888.896/036.360.8332

Chi nhánh HCM : Số 138 Đường Trần Lựu, Quận 2 , chúng tôi Hotline: 0888212232

Các bạn có thể tham khảo các mẫu máy lọc không khí tại Novadigital.

Cấu Tạo Máy Giặt Và Sơ Đồ Nguyên Lý Của Từng Bộ Phận Trong Máy Giặt

Có rất nhiều dòng máy giặt trên thị trường hiện nay. Không chỉ đa dạng về thương hiệu, kiểu dáng. Mà phân khúc giá cả cũng vô cùng đa dạng. Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Để sử dụng máy giặt đúng cách. Đảm bảo hiệu quả làm việc và độ bền của sản phẩm. Cần nắm được các bộ phần cấu thành máy giặt. Cũng như cách thức hoạt động của thiết bị.

Tìm hiểu cấu tạo của máy giặt

Để tạo nên chiếc máy giặt, cần có sự kết nối của nhiều bộ phận khác nhau. Giữa máy giặt cửa trên và cửa ngang có chút khác biệt trong cấu tạo. 

Cấu tạo chung của máy giặt

Thông thường, máy giặt gồm có 5 bộ phận chính như sau:

Bộ

phận cấp nước vào cho máy giặt

Để tạo thành bộ phận cấp nước vào, cần phải có đầy đủ những linh kiện sau:

Đường ống nước vào.

Van cấp nước cho máy giặt.

Khay đựng bột/nước giặt, nước xả vải.

Đường ống dẫn nước vào lồng giặt.

Trong số những bộ phận trên, chỉ có van cấp nước cho máy giặt là điều khiển tự động.

Bộ phận giặt

Đây là bộ phận trung tâm của máy giặt. Nó sẽ tiến hành các hoạt động chính để hoàn thành quá trình giặt sạch quần áo.

Bao gồm:

Lồng giặt.

Motor máy giặt.

Nắp máy giặt.

Dây curoa.

Một số bộ phận phụ khác.

Bộ phận xả nước thải

Sau quá trình giặt, vắt, nước thải trong máy giặt sẽ được xả hết ra ngoài. Sau đó, nước mới sẽ được cấp vào trong máy giặt.

Bộ phận này thực hiện chức năng xả hết nước thải trong máy giặt ra ngoài trong thời gian ngắn. Gồm có:

Lưới lọc bơm xả.

Bơm xả máy giặt.

Ống dẫn nước xả.

Bộ phần điều khiển máy giặt

Trong cấu tạo máy giặt, đây là bộ phận vô cùng quan trọng. Nó thực hiện điều khiển toàn bộ hoạt động của máy giặt, theo chu trình đã được thiết lập trong chíp điều khiển.

Trên bảng điều khiển máy giặt thiết kế các núm điều chỉnh chế độ. Các công tắc thực hiện đóng/ngắt bình thường. Và màn hình hiển thị.

Vỏ máy giặt

Đây là phần khung bảo vệ toàn bộ linh kiện bên trong máy giặt. Vỏ máy giặt thường được làm từ chất lượng có độ bền cao, chịu nhiệt tốt. Nên vô cùng cứng cáp, bảo vệ máy giặt khỏi những tác nhân của môi trường.

Không chỉ trọng về chất liệu. Các thương hiệu máy giặt hiện nay còn cho ra mắt nhiều sản phẩm có màu sắc đẹp mắt, cuốn hút. Đảm bảo độ bền và giá trị thẩm mỹ của thiết bị.

Hầu hết các loại máy giặt đều được tạo thành từ 5 bộ phận cơ bản nêu trên. Dựa trên những thông tin trên. Hy vọng bạn đã xác định được tên gọi của từng bộ phận trên máy giặt.

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng máy giặt chính, được sử dụng phổ biến. Đó là máy giặt cửa trên và máy giặt cửa ngang.

Để hiểu rõ hơn cấu tạo của 2 loại máy giặt này. Hãy tiếp tục theo dõi thông tin tiếp theo.

Cấu tạo máy giặt cửa trên

Cấu tạo máy giặt cửa trên gồm có các bộ phận sau:

Vỏ máy giặt.

Nắp máy giặt.

Phích cắm điện máy giặt.

Bảng điều khiển máy giặt.

Tấm chắn chuột.

Chân đế.

Van cấp nước máy giặt.

Van xả nước máy giặt.

Thùng giặt.

Ngăn chứa bột/nước giặt, nước xả vải.

Bộ lọc xơ vải.

Mâm máy giặt.

Động cơ của máy giặt.

Bộ số máy giặt và dây curoa.

Bo mạch máy giặt.

Thụt đỡ lồng giặt.

Pháo áp lực, phao báo mực nước của máy giặt.

Công tắc cánh cửa máy giặt.

Cấu tạo máy giặt cửa ngang

Máy giặt cửa ngang cũng bao gồm đầy đủ các bộ phận của máy giặt cửa trên. Chỉ khác, nếu máy giặt cửa trên có thiết kế cửa máy giặt phía trên. Thì máy giặt cửa trước, phần cửa máy giặt nằm ngang.

Máy giặt cửa ngang sử dụng van xả nước cong. Thay vì sử dụng bơm xả nước như máy giặt cửa trên.

Máy giặt cửa trên sử dụng tới 4 chiếc quang treo. Còn máy giặt cửa trước lại sử dụng 2 chiếc quang treo và 2 thụt đỡ bên dưới.

Những chiếc máy giặt cửa ngang hiện nay hầu hết đều sử dụng truyền động trực tiếp. Đảm bảo máy giặt vận hành êm ái, không gây tiếng ồn lớn. Hoạt động bền bỉ theo thời gian.

Chức năng của các bộ phận cấu tạo máy giặt

Cùng tìm hiểu chức năng của từng bộ phận có trong máy giặt:

Van cấp nước cho máy giặt: 

Bộ phận này có chức năng điều khiển lượng nước vào trong máy giặt ở những giai đoạn khác nhau. Cấp nước để hòa tan bột/nước giặt. Cấp nước cho máy giặt để giặt sạch quần áo, xả quần áo.

Đây là van điện từ được điều khiển tự động. Khi có dòng điện cấp vào cuộn điện từ, lõi điện từ sẽ thay đổi vị trí đóng mở. Đây là cách hoạt động của van.

Lồng giặt:

Lồng bên ngoài thường được làm bằng chất liệu nhựa cứng. Có chức năng chứa nước giặt trong quá trình giặt. Còn lồng bên trọng được làm bằng inox, chứa quần áo khi giặt.

Lồng bên ngoài máy giặt là lớp bao bọc các thành phần trong lồng giặt. Nó được liên kết với khung máy giặt thông qua các thanh lò xo. Nhằm giảm sự rung lắc khi hoạt động.

Lồng bên trong máy giặt thì liên kết với trục quay để quay tròn khi giặt.

Motor máy giặt:

Sử dụng động cơ điện để tạo chuyển động quay tròn lồng giặt khi giặt và vắt. Nó được lắp trực tiếp trên thân của lồng giặt ngoài. Với mục đích đảm bảo truyền chuyển động quay tốt nhất.

Bộ điều khiển động cơ máy giặt: Phần bảng mạch điện tử này có tác dụng điều khiển motor của máy giặt.

Nắp máy giặt:

Với máy giặt cửa trên, nắp máy giặt bảo vệ và cách ly người dùng khi máy giặt hoạt động.

Còn với máy giặt cửa ngang, nắp máy giặt có tác dụng đóng kín để ngắn nước trong lồng giặt không tràn ra ngoài khi giặt. Không thể mở nắp khi máy giặt hoạt động.

Dây curoa máy giặt: Loại dây đai này được sử dụng phổ biến để truyền chuyển động quay từ trục động cơ sang trục quay của lồng giặt.

Lưới lọc bơm xả: Được đặt trước bơm xả để lọc hết các rác có trong nước xả sau khi giặt quần áo. Tránh tình trạng bơm xả của máy giặt bị kẹt.

Bơm xả máy giặt: Bơm nước thải ra ngoài sau quá trình giặt, xả. sau đó, cấp nước mới vào lồng giặt để thực hiện giai đoạn tiếp theo trong chu trình giặt quần áo.

Tất tần tần thông tin về cấu tạo máy giặt và chức năng của các bộ phận đều được đề cập chi tiết. Bạn không nên bỏ qua những kiến thức này. Nếu muốn sử dụng máy giặt đúng cách, hiệu quả. Kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

Sơ đồ nguyên lý máy giặt

Dựa vào sơ đồ nguyên lý máy giặt, bạn sẽ thấy rõ cách thức hoạt động của máy giặt:

Thứ 1:

Cho quần áo bẩn vào máy, đổ lượng bột/nước giặt phù hợp với khối lượng quần áo vào khay chứa bột/nước giặt. Sau đó, đóng nắp máy giặt lại. 

Lúc này, máy giặt sẽ đảo 2 chiều để cân lượng quần áo có trong lồng. Nhằm cân lượng nước cho phù hợp với máy.

Thứ 2:

Khi máy giặt đã cân xong, bo mạch cấp điện ra van cấp nước. Nước sẽ chảy qua van đi vào lồng giặt. 

Khi lượng nước cấp vào trong lồng giặt đủ với mức nước máy tự cân bằng ban đầu. Phao áp lực báo về bo mạch, bo mạch sẽ ngừng cấp điện cho van. 

Sau đó, sẽ bắt đầu cấp điện cho động cơ quay, máy giặt bắt đầu chu trình giặt.

Thứ 3:

Sau khi đã giặt xong, động cơ máy giặt không quay nữa. Đến mức thời gian được lập trình sẵn trên bo mạch, máy giặt sẽ chuyển sang chế độ xả. 

Lúc này, bo mạch sẽ cấp nguồn điện cho van xả, van xả kéo ra cho nước thoát ra ngoài. Khi nước thoát hết, phao báo mực nước sẽ báo về bo mạch. Để bo mạch tiếp tục cấp nguồn cho động cơ máy giặt quay tiếp theo 1 chiều.

Thứ 4:

Sau khi thực hiện quá trình vắt lần 1, máy quay trở lại chế độ cấp nước và máy giặt lại giặt. Giặt xong, máy giặt lại vắt thêm lần nước. Như vậy, kết thúc một chu trình giặt quần áo.

Mở nắp máy giặt, lấy quần áo ra phơi.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng bạn đã biết cấu tạo máy giặt nhà mình gồm những bộ phận nào. Trong quá trình sử dụng, hãy tuân thủ những quy định của nhà sản xuất.

Đồng thời thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt định kỳ. Để giúp máy giặt luôn duy trì hoạt động ổn định. Kéo dài tuổi thọ.