Top 9 # Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Buồng Phòng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bộ Phận Buồng Phòng Là Gì? Chức Năng Của Bộ Phận Buồng Phòng Housekeeping

Khái niệm bộ phận buồng phòng

Bộ phận buồng phòng trong khách sạn là là một bộ phận nằm trong hệ thống khách sạn, có nhiệm vụ chính là luôn đảm bảo cho không gian phòng trong khách sạn được đảm bảo chất lượng. Các công việc chủ yếu mà bộ phận buồng phòng đảm nhiệm đó chính là dọn dẹp, giặt ủi, sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng, ngăn nắp.

Để cho một phòng ngủ đảm bảo chất lượng, chúng phải luôn trong tình trạng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đúng theo tiêu chuẩn của mỗi khách sạn. Và đối với từng khách sạn cụ thể, đội ngũ nhân viên buồng phòng sẽ có những công việc cụ thể hơn. Bộ phận buồng phòng tiếng Anh được gọi là Housekeeping, đây là thuật ngữ quen thuộc đối với những bạn đã và đang học chuyên ngành khách sạn, nhà hàng.

Bộ phận buồng phòng bao gồm các vị trí nào?

– Nhân viên buồng phòng: Với công việc chủ yếu là dọn dẹp phòng sao cho sạch sẽ, ngăn nắp theo tiêu chuẩn của khách sạn. Song song với đó là kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, vật dụng trong phòng. Khi phát hiện có sự cố, cần liên hệ ngay với bộ phận bảo dưỡng để xử lý.

– Nhân viên giặt ủi: Tiến hành giặt ủi các vật dụng trong phòng như gối, ga trải giường, chăn, rèm cửa, khăn tắm, quần áo,… Ngoài ra, khi khách hàng có yêu cầu giặt đồ cũng phải chịu trách nhiệm cho công việc này.

– Nhân viên văn phòng: Phụ trách các công việc về làm thủ tục giấy tờ lưu trú đối với khách hàng, các giấy tờ, công việc hành chính của bộ phận buồng phòng.

Chức năng của bộ phận buồng phòng trong khách sạn

Công việc của bộ phận có thể nói là làm việc trong thầm lặng nhưng trực tiếp mang lại hiệu quả, sự hài lòng cho khách hàng rất tốt. Trên thực tế, bộ phận buồng phòng có vai trò chiếm đến 60% doanh thu của khách sạn. Vì vậy, điều này đủ cho chúng ta thấy vị trí, chức năng của bộ phận buồng phòng rất quan trọng.

Các yêu cầu cần thiết đối với nhân viên bộ phận buồng phòng

1. Nắm rõ kiến thức cơ bản

Mỗi nhân viên làm việc trong từng vị trí của bộ phận buồng phòng khách sạn đều phải nắm vững các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Hiểu rõ từng quy trình làm việc, các nguyên tắc cần chú ý. Mọi thao tác khi làm việc đều phải thể hiện sự chuyên nghiệp, theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.

2. Có ý thức trong giữ gìn vệ sinh, cẩn thận

Trong quá trình dọn dẹp cần đảm bảo mọi thứ được gọn gàng, sạch sẽ. Luôn cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý đến các vật dụng, thiết bị trong phòng, tránh làm hư hỏng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

3. Có thái độ cởi mở, nhiệt tình

Khi tiếp xúc với khách hàng nên tạo được ấn tượng, thể hiện thái độ cởi mở, nhiệt tình để tạo thiện cảm. Khi khách hàng có thắc mắc, hãy giải đáp một cách tường tận, đảm bảo khách hàng có tâm lý thoải mái nhất.

Học Nghiệp Vụ Về Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Buồng Phòng Trong Khách Sạn

Khi lựa chọn khách sạn để lưu trú thì đối với khách hàng chất lượng phòng ngủ là một trong các tiêu chí hàng đầu để họ quyết định. Vì vậy, để cho mỗi căn phòng đều luôn được đảm bảo và duy trì theo đúng tiêu chuẩn thì đó là sự đóng góp không hề nhỏ của các nhân viên bộ phận Buồng phòng.

Bất kỳ ai trong chúng ta khi lưu trú tại một khách sạn bất kỳ nào đó, đều chúng ta mong mỏi nhất chính là sự sạch sẽ, thoải mái để có được giấc ngủ ngon nhất. Chính vì vậy, có thể nói phòng ngủ chính là “sản phẩm” quan trọng nhất của mỗi khách sạn và bộ phận Buồng phòng chính là những người đóng vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của “sản phẩm”.

Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên bộ phận Buồng phòng?

Bộ phận Buồng phòng sẽ chịu trách nhiệm duy trì chất lượng phòng ngủ theo đúng tiêu chuẩn các tiêu chuẩn nhằm mang lại sự thoải mái, chất lượng dịch vụ phòng ngủ tốt nhất cho khách trong suốt thời gian lưu trú. Ngoài ra, bộ phận Buồng phòng còn phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với bộ phận Lễ tân (và các bộ phận khác) trong việc cung cấp dịch vụ phòng ngủ cho khách.

Học quy trình, nghiệp vụ Buồng phòng khách sạn bao gồm những gì?

Khi tham gia các khóa học nghiệp vụ Buồng phòng thì người học được đào tạo các kỹ năng cơ bản cần có ở một nhân viên bộ phận Buồng phòng, bao gồm: thao tác dọn giường, kiểm tra vết bẩn, các bước trải ga giường hay cách thay vỏ bao gối – mền… theo đúng các tiêu chuẩn ở các khách sạn 5 sao.

Học viên được học về các kỹ năng cần có ở nhân viên Buồng phòng

Không chỉ quay quanh việc dọn dẹp giường ngủ, người học còn làm quen với các thao tác khác như: sử dụng máy hút bụi, cách giũ rèm cửa, cách đánh bóng các vật dụng, trang trí hay cách lau chùi khu vực nhà vệ sinh…

Đặc biệt, một kiến thức quan trọng mà một nhân viên Buồng phòng cần nắm vững đó chính là cách sử dụng các hóa chất. Bạn phải nắm và phân biệt được các loại hóa chất khác nhau và chúng được sử dụng ở khu vực nào hay chất liệu tương ứng với nó cũng như cách sử dụng, bảo quản để tránh gây lãng phí và nguy hại cho chính người làm việc.

Bên cạnh đó, người học còn được hướng dẫn đầy đủ quy trình làm phòng từ các bước cơ bản như nhận danh sách phòng, chuẩn bị xe đẩy (trolley), cách kiểm tra – xin phép khách làm phòng đến các bước chi tiết như: khi vào phòng thì nên làm theo thứ tự nào cho thuận tiện nhanh chóng, nên dọn khu vực nào trước, cách kiểm tra các thiết bị trong phòng, ghi nhận – xử lý các dịch vụ yêu cầu của khách…

Sau khi dọn dẹp, làm vệ sinh phòng ngủ xong thì nhân viên Buồng phòng có trách nhiệm kiểm tra và bổ sung các vật dụng Amenities cho khách (khăn, trà, café, nước suối…) cũng như kiểm tra mini-bar về số lượng khách sử dụng, hạn sử dụng của các vật phẩm, bổ sung và ghi nhận lại trong báo cáo… Sau đó là cách kiểm tra để đảm bảo trước khi rời phòng thì tất cả các khu vực đều đã sạch sẽ và thao tác rời phòng khách.

Cuối cùng, người học còn được chia sẻ các cách xử lý tình huống khi khách có treo bảng “Do not Disturb (Không làm phiền), khách muốn đổi phòng, khách có yêu cầu đặc biệt hay phàn nàn… cũng như cách ứng phó trong các tình huống hỏa hoạn, khách bị thương, có trộm cắp, khủng bổ…

Học nghiệp vụ Buồng phòng khách sạn ở đâu uy tín, chất lượng?

Để nằm vững nghiệp vụ Buồng phòng thì việc lựa chọn cơ sở học tập uy tín, chất lượng là vô cùng quan trọng. Trong đó, Hướng Nghiệp Á Âu là một trong những đơn vị đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Nhà hàng – Khách sạn, Ẩm thực và Dịch vụ.

Phòng ngủ thực hành cho học viên đạt chất lượng tương đương với các khách sạn 5 sao thực tế

Tại Hướng Nghiệp Á Âu, giáo trình nghiệp vụ Buồng phòng được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn nghề (Bộ tiêu chuẩn về các kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam) mang đến cho Học viên nghiệp vụ cần thiết với yêu cầu công việc thực tế.

Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ Giảng viên là các Chuyên gia, nhà Quản lý với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn khách sạn quốc tế. Học viên sẽ được hướng dẫn tường tận về mọi bí quyết để tự tin, nắm bắt nhanh hơn khi ra làm nghề.

Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và nhất là tiêu chuẩn phòng thực hành đạt chất lượng tương đương với khách sạn 4, 5 sao hiện hành mang lại cảm giác chân thật nhất cho học viên khi thực hành các thao tác, từ đó sẽ không bị bỡ ngỡ với môi trường thực tế. Đặc biệt, mỗi khóa học ở Hướng Nghiệp Á Âu cỏn tổ chức các đợt tham quan thực tế nhà hàng, khách sạn 4, 5 hàng đầu ở Việt Nam.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu/ đăng ký tham gia khóa học Nghiệp vụ Buồng phòng thì hãy liên hệ ngay số 1800 6148 (miễn phí cưới gọi) để được tư vấn thêm.

Chức Năng Bộ Phận Buồng Phòng Trong Khách Sạn Quan Trọng Không?

Bộ phận buồng phòng không làm việc ở vị trí hào nhoáng như các bộ phận khác. Thế nhưng đây là một bộ phận trực tiếp đem lại những trải nghiệm cho khách hàng. Âm thầm hoạt động là thế nhưng đây là bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của khách hàng đối với khách sạn. Vì vậy nó chiếm tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Đây cũng là bộ phận tương tác trực tiếp với bộ phận lễ tân để cung cấp dịch vụ buồng phòng và đem lại những dịch vụ tuyệt vời nhất cho khách hàng trong quá trình lưu trú. Chỉ mới điểm qua những ý trên đã thấy được vai trò bộ phận buồng phòng là rất quan trọng

Nhiệm vụ bộ phận buồng phòng

Nhiệm vụ chính của bộ phận buồng phòng là chịu trách nhiệm về sự vệ sinh cho khách sạn. Đây là bộ phận đảm bảo sự sạch sẽ cho phòng ở với các công việc chính như dọn dẹp, giặt ủi,… Đồng thời đây cũng là bộ phận đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, đảm bảo những giấc ngủ ngon trong quá trình lưu lại khách sạn.

Những vị trí và chức năng bộ phận buồng phòng riêng

Trong bộ phận buồng phòng chia ra nhiều vị trí nhỏ hơn. Mỗi vị trí lại có một nhiệm vụ riêng, chuyên hóa chức năng của mình. tất cả những vị trí này hoạt động teamwork chặt chẽ, ăn ý với nhau đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành tốt nhất

Chức năng bộ phận buồng phòng: Nhân viên dọn phòng (Room attendant)

Đảm bảo phòng luôn trong trạng thái tốt nhất. Phòng phải sạch sẽ, gọn gàng, đầy đủ đồ dùng trước khi khách nhận phòng

Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng (Public Area Attendant)

Chịu trách nhiệm giữ gìn sự sạch sẽ, gọn gàng các khu vực sảnh, hành lang, các thiết bị chung trong khách sạn

Nhân viên vải và đồng phục (Linen and Uniform attendant)

Chịu trách nhiệm giữ, cấp phát, làm sạch và kiểm kê ga giường, gối,chăn… của khách sạn. Luôn giữ những vật dụng này sạch sẽ thơm tho để giúp khách hàng thoải mái nhất có thể. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm cấp phát và làm sạch đồng phục cho nhân viên

Giám sát khu vực công cộng (Public area, Floor… Supervisor)

Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở nhân viên cấp dưới. Đảm bảo buồng phòng và các khu vực công cộng luôn đạt chuẩn tiêu chí đề ra.

Trợ lý trưởng bộ phận buồng phòng (Assistance Executive Housekeeper)

Phối hợp chặt chẽ với Trưởng bộ phận để đảm bảo giữ gìn sạch sẽ. Luôn duy trì liên lạc với Bộ phận Lễ tân để nắm bắt được nhu cầu của khách. Đón khách đoàn, khách VIP. Phối hợp với các bộ phận khác để có thể phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Trưởng bộ phận buồng phòng (Executive Housekeeper)

Là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự sạch sẽ của khách sạn. Là người đưa ra, triển khai kế hoạch cho cấp dưới. Ngoài ra, họ còn là người trực tiếp làm việc với bộ phận khác nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất

Kỹ thuật (Maintenance & Engineering hay Janitor)

Phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất của tất cả buồng phòng khách sạn. Những thiết bị bao gồm: điện, cơ khí, hệ thống sưởi, máy điều hòa không khí, đồng thời thực hiện những sửa chữa nhỏ và tu bổ trang thiết bị cần thiết.

Bảo vệ (Security)

Đây là bộ phận phụ trách đảm bảo an ninh trong khu vực buồng phòng khách sạn. Khi có tình huống ngoài mong muốn, họ sẽ bảo vệ an toàn tính mạng của khách hàng và nhân viên khách sạn.

Mối quan hệ trong và ngoài bộ phận đảm bảo chức năng bộ phận buồng phòng

Để hoạt động phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ thì cần có sự hợp tác ăn ý giữa các bộ phận khác nhau. Chẳng hạn như bộ phận tiền sảnh và bộ phận buồng phòng phải luôn có sự trao đổi cập nhật thông tin với nhau. Khi khách muốn check-out, bộ phận tiền sảnh phải báo với bộ phận buồng phòng để kiểm tra tình trạng phòng, đồng thời lau dọn và bổ sung. Khi đã dọn xong thì cần báo lại để bắt đầu bán buồng

Trong nội bộ bộ phận cũng cần có sự kết hợp ăn ý. Ví dụ như muốn vệ sinh phòng thì bộ phận giặt đồ cần cung cấp gối, chăn,… sạch. Bộ phận kĩ thuật cũng không thể biết mà sửa chữa những vật dụng đã hỏng hóc nếu nhân viên dọn phòng không báo cáo,…

Poliva – Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn cao cấp giá rẻ như: xích đu giọt nước giá rẻ, ghế hồ bơi, ô dù lệch tâm giá rẻ, bộ amenities khách sạn,…Mọi sản phẩm do Poliva cung cấp đều là hàng 100% nhập khẩu và mang thương hiệu Poliva cao cấp. Quý khách có nhu cầu mua hàng xin liên hệ 096.849.8888 để chọn được những mẫu sản phẩm mà bạn mong muốn.

Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Bộ Phận Pha Chế Trong Nhà Hàng

Bộ phận pha chế có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong nhà hàng.

Các chức năng của bộ phận pha chế trong nhà hàng

Trưởng bộ phận pha chế hoặc người được ủy quyền trực tiếp ký nhận để đảm bảo hàng đủ số lượng và đạt chất lượng. Trường hợp phát hiện ra hàng bị sai yêu cầu thì phải phản hồi cho bộ phận mua hàng để kịp thời xử lý.

Định lượng đồ uống

Bộ phận pha chế có chức năng pha chế đồ uống tuân theo đúng định lượng đã được thống nhất của nhà hàng và phải chịu trách nhiệm nếu như có thất thoát. Đối với các loại đồ uống bị thiếu nguyên vật liệu trên 10 % thì phải báo cho Quản lý hỏi ý kiến giải quyết.

Sử dụng nguyên vật liệu chế biến

Nhân viên pha chế phải sử dụng nguyên vật liệu pha chế đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà hàng. Các nguyên liệu không đạt phải được loại bỏ, nếu nằm vào trường hợp huỷ thì phải huỷ theo quy định; không được mang các loại nguyên vật liệu khác vào khu vực pha chế để chế biến cho nhu cầu của bộ phận pha chế, các bộ phận khác hay bán cho khách hàng. Không sử dụng cơ sở vật chất, máy móc của quán vào mục đích cá nhân.

Nhân viên pha chế phải sử dụng nguyên vật liệu pha chế đạt tiêu chuẩn.

Nhận đồ uống pha chế

Nhân viên pha chế chỉ pha chế đồ uống khi đã nhận được phiếu in nhà bếp từ bộ phận Thu ngân in ra, và không chấp nhận Order bằng miệng. Bộ phận pha chế không được pha chế đồ uống cho nhân viên, kể cả nhân viên các bộ phận khác trừ trường hợp được yêu cầu từ Giám đốc công ty theo quy chế test thức uống.

Nếu Quản lý yêu cầu bằng miệng, Nhân viên pha chế có thể làm thức uống và xuất cho bộ phận bàn nhưng không quá 5 loại thức uống và sau đó phải yêu cầu bộ phận bàn ghi phiếu Order và chuyển ngay cho bộ phận Thu ngân để nhập vào máy và in phiếu tính tiền.

Huỷ nguyên vật liệu

Với những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, bộ phận pha chế phải được sự đồng ý của quản lý nhà hàng trước khi tiến hành hủy. Việc huỷ nguyên vật liệu phải được thực hiện đúng theo quy trình sao cho đảm bảo vệ sinh và chất lượng của các loại nguyên vật liệu khác.

Các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của bộ phận pha chế

Xây dựng công thức tiêu chuẩn trong pha chế

Bộ phận pha chế có nhiệm vụ xây dựng công thức pha chế chung cho các nhân viên pha chế để những nhân viên mới vào sẽ dễ dàng áp dụng và nhanh chóng nắm bắt công việc. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhân viên pha chế cũng cần sáng tạo nên những công thức riêng của mình để thể hiện dấu ấn cá nhân cũng như thể hiện năng lực làm việc. Cùng với đó, các công thức tiêu chuẩn phải được quản lý nhà hàng phê duyệt trước khi áp dụng.

Nhân viên pha chế sẽ có bộ công thức tiêu chuẩn khi làm việc.

Bảng công thức tiêu chuẩn pha chế thường bao gồm: thành phần định lượng; cách thức sơ chế và cách thức pha chế.

Đối với hàng hoá không cần quá trình pha chế mà sử dụng ngay như rượu, bia thì không cần lập công thức nhưng phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn hàng hoá đã được duyệt.

Tuân theo các tiêu chuẩn đồ uống

Tiêu chuẩn đồ uống được lập ra nhằm đảm bảo chất lượng các loại đồ uống của quầy Bar và được sử dụng trong các trường hợp sau:

Áp dụng cho việc đàm phán với nhà cung cấp và làm căn cứ kiểm tra chất lượng nguyên liệu, hàng hoá khi nhận hàng.

Tiêu chuẩn hàng hoá phải đảm bảo các yếu tố như sau:

Thời hạn sử dụng.

Tiêu chuẩn trọng lượng.

Tiêu chuẩn màu sắc.

Tiêu chuẩn nhận dạng hàng không đảm bảo chất lượng…

Bất kỳ loại hàng hoá nào trước khi sử dụng phải đề xuất tiêu chuẩn và phải được duyệt trước.

Quản lý bộ phận pha chế chịu trách nhiệm duyệt tiêu chuẩn hàng hoá.

Đảm bảo tiêu chuẩn pha chế

Bartender chỉ được phép pha chế khi có sự chỉ đạo của quản lý hoặc nhận order từ bộ phận phục vụ. Khi nhận được order, Bartender phải đảm bảo theo đúng thời gian pha chế. Nếu không đảm bảo thời hạn pha chế theo công thức hoặc trường hợp không còn đủ nguyên liệu để pha chế thì phải báo cho bộ phận phục vụ ngay để xử lý.

Khi thực hiện quá trình pha chế, Bartender phải đảm bảo đúng theo quy trình sơ chế, các bước pha chế trong bảng công thức tiêu chuẩn.

Nhân viên quầy bar phải đảm bảo được các tiêu chuẩn pha chế.

Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh

Bartender phải luôn đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc, công cụ dụng cụ pha chế tại quầy sạch sẽ và để đúng nơi quy định. Bên cạnh đó phải lên kế hoạch lau chùi định kỳ.

Nhân viên bộ phận pha chế cũng phải vệ sinh thân thể sạch sẽ để không để có mùi, có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Phối hợp với các bộ phận khác

Bộ phận pha chế cũng phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên trong thời gian phục vụ, không cãi lại hay tranh luận đúng sai. Nếu có ý kiến sẽ trình bày vào lúc khác. Sẵn sàng hỗ trợ bộ phận bàn, lễ tân , bếp.. các bộ phận khác trong nhà hàng nếu có thời gian…