Top 8 # Giải Pháp Công Nghệ Thông Tin Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Ict Là Gì? Ict Trong Công Nghệ Thông Tin Là Gì?

Phúc Gia® – Cung Cấp Thông Tin Về ICT Và ICT Index Cùng Dịch Vụ Hợp Quy Và Dán Nhãn Năng Lượng Nhanh Chóng Uy Tín Nhất Cho Tất Cả Các Sản Phẩm Liên Quan Đến ICT. Các Khách Hàng Tiêu Biểu Của Phúc Gia®: SamSung, Panasonic, Toshiba, Sharp… Cùng Với Nhiều Đơn Vị Lớn Nhỏ Khác!

ICT là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho IT, nhưng thường là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhấtvà sự kết hợp của viễn thông (Đường dây điện thoại và tín hiệu không dây), hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe – nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại.

Trong lĩnh vực CNTT, ICT là từ viết tắt của Information & Communication Technologies có nghĩa là Công nghệ thông tin và Truyền thông. ICT bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết. ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải mạng và các chức năng giám sát.

Từ đó, ta có thể hiểu đơn giản: ICT là sự kết hợp của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông để tạo nên sự kết nối và chia sẻ thông tin với nhiều hình thức khác nhau.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2016 công bố ngày 22/3/2017 cho biết, Bộ Tài chínhdẫn đầu bảng xếp hạng chung của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Cơ quan thuộc Chính phủ, thứ hai là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thứ ba là Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Theo Liên minh bưu chính Quốc tế (ITU): ICT Index là thước đo mức độ phát triển về CNTT và TT.

– Theo Đại học Havard (Mỹ):ICT Index là thước đo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và TT.

1) ICT Index của Tỉnh – Thành:Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Tỉnh – Thành. (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: hạ tầng và ứng dụng). 2) ICT Index của Bộ – Ngành:Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Bộ – Ngành. (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: hạ tầng và ứng dụng). 3) ICT Index của Doanh nghiệp: Chỉ số về năng lực sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT-TT của Doanh nghiệp. (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh).

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan

Tại Sao Với Giá Dịch Vụ Ở Phân Khúc Cao, Phúc Gia® Vẫn Được Các Doanh Nghiệp Lựa Chọn Là Đơn Vị Tin Cậy Hàng Đầu Với Các Dịch Vụ Hải Quan

Ngành Công Nghệ Thông Tin Là Gì? Ra Trường Làm Gì?

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).  Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG chúng tôi Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ chúng tôi (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,… Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín đặc biệt chú trọng.

Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ thông tin không, ngành Công nghệ thông tin xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ thông tin khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành ngành Công nghệ thông tin,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin và trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin giỏi trong tương lai.

Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thông Tin

Vậy, dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ thông tin là gì?

Dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ thông tin là một quy trình đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Ở đó, các doanh nghiệp thuê tư vấn sẽ được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ những thông tin cần thiết để họ có thể giải quyết vấn đề của mình hoặc chọn ra những nhà cung cấp giải pháp hợp lí nhất.

Dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ thông tin đã có mặt ở Việt Nam từ 20 năm trước. Giai đoạn 1997-2000, một số nhà kinh doanh đã có ý định phát triển ứng dụng công nghệ thông tin nhưng do thiếu kinh phí, ngành công nghệ thông tin lúc đó vẫn chưa hưng thịnh như bây giờ nên hầu như toàn bộ gánh nặng đều đặt trên đôi vai của các kỹ sư công nghệ thông tin.

Từ năm 2002 đến nay, ngành tư vấn công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc, không ít những doanh nghiệp tư vấn ra đời và hoạt động độc lập với những nhà cung cấp giải pháp. Tuy nhiên, sự phức tạp về thành phần tham gia, về yếu tố thương mại của thị trường tư vấn công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ đến chất lượng dịch vụ, mà hơn cả là những tác động tiêu cực, làm mất đi bản chất thuần túy của tư vấn. Để có thể phát triển và nâng dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ thông tin lên một tầm cao hơn, có một vài giải pháp được đưa ra như:

Các nhà tư vấn cần phải đưa ra nhiều gói dịch vụ khác nhau cho khách hàng, để có thể phù hợp với khả năng tài chính cũng như quy mô dự án mà họ cần tư vấn.

Chính phủ Việt Nam cần sớm lập ra những trung tâm giám sát hoạt động tư vấn này, và nhận các phản hồi về dịch vụ.

Cho dù là dịch vụ tư vấn giải pháp, nhưng cũng cần có các bộ chuẩn lượng giá đặc thù.

Nhà nước nên rà soát, kiểm tra lại năng lực của các nhà tư vấn, để đảm bảo chất lượng tư vấn cao nhất, tránh nhiều rủi ro không đáng có.

Nghề Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thông Tin

Một bệnh viện muốn tin học hóa hệ thống lưu trữ thông tin hồ sơ bệnh nhân. Vậy làm thế nào để họ có thể xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu này một cách khoa học và có thể truy nhập để tìm kiếm thông tin chính xác, dễ dàng? Theo một chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin đã từng tư vấn “ca” này, trước hết bạn cần tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng: Họ muốn xây dựng cơ sở dữ liệu có dung lượng bao nhiêu, đã có sẵn cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa, có muốn xây dựng hệ thống lưu trữ và phục hồi dữ liệu…?

Sau đó, căn cứ vào những yêu cầu và mục đích của khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ lập sơ đồ kỹ thuật cho hệ thống này và đề nghị các thiết bị cũng như phần mềm thích hợp nhất để đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ và tối ưu.

Để có thể làm được nghề này, ngoài kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin (bao gồm kiến thức về mạng, phần cứng, phần mềm, server…), nhân viên tư vấn còn cần có thái độ phục vụ khách hàng đúng mực. Không ít trường hợp nhân viên tư vấn lập sơ đồ kỹ thuật, cung cấp danh sách đầy đủ các thiết bị và phần mềm cần trang bị… thì khách hàng cho rằng họ đang cố tình “vẽ vời” để lấy tiền của khách.

Hoặc có khi khách hàng nghe trình bày chi tiết xong xuôi, đồng ý làm theo giải pháp do nhân viên tư vấn đề nghị nhưng đến khi thấy chi phí dự trù thì yêu cầu bỏ cái này, bớt cái kia. Trong trường hợp này, nhân viên tư vấn cần giải thích cho khách hàng hiểu rõ công năng của từng thiết bị/phần mềm và tư vấn kỹ cho họ biết nếu thiếu thì hệ thống có thể gặp những vấn đề nào.

Chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin của một công ty lớn tại chúng tôi chia sẻ: “Làm nghề này ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Chính những kinh nghiệm tích lũy được qua thời gian và công việc sẽ giúp bạn có thể tự tin khi làm việc với khách hàng, đưa ra được những giải pháp tốt nhất theo yêu cầu và khả năng tài chính của họ”.

Ngoài ra, được tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Nghề tư vấn công nghệ thông tin không chỉ là công việc kỹ thuật mà nó còn đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp bởi bạn sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng.

Vì vậy, bên cạnh việc trau dồi chuyên môn và nắm vững kỹ thuật, luôn cập nhật những thông tin chuyên ngành mới vốn là “điều kiện cần”, bạn trẻ theo đuổi nghề này cần trang bị thêm kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp (điều kiện đủ) để có thể thành công trong nghề.

Nguồn: VIETNAMWORKS.COM