Top 8 # Giải Pháp Hữu Ích Môn Tiếng Anh Tiểu Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giải Pháp Học Tiếng Anh Giao Tiếp Cho Học Sinh Tiểu Học

Giải pháp học tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Tiểu học là điều mà bố mẹ luôn tìm kiếm. Đặc biệt trong môi trường học tập và làm việc ngày càng trở nên năng động. Không chỉ yêu cầu các bé giao tiếp tốt bằng tiếng mẹ đẻ, mà còn cần thuần thục kỹ năng giao tiếp của ít nhất 1 ngôn ngữ nước ngoài.

Tầm quan trọng của tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Tiểu học

Việc học tập và giao tiếp bằng tiếng Anh là cần thiết với mọi lứa tuổi. Điều này sẽ giúp khai thác tiềm năng sử dụng tiếng Anh của trẻ ngay từ sớm. Khi tự tin giao tiếp, trẻ sẽ ngày càng có thêm động lực để tiếp tục khai phá những kiến thức, lĩnh vực mới trong tiếng Anh.

Với kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thuần thục, các bé sẽ tự tin rất nhiều, đặc biệt trong các tình huống trò chuyện với người bản xứ. Đây chính là chìa khóa cho các con mở cánh cửa thành công trong tương lai.

Ngoài ra, với việc cập nhật giáo trình Quốc tế, học tiếng Anh không chỉ là đọc – viết. Học sinh muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh cần nắm vững kỹ năng giao tiếp. Hay cụ thể hơn là kỹ năng nghe – nói. Đây là kỹ năng cần được rèn luyện và trau dồi thường xuyên nếu muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Tiếng Anh giao tiếp là yêu cầu bắt buộc để trẻ thuần thục 4 kỹ năng của tiếng Anh

Khó khăn của bé khi học tiếng Anh giao tiếp

Tiếng Anh là ngôn ngữ không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động ngày của bé, vì thế, lần đầu tiên khi tiếp xúc với một ngữ mới, trẻ sẽ không thể tránh khỏi bỡ ngỡ và khó khăn.

Lý do đầu tiên khiến nhiều bé chán nản khi học tiếng Anh giao tiếp vì không biết cách phát âm hoặc phát âm không chuẩn, thường xuyên bị bắt lỗi sai. Điều này khiến bé trở nên do dự, lo sợ mình nói không đúng, không ai hiểu. Lâu dần, con trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp và không còn muốn giao tiếp bằng tiếng Anh.

Đồng thời, do phát âm không chuẩn, không thể hình dung và hiểu đúng nghĩa của từ, trẻ cũng sẽ dễ gặp phải khó khăn trong quá trình nghe – hiểu khi giao tiếp dẫn đến hiểu sai, trả lời không đúng ý, gây khó hiểu và dần mất đi hứng thú giao tiếp tiếng Anh.

Khi trao đổi với các bậc phụ huynh, Edupia nhận thấy, khó khăn lớn nhất trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp của con mà bố mẹ thường chia sẻ là về môi trường học.

Các bé – đặc biệt là các bé ở ngoại thành, nông thôn thường không có nhiều cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ bản xứ như giao tiếp với người nước ngoài hay học trực tiếp với giáo viên Anh – Mỹ… Nghiêm trọng hơn, bé bị dạy sai cách phát âm một số từ do sự khác biệt trong giọng đọc của thầy cô.

Trẻ rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp do gặp phải những khó khăn về vốn từ vựng, môi trường học tập

Bố mẹ nên làm gì để giúp bé học tốt tiếng Anh giao tiếp?

Vai trò của bố mẹ trong việc hỗ trợ bé học tiếng Anh giao tiếp rất quan trọng. Đặc biệt là với lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhận thức của các con còn non yếu, chưa có định hướng rõ ràng, rất dễ xao nhãng và đánh mất hứng thú với môn học “khó nhằn” này.

Khuyến khích trẻ tập nói để hình thành thói quen

Trẻ em có những ngày rất háo hức tiếp thu kiến thức nhưng cũng sẽ có những ngày con cảm thấy khó tập trung và không hào hứng với học tập. Bố mẹ có thể tạo ra những tình huống thu hút trẻ để khuyến khích con tập nói nhiều hơn.

Bố mẹ có thể linh hoạt ứng dụng tiếng Anh vào những tình huống cụ thể về những gì đang diễn ra như:

What food do you like to eat today? (Hôm nay con thích ăn món gì?)

I like green shoes, do you? (Mẹ thích đôi giày màu xanh, còn con?)

Is this dish delicious? (Món này ngon không con?)

Is this puppy so cute? (Cún con này đáng yêu con nhỉ?)

Trẻ con rất thích được khen ngợi. Hãy khuyến khích con nói thật nhiều và không quên dành cho con những lời khen đúng lúc. Bé sẽ thấy tự tin và hào hứng hơn với việc học. Đây chính là nguồn động lực giúp bé kiên trì để hình thành thói quen giao tiếp tiếng Anh ngay tại nhà.

Bé sẽ thấy tự tin giao tiếp tiếng Anh hơn khi nhận được những lời khen ngợi và công nhận đúng lúc từ bố mẹ

Tạo lập môi trường để con có thể giao tiếp tốt

Thái độ của người hướng dẫn luôn là yếu tố quan trọng đối với quá trình tiếp thu kiến thức, đặc biệt là với các bé ở độ tuổi Tiểu học – khả năng tập trung thấp, dễ đánh mất hứng thú học tập.

Bố mẹ hãy luôn tích cực và đưa vào bài học những hình ảnh, đoạn phim, bài hát hay những trò chơi thú vị để con cảm thấy thích thú và luôn mong chờ giờ học tiếng Anh tại nhà. Bé sẽ học tập thường xuyên và tích cực hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bố mẹ có thể đưa con đến những câu lạc bộ, địa điểm du lịch có nhiều người nước ngoài để bé được tiếp xúc và hình thành phản xạ tiếng Anh tự nhiên nhất!

Đồng hành cùng con trong quá trình học tập

Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Tiểu học thật sự là một kỹ năng khó và cần được luyện tập trong thời gian dài. Nếu phải học tập một mình, bé sẽ rất nhanh nản. Lúc này, sự đồng hành và trợ giúp từ bố mẹ sẽ là nguồn động lực rất lớn với con.

Bố mẹ hãy giúp con giải nghĩa những từ vựng khó và cùng con ôn lại cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Hoặc bố mẹ cũng có thể thử hóa thân thành người bạn hay những nhân vật trong đoạn hội thoại cùng bé, dành thời gian luyện tập và tương tác một – một với bé.

Bố mẹ cần đồng hành và khuyến khích con giao tiếp bằng tiếng Anh

Edupia – Giải pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả cho học sinh Tiểu học

Hiểu được nỗi băn khoăn của bố mẹ trong vấn đề tìm được môi trường học tiếng Anh chuẩn cho học sinh Tiểu học, Edupia mang đến giải pháp học tiếng Anh online chất lượng cao hàng đầu.

Cải thiện tiếng Anh giao tiếp cho bé cùng Edupia

Các bé được học từ vựng toàn diện từ việc hiểu nghĩa từ, cách phát âm đến vận dụng trong các ngữ cảnh thực tế. Chính vì vậy, bé tự tin hơn khi ứng dụng tiếng Anh trong giao tiếp, ngay cả với người bản xứ.

Học tiếng Anh online với Edupia bé sẽ được phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết thông qua việc thực hành ngay tại nhà. Với kỹ năng đọc – viết, bé có các bài học phù hợp được tham vấn bởi giảng viên quốc tế và Việt Nam. Với kỹ năng nghe – nói, bé được thực hành với công nghệ i-Speak, giáo viên bản xứ và cả bạn học.

100% giáo viên là người bản ngữ Anh – Mỹ, có chứng chỉ Quốc tế với chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy tại các trường chuyên hàng đầu Quốc tế và Việt Nam. Do đó đảm bảo bé phát âm chuẩn và được theo sát bởi thầy cô có chuyên môn.

Công nghệ độc quyền i-Speak luyện phát âm chuẩn xác và thúc đẩy sự tự tin cho cho bé. Với i-Speak, bé sẽ được ghi âm lại giọng đọc, đánh giá chấm điểm chuẩn xác và đưa ra điều chỉnh để bé luyện tập phát âm chuẩn bản xứ.

Tất cả những điều trên giúp Edupia tạo ra môi trường tuyệt vời để luyện kỹ năng giao tiếp chuẩn xác, tự tin cho học sinh Tiểu học.

Cảm nhận của học sinh khi học tiếng Anh online chất lượng cao với Edupia

Với mức chi phí chỉ 74.000 VND/tháng, các bố mẹ có thể giúp con mình có cơ hội học Tiếng Anh chuẩn Quốc tế ngay tại nhà bằng khóa học online của Edupia. Hãy liên hệ trực tiếp với Edupia để nhận được tư vấn chi tiết:

Giải Pháp Hữu Ích Môn Toán

Giải pháp hữu ích : Giúp học sinh học tốt môn hình họcGIẢI PHÁP HỮU ÍCHGIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC Người viết : Đỗ Thò Trung Tín – Trường Trung Học Phô Thông Lê Quý Đôn 1* CẤU TRÚC : I. ĐẶT VẤN ĐỀII. THỰC TRẠNG 1. Tình hình học sinh 2. Những khó khăn III. GIẢI PHÁP IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Giải pháp hữu ích : Giúp học sinh học tốt môn hình họcGIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌCI. ĐẶT VẤN ĐỀ :– Toán học là một môn học đòi hỏi khả năng tư duy cao .Người học phải có các kỹ năng cơ bản về tính toán , có khả năng lý luận lôgic , có đầu óc tưởng tượng. Đặc biệt là kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Đối với phân môn hình học ,các kỹ năng trên là hêt sức cần thiết để thực hiện quy trình giải một bài toán.Qua khảo sát chất lượng đầu năm bộ môn Toán của hs khối THPT của trường THPT Lê

Quý Đôn cho thấy: không những học sinh yếu toán vè kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán, khả năng suy luận mà hầu hết không làm được toán hình cho dù bài toán đó rất đơn giản. Một số ít học sinh làm được nhưng không có khả năng lý luận. Đa số học sinh đều cho rằng môn Hình học rất khó học. Qua những yếu tố đó tôi xin đưa ra một giải pháp : GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HÌNH HỌC với mong muốn là học sinh sẽ không còn cảm thấy thích thú hơn khi học môn Hình học.II. THỰC TRẠNG :1. Tình hình học sinh : + Tổng số học sinh : 64/ 3 lớp+ Học sinh giỏi : 1/64+ Học sinh khá : 3/ 64+ Học sinh trung bình : 10/64 + Học sinh yếu , kém : 502. Những khó khăn : – Chương trình hình học ở lớp 10 và 11 có nhiều nội dung như khái niệm về vectơ, hình học không gian, . . . hoàn toàn mới và phức tạp, đòi hỏi học sinh phải có khả năng về tư duy trừu tượng do đó có không ít học sinh cảm thấy hình học là môn học rất khó dẫn đến không muốn học và một số cho rằng dù sao thì môn này vẫn ít điểm hơn môn Đại số nên chỉ quan tâm đến môn Đại số mà thôi. Từ những suy nghó của cá nhân các em dẫn đến việc học môn Hình học ở lớp 12 càng khó khăn hơn nữa.– Đa số học sinh không thuộc đònh lý, tính chất cơ bản và đònh nghóa, điều đó đã dẫn đến học sinh không vận dụng được kiến thức đã học vào yêu cầu của bài toán. – Phần lớn học sinh không có khả năng phân tích đề bài, không hiểu được bài toán yêu cầu gì và thêm vào đó là khả năng tính toán còn rất yếu.VD1: Cho 4 điểm bất kì M, N, P, Q. Chứng minh rằng :MQMNNPPQ=++

– Đa số học sinh không cần biết đề bài như thế nào mà chỉ cần nghe đến bài toán chứng minh là đã cho rằng rất khó. Không biết sẽ bắt đầu từ đâu.Người viết : Đỗ Thò Trung Tín – Trường Trung Học Phô Thông Lê Quý Đôn 2I////dGiải pháp hữu ích : Giúp học sinh học tốt môn hình học– Học sinh chỉ học những bài của giáo viên giải mà không có ý thức tự giác trong việc làm bài tập, chờ giáo viên giải rồi chép vào. – Đối với một số giáo viên thì gặp không ít khó khăn trong việc dạy môn này vì cho

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Tiếng Anh

Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh

Phòng GD & ĐT Bắc Sơn Trường THCS TT Bắc Sơn CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thị trấn Bắc Sơn, ngày 14 tháng 10 năm 2010 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN tiÕng ANH THCS I .Khái quát tình hình chung 1.Đánh giá chung: Mục tiêu chung của giáo dục bậc phổ thông là : Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . 2,Kết quả giáo dục 3 năm gần đây. – Năm học 2008-2009 : Giỏi : 11% Khá : 17% TB :57% Yếu : 15% – Năm học 2009-2010 : Giỏi : 12% Khá : 18% TB :59% Yếu : 11% – Năm học 2010-2011 : Giỏi : 12,5% Khá : 21,5% TB :56% Yếu : 10% II,Nguyên nhân chất lượng học tập của học sinh còn thấp a/ Đối với học sinh : -Học sinh chưa nhận thức đúng động cơ và mục đích học tập, chưa có quyết tâm và nhiệt tình học tập, môi trường học tập chưa tốt . -Nhiều học sinh học yếu, không theo kịp các bạn trong các môn học tiếng việt chưa đọc thông viết thạo vì thế đọc và viết môn Tiếng Anh càng khó khăn hơn nhiều. (Thiếu kiến thức, kỹ năng, khả năng để học tập lớp đang học : ngồi nhầm lớp) sinh ra chán học, lười học. 1 -Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải (chép bài tập vào vở nhưng không hiểu gì cả)thi cử thì hay quay cóp. – Chưa có phong trào học nhóm, học tổ do đó không có thời gian nghiên cứu để biến kiến thức của SGK thành kiến thức cho mình, nên khi bị trật bài mẫu, bài tủ thì điểm yếu kém . b/Đối với cha mẹ học sinh: Một bộ phận lớn cha mẹ học sinh xác định mục đích cho con đi học còn lơ mơ, thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến học tập của con cái, còn khoán trắng cho nhà trường , sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt vì bố mẹ các em chủ yếu là nông dân. c/ Đối với chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh: Chương trình học còn nặng nề, cung cấp kiến thức sự kiện là chính, nhiều học sinh không theo kịp chương trình, nội dung nhiều trong một tiết học nên giáo viên khó thực hiện đổi mới PP dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS vì sợ cháy giáo án. Đề kiểm tra của phòng thì phù hợp với nội dung sách giáo khoa mà các em đã được học còn đề của sở chưa được bám sát trương trình sách giáo khoa nhất là đề thi vào 10 chỉ có những em khá …

Dạy Và Học Môn Tiếng Anh: Giải Pháp Nào Để Nâng Cao Chất Lượng?

Các trường đang dần tăng cường cho học sinh rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Kiên: “Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên tiếng Anh”

Tỉnh ta đang thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Bộ GD&ĐT hiện đang tiếp tục điều chỉnh đề án để phù hợp với thực tiễn. Thời gian qua, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên (GV).

Sắp tới, Sở sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, từ đó sẽ có giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này. Sở cũng sẽ tăng cường tổ chức các sân chơi, tạo điều kiện cho học sinh nâng cao kỹ năng học tiếng Anh như: Thi hùng biện, phát triển các câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm… Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh phù hợp với điều kiện ở địa phương. Theo đó, GV phải có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa) Nguyễn Phúc Lộc: “Kỹ năng nghe, nói của GV tiếng Anh còn hạn chế…”

Hiện nay, đội ngũ GV chưa đáp ứng với chương trình đào tạo tiếng Anh hệ 10 năm. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tiếng Anh còn thiếu. Kỹ năng giao tiếp của học sinh còn hạn chế. Nhiều em không có cơ hội để giao tiếp với người nước ngoài. Đối với các trường phổ thông, GV chỉ mới thực hiện tốt kỹ năng đọc, viết; đối với kỹ năng nghe, nói vẫn còn hạn chế. Một số GV đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa khai thác triệt để các thiết bị phục vụ cho việc dạy học môn tiếng Anh.

Muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, trong thời gian tới, các trường cần tăng cường công tác quản lý, chăm lo phát triển đội ngũ GV đạt trình độ chuẩn theo quy định, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu; có giải pháp thu hút sự quan tâm, đầu tư của các tầng lớp xã hội, nhất là phụ huynh học sinh tham gia vào việc hỗ trợ con em học tốt môn tiếng Anh.

Giám đốc Trung tâm Anh ngữ AMA Quảng Ngãi Võ Tiến Dũng: “Đưa GV bản ngữ về giảng dạy tại các trường”

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều trung tâm dạy tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Theo quy luật, trung tâm nào không đảm bảo chất lượng sẽ tự đào thải. Vì vậy, các trung tâm phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thế mạnh của các trung tâm ngoại ngữ là học sinh được tiếp xúc với GV người nước ngoài và phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các trung tâm còn sử dụng giáo trình được các nước tiên tiến áp dụng. Nhờ vậy, các em được rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Theo tôi, các trường cần có sự liên kết với các trung tâm để đưa GV bản ngữ về giảng dạy tại trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.

Cô Nguyễn Thị Hữu Vương, giáo viên tiếng Anh Trường THPT chuyên Lê Khiết: “Để học tốt tiếng Anh đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện”

Trình độ ngoại ngữ của học sinh trên toàn tỉnh không đồng đều. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh ở các trường đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của GV. Nhiều trường bước đầu đưa GV bản ngữ về giảng dạy nhằm tăng kỹ năng nghe, nói cho học sinh. Về cấu trúc ngữ pháp, thì GV bản ngữ còn những hạn chế nhất định.

Trong khi đó, ngữ pháp lại là thế mạnh của GV người Việt, nhưng một số thầy, cô giáo phát âm chưa chuẩn. Vì vậy, trước khi lên lớp, GV cần tra lại từ điển để phát âm chuẩn hơn, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó, học sinh cần được học một cách căn bản từ nhỏ. Học ngoại ngữ là một quá trình, không thể lên THPT các em mới có thể học tốt, nếu cấp dưới không được đào tạo, rèn luyện. Dù GV có giỏi đến đâu, nhưng học sinh không đam mê ngoại ngữ, thì không thể nâng cao chất lượng.

Em Võ Thị Diên Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Nghĩa Hành): “Học sinh cần thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh”

Để học tốt môn tiếng Anh, ngoài việc học ở trường, em thường xuyên nghe những bản tin bằng tiếng Anh trên truyền hình, đọc sách và xem phim có phụ đề bằng tiếng Anh để luyện khả năng nghe, nói, đọc. Sở dĩ các bạn còn hạn chế về kỹ năng giao tiếp vì không có điều kiện để tiếp cận với người nước ngoài; thời gian học tiếng Anh trong trường quá ít, chỉ 2 tiết/tuần.

Mỗi học sinh cần được giao tiếp bằng tiếng Anh thường xuyên với thầy, cô giáo để chỉnh sửa cách phát âm, tăng cường vốn từ vựng. Bên cạnh đó, các bạn phải có ý thức tự học, tự rèn luyện để nắm vững vốn ngữ pháp của mình.

Học sinh học tiếng anh tại Trung tâm Anh ngữ AMA Quảng Ngãi.

Nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019 – 2020

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, nhất là môn tiếng Anh là 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện trong năm học 2019 – 2020. Theo đó, các cơ sở giáo dục cần đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ. Đối với miền núi, việc học tiếng Anh càng thêm khó khăn hơn. Bên cạnh đó, GV dạy tiếng Anh ở miền núi ít có cơ hội để tiếp cận, học hỏi lẫn nhau dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa đảm bảo. Đây là “bài toán” khó đối với ngành giáo dục.