Top 13 # Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch

Với nhiều chính sách, giải pháp tích cực; sự chủ động của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và hưởng ứng của người dân, Quảng Ninh là một điểm đến “an toàn, hấp dẫn, trách nhiệm” và du lịch Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu thu hút được trên 3 triệu lượt khách.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, năm 2019, Quảng Ninh đón trên 14 triệu lượt khách, tổng thu đạt trên 29.400 tỷ đồng. Năm 2020, ngành du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch 34.000 tỷ đồng, đóng góp vào tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh không ít hơn 11,5%.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. 9 tháng đầu năm 2020 tổng khách du lịch đến Quảng Ninh chỉ đạt 5,88 triệu lượt khách, bằng 52% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 516.895 lượt, bằng 13% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch Quảng Ninh đã suy giảm sâu ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Để phục hồi ngành du lịch và đảm bảo tăng trưởng kinh tế sau đại dịch, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu đón 3 triệu khách du lịch trong quý IV năm 2020. Bên cạnh các chính sách như miễn, giảm phí tham quan vịnh Hạ Long, khu danh thắng và di tích Yên Tử, Bảo tàng Quảng Ninh, phí tham quan lưu trú trên vịnh Hạ Long cho khách du lịch, tỉnh cũng đã ban hành các kế hoạch kích cầu du lịch Quảng Ninh những tháng cuối năm 2020.

Căn cứ kế hoạch, một loạt các sự kiện và hoạt động quảng bá, xúc tiến để thu hút khách đến Quảng Ninh được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh với tổng cộng 64 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3 tháng cuối năm 2020. Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11, huyện Tiên Yên phối hợp với Sở Văn hoá – Thể thao tổ chức Tuần Văn hoá – Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ III với một loạt các hoạt động như: Mùa vàng Đại Dực, hội thi vua gà, đua thuyền, ngày hội văn hoá các dân tộc, thi trang phục, ẩm thực… Tuần Văn hoá – Thể thao đã thu hút 17.800 lượt du khách đến với Tiên Yên (nếu tính lượt người với cả người dân địa phương tham gia là gần 100.000 lượt).

Tại Hạ Long, Hội chợ OCOP được khai mạc vào 30/10 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh với 417 gian hàng giới thiệu các sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh và nhiều tỉnh, thành phố trong nước. 

Cùng thời gian này, huyện Vân Đồn tổ chức Liên hoan ẩm thực với điểm nhấn là trưng bày con cá song khủng nặng 158kg thu hút hơn 12.000 lượt khách và ngày 6 đến 8/11 này, tiếp tục huyện Bình Liêu sẽ khai mạc Tuần Văn hoá – Thể thao và Mùa vàng Bình Liêu với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao hấp dẫn giới thiệu vẻ đẹp con người, vùng đất nơi phên dậu Tổ quốc.

Từ nay đến hết năm 2020, sẽ còn rất nhiều các sự kiện văn hoá hấp dẫn như thế được các địa phương tổ chức như: Lễ hội trà hoa vàng Ba Chẽ, Hội hoa sở Bình Liêu, Ngày hội Văn hoá – Thể thao các dân tộc tỉnh Quảng Ninh…

Bên cạnh các sự kiện trong nội tỉnh, Sở Du lịch Quảng Ninh cũng đã tổ chức các chương trình giới thiệu, xúc tiến du lịch tại các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp; làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn để hỗ trợ thúc đẩy du lịch; phối hợp tổ chức Chương trình liên kết phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Bắc; tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch MICE đến Quảng Ninh. Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cùng Hiệp hội Du lịch một số tỉnh khu vực Bắc – Trung – Nam, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành, truyền thông đã tổ chức Lễ ký kết thành lập Liên minh kích cầu du lịch Thu – Đông miền Bắc. Liên minh kích cầu du lịch này gồm 36 đơn vị tham gia, thực hiện Chiến dịch Xúc tiến du lịch liên tuyến Đông Tây Bắc từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021.

Theo:

Đại Dương

 -

Nguồn

(http://baoquangninh.com.vn/)

Tìm Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, ngành Du lịch Việt Nam đã “đóng băng” tạm thời từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, các hoạt động đi lại, vận chuyển hàng không, du lịch trên thế giới bị ngừng trệ.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thời điểm này dịch bệnh cơ bản đã được đẩy lùi, để triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, TCDL đã đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Kế hoạch phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020.

“Quý I năm 2020, Việt Nam đón gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; khách nội địa đạt 13 triệu lượt, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ du lịch ước đạt 6,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước”, ông Khánh thông tin.

“Trong những năm gần đây, lượng khách nội địa đi du lịch Việt Nam đều đạt trên 80 triệu lượt, chiếm tỷ trọng trên 80% trong cơ cấu nguồn khách du lịch, là một bộ phận có đóng góp lớn trong tổng thu của ngành du lịch. Trước bối cảnh đất nước dần trở lại nhịp sinh hoạt bình thường hậu Covid-19, chúng tôi nhận định đây là thời điểm vàng để khôi phục thị trường khách du lịch nội địa, tạo đà tăng trưởng quan trọng “phá băng” cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong khi du lịch quốc tế chưa thể hoạt động trở lại do các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải triển khai các biện pháp để ứng phó với dịch bệnh, thì việc kích cầu du lịch nội địa tại thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng giúp từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh du lịch, giúp các DN du lịch vượt qua khó khăn hiện nay”, Tổng Cục trưởng TCDL nhấn mạnh và đề nghị các địa phương, các hiệp hội, DN, đơn vị kinh doanh du lịch, các hãng hàng không, DN vận tải du lịch… cùng phối hợp, xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách du lịch nội địa.

Các DN, đơn vị kinh doanh du lịch hưởng ứng tham gia Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; xây dựng các chương trình kích cầu/khuyến mại/giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; cung cấp thông tin, thông báo về dịch vụ và giá cả khuyến mại, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch; đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách.

Đồng quan điểm, Chủ tịch TAB Trần Trọng Kiên cho rằng, việc kích cầu du lịch nội địa là yếu tố quan trọng. Năm 2019 Việt Nam có khoảng 16 triệu lượt du khách đi ra nước ngoài và thời điểm hiện tại họ sẽ quay về với du lịch trong nước.

“Đi du lịch bây giờ chúng ta giúp vực dậy một ngành kinh tế mũi nhọn, mà trong 4 năm gần đây đã tạo ra hàng triệu việc làm mới”, ông Kiên bày tỏ.

Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh cho hay, năm 2019 TikTok chạy 3 chương trình gồm Chào Đà Nẵng, Ninh Bình và chương trình giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Số lượng xem lần lượt là 129 triệu, 109 triệu và 190 triệu.

Theo ông Thanh, ảnh hưởng của TikTok tại thời điểm này đã có sự khác biệt lớn so với trước. Đợt giãn cách xã hội vừa qua, TikTok làm clip “ở nhà vẫn vui” với kỳ vọng 200 triệu lượt xem nhưng chỉ sau 21 ngày lượt view lên tới 6,1 tỷ, cùng 35.000 video người xem tạo ra lấy cảm hứng từ clip trên.

“TikTok đóng vai trò trung gian kết nối với người tiêu dùng, chuyển tải thông điệp an toàn và mong muốn đồng hành với ngành Du lịch để quảng bá các điểm đến Việt Nam tới du khách trong nước, ông Thanh nói.

Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu ngay sau khi dịch được kiểm soát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định cho biết, Huế đã miễn phí vé tham quan đại nội, giảm 50% tham quan điểm di tích đến hết tháng 7/2020, khi cần sẽ tiếp tục gia hạn, đồng thời sẽ xây dựng các video quảng bá, triển khai gói kích cầu với giá phòng giảm khoảng 25%, lữ hanh giảm 30%, Huế cũng phối hợp với Quảng Nam – Đà Nẵng để kích cầu du lịch. Ông Định đề xuất các hãng hàng không sớm mở lại đường bay Huế – Hà Nội, hiện tại mới có VietnamAirlines nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, ngoài ra cần có các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của Bộ VHTTDL, TCDL…

Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Hồ An Phong, hiện du lịch nội địa là giải pháp tình thế lấp khoảng trống du lịch quốc tế, về lâu dài cần có chiến lược cụ thể. Kích cầu để lấy nhuệ khí, lấy đà cho các hoạt động là rất quan trọng. Ông Phong cho rằng các tỉnh trọng điểm rất kịp thời triển khai kích cầu, đáp ứng nhu cầu của du khách, ông cũng đề nghị Bamboo Airway mở tuyến bay Đồng Hới- chúng tôi để tạo thuận tiện cho du khách đến Quảng Bình.

Nhận định về tình hình kích cầu du lịch nội địa, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng cho rằng, dư địa của du lịch nội địa rất lớn với 85 triệu khách tiềm năng sẽ thúc đẩy các hoạt động của nhiều ngành nghề do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Tuy nhiên, để đẩy được du lịch nội địa, còn phải “nhìn” vào hàng không và các dịch vụ khác. Hiện du khách vẫn còn tâm lý lo ngại du lịch có an toàn hay không, vì vậy cần triển khai mạnh mẽ hơn tiêu chí du lịch an toàn do TCDL ban hành, tại tất cả các địa phương. Mặt khác, Thứ trưởng Lê Quang Tùng cho rằng, vấn đề quan trọng là làm thế nào để người dân có tiền đi du lịch. Ngành VHTTDL đã tính đến phương án kiến nghị Chính phủ cho vay kích cầu tiêu dùng nội địa (trong đó có du lịch), tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ hơn, Thứ trưởng Lê Quang Tùng đánh giá cao vai trò các địa phương vừa qua đã triển khai các gói kích cầu để phục hồi như Quảng Ninh tung gói 200 tỷ để tạo thuận lợi cho các DN, hộ kinh doanh cùng với nâng cao chất lượng, để du khách được thụ hưởng các dịch vụ tốt hơn. Cùng với đó, nhiều DN đã quảng bá trực tuyến bằng công nghệ thông tin – xu thế tất yếu của du lịch trong thời đại 4.0.

“Ngành VHTTDL luôn đồng hành với địa phương, DN để triển khai các hoạt động du lịch nội địa đạt kết quả tốt nhất”, Thứ trưởng Lê Quang Tùng khẳng định.

Viễn Nguyệt

Đẩy Mạnh Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch

Sau khi thành phố công bố chương trình kích cầu du lịch hậu Covid-19, quận Ngũ Hành Sơn đã đẩy mạnh các gói giải pháp nhằm thu hút du khách, khôi phục hoạt động du lịch.

Dù không thu phí nhưng Ban Quản lý khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn vẫn nâng cao chất lượng phục vụ du khách để giữ gìn hình ảnh an toàn, thân thiện. TRONG ẢNH: Khách tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: MINH SƠN

Phó Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn Nguyễn Hòa cho biết, nhằm xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch Ngũ Hành Sơn an toàn, thân thiện; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch khắc phục khó khăn trong kinh doanh, quận đã phát động chương trình “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch, tuyên truyền viên du lịch”. Quận cũng tích cực phổ biến kiến thức về văn minh ứng xử của cộng đồng trong hoạt động du lịch cho các hộ dân trong vùng danh thắng Ngũ Hành Sơn và khu căn cứ cách mạng K20. Bên cạnh đó, quận tổ chức đợt tập huấn cho gần 240 cơ sở kinh doanh hàng lưu niệm, đồ đá mỹ nghệ Non Nước, hoạt động dịch vụ lưu trú.

Theo ông Nguyễn Hòa, việc phát động các doanh nghiệp, cơ sở ăn uống và chăm sóc sức khỏe tại quận tham gia gói kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2020 “Danang Thank You 2020” có ý nghĩa rất quan trọng, giúp dần khôi phục các hoạt động du lịch; tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ngũ Hành Sơn. Cùng với đó, quận triển khai các gói kích cầu, giảm giá dịch vụ các hoạt động sau mùa dịch tại tuyến phố chuyên doanh (24/7), khu phố An Thượng để góp phần thu hút và tăng lượng khách đến lưu trú, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch phụ cận tại địa phương. “Thành phố vừa ban hành nghị quyết về miễn phí vé tham quan tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trong 3 tháng (từ ngày 1-6 đến 1-8). Với động thái này, hy vọng lượng khách đến đây sẽ được cải thiện”, ông Hòa nói.

Du khách Nguyễn Thị Thùy Linh đến từ tỉnh Hưng Yên cho biết, lần thứ hai đến với danh thắng Ngũ Hành Sơn nhưng chị vẫn cảm thấy đầy hấp dẫn như mới lần đầu. “Cảm giác đến với danh thắng Ngũ Hành Sơn rất dễ chịu, mát mẻ khi được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ và cổ kính”, chị Linh chia sẻ.

Trưởng ban Quản lý (BQL) khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn Nguyễn Văn Hiền cho biết, không chỉ miễn phí vé tham quan sau khi nghị quyết của HĐND thành phố có hiệu lực, mà ngay từ khi mở cửa trở lại (ngày 30-4) cho đến nay, BQL đã thực hiện miễn vé. Dù vậy, lượng khách vẫn chỉ đạt 5-7% ngày thường và 10% ngày Chủ nhật so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, BQL đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ngũ Hành Sơn trên trang web bằng 2 thứ tiếng (Việt, Anh); các sự kiện quan trọng sẽ được thực hiện bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Hàn, Trung); đồng thời khuyến khích cán bộ, nhân viên học ngoại ngữ, nhất là tiếng Hàn và Trung.

Theo ông Nguyễn Hòa, quận Ngũ Hành Sơn đang chỉ đạo các cơ sở lưu trú du lịch tại quận tham gia Hội liên kết các đơn vị cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch để triển khai các hoạt động kích cầu. Hiện lượng khách đã bắt đầu tăng trở lại. Đối với căn cứ cách mạng K20, quận cũng đang đề xuất đầu tư hoặc xã hội hóa khu phức hợp, gồm nhà bán vé, khu dịch vụ, sinh hoạt cộng đồng… để mở cửa đón khách; đề xuất đẩy nhanh tuyến du lịch thủy nội địa đi vào hoạt động nhằm tạo thêm sản phẩm mới cho du khách khi đến với Ngũ Hành Sơn.

MINH SƠN

Đa Dạng Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch

Trước ảnh hưởng của suy thoái, các doanh nghiệp du lịch gặp không ít khó khăn. Nhu cầu đi du lịch, lượng khách khách tham quan cũng suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong cái khó, các doanh nghiệp cũng đã linh hoạt áp dụng các giải pháp đa đạng hóa sản phẩm, liên kết, kích cầu hấp dẫn du khách.

Theo thống kêcủa Sở VH,TT&DL, 10 tháng 2014, tổng lượng khách đến Quảng Ninh đạt gần 6,5 triệu lượt, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Theo đó, lượng khách lữ hành do các doanh nghiệp tổ chức đón, khách tới vịnh Hạ Long cũng giảm từ 5-10% so với cùng kỳ.

Hiện công suất sử dụng phòng của khách sạn lớn từ 3-4 sao đạt trên 60% công suất. Điều này khiến các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hành cũng phải năng động vạch ra các phương án kinh doanh “hút” khách.

Bà Trịnh Thị Phương, Trưởng Phòng Kinh doanh, Khách sạn Sài Gòn Hạ Long cho biết: Trước những ảnh hưởng do suy thoái, đơn vị cũng triển khai nhiều chương trình hấp dẫn, đa dạng hóa các chương trình thông qua việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, ưu đãi giá kích cầu…

Theo đó, Khách sạn Sài Gòn Hạ Long đang đầu tập trung tư nâng cấp chất lượng phòng nghỉ, thay thế hệ thống nội thất mới, hiện đại… Đồng thời đơn vị cũng tiến hành cải tiến các khâu chế biến, chất lượng các thực phẩm đầu vào, thiết kế các món ăn mới, đào tạo lại nhân viên… Việc tổ chức các chương trình, sự kiện cũng được chú trọng như: Tiệc buffet, cocktail miễn phí, các chương trình ca nhạc quốc tế, tặng quà du khách nhân dịp Noel, Tết dương lịch…cũng được chú trọng, phù hợp với phong tục tập quán của du khách, tạo ra không gian ấm cúng cho du khách.

Đối với Khách sạn Novotel, đơn vị này xác định tập trung kích cầu bằng việc ưu đãi giá cả, kết hợp đưa các chương trình mới, đa dạng… Trong đó, không quên dành một phần chương trình hướng tới khai thác khách nội địa, khách địa phương bằng các chương trình khuyến mại tiệc buffet, giảm chi phí hội trường, tặng phiếu miễn phí dịch vụ spa, ăn uống, tặng phiếu voucher giảm giá tiệc… Ngoài ra, khách sạn đã đưa ra các chương trình kích cầu hấp dẫn, giảm giá mạnh tới 30, 40% giá để kích cầu đối với du khách lưu trú… áp dụng hết năm 2014. Đơn vị còn đưa ra các gói sản phẩm mới độc đáo với ưu đãi như: Lưu trú tại khách sạn kết hợp thăm quan Vịnh Hạ Long, với ẩm thực trên vịnh bằng du thuyền cao cấp Princess Cruise, “nghỉ 3 ngày trả phí 2 ngày”, tổ chức xe bus miễn phí cho du khách tham quan thắng cảnh, trung tâm mua sắm ở TP Hạ Long…

Theo khảo sát sơ bộ, không chỉ riêng các khách sạn lớn: Hạ Long Plaza, Hạ Long Dream, Mường Thanh… các khách sạn quy mô nhỏ dưới 2 sao cũng đều có các hình thức kích cầu đa dạng khi du khách lưu trú lại như: Khuyến mại trên 10% giá phòng, đưa đón du khách tham quan Vịnh, tặng các bữa ăn cho du khách v.. v.

Ông Đoàn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch đánh giá: Thời gian qua, các doanh nghiệp du lịch cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư trang thiết bị, hấp dẫn du khách. Trong giai đoạn hiện tại thay đổi, đa dạng hóa các sản phẩm hoặc liên kết tạo ra các sản phẩm là một cách làm hay mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Không chỉ các đơn vị kinh doanh lưu trú, các hãng lữ hành cũng vào cuộc mạnh mẽ. Bà Trịnh Thị Trúc, Phó Giám đốc Viettravel-Chi nhánh Quảng Ninh cho biết: Để kích cầu năm nay đơn vị thiết kế một loạt các chương trình hấp dẫn, tiêu biểu là chương trình Thu quyến rũ. Hiện đơn vị có trên 20 đầu tour thu, tour thưởng thức mùa thu phương Bắc, tham quan Nha Trang, Phú Quốc… Trong đó, có nhiều tour điểm đi và điểm đến là Hạ Long, Yên Tử. Để mở rộng đối tượng khách, đơn vị còn tổ chức nhiều tour dành cho người già, cho kỳ trăng mật…

So với những năm trước các tour này được hưởng nhiều ưu đãi về giá. Đơn vị đã tiến hành liên kết với các hãng hàng không, khách sạn lớn nên các tour trên được đánh giá là nhiều ưu đãi, có giá thấp nhất thị trường hiện nay. Ví dụ như: Hà Nội – Yên Tử – Hạ Long – Sa Pa – Bái Đính: 5 ngày, chỉ 9 triệu; Hà Nội – Hạ Long – Bái Đính 4 ngày, chỉ 7 triệu đồng… Saigontourist cũng cũng thiết kế hàng chục đầu tour trong đó có nhiều tour tham quan các di sản, thắng cảnh điểm đến là vịnh Hạ Long…

Các tour du lịch tiết kiệm là một ưu tiên bởi tiết giảm chi phí là một cách làm hiệu quả thu hút được nhiều quan tâm hơn. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh tàu du lịch cũng tổ chức nhiều chương trình để hút khách lưu trú trên tàu như: các chương trình tặng quà nhân dịp sinh nhật, tiệc đón Neol, năm mới trên tàu…

Khách du lịch tham gia gói bánh chưng nhân dịp Tết Nguyên đán tại Khách sạn Novotel.

Được biết, hiện ngành du lịch tỉnh cũng đang nỗ lực làm trong sạch môi trường du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Quảng Ninh, hình ảnh Hạ Long thân thiện mến khách… Một trong những việc làm quan trọng là việc định hướng và tạo điều kiện các địa phương, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch, điểm đến mới. Hàng loạt chương trình, dịch vụ, điểm đến mới như: Du lịch làng quê ở Đông Triều, Vân Đồn, Quảng Yên, điểm đến mới ở Bình Liêu… được du khách đánh giá cao là ví dụ điển hình.

T.Quân