Top 13 # Giải Pháp Môi Trường Giáo Dục Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giải Pháp Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh

(Congannghean.vn)-Bạo lực học đường ngày càng gia tăng với chiều hướng phức tạp. Đó là một trong những vấn đề được bàn luận và có nhiều ý kiến tại Hội thảo khoa học “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp” được UBND tỉnh tổ chức vừa qua.

Toàn cảnh Hội thảo “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp”

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện nay vấn đề an toàn, an ninh trường học, bạo lực học đường ngày càng có biểu hiện gia tăng trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn tỉnh có 23 vụ bạo lực học đường. Điển hình như vụ đánh nhau giữa nhóm học sinh nữ với một học sinh nữ khác ở Trường THCS Diễn Kim và Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, hay vụ học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Cửa Nam 1, TP Vinh dùng dao đâm bạn… Để góp phần ngăn chặn, chấn chỉnh và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, hạnh phúc, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Nghệ An trong thời gian tới, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học với đề tài “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp”.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các tham luận bàn sâu về thực trạng, nguyên nhân cũng như các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Trong nhiều tham luận, các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Đó là xuất phát từ tâm lý, lứa tuổi, tính cách, giới tính; từ phía nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức giáo dục kỹ năng, nhân cách; giáo viên thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc, thiếu phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực; phụ huynh chưa quan tâm đến con cái…

Từ thực tế trên, tại Hội thảo đã có 45 tham luận của các ban, ngành và các đơn vị tập trung đề cập đến giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, trong đó có các đại biểu đã mạnh dạn đưa ra những cách nghĩ, cách làm, các biện pháp cụ thể, phù hợp với môi trường giáo

dục nói chung và giáo dục Nghệ An nói riêng. Phát biểu tại Hội thảo, Đại tá Dương Đình Văn, Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an Nghệ An cho biết, thời gian qua, Công an tỉnh đã chủ động phối hợp với ngành Giáo dục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường… Thời gian tới, tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch, chương trình phối hợp nhằm triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trường học, phòng, chống bạo lực học đường. Việc triển khai thực hiện phải mang tính đồng bộ, hiệu quả thiết thực, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, qua loa, hình thức.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong các cơ sở giáo dục gắn với xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào, nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục, phù hợp với yêu cầu thực tiễn… Hay, thầy giáo Nguyễn Trọng Bé, Sở GD&ĐT Nghệ An đặt ra vấn đề từ văn hóa ứng xử trên không gian mạng đến văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên trong trường học. Tác giả quan tâm nhiều đến giải pháp xây dựng môi trường học tập là trung tâm văn hóa nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa, ứng xử cho học sinh, sinh viên; rất cần hướng dẫn cho học sinh hình thành thói quen ứng xử có văn hóa.

Có thể thấy rằng, Hội thảo “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp” là một trong nhiều hoạt động nhằm góp phần chỉnh đốn, phát triển giáo dục Nghệ An. Để kết quả Hội thảo đi vào thực tiễn, rất cần sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành Giáo dục, các sở, ban, ngành và toàn thể nhân dân.

Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Lành Mạnh

Vấn nạn bạo lực và tệ nạn ở học đường đã và đang cướp đi quyền được học tập, vui chơi, được yêu thương, tôn trọng và sẻ chia của một bộ phận học sinh trong các cơ sở giáo dục; có nguy cơ bào mòn niềm tin cuộc sống, làm lung lay nhân cách của các em. Có thể nói, một trong những nguyên nhân của vấn nạn trên xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng môi trường giáo dục, do đó chưa đủ sức lan tỏa và chưa thật sự tác động đến trái tim của mỗi người học. Đây cũng chính là nỗi niềm trăn trở day dứt khôn nguôi của các nhà giáo dục tâm huyết cùng các bậc phụ huynh.

Môi trường giáo dục chứa đựng tất cả điều kiện vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến mọi hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện, vui chơi và phát triển nhân cách của các em học sinh. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường mà người học được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ và nhân ái, được tạo điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; trong đó mọi đối tượng từ người học, cán bộ quản lý, đến giáo viên, nhân viên đều có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Các yếu tố vật chất bao gồm cơ sở vật chất trường học, không gian lớp học, cách trang trí, sắp xếp phòng học, cảnh quan nhà trường, sân chơi, bãi tập, bàn ghế, đồ dùng học tập, trang thiết bị, phương tiện vật chất – kỹ thuật trong nhà trường… Môi trường tinh thần thể hiện thông qua các mối quan hệ trong lớp học, nhà trường, mối quan hệ tương tác hai chiều giữa cán bộ quản lý với các thành viên trong trường, giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên.

TS VŨ THỊ THU HUYỀN

Một Số Biện Pháp Giáo Dục Trẻ Bảo Vệ Môi Trường

: Sau khi tập thể dục buổi sáng xong, tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng để giữ gìn vệ sinh cá nhân phòng tránh các dịch bệnh và giáo dục trẻ phải sử dụng nước tiết kiệm sau khi sử dụng để trẻ biết được bảo vệ giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm cũng là bảo vệ môi trường.

Tôi luôn giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh trẻ: Lớp, trường, gia đình, làng xóm. Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn . Tôi chuẩn bị: Hai chậu nước như nhau sau đó tôi cho trẻ rửa tay chỉ sử dụng trong một chậu. Sau khi trẻ rửa tay xong, tôi cho trẻ quan sát lại hai chậu nước và so sánh để trẻ biết được đâu là nước sạch, đâu là nước bẩn giúp trẻ ý thức được cách giữ vệ sinh cơ thể. Từ đó, trẻ có ý thức phải giữ cho môi trường được sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, tham gia vệ sinh lau chùi sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác, biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khoá vòi lại, giữ gìn đồ chơi. Trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ. Khi cho trẻ tìm hiểu về môi trường tự nhiên tôi giải thích cho trẻ thấy được lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa, không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét,…

Tôi xây dựng góc thiên nhiên phong phú, trong đó tôi trồng nhiều loại cây tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế qua hoạt động phát triển nhận thức trẻ có thể tìm hiểu thêm về sự sinh trưởng của cây từ lúc ươm hạt, nẩy mầm, cho đến lúc cây phát triển giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của trẻ thêm sinh động. Tôi giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường xung quanh trẻ.

hoạt động phát triển nhận thức: Cô cho trẻ làm thí nghiệm trồng cây con, thông qua đó giáo dục trẻ biết ích lợi của cây đối với đời sống của con người như là che bóng mát, giảm bụi, tiếng ồn, cho gỗ làm nhà, cho hoa để trang trí tạo cảnh đẹp, cho quả để ăn và một số cây còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh, ngoài ra cây rừng còn giúp cản gió, bão, ngăn chặn lũ lụt.

Nhìn thấy các tranh ảnh có mình, trẻ rất thích đến xem từ đó mà tôi phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục trẻ phải có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp những cháu có ý thức tốt sẽ được tôi nêu gương trước các bạn trong mỗi tuần trẻ rất vui và các bạn trong lớp thấy được đó là hành vi tốt nên cũng thực hiện theo,…Chính vì muốn được nêu gương trẻ phải phấn đấu thực hiện tốt việc bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp. Dần dần, tôi hình thành được cho trẻ ý thức biết bảo vệ môi trường ngay tại trường, lớp của mình. Từ đó sẽ dễ dàng hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Tôi cũng tuyên truyền để cha mẹ trẻ biết để động viên trẻ thực hiện tốt hơn và nhắc nhở trẻ phát huy hơn thực hiện cả khi ở nhà, ở nơi công cộng.

: Cha mẹ phải chú ý đến trẻ, khi ăn quà bánh xong trẻ phải biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác xuống sông, ao hồ, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhà cửa luôn được sạch sẽ thoáng mát và phải luôn nhắc nhở trẻ thường xuyên, tạo tình huống cho trẻ thực hành. Muốn làm được điều đó thì cha mẹ phải là người làm gương cho trẻ,… Ví dụ: Cháu ,… thường sắp xếp các đồ dùng của lớp ngăn nắp, trẻ luôn nhắc nhở các bạn phải bỏ rác đúng nơi, khi thấy rác trẻ tự nhặt rác và bỏ vào thùng rác, biết chăm sóc cây xanh. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường cũng rất cần sự kết hợp của cha mẹ trẻ.

Biện Pháp Giáo Dục Trẻ Mầm Non Bảo Vệ Môi Trường

sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012 sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn văn học sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn toán sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái

Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Tổ quốc Việt Nam xanh ngỏt

Có sạch đẹp mãi được không

Điều đó tựy thuộc hoạt động của bạn

Chỉ thuộc vào bạn mà thụi”

Mỗi chúng ta ai còng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu- còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai còng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng mét vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì?Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.

Còn sử dụng tiết kiệm năng lượng là như thế nào?

Năng lượng ngày nay bị con người khai thác và sử dụng một cách cạn kiệt, kéo theo nã là hệ quả làm kinh tế xã hội chậm phát triển. Sử dụng tiết kiệm năng lượng một công việc khó khăn, nhưng nú thực sự cần cố gắng, yêu cầu và trách nhiệm đối với hành tinh nay để hành động đó trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

Đó có nhiều hồi chuụng cảnh báo về vấn đề ô nhiễu môi trường và tiết kiệm năng lượng. Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra mét điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay tõ bậc học mầm noný thức bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Điều này là vô cùng quan tọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng nhiên liệu tiết kiệm thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức rõ trách nhiệm của mét cô

giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Mụt số biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thuận lợi:

* CSVC: Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.

– Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt.

* Giáo viên: Hai giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học, Cao đẳng, nhiệt tình, yêu trẻ.

– Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn.

– Luôn tham gia dù giờ kiến tập do trường, quận tổ chức

– Luôn có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong kế hoạch lịch trình khi thực hiện chuyên đề.

2. Khó khăn:

– Lớp học chật, số trẻ trong lớp đông.

– Hầu hết trẻ trong lớp là con đầu lòng nên được cha mẹ cưng chiều. Mét sè cháu còn hay nghỉ học nh­: Gia Hân, Bảo Ngọc, Ngọc Hảo, Anh dũng… nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.

– Trẻ còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường.

– Mét sè phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế.

3. số liệu điều tra trước khi thực hiện:

– Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:

Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được xác định là mét trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Tõ thực tế trên tôi đã bàn bạc giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện rèn trẻ có mét sè kinh nghiệm hiệu quả nhất.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Nói đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nú có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nú không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.

1. Biện pháp 1: Phát hiện cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học.

Không những thế chúng tôi còn tạo ra những biển báo “Cấm” hay biển báo đơn giản nhưng gần gũi với trẻ để trẻ có thể nhìn vào và có thể biết đó là biển báo gì. Từ đó mà trẻ đến lớp có thể thực hiện đúng nội quy quy định của từng góc chơi. Hàng ngày những trẻ nào làm được mụt việc tốt thì sẽ được cắm vào băng bé ngoan.

Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học” được củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp.

2. Biện pháp 2: Tuyên truyền vận động phô huynh cùng tham gia giáo dục trẻ.

Ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang học kèm người lớn. Chính vì vậy, mà người lớn luôn luôn là tÊm gương sáng cho trẻ noi theo.

Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi thường trò chuyện cùng trẻ về Ých lợi của cây xanh như cây xanh đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ bầu khí quyển, làm cho không khí trong lành, cây xanh còn cung cấp cho trẻ nhiều hoa thơm quả ngọt,

làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bôi, tiếng ồn… cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt.

Bên cạnh đó, trẻ còn biết tận dụng các chiếc lá vàng, cây cổ trong vườn. Chúng tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con vật gần gũi như: con mèo, con trâu… hay cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, làm nón, quần áo… hay hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình. Qua đó chúng tôi giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc, bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà mình đang sống.

Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị nhiều loại hạt như: hạt đỗ, ngô, lạc… những loại hạt dễ nảy mầm để trẻ dễ thực hành tra hạt và theo dõi sự nảy mầm và phát triển của cây. Khi cây lớn trẻ chăm sóc cây như thế nào để cây cho quả, từ đó giáo dục trẻ biết thành quả lao động của con người.

3. Biện pháp 3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong hoạt động học.

Đối với lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội như “Tỡm hiểu công việc của cô lao cụng”, chúng tôi thường cho trẻ xem hình ảnh cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ.

Hay bài “Sử dụng và tiết kiệm điện” chúng tôi cho trẻ biết điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng khi sử dụng còng cần phải biết tiết kiệm điện, mọi người phải biết tắt điện khi rời khỏi phòng hay giáo dục trẻ không tự ý sờ vào ổ điện. Hay bài “Một sè con vật sống dưới nước” tôi đã cho trẻ quan sát bể cá, sau đó tôi đặt câu hỏi để trẻ biết về mét sè đặc điểm và lợi Ých của cá. Tôi thường đặt câu hỏi. Điều gì xảy ra khi vớt cá lên khỏi nước? Vì sao? Để kích thích trẻ đưa ra các giải quyết một vấn đề. Qua đó giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước sạch để loài động vật luôn sống được.

Tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ khăng khít với bộ môn âm nhạc. Kết hợp giáo dục âm nhạc vào bảo vệ môi trường giúp trẻ có hứng thú học tập đồng thời kích thích khả năng ghi nhớ, củng cố rất nhiều kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường. Trẻ biết thể hiện các bài hát nhẹ nhàng, tình cảm, đúng giai điệu lời ca, không hát quá to.

– Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ còng góp phần quan trong trong việc giúp trẻ làm quen với giữ gìn bảo và bảo vệ môi trường. chúng ta biết rằng văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nã giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đặc biệt phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng nhận thức và hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy, ở lớp tôi việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đã thường xuyên, kết hợp với môn văn học.Thông qua các bài thơ, câu chuyện tôi đã dạy cho trẻ đọc diễn cảm, nhẹ nhàng, không la hét to. từ đó, trẻ cảm nhận được về nội dung về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có Ých, có hại cho môi trường trẻ sẽ nhận ra đâu là việc tốt đối với môi trường và trẻ hành động cho phù hợp.

Bên cạnh dú, tôi thường sưu tầm, sáng tạo thơ ca, câu thơ, hò vè có nội dung bảo vệ môi trường để dạy trẻ.

4. Biện pháp 4: Dạy trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác:

* Tôi nhận thấy rằng hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động

trẻ phản ánh lại cuộc sống môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy, đã biết. Chính vì vậy, khi cho trẻ hoạt động góc tôi hướng dẫn, gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phó, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn lưu ý, kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động một cách phù hợp để qua đó trẻ có được hiểu biết và có được ý thức tốt khi tham gia bảo vệ môi trường.

– Tôi cho trẻ được cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi mầm non từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, các phế liệu, từ đó trẻ rất hứng thú hoạt động và biết quý trọng các sản phẩm do mình làm ra.

– Thông qua các trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác trong trò chơi “Bộ tập làm nội trợ” tôi chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, chế biến món ăn, thu dọn đồ dùng đoàng hoàng sau khi chế biến.

Thông qua các trò chơi học tập tôi dạy trẻ cách tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường thông qua các trò chơi vận động. Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc làm hại cho môi trường: động tác cuốc đất trồng cây, tưới nước, bắt sâu là hành vi có lợi cho môi trường, còn động tác gây tổn hại cho môi trường là chặt cây, dẫn lên cỏ, đốt rừng, săn bắt chim thú.

* Thông qua các hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi với mình nơi công cộng. Qua hoạt động tôi cho trẻ được quan sát cây cối, các loại hoa, các loại rau… giúp cho trẻ biết gieo hạt chăm

sóc và bảo vệ cây, không hái hoa bẻ cành, quét dọn vệ sinh sân trường bằng những dông cụ làm bằng đồ phế thải trẻ rất vui thích và hứng thú hoạt động.

VD: Tôi cho trẻ quan sát về các loại rau ở trong vườn trường trẻ sẽ được nói lên những gì mà trẻ thấy đặc điểm của các loại rau, lợi Ých của chóng nh­ thế nào? Làm thế nào để chúng ta có rau ăn hàng ngày? Nếu không tưới nước và nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao?… Với những câu hỏi mở như vậy trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện tính độc lập cá nhân, mạnh bạo hơn, tự tin hơn. Đồng thời kích thích được tính ham hiểu biết của trẻ.

Như vậy, khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời kiến thức sẽ được khắc sâu trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng để trẻ trở thành một tuyên truyền viên tốt về chăm sóc và bảo vệ cây xanh cũng như môi trường xung quanh trẻ.

* Thông qua hoạt động lao động

Ngoài hoạt động học chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua bảng phân công trực nhật hàng ngày.

Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết xắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Trẻ biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. từ đó, trẻ biết yêu thiên nhiên yêu lao động.

5. Biện pháp 5: Thông qua ngày hội, ngày lễ

Vào những ngày hội ngày lễ chúng tôi thường cho trẻ đóng kịch hát múa có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

Trẻ rất hứng thú khi được hũa mình vào những nhân vật.

IV. KÕT QUẢ

Giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường là một điều vô cùng quan trọng. Qua đó trẻ có mét số vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với môi trường sống.Qua mét thời gian triển khai đề tài tôi đã tiến hành khảo sát cho thấy kết quả nh­sau:

STT Nội dung tiêu chí khảo sát Sè trẻ đạt % So với đầu năm tăng

1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây

2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp

3 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định

4 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác

5 Không la hét to

6 Phân biệt được những hành động đúng và hành động sai đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng

7 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 8 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện

* Về phía trẻ: Khích lệ được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học hứng thú hơn không những trong HĐH mà trong hoạt động góc còng thu hút được nhiều trẻ hơn.

– Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu.

– Trẻ có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh.

– Trẻ yêu lao động và tạo ra cái đẹp

– Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

* Về phía giáo viên: Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn.

– Tham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận động các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Tõ việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được tôi thấy rằng trong công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nước mến trẻ còn cần có trình độ chuyên môn, năng lượng sư phạm, cần cù, nhẫn lại, ham học hỏi. Hiểu được tâm lý của trẻ giúp trẻ hình thành nhân cách biết lựa chọn những thói quen tốt loại bỏ những thói quen xấu, làm tiền đê để trẻ tự tin cùng bạn bè bước vào lớp 1.