Top 15 # Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công An Xã Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Hà Nội Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Công An Xã

Việc sắp xếp, bố trí lực lượng này đang được Công an TP Hà Nội báo cáo Chủ tịch UBND TP Hà Nội triển khai thực hiện theo Thông tư số 15/TT-BCA, đảm bảo đúng theo nguyên tắc và đây cũng là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã trên địa bản Thủ đô giai đoạn 2016 – 2020.

Bên cạnh đó, Công an Hà Nội cũng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho lực lượng Công an xã, đảm bảo mục tiêu toàn bộ Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã đều qua lớp Trung cấp Công an; các Công an viên đều được tập huấn về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND; đồng thời đẩy mạnh phong trào “Thi đua vì An ninh Tổ quốc” trong lực lượng Công an xã.

Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, qua 7 năm thực hiện Pháp lệnh Công an xã (2008), lực lượng Công an xã của thành phố đã chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; chủ động tham gia nắm tình hình toàn diện các mặt công tác, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự. Công an xã là lực lượng nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, tham gia tích cực việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân, phối hợp duy trì trật tự an toàn giao thông, tham gia bảo vệ các sự kiện quan trọng.. Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết: Trong tình hình mới, thực hiện Chỉ thị của Bộ Công an, Công an thành phố sẽ bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã, bảo đảm Công an xã có phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trong công tác, gắn bó với nhân dân, nắm vững qui định của pháp luật. Công an xã phải là lực lượng biết tổ chức phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết và xử lý vụ việc xảy ra ở cơ sở theo đúng pháp luật.

Công an TP Hà Nội sẽ đánh giá, có kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện phục vụ hoạt động cho Công an xã, trước mắt ưu tiên cho các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Bvmt

Thứ tư – 28/10/2015 10:12

Kiện toàn tổ chức bộ máy

Bao gồm:

– Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ cấp tỉnh đến cấp xã, bảo đảm ở cấp huyện có cán bộ lãnh đạo phụ trách bộ phận quản lý môi trường, cấp xã có cán bộ phụ trách công tác BVMT;

– Rà soát, làm rõ nội dung, xử lý dứt điểm tình trạng chồng chéo, vướng mắc, phân tán trong phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về BVMT.

Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Bao gồm:

– Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý, ngoại ngữ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về BVMT trong thời kỳ mới;

– Tăng cường phát triển nguồn nhân lực quản lý môi trường ở các doanh nghiệp.

Phát triển khoa học công nghệ

– Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong BVMT, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh;

– Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về BVMT, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, sự cố môi trường và BĐKH;

– Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về tài nguyên, môi trường. Hiện đại hóa trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đánh giá về môi trường;

– Tăng cường quan hệ hợp tác, tham gia tích cực các diễn đàn về khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực môi trường;

– Xây dựng cơ chế, chính sách trợ giá; khuyến khích người dân tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, các sản phẩm tái chế nhằm hỗ trợ ngành kinh tế môi trường phát triển;

– Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chính sách, kế hoạch về BVMT của tỉnh;

– Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, tăng cường áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BVMT. Tăng cường các trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá về BVMT.

– Có lộ trình thay thế xăng A92 bằng xăng sinh học E5.

12.3.4. Thực hiện giải pháp thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương

Bao gồm:

– Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia;

– Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực vì môi trường, ứng phó BĐKH; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về BVMT phù hợp với lợi ích quốc gia;

– Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý môi trường, BVMT tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiết kiệm năng lượng vận dụng, áp dụng vào địa phương;

– Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác BVMT, ứng phó BĐKH.

Tăng cường công tác đầu tư phát triển, nâng cao năng lực về cơ sở vật chất

Bao gồm:

– Đa dạng hóa đầu tư BVMT, thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư BVMT; triển khai mạnh mẽ mô hình hợp tác công – tư (PPP); thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ cho BVMT ở địa phương, đặc biệt là trong việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH;

– Tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ bản cơ sở hạ tầng về xử lý môi trường cho tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các KCN, CCN, xử lý rác thải;

– Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT; phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác BVMT với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế;

– Thành lập và tăng cường năng lực cho Quỹ BVMT của tỉnh nhằm thu hút nguồn lực để hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động BVMT;

– Tăng cường năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Chi cục BVMT; năng lực quan trắc môi trường cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường;

– Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành tài nguyên và môi trường trong phân bổ, giám sát các nguồn chi ngân sách cho BVMT, bảo đảm nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được sử dụng gắn với trách nhiệm BVMT; bảo đảm mức và cơ cấu đầu tư cho BVMT hợp lý trong đầu tư phát triển, trong sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện đổi mới phương thức vận hành và cải cách hành chính

Bao gồm:

– Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về BVMT;

– Hoàn thiện và cải tiến bộ thủ tục hành chính về môi trường từ cấp tỉnh đến cấp huyện theo quy định của Luật BVMT năm 2014, đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính;

– Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường nhằm thống nhất quản lý, lưu trữ dữ liệu, liên kết cơ sở dữ liệu quản lý môi trường giữa cấp tỉnh và cấp huyện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn;

– Đẩy mạnh áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14000 trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Mấy Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Kế Hoạch

Công tác kế hoạch – tổng hợp là khâu trung tâm, bảo đảm cho hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở các cơ quan, đơn vị được tiến hành chặt chẽ, thống nhất, chất lượng, hiệu quả, góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Vì thế, tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác này là vấn đề rất quan trọng.

Thực tiễn cho thấy, công tác kế hoạch – tổng hợp có vai trò to lớn đối với chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị. Bởi vậy, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện khá tốt công tác này.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị trong tình hình mới, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung: “Quy chế công tác kế hoạch – tổng hợp về công tác đảng, công tác chính trị; Quy định hệ thống văn kiện công tác đảng, công tác chính trị; Quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Cùng với đó là những hướng dẫn cụ thể để tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất trong toàn quân. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị ở các cơ quan, đơn vị; bảo đảm công tác đảng, công tác chính trị thật sự là “linh hồn, mạch sống” trong các hoạt động của bộ đội, tinh thần đoàn kết, thống nhất được giữ vững; nhận thức chính trị, quyết tâm phấn đấu và ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ không ngừng được nâng lên; hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Quân đội.

Tuy vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, như: việc nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa quy chế, quy định, hướng dẫn thực hiện ở một số nơi, nhất là cấp cơ sở chưa sâu, chưa kỹ; chất lượng xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình và báo cáo kết quả công tác đảng, công tác chính trị chưa cao; đăng ký, ghi chép sổ sách có nội dung chưa thống nhất; cá biệt, có đơn vị còn tự bổ sung thêm đầu sổ ngoài quy định; việc áp dụng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở một số đơn vị còn biểu hiện hình thức, chạy theo thành tích, v.v. Những hạn chế đó, phần nào dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị và hoạt động lãnh đạo, chỉ huy ở một số cơ quan, đơn vị chưa cao (còn biểu hiện mất đoàn kết nội bộ); cán bộ, đảng viên, chiến sĩ vi phạm kỷ luật phải xử lý kỷ luật (có trường hợp bị tước quân tịch), v.v. Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đảng, công tác chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới, cần tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp; trong đó, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch – tổng hợp là giải pháp đặc biệt quan trọng. Phạm vi bài viết xin trao đổi một số nội dung chủ yếu sau:

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể tiến hành công tác kế hoạch – tổng hợp về công tác đảng, công tác chính trị. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu; bởi mọi hoạt động thực tiễn đều phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể tiến hành. Chủ thể của công tác này bao gồm: chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo và chủ thể quản lý, hướng dẫn, điều hành tổ chức thực hiện.

Đối với chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo (là hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Quân ủy Trung ương đến chi bộ ở các cơ quan, đơn vị), cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác kế hoạch – tổng hợp; thấy rõ việc nâng cao chất lượng công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phải được thể hiện rõ trong nghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Việc nâng cao chất lượng công tác kế hoạch – tổng hợp phải phù hợp với phương hướng, mục tiêu, yêu cầu, nội dung công tác đảng, công tác chính trị và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, bảo đảm tính khả thi cao; tổ chức thực hiện phải chặt chẽ, nghiêm túc; khắc phục triệt để tình trạng “khoán trắng” cho cơ quan chính trị, hoặc phó mặc cho cơ quan (cán bộ) chuyên trách trong quá trình tiến hành công tác này.

Đối với chủ thể quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện (gồm cán bộ chủ trì, hoặc đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị, cơ quan chính trị và cơ quan, cán bộ chuyên trách), đây là đội ngũ cán bộ giữ trọng trách định hướng chính trị – “linh hồn, mạch sống” trong mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị. Hơn ai hết, họ phải luôn nhận rõ, việc nâng cao chất lượng công tác kế hoạch – tổng hợp vừa là tiền đề, vừa là cơ sở, điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị. Vì thế, chính ủy, chính trị viên, người đứng đầu cấp ủy các cấp cần thường xuyên tự quán triệt, học tập, tích lũy kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát công tác kế hoạch – tổng hợp về công tác đảng, công tác chính trị. Cơ quan chính trị, cán bộ chuyên trách các cấp – lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham mưu, đề xuất, giúp cấp ủy, cán bộ chủ trì tổ chức thực hiện phải thường xuyên quán triệt tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành, hướng dẫn, phân công của chính ủy, chính trị viên; tích cực tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực và bám sát thực tiễn, tình hình nhiệm vụ, kịp thời khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, tham mưu đúng, trúng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

2. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, quy trình công tác kế hoạch – tổng hợp phù hợp với thực tiễn. Quy chế, quy định là hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện; nội dung, hình thức phù hợp với thực tiễn không chỉ bảo đảm tính khả thi cao mà còn trực tiếp nâng cao chất lượng công tác kế hoạch – tổng hợp. Trước sự phát triển về nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị của Quân đội trong tình hình mới, có những nội dung trong quy chế, quy định công tác kế hoạch – tổng hợp sẽ lạc hậu, không còn phù hợp, dẫn đến hạn chế về chất lượng công tác này. Vì vậy, thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định công tác kế hoạch – tổng hợp ở các cấp, các cơ quan, đơn vị, bảo đảm tính khoa học. Sự thống nhất trong toàn quân là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, đúng quy trình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình tiến hành. Đội ngũ cán bộ chuyên trách – lực lượng trực tiếp tiến hành phải nêu cao trách nhiệm, tích cực rà soát, tham mưu đúng, trúng; nội dung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phải phù hợp với hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ thường xuyên, cũng như trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và tính đặc thù của từng cơ quan, đơn vị, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đồng thời, phải thống nhất với điều lệnh, điều lệ của Quân đội, pháp luật của Nhà nước, đúng với cơ chế tổ chức sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội.

Căn cứ hệ thống quy chế, quy định về công tác đảng, công tác chính trị, mỗi cơ quan, đơn vị xác định nội dung công tác kế hoạch – tổng hợp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chính trị và tính chất đặc thù của cơ quan, đơn vị mình. Quá trình đề xuất xây dựng, triển khai phải nghiên cứu, quán triệt, thực hiện đúng nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp mình, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên,… xác định đúng, trúng nội dung, phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn và nội dung cụ thể để vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp tiến hành, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác kế hoạch – tổng hợp; tránh tình trạng dập khuôn máy móc, hay cứng nhắc trong quá trình tiến hành.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, đổi mới phong cách, phương pháp công tác kế hoạch – tổng hợp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tiến hành và quyết định chất lượng công tác này ở các cơ quan, đơn vị. Vì thế, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và cơ quan chức năng các cấp cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn đủ về số lượng, đúng về cơ cấu biên chế, tốt về chất lượng và có nguồn dự trữ để đội ngũ cán bộ này luôn đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của nhiệm vụ. Làm tốt việc quy hoạch, sử dụng, đưa đi đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; chú trọng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phương pháp công tác, trình độ, năng lực thực tiễn, nhất là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiến hành công tác kế hoạch – tổng hợp cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Đồng thời, quan tâm đúng mức và giải quyết tốt chế độ, chính sách,… để họ yên tâm công tác, tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, ra sức học tập để tự hoàn thiện bản thân, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Cùng với đó, cấp ủy, chỉ huy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng và chính ủy, chính trị viên các cấp cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng về phong cách, phương pháp làm việc cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Cụ thể hóa các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức và phong cách, phương pháp làm việc: “khoa học, chặt chẽ, sâu sát, tỉ mỉ”, giải quyết tốt các mối quan hệ: “đối với mình, đối với người, đối với công việc” và phong cách: tư duy, diễn đạt, ứng xử,… để mỗi cán bộ làm công tác kế hoạch – tổng hợp hợp “tự soi”, “tự sửa” hằng ngày, không ngừng nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đại tá ĐỖ KHẮC CẨN, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản

Đầu tư công nghệ sấy – Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản

Page Content

Những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường khiến việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản (lúa, ngô, khoai và các loại rau, củ, quả) tại tỉnh ta gặp rất nhiều khó khăn. Quan tâm áp dụng công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là đầu tư công nghệ sấy được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thất thoát, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây còn là cơ hội để phát triển các chuỗi liên kết hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đóng gói sản phẩm ngô sấy tại Công ty TNHH Minh Dương, Cụm công nghiệp An Xá (thành phố Nam Định).

Đầu năm 2017, anh Vũ Đình Kiên, xóm 4, xã Trực Nội (Trực Ninh) thuê gom 4,3ha ruộng của người dân trong vùng để tổ chức sản xuất lúa thương phẩm và các loại cây thảo dược như: trạch tả, sài đất, hoa cúc chi… Khi bắt tay vào sản xuất thực tế, anh Kiên nhận thấy mùa thu hoạch thường vào đúng đợt mưa bão nên nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu phơi thóc dẫn đến thóc bị mốc, hỏng, bị thương lái ép giá. Tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyên ngành bảo quản chế biến, anh Kiên đã đầu tư vốn xây lò, mua máy sấy thóc bán tự động công suất sấy 5 tấn thóc/mẻ với hệ thống lò sấy, anh đã khắc phục hoàn toàn các yếu tố bất lợi do thời tiết, đảm bảo chất lượng lúa sau thu hoạch. Nhờ chủ động được khâu chế biến, thóc thương phẩm của anh luôn đảm bảo chất lượng, được khách hàng tín nhiệm, tiêu thụ tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Từ thành công bước đầu, anh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời liên kết với các hộ nông dân phát triển dịch vụ sản xuất – tiêu thụ lúa thương phẩm hàng hóa. Đến nay, anh Kiên trực tiếp sản xuất 7,5ha và liên kết với 12 hộ nông dân trong xã và các xã Trực Đại, Liêm Hải, Trực Phú, Trực Đạo (Trực Ninh); Nghĩa Châu, Nghĩa Đồng (Nghĩa Hưng); Nam Tiến, Nam Hồng (Nam Trực)… với quy mô gần 70ha cấy lúa Bắc thơm số 7, các loại lúa nếp. Quy mô và chuỗi liên kết sản xuất tăng đòi hỏi công suất sấy tăng. Năm 2019, anh đã đầu tư thêm máy sấy với công suất 20 tấn/mẻ. Anh Kiên cho biết, so với phương pháp phơi tự nhiên truyền thống, việc đầu tư công nghệ sấy có ưu điểm là giúp nông dân chủ động trong quá trình thu hoạch, không lệ thuộc vào thời tiết; vận hành máy và kỹ thuật sấy không cần tay nghề cao nên dễ sử dụng; chất lượng, màu sắc gạo tốt hơn; tỷ lệ tấm giảm; độ ẩm hạt thóc đều, bảo quản được lâu hơn. Mỗi năm anh xuất bán khoảng 500 tấn thóc đi Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình và trong tỉnh. Anh Kiên đang tiếp tục đầu tư thêm 1 máy sấy tự động công suất 20 tấn/mẻ và dự kiến nâng sản lượng thóc xuất bán ra thị trường lên 1.000 tấn/năm.

Để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản địa phương, Công ty TNHH Minh Dương, Cụm công nghiệp An Xá (thành phố Nam Định) đã đầu tư công nghệ chế biến đảm bảo thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu sơ chế nông sản đến hoàn thiện sản phẩm gồm: hệ thống kho lạnh cấp đông bảo quản nguyên liệu, dây chuyền sấy chân không, đóng gói. Với công nghệ sấy chân không công suất 4-5 tấn/ngày, các sản phẩm mít, ngô, chuối, khoai tây, hạt sen… của Công ty vẫn giữ nguyên được hương vị, màu sắc, độ thơm ngon cũng như hàm lượng dinh dưỡng có sẵn trong củ, quả tươi tự nhiên. Sản phẩm ngô nếp sấy của Công ty giòn xốp, độ thẩm thấu dầu thấp; không đổi màu, không bị caramel hóa, giữ được màu, mùi vị tự nhiên của ngô nếp tươi và đặc biệt là không bị vi khuẩn xâm nhập trong suốt quá trình chế biến. Anh Nguyễn Văn Thủy, Giám đốc Công ty cho biết: Các sản phẩm của Minh Dương được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch với công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trở thành món quà quen thuộc của mọi đối tượng người tiêu dùng. Để ổn định nguồn hàng xuất bán ra thị trường, Công ty đã đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn tại các huyện Nam Trực, Ý Yên, Giao Thủy… Mỗi năm Công ty thu mua hàng nghìn tấn khoai tây, khoai lang, ngô nếp và các loại rau, củ, quả khác. Theo tính toán, mỗi sản phẩm của Minh Dương sau chế biến nâng giá trị sản phẩm lên khoảng 300% so với việc bán nguyên liệu thô. Không chỉ mang lại hiệu quả cho người kinh doanh, việc đầu tư chế biến sâu của Công ty TNHH Minh Dương còn góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh phát triển.

Theo thống kê của Sở NN và PTNT, hiện nay tỷ lệ tổn thất sản lượng trong và sau thu hoạch của lúa là 11-13%, ngô 13-15%, tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản và xay xát, chế biến. Đối với rau quả bị tổn thất hơn 20% cả về sản lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, đồng ruộng manh mún, sản lượng không tập trung và không có hệ thống máy sấy nông sản… Hầu hết các loại nông sản đều được nông dân phơi trực tiếp dưới nắng. Khi đưa lúa vào máy xay xát dễ bị nứt vỡ, thành phẩm chất lượng không đảm bảo, nên giá bán không cao. Đặc biệt, khi thời tiết mưa to kéo dài, lại đúng vào thời kỳ thu hoạch rộ nông sản (nhất là ở vụ lúa mùa) thường gây ngập nước khiến nông sản hay bị lên men, mọc mầm chỉ có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc đổ bỏ. Ngoài sự tổn thất về sản lượng, nông sản còn bị sụt giảm đáng kể về chất lượng như: nhiễm aflatoxin đối với ngô làm giá hạt thương phẩm bị giảm từ 10-20%; gạo bị biến màu, giảm chất dinh dưỡng do không được làm khô kịp thời và đúng quy trình. Để khắc phục tình trạng trên, một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị chế biến hiện đại, đặc biệt là công nghệ sấy, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh cũng như xây dựng thương hiệu, tạo lập vị thế cho nông sản địa phương trên thị trường, đồng thời đẩy mạnh các chuỗi liên kết. Điển hình là Công ty TNHH Toản Xuân (Ý Yên) đầu tư 70 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến gạo công nghệ hiện đại với lò sấy công suất 200 tấn lúa/mẻ. Hiện Công ty liên kết với hơn 20 HTX và 40 hộ dân có diện tích sản xuất lớn để tạo thành vùng nguyên liệu sản xuất gạo sạch Toản Xuân và gạo Toản Xuân 888. Công ty TNHH Cường Tân (Trực Ninh) liên kết với các HTX và các hộ nông dân thuê gom, tích tụ được hơn 300ha ruộng để sản xuất lúa giống. Công ty đã đầu tư nhà máy chế biến và bảo quản hạt giống diện tích gần 20 nghìn m2; 15 kho lạnh với dung tích bảo quản trên 750 tấn thóc giống; 15 dây chuyền sấy hạt giống và nhiều công cụ nông nghiệp khác… đảm bảo cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, thu hoạch đến chế biến và bảo quản lúa giống.

Theo các chuyên gia ngành Nông nghiệp, việc đầu tư công nghệ chế biến, kho chứa tiêu chuẩn sẽ thúc đẩy liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với nông dân; giúp nâng cao chất lượng nông sản, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Giá trị gia tăng của nông sản tăng giúp hiệu quả sản xuất của nông dân cũng tăng lên. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giữa doanh nghiệp và nông dân; từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm nông nghiệp; có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nhằm gia tăng giá trị nông sản, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững./.