--- Bài mới hơn ---
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Sinh Học 6
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Và Học Tập Môn Sinh Học Lớp 6 Sách Giáo Khoa Mới Ở Các Trường Thcs Tỉnh An Giang
Bài 14. Thực Hiện Trật Tự, An Toàn Giao Thông
Kiểm Tra Các Đơn Vị Vận Tải Đảm Bảo An Toàn Khi Tham Gia Giao Thông Trong Điều Kiện Dịch Bệnh Covid
Biện Pháp Ứng Phó Của Các Nước Trước Xu Hướng Già Hóa Dân Số
Chất lượng ở các lớp học thường thấp và không ổn định. Thực tế là đầu năm học chất lượng rất thấp, cuối năm học chất lượng được nâng lên rõ rệt nhưng sau 2 tháng nghỉ hè tất cả lại quay về điểm xuất phát. Hiện tượng này vẫn lặp đi lặp lại nhiều năm nay nhưng chưa có cách giải quyết hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy , học tập và đúc rút kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên như sau:
* Về phía giáo viên:
– Có thể phương pháp dạy học chưa phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau( lớp có nhiều đối tượng học sinh), chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
– Xem nhẹ dẫn đến không khắc sâu kiến thức cơ bản , các kĩ năng cần thiết như: Kỹ năng phân tích, liên kết các các dữ liệu kiến thức, kĩ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết luận, liên hệ thực tế….
– Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề cao quá mức đối với học sinh, dẫn tới hiện tượng: Dạy lướt (nghĩ học sinh nắm được rồi), thích chữa bài tập khó bỏ qua bài tập dễ, trung bình, mà không chú ý tới khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh.
– Chưa tạo được không khí học tập thân thiện vì yêu cầu cao của giáo viên . Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
* Về phía học sinh:
– Chất lượng đầu vào thấp. Chẳng hạn một số em vào lớp 6 khả năng đọc ,viết, tính toán chưa thành thạo.
– Có quá nhiều lỗ hổng kiến thức vì vậy HS dễ chán nản và không ham thích học tập.
– Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề ở các môn học.
– Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
* Về phía phụ huynh:
– Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế. Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sịnh yếu không bao giờ kiểm tra sách vở của các em, phó thác việc học tập của các em cho nhà trường.
– Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em.
– Thông thường, phần kiểm tra bài cũ được giáo viên tiến hành ở đầu giờ. Đây là việc làm theo đúng tiến trình dạy học.
– Tuy nhiên, sự lặp đi lặp lại cách làm đó sẽ khiến học sinh nhàm chán, đôi khi gây áp lực, tạo sự căng thẳng cho học sinh trong suốt tiết học hôm đó.
– Theo tôi giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học trong quá trình dạy bài mới để làm giảm bớt đi sự căng thẳng không đáng có.
– Ví dụ : Khi dạy mục I bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân (Sinh 8) , giáo viên có thể treo tranh phóng to về Cấu tạo trong của ruột non. Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa; kiểm tra kiến thức của học sinh về cấu tạo của ruột non, sau đó nhận xét và cho điểm.
– Trong một giờ học, nếu ngay từ phần vào bài giáo viên đã tạo ra sự hứng thú cho học sinh, chắc chắn trong những phút tiếp theo, các em sẽ hào hứng hơn với những hoạt động do giáo viên tổ chức.
– Do đó phần vào bài có vai trò quan trọng đến hoạt động dạy cũng như kích thích quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong một tiết dạy.
– Kinh nghiệm của tôi để có cách dẫn dắt vào bài mới hấp dẫn hơn là: Mở đầu bằng một câu chuyện vui; mở đầu bằng một đoạn phim hay hình ảnh; hay mở đầu bằng một câu chuyện li kì, hấp dẫn…
– Một điều cần lưu ý là: đặt vấn đề hay góp phần làm tăng tính hấp dẫn cho bài học, tạo hứng thú cũng như làm cho không khí học tập trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý đến thời gian cho phần vào bài để tránh ảnh hưởng đến thời lượng dành cho bài mới.
– Trong hoạt động dạy học luôn đòi hỏi sự tương tác qua lại thường xuyên giữa thầy và trò. Một trong những điều kiện để học sinh có thể học sâu là các em phải có cảm giác thoải mái.
– Trong quá trình giao tiếp với học sinh, giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương, nhưng khi cần vẫn phải nghiêm khắc để học sinh hiểu được giới hạn của sự thoải mái. Vì nếu quá dễ dãi, học sinh không kính nể sẽ rất khó dạy; quá nghiêm khắc, học sinh sẽ bị ức chế khó tiếp thu bài học.
– Hơn ai hết, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với công tác giáo dục. Khi cảm thấy mình được tôn trọng có nghĩa là các em sẽ thêm phần tự tin vào bản thân mình, sẽ đáp lại bằng thái độ tôn trọng, yêu quý đối với thầy cô, nhờ đó mà cũng sẽ yêu thích hơn bộ môn những thầy cô giáo đó đang giảng dạy.
– Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần quan tâm đến những học sinh chậm tiến của lớp, quan tâm nhắc nhở các em học bài và chỉ cách học bài cho học sinh; kịp thời khen ngợi khi học sinh tiến bộ.
– Ví dụ, có em học sinh chậm tiến lần thứ nhất kiểm tra bài cũ chỉ được 3 điểm, nhưng lần thứ hai được 5 điểm, giáo viên cần khen ngợi để học sinh cảm thấy mình có tiến bộ, từ đó sẽ cố gắng nhiều hơn.
– Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong sách giáo khoa, kết hợp nghiên cứu những tài liệu tham khảo khác như sách giáo viên, sách giải bài tập sinh học, chuẩn kiến thức kĩ năng,… để chỉ ra được mục tiêu chính là những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần hướng học sinh tìm hiểu và đạt được.
– Tiếp theo, giáo viên xác định số lượng hoạt động, hình thức tổ chức và nội dung các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu ở trên.
– Tuy nhiên, để hướng đến sự thích thú, say mê của học sinh với mỗi hoạt động đó thì giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức phù hợp nhất, làm sao để học sinh phát huy tối đa khả năng và hiểu biết của bản thân, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với tập thể.
– Trong quá trình thiết kế, giáo viên nên có sẵn những dự kiến và phương án giải quyết cho những tình huống không theo ý muốn có thể xảy ra để có thể chủ động điều chỉnh nhằm tránh sự lúng túng, kéo dài thời gian, thậm chí là không đạt được các mục tiêu đã đề ra.
– Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên không thể bỏ qua vai trò của các đồ dùng, phương tiện dạy học. Việc lựa chọn được những đồ dùng phù hợp và có chất lượng không chỉ làm tăng hiệu quả của việc khai thác, phát hiện kiến thức mà còn tạo ra sự thích thú cho học sinh.
– Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị những đồ dùng nhất định. Khi được tự chuẩn bị, học sinh sẽ phải nghiên cứu tài liệu để hiểu về vấn đề được giao tức là các em đã được học tập thêm một lần nữa.
– Ví dụ: Khi sử dụng tranh vẽ “Thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt” (hình 26- SGK, trang 85, sinh 8) để khai thác phát hiện kiến thức mới, giáo viên phải hướng học sinh chỉ ra được: Vì sao ống A lại có độ trong không đổi? Vì sao ống B lại có độ trong tăng lên và vì sao ống C và D lại có độ trong không đổi! Từ đó, hướng học sinh đến kết luận về hoạt động của enzim trong tuyến nước bọt.
– Tổ chức dạy học theo nhóm sử dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn”: Để tiến hành kĩ thuật này, giáo viên chia học sinh thành nhóm (4 người/nhóm), mỗi người ngồi vào một vị trí đã được sắp xếp. Mỗi nhóm được nhận một tờ giấy có chia các ô dành cho hoạt động của từng cá nhân, ở giữa là ô trống dành cho kết quả chung của nhóm sau khi đã thống nhất ý kiến.
– Tổ chức dạy học theo nhóm sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”: Để thiết kế, giáo viên cần lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp, xác định một nhiệm vụ phức hợp cần giải quyết ở vòng 2 dựa trên các nhiệm vụ khác nhau đã thực hiện ở vòng 1. Học sinh được chia thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm.
– Trong quá trình tiến hành, ở vòng 1 giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
– Ở vòng 2, giáo viên hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới là sự kết hợp giữa mỗi thành viên trong mỗi nhóm trên, các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Sau khi chia sẻ xong thông tin ở vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa lập để giải quyết. Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.
– Tuy nhiên, điều quan trọng là thiết kế và tổ chức như thế nào để mọi thành viên đều phát huy được năng lực cá nhân cũng như biết cách phối hợp với tập thể nhằm tăng cường sự liên kết và khả năng thu nhận, tích lũy kiến thức.
– Khi được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin thì khả năng truyền tải ý tưởng của giáo viên cũng dễ dàng và phong phú hơn.
– Để có thể sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để học tập, nghiên cứu cho thành thạo cách thiết kế bài giảng, cách khai thác các ứng dụng khác.
– Đồng thời, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để thiết kế những hoạt động dạy học phù hợp, có kế hoạch sắp xếp và khai thác hợp lí các tranh, ảnh, mô hình, băng hình,… sưu tầm được theo trật tự nhất định phù hợp với nội dung kiến thức từng phần.
– Sự gần gũi của kiến thức lí thuyết với thực tế giúp học sinh dễ dàng kiểm chứng, liên hệ đã trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh.
– Ví dụ: Khi dạy bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế giải thích vì sao:
+ Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta thấy có vị ngọt?
+ Tại sao khi ăn uống ta không nên cười đùa thái quá?
+ Khi ăn uống ta có thực hiện đồng thời phản xạ nuốt không?….
--- Bài cũ hơn ---
Những Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi
Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Năm 2013
Các Giải Pháp Tăng Cường Hiệu Quả Công Tác Ôn Thi Tốt Nghiệp
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Địa Lý
Giải Pháp Nào Để Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp?