I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
-Tình trạng học sinh học yếu môn Toán ở cấp THCS đang là một thực tế đáng lo ngại và là nỗi băn khoăn,trăn trở của nhiều giáo viên dạy toán.
-Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau,có điều kiện hoàn cảnh và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau,môi trường giáo dục khác nhau thì năng lực học tập,khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác .
-Có nhiều nguyên nhân làm học sinh học yếu môn toán,song nguyên nhân chính là học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn,có nhiều lỗ hổng về kiến thức,kĩ năng.Chính vì vậy, tình trạng học sinh học yếu môn toán ngày càng tăng và nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang năm khác làm cho các em ngày càng hổng kiến thức nhiều hơn.
-Tôi rất hiểu và thông cảm trước những khó khăn của các em nên Tôi thiết nghĩ cần phải nghiên cứu,tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trên mới có thể nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo cho học sinh niềm say mê học tập nhất là môn Toán. Chính vì vậy nên Tôi chọn chuyên đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán”
II. THỰC TRẠNG:
* CHUNG
– Học sinh phần đông sợ bộ môn toán vì phải đối mặt với những công thức, những định lí khô khan.
-Học sinh ngại khó, thiếu kiên nhẫn trong quá trình học toán dẫn đến việc thường xuyên không học bài và làm bài tập ở nhà.
-Đa số học sinh chưa biết cách học môn toán như thế nào cho hiệu quả.
-Gia đình học sinh chưa quan tâm đúng mức đến con em mình.
-Đôi khi giáo viên cũng thiếu kiên nhẫn đối với học sinh học yếu.
Đối với bộ môn toán:
– Từ 5,0 điểm trở lên: 61 / 154 .Tỉ lệ: 39,61 % (giảm 24,2% so với năm học trước). Cụ thể:
9/1 : 37 / 39 (94,87%). Trong đó có 8 học sinh 10 điểm
9/2: 8 / 27 (29,63%)
9/3 : 5 / 31 (16,13%)
9/4: 6/ 28 (21,43%)
9/5: 5 / 29 (17,24%)
– Điểm bình quân môn toán là 4,78. Xếp hạng 10/12
– Điểm yếu, kém: 93/ 154. Tỉ lệ: 60,39 %. Trong đó yếu: 41 hs. Kém: 52 hs. Không có hs điểm 0
Cụ thể: 9/1 Yếu: 1; kém: 1
9/2: yếu: 12; kém: 7
9/3: yếu: 12; kém : 14
9/4: yếu: 8; kém: 14
9/5: yếu: 8; kém: 16
III. NGUYÊN NHÂN
- Nhận thức của phụ huynh về việc học của con em mình chưa cao, nuông chìu con, sợ con mình học mệt nên chưa động viên con mình trong vấn đề học tập
– Học sinh học yếu mất căn bản sinh ra chán nãn, thiếu kiên nhẫn nên buông xuôi không hợp tác tới đâu thì tới
– Một số học sinh do khả năng có hạn, học trước quên sau dẫn đến kiến thức bị hạn hẹp không đạt chuẩn quy định
– Học sinh có quá nhiều quyền nên dẫn đến ỉ lại, chưa thật sự coi trọng việc học
– Giáo viên cũng chưa mạnh dạn dùng hết những phương pháp để uốn nắn những học sinh cá biệt
IV. GiẢI PHÁP
1. GIẢI PHÁP TÂM LÝ - Để học sinh yêu thích môn học của mình,tôi đã tạo sự gần gũi với các em từ những tiết học đầu tiên,chú ý đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,động viên các em bằng cách kể những gương học tập vượt khó mà các em có thể học tập.Luôn tạo cho các em niềm tin. -Có thể khiển trách khi các em chưa ngoan nhưng không quên dành lời khen khi các em có tiến bộ chút ít.– Việc đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng,khách quan và công tâm,công khai kết quả sau các giờ kiểm tra,cần phải có nhận xét bài làm của học sinh.- Để bài giảng hay, tiết học của mình thêm sinh động tôi luôn tìm ra cách giảng gần gũi nhất, dễ hiểu nhất để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng.
Ví dụ: Khi học bài “Tỉ số lượng giác” để học sinh dễ thuộc công thức:
Tôi dạy học sinh bài thơ: “Sin đi học (nghĩa là đối chia huyền)
Cosin không hư (nghĩa là kề chia huyền)
Tang đoàn kết (nghĩa là đối chia kề)
Cotang kết đoàn” (nghĩa là kề chia đối)
Học sinh vừa thuộc công thức toán mà còn học được bài học đạo đức khi đến lớp
V. ĐỀ XUẤT:
*Đối với giáo viên:
-Tìm ra giải pháp hữu hiệu cho riêng mình để hạn chế học sinh yếu kém môn toán
-Kiên trì, nhẫn nại và hy sinh thời gian cho những học sinh yếu
-Có cái nhìn lạc quan hơn khi dạy những học sinh yếu kém
-Hình thành nề nếp và kỷ cương trong các tiết dạy từ đầu năm học để quản lý học sinh tốt hơn.
*Đối với phụ huynh:
-Quan tâm con em mình nhiều hơn nữa trong việc học tập
-Kết hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục các em
*Đối với BGH:
-Tư vấn và giúp đỡ giáo viên trong việc dạy học sinh yếu
-Cảm thông, động viên, chia sẻ với những bức xúc của giáo viên khi dạy học sinh yếu.