--- Bài mới hơn ---
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Phụ Đạo Học Sinh Yếu, Kém Về Môn Toán Lớp 4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Học Môn Hóa Học
Báo Cáo Đổi Mới Ppdh Môn Hóa Học
Tổ Chức Thi Online Môn Tin Học Cấp Thcs
Đề Tài: Nâng Cao Chất Lượng Bộ Môn Thể Dục Cho Trẻ
Sở giáo dục Và ĐàO TạO NGHệ AN
PHòNG GIáO DụC Và ĐàO TạO VINH
SáNG KIếN KINH NGHIệM
MộT Số GIảI PHáP NÂNG CAO HIệU QUả CÔNG TáC PHụ
ĐạO HọC SINH YếU, KéM Về MÔN TOáN LớP 4
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt
Chức vụ: Phó Hiệu trởng
Đơn vị: Trờng Tiểu học Nghi Liên
Năm học: 2011 – 2012
PHN I : T VN
I. LI DO CHON TAI
Cng nh cỏc mụn hc khỏc, mụn Toỏn cú mt vai trũ ht sc quan trng trong
vic hỡnh thnh nhõn cỏch con ngi lao ng. Vỡ vy, mi giỏo viờn cn phi cú
trỏch nhim dy hc sao cho hc sinh ca mỡnh tip thu c nhng kin thc v k
nng m chng trỡnh giỏo dc tiu hc quy nh. Tuy nhiờn, khụng phi mi hc
sinh u hc tp d dng nh nhau, cú th cú nhng hc sinh nm kin thc toỏn hc
rt nhanh chúng v sõu sc m khụng cn cú s c gng c bit, trong khi ú mt s
em khỏc li khụng th t c kt qu nh vy mc dự ó c gng rt nhiu, ú
chớnh l cỏc em hc sinh yu, kộm v mụn Toỏn.
1
– Tìm hiểu thực trạng việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4.
Phương pháp thực nghiệm.
– Nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập
– Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển
không bình thường về mặt năng lực nhận thức, học kém không theo kịp chương trình
và các bạn trung bình trong lớp biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:
– Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt hoặc bị thui chột.
– Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so với yêu
cầu, kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo những mục
đích, động cơ ngoài việc học tập. Kết quả học tập thất thường, yếu kém và không có
độ tin cậy cao.
– Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt động
học tập. Từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có khi có
những biểu hiện ghen tức bạn bè học khá, thù ghét những thầy cô giáo nghiêm khắc
trong giáo dục, hay bỏ học, trốn tiết.
1.2. Giáo dục học sinh yếu kém
– Giáo dục học sinh yếu kém là quá trình tác động của những người làm công tác
giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục.
– Học sinh yếu kém là những em mà trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ,
đạo đức cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường – gia đình – xã hội cũng như sự
nỗ lực của chính các em. Vì vậy, giáo dục học sinh yếu kém trước hết là quan tâm
chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho người học; hướng dẫn các em có phương pháp
học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, niềm tin trong học
tập.
2. THỰC TRẠNG.
Để tìm hiểu thực trạng tôi đã đối chiếu kết quả dạy học môn Toán của mấy năm
gần đây, dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh, tìm
hiểu học sinh yếu, kém môn Toán.
3
2.1 Thực trạng chất lượng môn toán lớp 4.
Ở tuần học thứ 2 năm học 2011-2012 tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành khảo
sát chất lượng môn Toán khối lớp 4.
Đề khảo sát môn Toán (Thời gian làm bài: 40 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 47085 + 1750
c) 437 × 4
b) 75897 – 18756
d) 50585 : 5
Bài 2: Tìm X, biết;
a) 75405 +
x = 94186
b) x – 1325 = 29100
c) 575 :
x
=5
g) 7 ×
x = 1799
Bài 3: Điền đáp số vào chỗ trống của mỗi bài toán sau:
a) Một hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài gấp 3lần chiều rộng. Chu vi hình
chữ nhật đó là:………………………………………..
b) Diện tích hình vuông có cạnh 8cm là: …………………………………………
Bài 4: Một tổ công nhân trong 5 ngày làm được 375 sản phẩm. Hỏi với mức làm như
thế thì trong 9 ngày tổ công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm?
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra:
Bài 1 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
Bài 2 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
Bài 3 (4điểm): Mỗi ý đúng cho 2 điểm.
Bài 4 (2điểm): Bài giải thực hiện đúng yêu cầu trình bày đầy đủ cho 2 điểm
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
18
22.8%
21
26.6%
29
36.7%
11
13.9%
Với đề khảo sát chất lượng như trên, qua kết quả làm bài của học sinh thì 11 em
học sinh có điểm yếu các em còn vướng phải các lỗi sau: Còn chậm trong thực hành
tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương; Cộng, trừ, nhân, chia có nhớ còn chậm, quên
không nhớ; Còn lẫn lộn, quên cách tìm thành phần chưa biết của phép tính; Kỹ năng
giải toán có lời văn còn yếu.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém môn Toán .
4
*) Về phía học sinh: Như chúng ta đã biết, sự yếu kém về môn Toán của học
sinh có biểu hiện dưới nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung thường có
các đặc điểm sau đây:
– Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng; Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng
chậm;
– Phương pháp học tập chưa tốt; Năng lực tư duy yếu; Có thái độ thờ ơ với học
tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin.
– Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
– Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học
tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
– Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn
kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
– Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
– Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả
năng của mình.
– Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ,
nhân, chia).
– Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
*) Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến đối
tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của
học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn
hơn. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh Khá, Giỏi, thích tổ chức các hoạt động
học tập trên lớp với những học sinh khá, giỏi để tránh xử lí các tình huống phức tạp
mất thời gian; Một số giáo viên tổ chức các hoạt động học tập chưa tốt còn để học
sinh khá giỏi nói leo, nói hộ học sinh yếu. Giáo viên chưa quan tâm đến tất cả HS
trong lớp còn để học sinh yếu ngoài lề các tiết học, GV chỉ chú trọng vào các em HS
khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp như vậy các em học yếu không có cơ
hội bộc lộ khả năng của mình và đã ngại học lại thêm tính ì, ngại suy nghĩ, ngại vận
động; Chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh học kém để phân loại
đối tượng; giảng dạy mang tính dàn trải chưa có biện pháp dạy học phù hợp với từng
đối tượng học sinh, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế, chưa
động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là
rất nhỏ.
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình
học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ học sinh
học tập. Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém về môn Toán.
5
*) Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường. Bên cạnh đó phụ
huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải Toán ở Tiểu
học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng. Mặt khác, một số phụ huynh điều
kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con em học tập, ở
nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em đến trường
thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số phụ huynh đi làm ăn xa phải gửi con
cho ông bà, cô bác trông hộ. Các em trong đối tượng này thì bị thiếu thốn tình cảm
của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập.
Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng học tập của học
sinh, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán, tránh để tình
trạng học sinh ngồi nhầm lớp tôi đã suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa ra
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh lớp yếu kém môn
Toán lớp 4″ như sau:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO
HỌC SINH YẾU, KÉM VỀ MÔN TOÁN LỚP 4.
Giải pháp 1. Chỉ đạo giáo viên theo dõi thường xuyên, nắm bắt cụ thể tình
hình học sinh yếu.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập về
nhà hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trường hợp
học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân
tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em.
– Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán.
– Lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán, phân tích nguyên
nhân.
Tôi hướng dẫn giáo viên phân loại học sinh học yếu theo những nguyên nhân
chủ yếu như: Do hổng kiến thức, kỹ năng từ lớp dưới, do điều kiện hoàn cảnh gia
đình, do trí tuệ chậm phát triển…
Thực hiện theo kế hoạch, tôi cùng với giáo viên dạy khối 4 đã khảo sát và phân
loại học sinh yếu môn toán theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Nhóm khả năng tiếp thu bài chậm, chưa chăm học, hổng kiến thức lớp dưới
như chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, chưa biết tìm thành phần chưa biết của phép
tính, giải toán có lời văn còn yếu: Nhóm này có 7 em.
+ Nhóm do hoàn cảnh gia đình và các nguyên nhân khác: Nhóm này có 4 em.
Trong nhóm này các em có khả năng tiếp thu bài tốt. Nhưng vì điều kiện gia đình khó
khăn không có người chăm lo, đôn đốc học tập nên các em chưa tích cực học tập,
6
không hoàn thành nhiệm vụ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút và liên tục bị điểm
yếu.
Giải pháp 2. Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo
học sinh yếu, kém về môn toán phù hợp với đối tượng học sinh.
Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém về môn Toán của
từng em, tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo
học sinh yếu, kém với yêu cầu:
+ Lập kế hoạch bài học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiết
chính khóa cũng như tiết phụ đạo. Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học và
cụ thể cho từng tuần, từng tháng.
+ Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức
đã học cho học sinh.
+ Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn kĩ
năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Như nhớ được bảng nhân, bảng
chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới… Mục đích là lấp lỗ hổng
về kiến thức cho học sinh.
* Ví dụ nội dung phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 4:
Tuần 1: Khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại học sinh.
Tuần 2: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5.
Tuần 3: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9.
Tuần 4: Củng cố về bảng nhân, bảng chia kết hợp với củng cố về tìm thành
phần chưa biết của phép tính.
Tuần 5: Củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên kết hợp với củng cố về giải
toán có lời văn.
Tuần 6: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên
kết hợp với củng cố về giải toán có lời văn.
Tuần 7: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên, củng cố mối quan
hệ các đơn vị đo lường và vận dụng làm toán có lời văn…
Cứ tiếp tục như vậy, nội dung các buổi phụ đạo sau phải có sự củng cố lại
những kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập trung chủ yếu vào củng cố cho
học sinh kĩ năng thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự
nhiên ở học kì I. Nội dung củng cố kĩ năng thực hành làm tính với số tự nhiên, giáo
viên linh hoạt bằng nhiều bài toán khác nhau. Có thể là các dạng bài như: đặt tính rồi
tính; tính giá trị biểu thức; tìm x; toán có lời văn… Phải cho học sinh làm đi làm lại
7
nhiều lần một dạng bài tập để các em thành thạo. Việc củng cố kiến thức đã học thực
hiện đồng thời với việc dạy kiến thức mới của lớp 4. Căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến
thức kĩ năng của từng bài, giáo viên giúp học sinh yếu tiếp thu những kiến thức và
làm bài tập vừa sức với các em.
+ Cuối tuần kiểm tra 1 lần, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi kết
quả học tập của các em. Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo, nâng bậc học sinh yếu
(suốt cả năm học).
+ Kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường. Có sổ liên lạc giữa giáo viên
chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên gia đình học
sinh.
+ Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều trong tuần( thứ 3 và thứ 5),
lồng ghép vào chương trình chính khoá và với một số tiết hoạt động tập thể hay giờ
giải lao( trong đó tổ chức các trò chơi có nội dung toán học).
+ Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là: cuối học kì I không
còn tình trạng học sinh bị hổng kiến thức đã học. Học kì II, các em học đến đâu phải
đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình toán lớp
4). Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn toán.
Giải pháp 3 : Hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch:
Phụ đạo học sinh học yếu nói chung và học sinh học yếu môn toán nói riêng là
việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình và kiên trì, yêu thương
học sinh. Vì vậy tôi hướng dẫn giáo viên khi thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh
yếu, giáo viên không được nóng vội, phải thực hiện kế hoạch theo từng bước hợp lí.
Đồng thời không cứng nhắc rập khuôn theo kế hoạch mà cần phải linh hoạt điều chỉnh
nội dung và cách thức thực hiện.
Căn cứ vào kết quả tìm hiểu nguyên nhân của học sinh học yếu môn toán ở
khối 4, tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch phụ đạo với những nội chủ yếu
như sau:
1. Củng cố 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bởi vì số học sinh học kém môn Toán khối 4, đa số do khả năng tiếp thu bài
chậm, còn hổng kiến thức từ lớp dưới, vì thế đã học lên lớp 4 nhưng các em này vẫn
chưa thuộc lòng bảng nhân, bảng chia ở lớp 2, 3 còn yếu trong việc vận dụng bốn
phép tính cộng, trừ, nhân, chia để giải toán có lời văn. Điều đó rất bất lợi cho các em
trong quá trình học toán ở lớp 4 và lên lớp 5. Để các em làm thành thạo 4 phép tính
cộng, trừ, nhân, chia, tôi xác định việc làm đầu tiên dạy lại những kiến thức cơ bản
giúp học sinh lấp được lỗ hổng kiến thức.
8
Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho giáo viên giao cho học sinh yếu cứ mỗi tuần phải
học thuộc 3 đến 5 bảng nhân, bảng chia, mỗi buổi học giáo viên dành 5 phút với buổi
chính khoá, 15 phút với buổi phụ đạo để kiểm tra việc học của học sinh. Cuối tuần
giáo viên lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương (15-20 phút).
Sau hai tuần đầu tôi kiểm tra đã nhận thấy rằng: Các em đều học thuộc bảng
nhân, bảng chia nhưng khi vận dụng làm một phép tính cụ thể (VD: 124 : 2) thì có em
làm được nhưng rất chậm, có em không làm được. Tôi trăn trở tìm nguyên nhân, thì ra
các em chỉ thuộc “vẹt” bảng nhân, bảng chia.
Tiếp theo tôi hướng dẫn giáo viên điều chỉnh cách kiểm tra, phải chỉ định học
sinh đọc bảng nhân, chỉ rõ bản chất của phép nhân là kết quả của phép cộng của các
số bằng nhau, hướng dẫn các em học thuộc nhừ bảng nhân 5, thuộc nhừ cách tính một
số nhân với mười để các em dựa vào đó tìm kết quả phép tính nhân, chia trong bảng
khi chưa thuộc lòng: Ví dụ bảng nhân 3, hỏi phép nhân, phép chia bất bất kì 3 × 6 = ?
(học sinh vận dụng kết quả phép nhân 3 × 5 = 15 suy ra kết quả 3 × 6 = 15 + 3 = 18);
3 × 9 = ?… (suy từ 3 × 10=30 ra 3 × 9 = 30- 3 =27). Từ đó giúp các em học thuộc lòng.
Đồng thời củng cố vận dụng bảng nhân chia, bảng chia bằng cách giao cho các em
thực hiện những phép tính đơn giản không có nhớ như: 24 × 2; 123 × 3; 84 : 2;
124: 4 …
Đến tuần sau, vào các buổi chiều phụ đạo HS yếu, kém tôi hướng dẫn giáo viên
thay đổi hình thức kiểm tra, khác với các tuần trước.
Giáo viên ghi sẵn nội dung kiểm tra lên 2 tấm bìa và gắn lên bảng:
5 × 6 = …
35 : 7= ….
4× 5=…
25 : 5 = ….
7 × 8 = ….
48 : 6 = …
3× 9=…
36 : 6 = …..
4 × 9 = ….
64 : 8 = …
9 × 6 = ….
42 : 7 = …..
6 × 9 = ….
72 : 9 = …
7× 7=…
45 : 5 = ….
…..
……
….
……
Cứ mỗi lần, gọi 2 HS lên bảng làm bài (HS ghi kết quả vào chỗ chấm). Lần này
không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kì phép nhân
hay phép chia trong bảng, mục đích là để học sinh thuộc lòng bảng nhân, bảng chia
mà các em đã học. Đồng thời tiếp tục củng cố kĩ năng vận dụng thực hành các phép
tính nhân, chia bằng các bài như đặt tính rồi tính, tính giá trị biểu thức đơn giản, tìm
x…
Không những yêu cầu các em học thuộc bảng nhân, bảng chia mà giáo viên còn
phải giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và được giáo viên
chấm điểm chặt chẽ các bài này. Ngoài ra giờ ra chơi hay giờ giải lao của buổi học,
giáo viên phải gần gũi và nói chuyện với các em, lồng vào đó là những mẫu chuyện
9
vui về toán học, những câu đố đơn giản đố các em về phép nhân hay phép chia. Các
em đã thi nhau trả lời và như vậy đã giúp các em dễ nhớ được bảng nhân, bảng chia
đã học ở lớp 2,3.
2. Củng cố kỹ năng giải toán.
Kết hợp củng kĩ năng tính toán với củng cố rèn luyện kĩ năng giải toán có lời
văn sẽ giúp các em giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán. Bởi vì có những em
nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai hoặc biết tính toán nhưng cách giải sai
dẫn đến bài toán giải sai. Vì vậy sau khi các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ,
nhân, chia thì chú ý đến việc giải toán có lời văn. Bởi chúng ta biết rằng đa số các em
yếu, kém về môn Toán thường gặp khó khăn trong việc giải Toán có lời văn. Tôi đã
hướng dẫn giáo viên lựa chọn cách dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nội
dung bài học, nhớ kĩ được từng dạng bài toán.
Tôi đã định hướng cho giáo viên củng cố cho học sinh cách giải các dạng toán
điển hình của lớp 3 kết hợp với củng cố kỹ năng tính toán với bốn phép tính cộng,
trừ, nhân, chia. Vì học sinh yếu có đặc điểm là rất ngại, thậm chí sợ làm toán có lời
văn vì khả năng tư duy “phân tích, tổng hợp của các em còn nhiều hạn chế” nên chưa
có khả năng phán đoán suy luận. Do đó, khi làm toán có lời văn các em giải chưa
đúng, tính toán còn sai. Có em giải “bừa” cho xong. Vì vậy tôi hướng dẫn giáo viên
khi củng cố kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh yếu thì chỉ cần ra với dạng cơ
bản nhất, đơn giản nhất mang tính chất vận dụng củng cố lý thuyết mà thôi. Không
nên ra những bài lắt léo hay những bài phải qua bước trung gian mới về dạng cơ bản.
Đến khi học sinh lấp được những chỗ hổng kiến thức đã học thì mới nâng dần mức độ
lên.
* Một số dạng toán điển hình lớp 3 cần phải ôn tập củng cố là:
– Dạng bài gấp một số lên nhiều lần.
Ví dụ: Thủy có 35 que tính. Hà có số que tính gấp 3 lần Thủy. Hỏi hai bạn có
bao nhiêu que tính?
– Dạng bài giảm một số đi nhiều lần.
Ví dụ: Thủy có 105 que tính. Thủy có số que tính gấp ba lần số que tính của
Hà. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu que tính?
– Dạng bài tìm một phần mấy của một số:
Ví dụ: Một đàn gia cầm của một nhà có 128 con vịt và gà. Trong đó số gà bằng
1
cả đàn. Hỏi đàn gia cầm đó có mấy con gà?
4
10
Ví dụ: Có 70 xếp giấy gói đều thành 7 bọc. Hỏi có 100 xếp giấy sẽ gói được
bao nhiêu bọc như thế?
– Dạng bài tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật;
Ví dụ:
+ Tính chu vi, diện tích thửa ruộng hình vuông có cạnh 24 m.
+ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 9m, chiều dài gấp 3 lần chiều
rộng. Tính chu vi và diện tích của thửa ruộng đó.
Để kết hợp tốt giữa lấp lỗ hổng kiến thức và dạy kiến thức mới, tôi chỉ đạo giáo
viên thực hiện nội dung củng cố kĩ năng giải các bài toán điển hình lớp 3 trong những
tuần đầu của năm học (khoảng 6 đến 8 tuần đầu). Song song với việc bổ sung chỗ
hổng kiến thức lớp 3 thì trong các tiết học chính khóa, giáo viên giúp học sinh yếu
biết giải các bài toán giải dạng toán điển hình lớp 4 đồng thời cần phải ôn tập củng cố
ngay ở các tiết học phụ đạo. Nhất định không để học sinh hổng kiến thức đã học nữa.
Tôi đã đề ra một số lưu ý với giáo viên: Khi hướng dẫn cho học sinh cách giải
và trình bày bài giải, giáo viên phải hướng dẫn gợi mở từng bước cụ thể, giúp học
sinh thể hiện khả năng giải toán của mình là cần thiết. Vì vậy giáo viên cần phải
hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu kĩ đề bài toán, Tóm tắt đề bài toán, nhìn vào tóm tắt
đọc lại đề bài toán. Đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh từng bước tìm cách
giải và chọn cách giải hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, lời giải rõ ràng chính xác, đúng nội
dung bài toán yêu cầu tìm gì. Đồng thời chú ý hướng dẫn các em khi thực hiện tìm kết
quả của phép tính cần làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả rồi mới viết vào bài làm.
Từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy.
3. Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Với những đặc điểm của học sinh yếu, kém nói chung và môn toán nói riêng,
tôi đã khẳng định rằng học sinh yếu, kém môn Toán cần được quan tâm, hỗ trợ dạy
học một cách tích cực. Còn với học sinh học yếu nguyên nhân do điều kiện hoàn cảnh
gia đình tôi chỉ đạo giáo viên phải có sự quan tâm đặc biệt. Ngoài việc tích cực hỗ trợ
cho các em lấp lỗ hổng kiến thức đồng thời phải có sự quan tâm đặc biệt về tình cảm
và vật chất.
Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đến thăm một số gia đình
học sinh yếu trong khối 4 như gia đình em Huyền Thương lớp 4B, gia đình em Đình
Hiếu lớp 4C … và một số gia đình học sinh khó khăn khác. Cảm thông được nỗi vất
vả của các em, tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cho các em quần áo, sách
vở, kết hợp cùng với Đội Thiếu niên nhà trường, tôi đã cùng các cô giáo chủ nhiệm
trao quà cho các em trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhận được sự quan tâm, động viên
kịp thời của nhà trường cũng như cô giáo chủ nhiệm, gia đình các em đã hiểu và tạo
11
12
lại bảng nhân 6 cho thuộc. Tức là phát hiện học sinh hổng kiến thức ở đâu thì giáo
vên phải linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy để ôn tập, bổ sung ở đó.
– Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các
kiến thức giảng dạy trên lớp hoặc ôn tập, củng cố kiến thức để các em nắm chắc hơn.
Tôi hướng dẫn giáo viên, trong mỗi tiết dạy, xác định rõ mục tiêu của từng bài, từng
hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
– Khi hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, Giáo viên cần giao việc phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Cụ thể là: Bài tập dành cho học sinh cả lớp; Bài tập cho học
sinh khá giỏi; Riêng đối với học sinh yếu, kém về môn Toán giáo viên không nên
giao nhiều bài tập về nhà, chỉ cần 1 đến 2 bài thôi. Em nào yếu quá giáo viên phải ghi
bài tập vào phiếu và kèm theo một vài câu hỏi để học sinh có thể tự kiểm tra hay chỉ
rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kỹ để hiểu rõ “cái đã cho, cái phải đi tìm”. Bài tập về nhà
do các em làm, yêu cầu phụ huynh kí vào phía dưới để có sự giám sát, đốc thúc kịp
thời của gia đình. Đến lớp, giáo viên kiểm tra cụ thể các sai lầm mắc phải của học
sinh để phân tích và sửa chữa.
2. Gây hứng thú học tập cho học sinh.
Bởi vì học sinh yếu vốn ngại học, ngại bày tỏ ý kiến nên để cuốn hút các em
tích cực tham gia các hoạt động học tập thì giáo viên phải có những hình thức tổ chức
các hoạt động học tập gây được hứng thú cho tất cả học sinh tham gia, kể cả học sinh
yếu.
Để gây hứng thú cho các em học tập, trong dạy học toán giáo viên có thể thực
hiện như sau: Trong các tiết học vận dung các hình thức dạy tích cực như: Tổ chức
hoạt động nhóm (hoặc tổ chức làm bài theo hình thức tiếp sức) có thi đua giữa các
nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều được giao phần việc làm vừa sức phù hợp
với năng lực từng em, các nhóm học tập linh hoạt thay đổi như nhóm nhỏ, nhóm lớn,
nhóm cùng trình độ, nhóm ngẫu nhiên… Giáo viên phải tạo cơ hội cho tất cả các em
được phát biểu, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu. Động viên khuyến khích kịp thời
khi học sinh có tiến bộ dù là nhỏ nhất để học sinh yếu mạnh dạn, tự tin hơn. Thường
xuyên tổ chức “Hội vui học tập” vào các tiết hoạt động tập thể. Hoặc tổ chức trò chơi
có lồng nội dung Toán học: Hái hoa dân chủ, Tuổi thơ khám phá…
3. Tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến, xây dựng môi trường học tập thân
thiện .
Ở lớp cũng như ở nhà, giáo viên tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên
giúp đỡ các bạn yếu, kém. Trên lớp, cần sắp xếp 1 học sinh giỏi giúp đỡ 1 bạn học
sinh yếu bên cạnh. Tổ chức thi đua giữa các nhóm giúp bạn, nếu bạn nào có tiến bộ
thì biểu dương cả nhóm vào tiết chào cờ sáng thứ 2 đầu tuần. Ở nhà, giáo viên sắp xếp
các em gần nhà nhau thành 1 nhóm và cử 1 học sinh làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng
13
có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài, làm bài của các bạn và báo cáo với cô
giáo chủ nhiệm vào đầu mỗi buổi học. Không những thế, tôi còn hướng dẫn giáo viên
yêu cầu các em Nhóm trưởng kiểm tra kỹ về cách học, cách trình bày bài làm, chữ
viết, của các bạn. Giáo viên kiên trì uốn nắn và sửa những thói quen xấu của các em
như: chưa đọc kĩ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả, không làm nháp hoặc
viết lộn xộn, phát biểu không chính xác, trình bày bài tuỳ tiện, giải toán xong không
chịu thử lại…
Khuyến khích, động viên đúng lúc, kịp thời khi các em có tiến bộ hay đạt được
một số kết quả (dù sự tiến bộ nhỏ nhất); phân tích, phê bình đúng mức thái độ vô
trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập, nhưng tuyệt đối tránh thái độ lời nói
chạm lòng tự ái của học sinh để các em phấn khởi học tập xóa đi ấn tượng sợ học môn
Toán.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, chi tiết
cho giáo viên vận dụng các biện pháp, linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực như trên. Qua kết quả kiểm tra trên lớp, qua các bài kiểm tra… Tôi thấy các
em học sinh yếu đã tiến bộ rất nhiều. Đến tuần thứ 6, bảy em hổng kiến thức lớp dưới
đã nắm được bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp 2, 3; Bốn em học yếu do hoàn cảnh
gia đình khó khăn có tiến bộ rõ rệt, đã cố gắng vươn lên trong học tập. Đặc biệt tất cả
các em đã tích cực, hứng thú học Toán và tiếp thu bài mới lớp 4 đạt yêu cầu.
Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
Tôi chỉ đạo giáo viên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh về
trách nhiệm lớn lao của phụ huynh và gia đình trong việc góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Tôi yêu cầu giáo viên phải trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp
tốt nhất phù hợp với điều kiện và tính cách từng em giúp các em vươn lên trong học
tập. Giáo viên phải hướng dẫn phụ huynh biết kiểm tra việc học tập của con mình.
Phải thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh. Thường xuyên liên lạc thông báo kết
quả học tập của các em qua sổ liên lạc cho phụ huynh và đề nghị phụ huynh theo dõi
và kiểm tra bài vở của con em mình, giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà ,
quản lý thời gian biểu của con em, ghi đầy đủ lời nhận xét vào sổ (đảm bảo thông tin
2 chiều). Tổ chức cho giáo viên gặp mặt phụ huynh học sinh thường xuyên. Khi thấy
học sinh chưa tiến bộ cần chủ động gặp phụ huynh để trao đổi về việc học tập của học
sinh tiếp tục cùng với phụ huynh điều chỉnh biện pháp phù hợp và có hiệu quả hơn.
Thấy được sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã thường xuyên kiểm tra việc học
bài, làm bài của con em mình, đôn đốc các em đi học chuyên cần. Vì vậy, Học sinh
lớp 4 của nhà trường đã tiến bộ lên rất nhiều.
Giải pháp 6: Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn.
14
Toán trong toàn trường phù hợp với đối tượng học sinh yếu và điều kiện thực tế của
lớp mình.
Sau khi vận dụng vào thực tế dạy học “Các giải pháp cải tiến khắc phục tình
trạng học sinh học yếu, kém môn Toán” của toàn trường nói chung và đặc biệt ở khối
4 nói riêng, tôi thấy kết quả đạt được đáng mừng, các em học sinh yếu có nhiều
chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn, tỉ lệ học sinh trung bình, khá giỏi
tăng cao.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy các em học sinh ở lớp 4 đã tiến bộ rõ
rệt, chất lượng học tập ngày càng được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm.
*) Kết quả kiểm tra định kì cuối học kì I về môn Toán ở khối lớp 4:
Tổng
số HS
79
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
20
25,3%
23
29.1%
35
44.3%
1
1.3%
So sánh với kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy:
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về môn toán mà tôi
đã xây dựng chất lượng học tập môn toán được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh yếu,
kém môn toán ở đầu năm học của học sinh khối 4 đã lên loại trung bình có em đã đạt
điểm khá. Không phát sinh thêm học sinh nào yếu, kém về môn toán. Số lượng học
sinh yêu thích môn toán ngày càng tăng.
Đồng thời, khi vận dụng các giải pháp trên cho toàn trường thực hiện, đến hết
học kì I chất lượng nâng bậc học sinh yếu, kém về môn toán của trường chúng tôi đã
chuyển biến rõ rệt. Toàn trường quyết tâm phấn đấu đến cuối năm học không còn học
sinh nào còn yếu, kém về môn toán.
16
2. Giáo viên phải kịp thời phát hiện ra những học sinh yếu, kém thông qua các hoạt
động học tập cũng như việc làm bài tập hàng ngày của học sinh và làm các bài kiểm
tra định kì.
3 . Tìm ra nguyên nhân cùng với những biểu hiện của học sinh yếu kém về môn
Toán.
4. Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp phụ đạo cụ thể, rõ ràng; khi lên lớp phải
nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để đề ra phương pháp và hình thức dạy học thích hợp,
giúp các em thích thú học tập và dễ tiếp thu bài.
5. Vận dung các phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
Đặc biệt, nếu học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới thì giáo viên phải dạy lại
nội dung đó vào các buổi học tăng cường hoặc trong ngay tiết học chính khoá để “lấp
lỗ hổng kiến thức” cho học sinh.
6. Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt, biết vận dung các trò chơi học tập để kích
thích sự hứng thú của học sinh.
7. Trong giảng dạy, giáo viên phải nhẹ nhàng, kiên trì, chịu khó, biết động viên kịp
thời khi các em tiến bộ (dù là một tràng vỗ tay của cả lớp hay lời khen của cô) nhưng
cũng cần khéo léo nhắc nhở những học sinh có thái độ lơ là đối với nhiệm vụ học tập.
8. Thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả học tập của các
em. Biết thông cảm và chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các
em xoá bỏ những mặc cảm và biết vươn lên trong học tập.
9. Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ những bạn yếu, kém về cách
học tập, về phương pháp vận dung kiến thức, giúp các em có phương pháp học tập tốt.
10. Áp dụng thường xuyên các biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán song
song với các môn học khác đối với tất cả học sinh yếu các khối lớp.
2. Ý kiến đề xuất:
a. Đối với giáo viên:
Phải đề cao trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc khắc phục học sinh học
yếu. Bởi vì giáo viên là người chủ đạo trong việc này. Khi lập kế hoạch bài học (tất cả
các tiết học), Giáo viên phải xây dựng các hoạt động học tập phù hợp với từng nhóm
đối tượng học sinh. Phải có nội dung dạy cho học sinh yếu. Phải tích cực cùng với tổ
chuyên môn và nhà trường đề ra biện pháp hợp lý và thực hiện có hiệu quả việc khắc
phục tình trạng học sinh học yếu.
b. Đối với nhà trường:
18
19
--- Bài cũ hơn ---
Skkn Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Môn Đạo Đức Cho Học Sinh Lớp 3
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Viết Đúng Chính Tả Cho Học Sinh Lớp 3
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Môn Đạo Đức Cho Học Sinh Lớp 3
Skkn: Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đọc Cho Học Sinh Lớp 3
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học