Top 14 # Giải Pháp Ngành Y Tế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giải Pháp Mã Vạch Cho Ngành Y Tế

Giải pháp mã vạch trong ngành y tế

1. Điểm chăm sóc y tế

Với máy in di động mà chúng tôi cung cấp, các nhân viên y tế in các nhãn cho mẫu thử, túi máu, thuốc men và thậm chí thực phẩm ngay tại điểm chăm sóc. Với tính năng in tốc độ cực nhanh, các nhân viên y tế có thể tiếp cận nhanh hơn để chăm sóc bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp các loại nhãn có chất lượng bền bỉ và duy trì khả năng đọc từ lúc sử dụng cho đến khi xử lí trong các môi trường khắc nghiệt nhất. Ngoài ra, máy tính cầm tay đảm bảo rằng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể nắm bắt và sử dụng các thông tin cần thiết ngay tại chỗ.

2. Phòng xét nghiệm

Bệnh phẩm là đối tương chính để xét nghiệm, việc xác định đúng bệnh phẩm của từng bệnh nhân là tối quan trọng. Việc ghi nhận bằng tay có nhiều sai sót cần được giới hạn. Các phương tiện ghi nhận số liệu nhanh, chính xác để có thể theo dõi bệnh phẩm mọi lúc. Nhãn mã vạch hoặc RFID in ra từ máy in sẽ ghi nhận mẫu được lấy khi nào, lưu trữ ở đâu của bệnh nhân nào. Nhãn có thể chịu được nhiệt độ cao hoặc rất thấp trong qua trình lưu trữ hoặc xét nghiệm. Các thiết bị máy tính di động sẽ ghi nhận số liệu chính xác ở tại từng thời điểm và vị trí. Các thiết bị chuyên dùng cho ngành y tế cũng được chống nhiễm khuẩn và tẩy trùng để dùng ở môi trường sạch.

3. Quản lý bệnh nhân

Vần đề then chốt để điều trị đúng là xác định đúng bệnh, y lệnh điều trị và loại thuốc điều trị cho từng bệnh nhân. Lĩnh vực y tế đã nhanh chóng ứng dụng mã vạch và RFID trên vòng đeo tay bệnh nhân, hồ sơ bệnh án và đơn thuốc để có thể nhanh chóng tham khảo thông tin chính xác trên hệ thống bất kỳ thời điểm nào. Nhiều bệnh viện còn áp dụng hệ thống ghi nhận y lệnh điện tử để trợ giúp việc kiểm tra. Với bệnh nhân không có gì có thể hài lòng hơn khi ra viện họ được biết rõ chi tiết điều trị cùng các dịch vụ đã ghi nhận chính xác ngay lập tức trên bảng liệt kê in ra từ hệ thống. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm hỗ trợ hệ thống ghi nhận theo thời gian thực, chính xác và nhanh chóng nhằm giúp bệnh viện theo dõi tình hình của mình ở mọi thời điểm.

Bàn Giải Pháp Phát Triển Ngành Y Tế

Năm 2017, ngành Y tế đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, đạt 30 giường bệnh/10.000 dân (chỉ tiêu 27,2 giường/10.000 dân); có 6,8 bác sĩ/10.000 dân; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế 87,6% (vượt 1,6%); 100% trạm y tế có bác sĩ về làm việc; 95% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ người dân tham giam bảo hiểm y tế đạt 84,2% (tăng gần 5% so với kế hoạch). Bên cạnh đó, toàn ngành thực hiện được hơn 3,6 triệu lượt khám bệnh (tăng 13,9% so với năm 2016); công suất sử dụng giường bệnh đạt hơn 100%; số ca mắc sốt xuất huyết giảm 33%…

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị UBND tỉnh cần có chế độ đặc thù để thu hút nhân lực ngành Y tế, giữ chân bác sĩ; chính sách dành cho cán bộ, viên chức ngành Y tế hiện nay còn thấp; cách tính bảo hiểm y tế chưa phù hợp với tình hình thực tế khám, chữa bệnh, gây khó khăn cho các đơn vị. Ngoài ra, kinh phí cấp cho ngành để sửa chữa cơ sở vật chất hàng năm còn thấp; trang thiết bị nhiều cơ sở đã quá lạc hậu nhưng chưa được đầu tư mới; công tác đào tạo phát triển chuyên môn còn nhiều bất cập…

Kết luận hội nghị, ông Lê Đức Vinh giao Sở Y tế xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài của ngành theo địa chỉ cụ thể; đối với các chuyên ngành phải có kế hoạch đào tạo nhân lực dài hạn; bệnh viện công và tư phải có kế hoạch hợp tác, qua đó có thể tận dụng được nhân lực của bệnh viện công và sử dụng hiệu quả trang thiết bị của bệnh viện tư. Ông cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải trở thành bệnh viện hạt nhân chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện; Bảo hiểm xã hội tỉnh phân một số đầu thẻ khám, chữa bệnh cho các bệnh viện tư; Sở Nội vụ giúp Sở Y tế xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế theo hướng cán bộ y tế sau khi được đưa đi đào tạo về làm việc lâu dài tại tỉnh; UBND tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để các đơn vị y tế thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính…

Vnpt Và Định Hướng Phát Triển Giải Pháp Cho Ngành Y Tế

Từ phần mềm quản lý bệnh viện, cơ sở y tế

Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, hệ thống Y tế thế giới cũng đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Khi tiếp cận và nghiên cứu về việc dịch chuyển sang cung cấp các dịch vụ số và dịch vụ CNTT, VNPT đã nhận thấy nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực Y tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, VNPT đã nhanh chóng tập hợp nguồn lực và phát triển hệ sinh thái các giải pháp CNTT cho lĩnh vực này.

Từ cách đây vài năm VNPT đã thành lập một Trung tâm Y tế điện tử (trực thuộc Công ty Công nghệ thông tin VNPT – VNPT Software), tập hợp lực lượng chuyên gia vừa giỏi về CNTT vừa am hiểu về lĩnh vực Y tế. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các giải pháp riêng cho ngành Y tế. Trong đó, giải pháp được nhiều khách hàng biết đến nhất hiện nay chính là Phần mềm quản lý bệnh viện VNPT-HIS.

Với những tính năng đáp ứng được yêu cầu của các bệnh viện, cơ sở y tế, VNPT-HIS đã nhanh chóng được triển khai rộng khắp trên cả nước. Cho tới nay, đã có 7.000 bệnh viện (từ trung ương đến địa phương), cơ sở y tế trên cả nước đang sử dụng phần mềm này phục vụ hoạt động khám chữa bệnh hàng ngày.

Đến một hệ sinh thái các giải pháp thông minh cho ngành Y tế

Tại khu khám bệnh của bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vừa được khánh thành cuối tuần trước, VNPT-HIS cũng đã được đưa vào sử dụng để phục vụ hoạt động khám chữa bệnh cho người dân. Phần mềm hoàn toàn đáp ứng đầy đủ quy trình khám chữa bệnh ngoại trú của khu khám bệnh, kết nối với các hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm và hệ thống thông tin lưu trữ, thu nhận hình ảnh chẩn đoán.

Bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong hoạt động khám chữa bệnh, ngành Y tế thế giới cũng đang trong quá trình phát triển, đổi mới quy trình, cách thức hoạt động nhờ đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Việc tiếp cận và ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Y tế cũng trải qua những làn sóng đổi mới tương tự như những lĩnh vực khác.

Ví dụ, vào những năm 1950, các công ty và tổ chức đưa công nghệ mới để tự động hóa các hoạt động có tính lặp lại cao thì ngành Y tế cũng ứng dụng CNTT để xử lý các số liệu thống kê. 20 năm sau đó thế giới lại bước vào làn sóng CNTT thứ 2 với việc tích hợp các quy trình nội bộ và hỗ trợ các quy trình B2B giữa các tổ chức, doanh nghiệp cả trong và ngoài ngành với nhau. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đã chuyển sang làn sóng thứ 3 – số hóa toàn bộ sản phẩm, kênh phân phối, quy trình cũng như năng lực phân tích của doanh nghiệp để tạo ra các mô hình vận hành mới với đối tượng trung tâm là khách hàng.

Ngành Y tế cũng chịu ảnh hưởng và hưởng lợi từ làn sóng thứ 3 này. Các sản phẩm dịch vụ CNTT phục vụ ngành y tế sẽ không chỉ số hóa toàn bộ quy trình, hồ sơ, tài sản mà còn tập trung vào hỗ trợ đáp ứng nhu cầu bệnh nhân. Các giải pháp y tế thông minh kết nối, liên thông dữ liệu với nhau để đổi mới công tác khám chữa bệnh, cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.

Chiến lược hệ sinh thái Y tế thông minh của VNPT cũng đang được phát triển dựa trên cách tiếp cận này. Bên cạnh giải pháp VNPT-HIS đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của ngành Y tế, VNPT đang ứng dụng các xu hướng công nghệ tiên tiến nhất của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào các giải pháp của mình. Ví dụ như ứng dụng Big Data trong phân tích dữ liệu khám chữa bệnh, hồ sơ sức khỏe; Blockchain trong quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; IoT trong quản lý người bệnh và điều kiện chăm sóc, trị bệnh; Trí tuệ nhân tạo AI trong nhận diện hình ảnh; Điện toán đám mây để đảm bảo tốc độ triển khai và khối lượng dữ liệu lớn; Các nền tảng di động và thiết bị đeo thông minh…

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc đầu tư một hạ tầng CNTT hiện đại, luôn bắt kịp thời đại là điều khó khả thi đối với những lĩnh vực không phải là Viễn thông – CNTT. Ngành Y tế cũng không ngoại lệ. Để giải quyết vấn đề này, VNPT đã đưa ra mô hình cho thuê dịch vụ CNTT giúp ngành Y tế vừa tận dụng được hiệu quả của những công nghệ mới nhất, lại tiết kiệm được thời gian, chi phí đầu tư. Giải pháp thông minh với những công nghệ mới nhất sẵn sàng đưa vào ứng dụng trong một khoảng thời gian ngắn, với chi phí thấp hơn nhiều so với tự đầu tư.

Với cách tiếp cận như vậy, các giải pháp y tế thông minh của VNPT sẽ đáp ứng được tất cả nhu cầu phát triển của ngành Y tế Việt Nam trong tương lai, tiếp tục mang lại nhiều giá trị to lớn cho xã hội.

* PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỆNH VIỆN VNPT-HIS

Phần mềm quản lý bệnh viện VNPT-HIS là một trong những giải pháp trọng điểm của Tập đoàn VNPT trong lĩnh vực y tế, giúp tin học hóa công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực y tế, kết nối toàn diện các đối tượng trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Trong những năm qua, giải pháp này được đánh giá đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ công tác quản lý ngành Y tế.

VNPT- HIS có các phân hệ ứng dụng nổi bật như Quản lý y tế cơ sở, Cơ sở dữ liệu tập trung, Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, Quản lý tiêm chủng, Quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, Quản lý nhân sự, Quản lý tài chính kế toán (có phiên bản riêng cho đơn vị hành chính sự nghiệp có thu), Quản lý tài sản, Quản lý văn bản điều hành, Cổng thông tin điện tử, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Tổng đài hỗ trợ, Truyền hình hội nghị… cho phép triển khai linh hoạt đáp ứng nhiều loại hình bệnh viện, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của từng cơ sở y tế ở từng địa phương. Giải pháp cũng quản lý dữ liệu tập trung, cung cấp khả năng liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế với nhau, giữa các cơ sở y tế trong 1 tỉnh, và trong cả nước, phù hợp với mô hình nhiều cơ sở y tế liên kết, và bệnh viện vệ tinh. Hệ thống này triển khai tại các IDC đạt tiêu chuẩn quốc tế của VNPT, đội ngũ quản trị vận hành 24/7.

Được xây dựng theo xu hướng công nghệ 4.0, VNPT- HIS được ứng dụng những công nghệ mới nhất như Internet kết nối vạn vật (IoT), Công nghệ điện toán đám mây (Cloud), Phân tích dữ liệu lớn (Bigdata), Nền tảng di động (Mobility), Thiết bị đeo thông minh (Wearable)… Với kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) và triển khai trên nền tảng công nghệ cloud, VNPT-HIS đảm bảo thời gian triển khai nhanh chóng và đáp ứng số lượng người dùng với dữ liệu lớn..

Bên cạnh đó, dựa trên kiến trúc hệ thống mở, VNPT-HIS cho phép kết nối, tích hợp với các thiết bị y tế và hệ thống khác nhau như máy xét nghiệm, chẩn đoán hình hành, thiết bị y tế cá nhân. Cùng với đó, Phần mềm quản lý bệnh viện này còn liên kết đến các hệ thống quản lý nhà nước cổng bảo hiểm xã hội, cổng dữ liệu Bộ Y tế, Các hệ thống trong nền tảng chính phủ điện tử eGOV.

Với những đặc điểm trên, VNPT-HIS được xem là giải pháp toàn trình đầu tiên cho lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Nó cho phép quản lý toàn trình, từ Bệnh nhân, Bệnh viện và Bộ Y tế/Bảo hiểm xã hội. Giải pháp đã đạt Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2015 và mới đây là đạt giải vàng Stevie Award Châu Á – Thái Bình Dương năm 2018 cho hạng mục đổi mới xuất sắc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (Award for Excellence in Innovation in Health Care Industries).

Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành Y tế đặc biệt quan tâm thực hiện.

Hiện nay, việc xây dựng mô hình đổi mới đào tạo y khoa tại Việt Nam được tổ chức theo hướng nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế với điểm thay đổi chính là phân định rõ hai hướng đào tạo là hệ nghiên cứu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và hệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành trên động vật.

Đổi mới để nâng cao chất lượng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đã nghiên cứu, đề xuất mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, trong đó đào tạo y khoa có bác sỹ y khoa và bác sỹ chuyên khoa, theo đó bác sỹ y khoa tương đương trình độ thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa tương đương trình độ tiến sỹ.

Bộ hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về việc tổ chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và trình Chính phủ xem xét ban hành; triển khai xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.

Trong năm 2016, Bộ đã hoàn thành xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sỹ Răng Hàm Mặt, tiếp tục triển khai xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản các ngành Y tế công cộng, Dược, Dinh dưỡng; phát triển mạng lưới đào tạo liên tục cán bộ y tế để triển khai thực hiện đào tạo liên tục cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.

Bên cạnh tiếp tục triển khai Dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ tổng hợp nhu cầu nhân lực y tế trên cơ sở báo cáo và đề xuất của các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Đông Nam bộ để đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân cho các khu vực này.

Bộ tăng cường giám sát đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo; đồng thời triển khai thử nghiệm kiểm định chất lượng đào tạo liên tục tại Sở Y tế Nam Định và TP. Hồ Chí Minh; thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học đặc thù ngành Y tế, tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sỹ nội trú.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản về chủ trương dừng đào tạo chuyển đổi cấp chứng chỉ từ y sỹ sang điều dưỡng và không cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng cho đối tượng chuyển đổi từ y sỹ sang điều dưỡng để thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục và Luật Khám bệnh, chữa bệnh; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thực hiện giám sát thường xuyên

Tuy vậy, cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, công tác đào tạo nhân lực y tế hiện nay chưa có đánh giá khách quan, độc lập (các trường tự ban hành chuần đầu ra, chấm điểm và công bố đạt). Trong đào tạo còn lẫn giữa năng lực nghiên cứu và năng lực khám chữa bệnh. Vai trò cốt lõi của đào tạo y (năng lực khám chữa bệnh) chưa được hệ thống bằng cấp nhìn nhận đúng mức. Phương pháp đào tạo nặng về truyền đạt kiến thức, chưa thực sự thiết kế để tạo ra năng lực…

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản về đào tạo hiện hành còn thiếu những quy định cho đào tạo nhân lực y tế; việc phân bổ nguồn nhân lực y tế chưa hợp lý, thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng giữa các vùng, các tuyến.

Ngoài ra, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt còn xảy ra tiêu cực, gây phiền hà đối với người bệnh. Một số cán bộ y tế mặc dù đã được tập huấn, nhưng còn cứng nhắc, không thân thiện trong giao tiếp, ứng xử với người bệnh.

“Học y vất vả là một thực tế và khi làm việc cũng có rất nhiều áp lực, khó khăn. Việc nghiên cứu, đề xuất cũng như thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức ngành y tế trong thời gian qua đã được Đảng và Chính phủ quan tâm,” Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Mặc dù vậy, trong thực tế, chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo; thầy thuốc chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; chưa có chính sách bền vững để thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ có các giải pháp và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế phù hợp với khả năng của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế để đáp ứng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nhân lực y tế. Bộ tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo và quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế.