--- Bài mới hơn ---
Đề Tài: Tìm Hiểu Ẩm Thực Đường Phố Tại Tphcm Phát Triển Du Lịch
Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học
Một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viêt Cho Học Sinh Tiểu Học
“một Số Biện Pháp Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học”
Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học Lớp 1 2 3 4 5
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………..
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH ẨM THỰC………………………………………………………………………………..
1.1. Định nghĩa loại hình du lịch ẩm thực………………………………………………
1.1.1.Khái niệm văn hóa ẩm thực………………………………………………………
1.1.2.Khái niệm loại hình du lịch ẩm thực………………………………………….
1.1.3.Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch
tương tự………………………………………………………………………………………….
1.2.Đặc điểm của loại hình du lịch ẩm thực……………………………………………
1.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch ẩm thực………………………………..
1.3.1.Điều kiện chung phát triển du lịch……………………………………………
1.3.2.Điều kiện đặc trưng phát triển du lịch ẩm thực …………………………
1.4.Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………….
1.4.1.Về mặt kinh tế……………………………………………………………………….
1.4.2.Về mặt xã hội………………………………………………………………………………
TỔNG KẾT CHƯƠNG I……………………………………………………………………
CHƯƠNG II: THƯC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………
2.1.Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………
2.1.1.Về điều kiện tài nguyên du lịch……………………………………………….
2.1.2.Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch…………………………………………….
2.1.3.Về nguồn nhân lực…………………………………………………………………
2.1.4.Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương………………………….
2.1.5.Sự đảm bảo về vệ sinh và an toàn thực phẩm…………………………….
2.1.6.Hệ thống chính sách và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu dài
hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực của các chủ thể quản lí nhà
nước,các đơn vị kinh doanh du lịch………………………………………………….
2.1.7.Đối tượng khách của loại hình du lịch ẩm thực Việt Nam…………………
2.2.Đánh giá sự phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam qua
mô hình SWOT………………………………………………………………………………..
TỔNG KẾT CHƯƠNG II………………………………………………………………….
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CHỦ THỂ
QUẢN LÍ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH NHẰM
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI…………………………………………………………………
3.1. Giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.
……………………………………………………………………………………………………….
3.1.1.Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch…………………………………
3.1.2.Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch…………………….
3.1.3.Giải pháp về đào tạo,phát triển nguồn nhân lực…………………………
3.1.4.Tuyên truyền,nâng cao nhận thức về du lịch ẩm thực…………………
3.1.6. Ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ…………..
3.2. Kiến nghị của bản thân………………………………………………………………..
3.2.1.Kiến nghị với Tổng cục du lịch……………………………………………….
3.2.2.Kiến nghị với cục VSATTP……………………………………………………
3.2.3.Kiến nghị với các đơn vị kinh doanh sản phẩm du lịch ẩm thực
……………………………………………………………………………………………………
3.2.4.Kiến nghị với chính quyền địa phương…………………………………….
3.2.5.Kiến nghị với nhân dân các địa bàn phát triển du lịch ẩm thực……
TỔNG KẾT CHƯƠNG III…………………………………………………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ai cũng biết rằng: Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời
sống con người, nó hàm chứa trong đó những ý nghĩa triết lý.
Từ xa xưa , trong dân gian đã tổng kết thành câu tục ngữ: “Học ăn, học nói,
học gói, học mở” chủ yếu để nhắc nhở những người mới bước vào đời thì khâu đầu
tiên là “học ăn”. Ở các nước khác trên thế giới, ngoài quan niệm dân gian thì các
nhà chuyên môn, những người yêu thích,am hiểu về ẩm thực… đều bàn luận, viết
những tài liệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống. Có ý kiến cho rằng:
“Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi
khoái lạc với các món ăn ngon.” Đó thực sự là một niềm vui ,niềm hạnh phúc lớn
lao của con người, là phần thưởng của tạo hóa dành cho con người. Mỗi dân tộc
trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình đều có phong cách ẩm thực
với những đặc thù nhất định, nên đã có người nhận xét: “Có thể đoán biết được
phần chính yếu của số phận một dân tộc thông qua việc quan sát họ ăn như thế
nào.”.Đối với cá nhân riêng lẻ cũng vậy, “Hãy cho tôi biết anh thường xuyên thích
ăn món gì, tôi sẽ có thêm cứ luận để nói rõ cho anh biết anh là người thế nào.” Đã
có một vài nhận xét thú vị được rút ra như sau :
-Ăn chính là nghệ thuật : “Chúng ta dựa vào trí tuệ mẫn tiệp ,tình cảm đẹp đẽ
để xây dựng cuộc sống có chất lượng cao ,ngày một hoàn thiện .Vì vậy cần phải biết
chọn thức ăn ngon – đó là một biểu hiện của chất lượng cuộc sống”. Rõ ràng , biết
chọn thức ăn ngon, phù hợp với mình là cả một nghệ thuật
-Ăn là biểu hiện của văn hóa ứng xử: “Ăn thô tục là không biết ăn.”
Cha ông ta dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là rất ý nhị. Có quan niệm còn
cho rằng khi ăn cũng phải giữ phong độ uy vũ, mạnh mẽ, chân tình nhưng tránh thô
lậu. “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” là muốn nhấn mạnh ý người nam ăn
phải khỏe, tư thế vẫn tỏ rõ nam tính, trái lại ,nữ nhi phải ăn uống dịu dàng, làm
dáng, thể hiện cả nữ tính yểu điệu như mèo cả trong khi ăn.
– Ăn chính còn là thực hiện niềm vui sáng tạo: “Phát hiện một món ăn mới
phải thấy là vui sướng như phát hiện ra một ngôi sao mới”. Tạo ra một món ăn mới
được xem như một phát minh .Nếu suy nghĩ được như vậy thì ẩm thực mới phát
triển và thực ra nó cũng là một trong những nguồn cảm hứng vô tận cho những ai
yêu nó, để tâm sức vào nghiên cứu nó.
Cuối cùng, thiết nghĩ khi chuẩn bị món ăn, người đầu bếp phải tính toán lượng
nguyên liệu sao cho vừa đủ với số lượng khách; sắp xếp nồi, niêu, xoong, chảo, bát,
đĩa, thìa, dao, thớt sao cho gọn gàng , sạch sẽ. Nấu món ăn nào trước, món ăn nào
sau phải hợp lý, thứ tự, thái độ nấu nướng vui vẻ, hứng khởi. Khi dọn ăn, nên chú ý
lời mời chào tiếp cho chu đáo , ý vị thì càng làm cho các món ăn ngon thêm bội
phần. Văn hóa ẩm thực ngày được đông đảo công chúng và các chuyên gia văn hóa
chú ý không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước. Chính vì vậy ,văn hóa ẩm thực cũng
được coi như một tài nguyên du lịch,thu hút với những đối tượng khách muốn tìm
hiểu về văn hoá ẩm thực của một quốc gia,vùng miền.Khoảng chục năm trước,trên
thế giới đã xuất hiện loại hình du lịch ẩm thực.Kể từ khi khai sinh thật sự của nó như
một ngành công nghiệp vào năm 2003 ,du lịch ẩm thực đã phát triển theo cấp số nhân
mỗi năm ,được đo bằng một số chỉ số.Trước tiên ,số lượng người tiêu dùng quan tâm
đến đối tượng đã phát triển nhanh chóng qua cách tăng cho thấy du lịch ẩm thực trên
truyền hình.Một thực tế là ngày càng xuất hiện nhiều hơn nhiều hơn các chương trình
ẩm thực trên các kênh du lịch và ngược lại ,du lịch trên các kênh thực phẩm .Bên
cạnh đó ,thống kê của ICTA -hiệp hội du lịch ẩm thực -cũng cho thấy sự tăng nhanh
về số lượng thành viên đã cho thấy sự phát triển của du lịch ẩm thực trên thế giới
những năm gần đây.Tuy nhiên đến nay,du lịch ẩm thực vẫn còn là khái niệm khá mới
lạ ở Việt Nam.Đó thực sự là một sự lãng phí nguồn tài nguyên phát triển du lịch.Vì
vậy,tôi viết về đề tài này với mong muốn có thể nghiên cứu sâu hơn về các điều kiện
phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam,từ đó đề ra một vài giải pháp nhằm
phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời gian tới
2. Mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam trong thời gian tới
Nhiệm vụ nghiên cứu
-Chỉ ra tiềm năng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam
-Đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay
-Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt
Nam trong thời gian tới
3.Đối tượng nghiên cứu
Loại hình du lịch ẩm thực
4.Phạm vi nghiên cứu
Trên lãnh thổ Việt Nam
5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung
Phương pháp này đóng vai trò nền tảng ,là căn cứ để chọn lựa ,sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể khác
Phương pháp nghiên cứu tài liệu :
-Lược thuật tài liệu
-Thu thập ,phân tích ,tổng hợp tài liệu
6.Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ,nội dung của đề tài bao gồm :
Chương I : Cơ sở lí luận phát triển loại hình du lịch ẩm thực
Chương II : Thực trạng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam
hiện nay
Chương III : Giải pháp và kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động
kinh doanh du lịch nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm
thực ở Việt Nam trong thời gian tới
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
DU LỊCH ẨM THỰC
1.1. Định nghĩa loại hình du lịch ẩm thực
1.1.1.Khái niệm văn hóa ẩm thực
Khái niệm văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội.Văn hóa ẩm thực là nội dung nói đến
lĩnh vực chế biến,cách thưởng thức các thức ăn,đồ uống…Đó chính là nét văn hóa
hình thành trong cuộc sống.Văn hóa ẩm thực có 3 nội dung:
– Cách thức chế biến các đồ ăn,thức uống
– Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị tôn nhau
– Cách thức thưởng thức mà nâng cao lên thành “đạo”
Như vậy,văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn
hóa về tinh thần.Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trí món ăn sao
cho đẹp mắt,món ăn dậy mùi thơm…kích thích vị giác của thực khách.Nét văn hóa
về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp ,ứng xử giữa con người trong bữa cơm ,những
nguyên tắc ,chuẩn mực ,phong tục ăn uống…Vậy nên có câu: “Hãy cho tôi biết anh
thích ăn những gì,tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”
1.1.2.Khái niệm loại hình du lịch ẩm thực
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực,du lịch ẩm thực là sự theo đuổi
những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ,thường khi đi du lịch nhưng cũng
có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà
Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực .Nhiều
người khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng
sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng.Tuy nhiên ,đó không phải là tất
cả.Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng
địa phương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên
mà chỉ người dân địa phương biết đến…Chính những trải nghiệm độc đáo và thú vị
là điều hấp dẫn ,thu hút du khách đến với loại hình du lịch này
Du lịch ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực .Nó bao gồm các
trường học nấu ăn ,sách dạy nấu ăn,các chương trình ẩm thực trên tryền hình,các
cửa hàng tiện ích của nhà bếp và các tour du lịch ẩm thực…
Như vậy ,du lịch ẩm thực qua các tour du lịch là một tập hợp con của du lịch
ẩm thực nói chúng tôi nghĩa này,du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch với mục
đích tìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến.Trong phạm vi chuyên đề thực tập ,em
cũng chỉ xin giới hạn việc nghiên cứu ở nghĩa hẹp của du lịch ẩm thực như một loại
hình du lịch.
1.1.3.Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự
Du lịch ẩm thực với du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cá
nhân về mọi lĩnh vực như lịch sử ,kiến trúc,hội họa ,chế độ xã hội,cuộc sống của
người dân cùng các phong tục tập quán của điểm đến…
Như vậy,du lịch văn hóa là khái niệm bao trùm cả du lịch ẩm thực và các loại
hình du lịch khác nữa dựa vào văn hóa,nó đề cập đến việc nâng cao nhận thức cá
nhân trong mọi lĩnh vực.Trong khi đó,du lịch ẩm thực chỉ là nâng cao nhận thức cá
nhân trong lĩnh vực ẩm thưc,tập quán ăn uống của người dân.Du lịch ẩm thực là tập
hợp con của du lịch văn hóa nên cũng giống như du lịch văn hóa,du lịch ẩm thực
cũng phải dựa trên những gì là giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến để phát triển
Du lịch ẩm thực với agritourism
Agritourism,theo nghĩa rộng nhất là bất kì hoạt động du lịch nào dựa trên nông
nghiệp hoặc khiến cho du khách tới thăm một trang trại hay trai chăn gia súc
Agritourism bao gồm một loạt các hoạt động, bao gồm cả mua những nông
sản được sản xuất trực tiếp từ một trang trại, điều hướng một mê cung bắp, hái trái
cây, cho động vật ăn, hoặc ở tại một B & B trên một trang trại.
Như vậy,agritourism khác du lịch ẩm thực ở chỗ:agritourism nhằm thỏa mãn
nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động nông nghiệp,tìm hiểu về cách thức ăn của con
người được tạo ra.Còn du lịch ẩm thực nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về nghệ
thuật ẩm thực của điểm đến.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn hóa(các
món ăn là một biểu hiện của văn hóa),trong khi đó agritourism là tập hợp con của du
lịch nông thôn.Điều đó có nghĩa là du lịch ẩm thực và agritourism gắn bó chặt chẽ
với nhau,như những hạt giống của các món ăn có thể được tìm thấy trong nông
nghiệp
1.2.Đặc điểm của loại hình du lịch ẩm thực
Du lịch ẩm thực phản ánh và chứa đựng tài nguyên tự nhiên,văn hóa và
lịch sử của bản địa
Nhìn vào nền ẩm thực của một quốc gia,vùng miền nào đó ta có thể phần nào
thấy được điều kiện tự nhiên của quốc gia,vùng miền đó.Bởi với điều kiện tự nhiên
khác nhau như khí hậu ,địa hình…thì số lượng,chủng loại nguồn nguyên liệu cũng
như mùi vị các món ăn cũng khác nhauVí dụ như Nhật Bản là quốc gia được bao
bọc bởi bốn bề là biển nên thủy,hải sản rất phong phú.Bởi vậy,trong những món ăn
thường ngày của người Nhật không bao giờ thiếu cá và các loại hải sản khác.
Yếu tố văn hóa chính là linh hồn của du lịch ẩm thực .Chẳng ai đi du lịch chỉ
để “ăn”một cách thuần túy.Vấn đề ăn uống trong du lịch đã được nâng lên thành cả
một nghệ thuật.Ăn không chỉ để hưởng thụ cuộc sống mà qua ăn uống,người ta còn
có thể nâng cao vốn tri thức của mình về một nền văn hóa.Các giá trị văn hóa được
thể hiện trong cách chế biến hay cách thức ăn uống theo đúng kiểu của người dân
bản địa.Bên cạnh đó,giá trị văn hóa còn thể hiện ở không gian kiến trúc,cách bài trí
của nhà hàng,quán ăn:ở cung cách phục vụ,trang phục của nhân viên hay chính ở lối
sống của người dân bản địa
Du lịch ẩm thực còn phản ánh trong đó những giá trị lịch sử của mỗi vùng
miền.Huế xưa kia từng là đất kinh kì,nơi mà lối sống của tầng lớp quý tộc và
thượng lưu trí thức luôn được đề cao nên thực đơn và cách chế biến món ăn Huế
luôn mang tính công phu, tỉ mỉ. Tư tưởng đó sau này dù khi không còn ở vị trí
trung tâm của đất nước nhưng người Huế vẫn cứ muốn tìm những cái cầu kỳ trong
ăn uống để khẳng định sắc thái của mình. Đó chính là cái không hướng đến sự ăn
nhiều,ăn no, ăn thoải mái mà hướng đến triết lý ăn để thưởng thức cái đẹp của
người Huế. Đó cũng chính là cái khung cảnh ăn uống mang đậm yếu tố thiên
nhiên , hòa quyện ,gắn bó với con người. Chính đặc trưng rõ nét đó đã tạo ra một
“lối nấu Huế” để phân biệt với những nơi khác. Lối nấu mà một nhà nghiên cứu về
văn hóa Huế đã viết: “Trong bữa ăn, người Huế ưa ăn các món ăn đa dạng, hỗn
hợp, dù mỗi món chỉ dùng một ít. Trong chế biến cũng như trong ăn uống, người
Huế thích phải tinh vi, tỉ mỉ, cầu kỳ, thể hiện một ý thức mỹ cảm rõ rệt, con người
ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn mà còn để thưởng thức cái mà
mình sáng tạo ra”
Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của điểm đến
Du lịch ẩm thực phát triển dựa trên nền văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc
của điểm đến,cái mà du khách tìm đến là bản sắc riêng của nền văn hóa đó.Điều đó
có nghĩa là sự lai tạp giữa nền văn hóa ẩm thực bản địa với văn hóa ẩm thực của
những vùng miền khác sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực,làm giảm tính hấp
dẫn của điểm đến với du khách.Vì vậy ,phát triển du lịch ẩm thực đặt ra yêu cầu
phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến.
Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương
Du lịch ẩm thực không có nghĩa là chỉ dẫn du khách đi ăn tại các nhà hàng
sang trọng ,mà đó có thể chỉ là tìm đến những quán ăn bình dân ,thưởng thức những
món ăn ở đó ,để du khách có thể hòa mình với lối sống của người dân bản địa.Du
khách cũng có thể tới tham quan các làng nghề ẩm thực truyền thống của địa
phương ,tham gia vào một công đoạn sản xuất hoặc được tự tay chế biến những
món ăn từ chính những sản phẩm của làng nghề.Điều đó có nghĩa là các nhà
hàng,quán ăn bình dân và các làng nghề truyền thống của cư dân địa phương cũng
là một yếu tố góp phần phát triển du lịch ẩm thực.Mặt khác,du lịch ẩm thực phát
triển cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nhà hàng,quán ăn và các làng nghề
truyền thống ,mang lại lợi ích cho chính các hộ kinh doanh của địa phương.Bên
cạnh đó,du lịch ẩm thực phát triển sẽ tiêu thụ một lượng lớn hơn các sản phẩm nông
sản và thực phẩm do địa phương tạo ra,đồng thời giúp gia tăng giá trị các sản phẩm
đó lên gấp rất nhiều lần.
Ngoài ra,cũng giống bất kì hoạt động du lịch nào khác ,du lịch ẩm thực phát
triển cũng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho địa phương từ các khoản phí và thuế mà
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn nộp.
Về mặt xã hội,du lịch ẩm thực cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho địa
phương.Du lịch ẩm thực thu hút lượng khách lớn đến từ những nền văn hóa khác,sẽ
thổi vào một luồng sinh khí mới cho điểm đến.Nền văn hóa mới với lối sống,tác
phong ,suy nghĩ mới sẽ giúp dân cư địa phương mở mang đầu óc,thay đổi sự nhận
thức đối với thế giới xung quanh.Đó sẽ là động lực để nhân dân địa phương tự làm
mới bản thân ,nắm bắt cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Cũng chính bởi lợi ích to lớn mà du lịch ẩm thực mang lại cho cộng đồng dân
cư địa phương sẽ giúp họ hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền
thống của địa phương cũng như tính cấp thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống đó.Như vậy,phát triển du lịch ẩm thực cần gắn với lợi ích cả công
đồng dân cư địa phương
Thời gian làm việc gia đình và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như mua
hàng, dọn dẹp nhà cửa …
Thời gian cần thiết để thoả mãn các nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý: ngủ, ăn…
Thời gian rỗi:
Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tượng cần nghiên cứu của môn
khoa học về tổ chức du lịch. Mối quan tâm của xã hội hiện nay không chỉ là số
lượng thời gian rỗi của con người. Điều quan trọng hơn là con người sử dụng thời
gian đó vào mục đích gì và sử dụng như thế nào. Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu
con người sử dụng thời gian hợp lý quỹ thời gian và có chế độ lao động đúng đắn.
Với chế độ làm việc năm ngày một tuần ở nhiều nước, số thời gian rỗi tăng lên và
đó là điều kiện thực tế để tổ choc hợp lý du lịch và nghỉ ngơi cho nhân dân lao
động. Thời gian rỗi còn tăng bằng cách giảm bớt thời gian của các công việc khác
ngoài giờ làm việc.
Tóm lại, để có thể tăng thời gian rỗi, phải có cơ cấu thời gian ngoài giờ làm
việc hợp lý. Điều này có thể thực hiện được nếu mạng lưới thương nghiệp được mở
rộng, mạng lưới phục vụ công cộng, giao thông, y tế…được tổ chức và quản lý tốt.
Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch, thể thao và
nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi. Do vậy, du lịch muốn phát triển tốt phải
nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian làm việc, cơ cấu của thời gian rỗi, phải xác
lập được ảnh hưởng của các thành phần thời gian khác lên thời gian rỗi. Việc áp
dụng phương pháp hệ thống tìm ra các phương hướng phát triển và phục cụ thích
hợp cho thể thao, du lịch và nghỉ ngơi.
Trên cơ sở xu hướng phát triển của thời gian làm việc, thời gian ngoài giờ làm
việc và thời gian rỗi, các chuyên gia đã dự đoán, số ngày làm việc bình quân một
năm sẽ không vượt qúa 200. Đó là điều kiện thực tế và khả năng tăng số ngày nghỉ
phép trong năm cho phép các tổ chức du lịch thu hút được thêm khách đến các cơ
sở của mình. Số thời gian rỗi ngày càng được kéo dài đó phải được sử dụng hợp lý.
Các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian rỗi và là tiền đề vật chất cho
việc kéo dài thời gian rỗi của nhân dân lao động. Các cơ sở ấy đóng vai trò trung
tâm trong việc kích thích sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, để thoả mãn nhu
cầu thể chất và tinh thần cho toàn dân.
1.3.1.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao.
Mức sống về vật chất cao
Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có
thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần có thời
gian mà còn phảicó đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du
lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu ding của
nhiều loại dịch vụ, hàng hoá. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng phải có
phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói
chung thành có khả năng thanh toán,vì khi đi du lịch họ phải trả ngoài các khoản
tiền cho các nhu cầu giống như các nhu cầu thường ngày, còn phải trả thêm các
khoản khác như tiền tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền tham quan…và xu hướng của con
người khi đi du lịch là chi tiêu rộng rãi hơn. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân
là điều kiện có nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch. Và mỗi khi thu nhập của
nhân dân tăng thì sự tiêu dùng của du lịch tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ
cấu của tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự
phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước đó. Vì nguyên nhân
đó, những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức sống cao, một
mặt,có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả năng phát triển du lịch
trong nước và mặt khác có thể gửi khách du lịch ra nước ngoài, nhưng vì kinh tế lạc
hậu, chậm phát triển nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi nhiều
khách du lịch ra nước ngoài được.
Trình độ văn hoá chung của nhân dân cao
Trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao, thì động cơ đi du lịch
của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và
mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong nhân dân, thói quen
đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Mặt khác, nếu trình độ văn hoá chung của
một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ
khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách đi du lịch đến đó.
1.3.1.3. Điều kiện giao thông vận tải phát triển
Từ xưa, giao thông vận tảilà tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay, giao
vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch,
đặc biệt là du lịch quốc tế.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông trong du
lịch phát triển cả về lượng lẫn về chất lượng.
Phát triển về số lượng: thực chất đó là việc tăng chủng loại và số lượng các
phương tiện vận chuyển. Sự phát triển về số lượng của các phương tiện vận chuyển
đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất. Hiện nay trên
thê giới có trên 300 triệu khách du lịch đI qua biên giới các nước bằng các phương
tiện vận chuyển khác nhau.
Phát triển về chất lượng của các phương tiện vận tải theo hướng:
Tốc độ vận chuyển: Việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiêm thời gian
đi lai và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và cho phép khách du lịch đến
những nơi xa xôi
Đảm bảo an toàn trong vận chuyển: Ngày nay, sự tiến bộ khoa hoc kỹ thuật đã
làm tăng rõ rệt tính an toàn trong vận chuyển hành khách
Đảm bảo tiện lợi trong vận chuyển
Vận chuyển với giá rẻ
Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các loại
phương tiện vận chuyển. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch. Sự
phối hợp đó có hai mức độ: mức độ dân tộc và mức độ quốc tế. Cả hai mức độ có vai
trò quan trọng trong vận chuyển hành khách du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt
cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến và tạo ra điều kiện thuận
lợi khi phảiđổi phương tiện vận chuyển và làm vừa lòng khách đi du lịch..
1.3.1.4. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở mức
độ lớn vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó. Theo ý kiến của một số
chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất
nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật
chất cần thiết cho du lịch. Nếu một nước phải nhập một khối lượng lớn hàng hoá để
trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo phục vu khách du lịch thì việc cung
ứng vật tư hàng hóa sẽ hết sức khó khăn.
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của một đất nước được phân tích và
đánh giá chủ yếu theo các hướng:
Thực trạng và xu hướng phát triển của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng
sản phẩm quốc nội tình theo đầu người.
Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các ngành sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng
và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất. Sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ,
nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan trọng
đỗi với việc phát triển du lịch. Vì ngành du lịch sử dụng khối lượng lớn lương thực,
thực phẩm.
Xu hướng phát triển của nội, ngoại thương
Tỷ trọng dân đang trong độ tuổi lao động tích cực trong tổng dân số. Đặc biệt
đối với ngành du lịch là ngành cần có hàm lượng lao động sống lớn thì yếu tố này
đặc biệt quan trọng trong giúp cho hoạt động du lịch phát triển
1.3.1.5. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước và các điều kiện
an toàn đối với du khách.
Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù điều kiện tài nguyên phong
phú cũng không thể phát triển du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc
thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hoà bình ổn định thì không có điều kiện để
phát triển kinh doanh du lịch và cũng không thu hút được khách du lịch.
Các điều kiện an toàn đối với khách du lịch
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch
có thể theo các hướng sau:
Tình hình an ninh, trật tự xã hội
Lòng hận thù đối của dân bản địa đối với một dân tộc nào đó
Các loai bệnh dịch
Nói tóm lại, các điều kiện chung để phát triển du lịch ở trên tác động một cách
độc lập lên sự phát triển du lịch. Các điều kiện ấy ảnh hưởng đến du lịch tách rời
nhau. Do vậy, nếu thiếu một trong những điều kiện ấy thì sự phát triển của du lịch
có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Sự có mặt của tất cả các điều
kiện trên đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ cả ngành du lịch như một hiện tượng
kinh tế – xã hội đai chúng và lặp lại đều đặn.
1.3.2.Điều kiện đặc trưng phát triển du lịch ẩm thực .
Nền văn hóa ẩm thực phong phú,độc đáo
Đối với những loại hình du lịch khác,ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng
không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến du
lịch.Vì vậy ,đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của du
khách.Nhưng đối với loại hình du lịch ẩm thực ,ẩm thực lại là nhân tố quyết định
trong việc lựa chọn chương trình du lịch,các điểm đến.Chính vì vậy ,điểm đến có
nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du
khách bấy nhiêu.Mức độ phong phú của một nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ của
nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một
vùng,miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực …Sự
phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám
phá ,học hỏi .Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm
thực,nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác.Sự độc đáo có thể thể
hiện ở cách thức chế biến món ăn,mùi vị đặc trưng ,lợi ích của món ăn hay ở kiến
trúc nhà hàng,quán ăn…Tuy nhiên,khi đưa vào để phát triển thành một sản phẩm du
lịch thì tình độc đáo cũng chỉ là một khái niệm tương đối vì trong du lịch,các sản
phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.Vì vậy,luôn tìm tòi ,sáng tạo nhưng không làm mất
đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói
chung,du lịch ẩm thực nói riêng
một công đoạn sản xuất tại làng nghề hay tự nấu một món ăn và thưởng thức thành
quả tự mình làm ra.
Tuy nhiên ,việc thiết kế ,xây dựng các nhà hàng ,quán ăn đặc biệt chú ý đến
các điều kiện về vệ sinh và sự hài hòa với môi trường xung quanh
Nguồn nhân lực,đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất,chế biến,dịch vụ ăn uống
có chất lượng cao
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ.Bởi thế,nhân
tố con người càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt động kinh
doanh du lịch. Đối với loại hình du lịch ẩm thực ,lao động trong bộ phận sản xuất,chế
biến thực phẩm và bộ phận phục vụ thức ăn,đồ uống cần được chú trọng đặc biệt.Du
khách tìm đến với loại hình du lịch này với mong muốn có được những trải nghiệm
độc đáo và đáng nhớ về ẩm thực.Do đó,phải làm sao để chế biến ra những món ăn,đồ
uống ngon,bổ,trình diễn những kĩ thuật chế biến mới lạ,hấp dẫn và tạo dựng được
phong cách phục vụ chuyên nghiệp.Để làm được điều đó,không những đòi hỏi bản
thân người lao động cần có lòng nhiệt huyết,đam mê,tự trau dồi kiến thức mà còn có
sự đào tạo bài bản từ phía các trường lớp ,các viện nghiên cứu.Có vậy mới tạo ra đội
ngũ người lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng
Sự tham gia tích cực của công đồng dân cư địa phương
Cũng như điều kiện để phát triển du lịch văn hóa ,sự tham gia của cộng đồng
dân cư địa phương là cần thiết đối với sự phát triển của du lịch ẩm thực.Đối với loại
hình du lịch ẩm thực,cái mà du khách tìm đến không chỉ là vị ngon của thức ăn ,đồ
uống mà còn là những giá trị về mặt tinh thần .Đó là sự hiểu biêt về một nền văn
hóa khác thông qua những phong tục truyền thống,lối sống của người dân bản
địa.Hơn ai hết,chính người dân bản địa lại là những người am hiểu nhất về nền văn
hóa địa phương.Và cũng chính họ sẽ là người quyết định sự thịnh suy của nền văn
hóa đó.Chính vì vậy,để có thể lưu giữ và phát huy một nền văn hóa thì phải dựa vào
chính người dân địa phương.
Sự đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm
Vấn đề an ninh,an toàn tính mạng luôn là vấn đề du khách quan tâm khi quyết
định điểm đến cho chuyến hành trình du lịch của mình.Theo lý thuyết Maslow về
nhu cầu của con người,nhu cầu an ninh,an toàn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ
hai trong thang bậc các nhu cầu,chỉ sau nhu cầu sinh lí.Với loại hình du lịch ẩm
thực,du khách dường như luôn tiếp xúc với thức ăn,đồ uống của điểm đến.Nếu
không được đảm bảo về vệ sinh thì đó chính là nguồn khiến mầm bệnh xâm nhập
trực tiếp và nhanh nhất vào cơ thể con người.Do đó ,cần chú trọng đặc biệt đến vấn
đề vệ sinh,cả ở khu vực bên trong các nhà hàng,quán ăn,các làng nghề và môi
trường xung quanh..Đối với bên trong,phải đảm bảo sự sạch sẽ ở mức cao nhất các
trang thiết bị,dụng cụ nấu nướng,ăn uống.Nguồn nguyên liệu phải rõ ràng xuất
xứ,đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh…Đối với bên ngoài,cần thực hiện tốt các điều
kiện vệ sinh môi trường và các biện pháp xử lí chất thải…
địa phương ,các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền
văn hóa ẩm thực trên địa bàn,khu vực và nghiên cứu đặc điểm đối tượng khách
hàng mục tiêu cho phù hợp
1.4.Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với Việt Nam
1.4.1.Về mặt kinh tế
Du lịch ẩm thực giúp làm gia tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho
ngành du lịch và cho đất nước
Cũng giống như các hoạt động du lịch khác,du lịch ẩm thực làm tăng nguồn
thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch ẩm thực.Nguồn thu này lấy từ các
khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc quản lí trực tiếp
của địa phương.
Du lịch ẩm thực còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
theo.Vì chính yêu cầu hỗ trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các
ngành khác phát triển như giao thông vận tải,tài chính,bưu điện…Chính du lịch
giúp nền kinh tế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.Với du lịch ẩm
thực thì khách du lịch cũng không thể ăn uống liên tục cả ngày.Theo điều tra của
hiệp hội nhà hàng quốc gia Hoa Kì,hiệp hội công nghiệp du lịch của Mỹ và ủy ban
du lịch Canada,khách du lịch,người quan tâm đến rượu vang/ẩm thực cũng cho thấy
một ái lực đối với các viện bảo tàng,nhà hát,mua sắm,âm nhạc,liên hoan phim và
giải trí ngoài trời.Thực tế là chi tiêu cho các hoạt động này nhiều khi còn lớn hơn cả
tổng hóa đơn bữa tối.Như vậy ,không chỉ ngành kinh doanh ăn uống tăng doanh thu
mà doanh thu của các doanh nghiệp khác cũng tăng lên đáng kể nhờ phát triển hoạt
động kinh doanh du lịch ẩm thực.
Mặt khác,du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên chính là ẩm thực,nguồn tài
nguyên hấp dẫn có sẵn quanh năm.Phát triển loại hình du lịch ẩm thực nhờ vậy sẽ kéo
dài thời gian lưu trú của khách ,góp phần khắc phục tính mùa vụ trong du lịch
Du lịch ẩm thực giúp tăng sản lượng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản
phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm
Ta thử làm phép tính đơn giản sau:Giá của một kg cà chua bán trên thị trường
chưa được 1USD nhưng khi đem bán vào nhà hàng ,khách sạn làm món salat trộn sẽ
tăng gấp chục lần.Báo chí cũng đã viết rằng:1kg cà phê hạt là 1USD nhưng chế biến
1kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới
600USD.Như vậy ,có thể thấy dịch vụ phục vụ ăn uống sẽ làm tăng giá trị các sản
--- Bài cũ hơn ---
Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Việt Nam
Cần Đưa Ẩm Thực Việt Trở Thành “đặc Sản” Du Lịch
Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Trở Thành Sản Phẩm Riêng
Bảo Tồn Và Phát Triển Ẩm Thực Truyền Thống Việt Nam
Tìm Giải Pháp Cho Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng