Top 7 # Giải Pháp Tăng Doanh Thu Xuất Khẩu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giải Pháp Tài Chính Cho Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu

(DĐDN) – Với dịch vụ Bao thanh toán do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cung cấp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được cung cấp giải pháp tài chính hữu hiệu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, để bán được hàng hóa, dịch vụ, hiện nay nhiều doanh nghiệp thường chấp nhận hình thức thanh toán trả chậm (Phương thức Ghi sổ-TTR trả chậm hoặc Nhờ thu trả chậm-D/A). Mặt khác, áp lực vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh ngiệp phải tìm giải pháp đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ Bao thanh toán do các ngân hàng cung cấp.

Cùng với uy tín, kinh nghiệm và nguồn lực lớn, BIDV đem lại lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi cung cấp dịch vụ Bao thanh toán, thể hiện:

Thứ nhất, BIDV có thể ứng trước tiền hàng với tỉ lệ lên đến 98% cho doanh nghiệp, đồng thời với chính sách tài sản đảm bảo linh hoạt căn cứ vào uy tín của doanh nghiệp với BIDV, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cải thiện được dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn, giúp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

Thứ hai, doanh nghiệp sẽ được BIDV bảo hiểm rủi ro cho các khoản phải thu, từ đó không lo bị chiếm dụng vốn, không còn tình trạng nợ xấu.

Thứ ba, sản phẩm này chuyển nghĩa vụ thu hồi nợ từ doanh nghiệp về phía BIDV, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, thời gian và công sức trong việc thu hồi nợ, giữ được mối quan hệ tốt hơn với đối tác, từ đó tập trung vào sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi chấp nhận phương thức thanh toán trả chậm mà không lo ngại ảnh hưởng đến vốn kinh doanh.

Tại Việt Nam, nghiệp vụ Bao thanh toán còn khá mới mẻ nhưng tại nhiều nước trên thế giới đây là một công cụ tài chính hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo thống kê của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), hoạt động Bao thanh toán hiện đã mặt tại 72 nước, với sự tham gia của 264 Ngân hàng, áp dụng cho các giao dịch thanh toán theo phương thức Ghi sổ (TTR trả chậm) hoặc Nhờ thu trả chậm (D/A).

Các ngân hàng Việt Nam cung cấp dịch vụ Bao thanh toán tập trung vào các ngành xuất khẩu thế mạnh như: Dệt may, da giày, gỗ, điện tử và linh kiện, thủy/hải sản đông lạnh… FCI cho biết, doanh số Bao thanh toán năm 2011 tại Việt Nam đạt 25 triệu EUR, đạt mức tăng trưởng bình quân 1,8 lần trong giai đoạn 2007-2011.



Tăng Sức Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam

Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Theo VASEP, dưới áp lực giảm giá mạnh của đồng euro, yen và nhân dân tệ so với đồng USD đã tác động tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khi mức linh hoạt tỷ giá USD/VND điều chỉnh thấp trong khi tỷ giá của các nước xuất khẩu cạnh tranh được linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, hiện giá thành sản xuất các mặt hàng thủy sản Việt Nam cao hơn các nước đang xuất khẩu cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ và Indonesia, giá thành dao động 2,5USD/kg (tôm 100 con) trong khi Việt Nam từ 3,5-4USD/kg. VASEP cho rằng cần tập trung và có chương trình, giải pháp đồng bộ để giảm giá thành sản xuất.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng khó khăn nhưng mặt hàng tôm sú vẫn tốt. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung phát triển mô hình tôm quảng canh, cải tiến, hướng dẫn giúp dân nâng cao năng suất, chất lượng.

Đặc biệt, phải thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm giá thành đối với tất cả các mặt hàng, kể cả mặt hàng có thị trường tốt lẫn mặt hàng thị trường không tốt. Đồng thời, đối với tôm nuôi phải quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh.

Qua 8 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều giảm từ 6,5-28%, trong đó tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả xuất khẩu chung của ngành. Xuất khẩu tôm chiếm 43% với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 chiếm 50%).

Xuất khẩu cá tra giảm 9%, đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục giảm 7%, đạt trên 306 triệu USD. Các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu giảm 11% xuống còn 273 triệu USD. Duy nhất xuất khẩu cá biển tăng nhẹ 4% đạt gần 660 triệu USD, các mặt hàng hải sản khác đều giảm.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm chủ yếu là mặt hàng tôm (giảm 51%) do giá tôm giảm. Tôm Việt Nam cạnh tranh khó khăn về nguồn cung và giá với tôm Ấn Độ và Indonesia.

Tại thị trường EU, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc đều giảm mạnh ở mức hai con số. Nguyên nhân do kinh tế suy giảm, nhu cầu tiêu thụ giảm, đồng euro mất giá so với USD khiến giá giảm, nhập khẩu hạn chế.

Thủy sản Việt Nam vào các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Trung Quốc cũng diễn ra tình trạng sụt giảm mạnh và chỉ có 2 thị trường ASEAN và Mexico tăng nhờ tăng nhập khẩu cá biển và cá ngừ./.

(TTXVN)

Một Số Giải Pháp Tăng Cường Hoạt Động Xuất, Nhập Khẩu Việt Nam

Bài viết trao đổi về hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc thời gian tới.

Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc

Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2011-2018, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,7%/năm, từ mức 11,12 tỷ USD năm 2011 lên mức 41,268 tỷ USD năm 2018. Thực tế cho thấy, trong lịch sử quan hệ ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD (năm 2018). Cụ thể, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,268 tỷ USD tăng 5,864 tỷ USD so với năm 2017, với tốc độ tăng trưởng 16,6%. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia láng giềng này là 65,438 tỷ USD tăng 6,846 tỷ USD, tương đương tăng trưởng gần 11,7%. Như vậy, tổng quy mô kim ngạch thương mại của 2 nước đạt 106,706 tỷ USD, tăng 12,71 tỷ USD so với năm 2017.

Trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các loại của Việt Nam sang quốc gia láng giềng này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Nam sang Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452 tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD). Như vậy, thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2019, trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Đồng thời, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam thì Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất…

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, songtrước những diễn biến thời gian qua, đặc biệt là tình trạng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và dịch bệnh bùng phát triển quy mô toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Trung Quốc dự báo sẽ có nhiều ảnh hưởng theo hướng bất lợi. Những hành động đáp trả của hai cường quốc thế giới đồng thời là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc nói riêng. Kết quả phân tích định lượng từ mô hình kinh tế lượng toàn cầu mới đây của Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội quốc gia (NCIF) cho thấy, với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động mạnh, mức tác động tăng dần đến đỉnh điểm là giai đoạn 2020-2022, sau đó giảm dần. Xuất khẩu có thể giảm 0,74% vào năm 2020, trong khi đó nhập khẩu có thể giảm 0,74% vào năm 2020 và gần 1% vào giai đoạn 2021-2022. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại tới kinh tế Việt Nam sẽ còn lớn hơn trong kịch bản Mỹ đánh thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh chắc chắn còn sẽ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu trong một vài năm tới. Điều này khiến cho tình hình xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng sẽ có nhiều diễn biến mới khi mà các chính quyền hai bên sẽ siết chặt các hoạt động kiểm tra dịch bệnh. Bên cạnh đó, các DN cũng phải mất một khoảng thời gian để có thể ổn định lại sau những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 5,48 tỷ USD, tăng 17,4% so cùng kỳ với năm 2019, chiếm 14,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc đạt 9,29 tỷ USD, giảm 7,0% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 24,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Giải pháp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu

Tiếp tục tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

– Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho DN; Tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa quốc gia.

– Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường công tác kiểm tra thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất phương hướng chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế.

– Trao đổi, phối hợp công tác, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh nhưng cũng bảo đảm không gây gián đoạn quá mức cần thiết cho hoạt động thương mại giữa hai bên. Các cơ quan ngoại vụ, hải quan cửa khẩu, kiểm dịch y tế, kiểm tra di dân, bộ đội biên phòng…của hai bên cùng tham gia nhằm tăng cường hợp tác hai bên trong chia sẻ thông tin, phối hợp chính sách, xử lý vụ việc đột xuất trong phòng chống dịch.

Đối với hoạt động xuất khẩu

– Xây dựng các chính sách hỗ trợ DN đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và phương thức quản trị tiên tiến theo các hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

– Bộ Công Thương phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, các DN đánh giá hoạt động sản xuất, xuất khẩu để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu; khai thông dòng lưu chuyển hàng hóa; Phối hợp với các Vụ thị trường ngoài nước đánh giá nhu cầu nhập khẩu của từng mặt hàng cụ thể ở từng địa phương của Trung Quốc để có chiến lược tập trung vào một số hàng hóa xuất khẩu chính.

Năm 2019, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Nam sang Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452 tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD).

– Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các giải pháp về tổ chức sản xuất, quy hoạch đối với các mặt hàng nông, thủy sản gắn với thị trường nhằm tạo nguồn hàng có chất lượng để phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc. Thực tế thời gian qua và dự báo tới đây cho thấy, các mặt hàng nông, thủy sản vẫn sẽ được Trung Quốc chú trọng nhập khẩu.

– Triển khai các biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến; nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng sản xuất có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu lớn. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

– Tăng cường công tác thông tin thị trường để tạo điều kiện cho các DN khai thác tốt cơ hội xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường hỗ trợ DN.

– Đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở (điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải); phát triển dịch vụ logistics, đưa hàng hóa xuất khẩu tới các tỉnh, thành lớn của Trung Quốc với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất.

Đối với hoạt động nhập khẩu

– Hỗ trợ tìm kiếm, cung cấp và cập nhật thường xuyên danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, máy tính và các nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất của ngành hóa chất, đồ gỗ, sắt thép…; Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, các DN kết nối với nhà cung cấp nước ngoài khi được yêu cầu.

– Nghiên cứu, xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử…, đặc biệt chú trọng các DN vừa và nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch nhập khẩu.

– Theo dõi sát tình hình nhập khẩu, phát hiện những mặt hàng gia tăng đột biến và làm rõ nguyên nhân, chủ động tham mưu, triển khai thực hiện những biện pháp kịp thời nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát phù hợp với cam kết quốc tế.

Bộ Công Thương (2020), Chỉ thị số 05/CT-BCT ngày 26/2/2020 về việc triển khai các giải pháp tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19; Bộ Công Thương (2017), Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Tổng cục Hải quan (2020), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng từ đầu năm 2020; Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc năm 2019 đạt gần 117 tỷ USD, truy cập từ: http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/kim-ngach-xuat-khau-hang-hoa-sang-hong-kong-tq-dat-hon-7-ty-usd-724503.html; Hoàng Thị Thúy (2019),Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 10/2019.

Giải Pháp Tăng Doanh Thu Và Lợi Nhuận Cho Mọi Doanh Nghiệp

Giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận luôn là điều mà bất kì doanh nghiệp nào muốn tìm kiếm và bỏ nhiều công sức để nghiên cứu. Suy cho cùng, bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng vì muốn mang lại hiệu quả tốt nhất.

Mọi kế hoạch, chính sách dù tốt đến bao nhiêu nhưng kết quả là doanh thu về không đúng kì vọng, chắc chắn đó chưa phải là một kế hoạch tốt.

1.1. Chiến lược thúc đẩy bán hàng dựa trên marketing 0 đồng

Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng? Là câu hỏi thường trực của nhà lãnh đạo. Đặc biệt trong các doanh nghiệp còn non trẻ mới thành lập. Khi quan hệ còn ít, khách hàng chưa nhiều, năng lực nội tại còn nhiều thiếu sót.

Điều đơn giản và dễ hình dung nhất là marketing, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa.

Các kênh này có hiệu quả cao nhưng đương nhiên kèm theo là chi phí cũng không hề nhỏ. Không phải là cách tăng doanh số bán hàng phù hợp cho doanh nghiệp trẻ.

Nếu vậy bạn hãy gia tăng doanh số thông qua các kênh marketing 0 đồng như:

Gia tăng doanh số bằng cách tiếp cận khách hàng tiềm năng qua Email

Bạn có thể sử dụng việc này bằng tay, soạn sẵn các mẫu tâm thư gửi cho tệp khách hàng tiềm năng. Hãy thử tưởng tượng, với mỗi mail bạn mất 1 phút. Một ngày bỏ ra 2 giờ để làm. Vậy 1 ngày bạn đã tiếp cận 120 khách hàng. 1 tháng là 3600 khách hàng. Đó là một con số không hề nhỏ.

ách này phù hợp với các công ty khởi nghiệp làm về B2B, vì bản chất khách hàng doanh nghiệp sẽ sử dụng mail thường xuyên hàng ngày. Cơ hội chuyển đổi cao hơn rất nhiều!

Tệp khách hàng tiềm năng bạn có thể khai thác từ list bạn bè, hội nhóm, mạng xã hội… đó là nguồn tài nguyên vô cùng lớn.

Bất kì công việc nào đều có hiệu năng chuyển đổi. Bạn chỉ cần lên kế hoạch tăng doanh thu qua Email và thực hiện đều đặn. Cho dù tỉ lệ chuyển đổi 1% thì 1 tháng bạn cũng có 36 contact chất lượng.

Phương pháp tăng doanh số bán hàng qua các kênh mạng xã hội

Hãy tương tác với khách hàng tiềm năng của bạn qua facebook, Zalo… Khi có tệp khách hàng tiềm năng, không phải lúc nào cũng có mail để tương tác.

Cách này phù hợp với doanh nghiệp làm về B2C, khách hàng là cá nhân, họ sẽ hiện diện trên facebook, zalo thường xuyên hơn.

Bạn có thể nhắn tin chào mời dịch vụ cho họ, hoặc nhận tư vấn hỗ trợ miễn phí gì đó.

Tham gia vào các group, hội nhóm facebook, trao đi những kiến thức giá trị cho cộng đồng.

Cũng như cách làm với mail, không phải tất cả mọi người bạn chat đều có phản hồi nhưng chỉ cần làm đều đặn chắc chắn hiệu quả thu về sẽ rất có ích đối với doanh nghiệp mới như doanh nghiệp của bạn.

Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng thương hiệu cá nhân

Thử đặt ra 1 câu hỏi ví dụ: Khi bạn cần sửa chữa 1 ti vi bị hỏng, bạn muốn 1 người thợ lành nghề hay muốn một người môi giới giỏi?

Câu trả lời là chúng ta muốn một người thợ giỏi, một chuyên gia sửa chữa tivi.

Và điều này cũng đúng với ngành nghề của bạn. Khách hàng luôn muốn làm việc với chuyên gia giỏi nhất. Nhưng điều khó là làm sao họ biết bạn là chuyên gia trong ngành đó?

Đây là lúc bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình, xây dựng sự nhận diện cá nhân để khách hàng tin tưởng.

Tăng doanh số bán hàng bằng cách xây dựng Profile là con đường không hề ngắn. Cách tăng doanh số này cũng không thể có hiệu quả sau 1 2 ngày mà là cả một quá trình.

Trước tiên hãy chỉn chu lại toàn bộ cách kênh mạng xã hội của bạn. Tham gia tất cả nhóm facebook, zalo, những nhóm mà có thể có khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy đóng góp cho cộng đồng đó nội dung chất lượng.

Bạn cũng có thể xây dựng Blog cá nhân chia sẻ thông tin, kiến thức chuyên môn.

Khi bạn cho đi giá trị bạn sẽ nhận lại sự tin tưởng và chắc chắn các cơ hội khác sẽ đến với bạn.

1.2. Thúc đẩy doanh số bán hàng dựa trên sản phẩm chủ lực

Bạn là một doanh nghiệp mới xuất hiện, cũng như nhiều doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Bất kì điều bạn đều có thể làm miễn là thúc đẩy doanh số.

Nhưng bạn hãy chú ý tới nguyên lý Pareto, 80% doanh số doanh nghiệp bạn sẽ tới từ 20% sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh.

Tập trung sản phẩm chủ lực cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp gia tăng doanh số cho công ty khởi nghiệp

Tập trung sản phẩm chủ lực cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp gia tăng doanh số cho công ty khởi nghiệp

Với nguồn lực kinh doanh còn hạn hẹp, hãy tập trung vào những sản phẩm chủ lực. Những sản phẩm mà ở đó bạn quyết định được chất lượng sản phẩm và cả cách bán sản phẩm đó.

Chỉ khi bạn được làm với sản phẩm hay dịch vụ mà bạn có am hiểu tốt nhất, hay nói cách khác xuất phát từ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đó là lúc bạn có thể gia tăng doanh số bền vững.

1.3. Phương pháp tăng doanh số bán hàng bằng mối quan hệ

Đây là phương pháp bùng nổ doanh số tuyệt vời nhất mà bạn nên gây dựng. Đây không phải bí quyết gia tăng doanh số cao siêu gì cả, mà chỉ đơn giản dựa trên việc gây dựng các mối quan hệ xung quanh bản thân mình.

Bạn biết đó, sau tất cả, chỉ có mối quan hệ và kinh nghiệm tích lũy vào bản thân con người chúng ta sẽ còn lại dù cho doanh nghiệp có tan rã.

Vậy làm thế nào mở rộng mối quan hệ một cách tốt nhất?

Không có công thức chung cho việc này, tuy nhiên một từ khóa mà tôi có thể khuyên bạn: chân thành!

Hãy hết mình vì khách hàng của bạn, bạn sẽ được đền đáp. Mối quan hệ sẽ mở rộng từ chính những cơ hội bạn đang có.

Tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội

Gia tăng mối quan hệ trên mạng xã hội cũng là hình thức giúp bạn gia tăng doanh số trong thời đại công nghệ. Tham gia các group chọn lọc mà ở đó có các khách hàng tiềm năng của bạn, hoặc có các đối tác phù hợp.

Các hội nhóm mà sẽ tạo giá trị tốt nhất cho nhau là những hội nhóm có nhiều điểm chung và không chỉ hoạt động online.

Ví dụ cho việc này như: hội nhóm về dòng họ, hội nhóm cùng sở thích ( khởi nghiệp, kinh doanh), hội nhóm đọc sách…

Càng có nhiều điểm chung với nhau, các bạn sẽ càng dễ tiếp cận với nhau. Điều này xóa đi rào cản trong mối quan hệ mà từ đó sẽ không ngại ngần hỗ trợ nhau.

Ngoài ra các hội nhóm này có thể là nơi mà tệp khách hàng tiềm năng của bạn đang ở đó. Hãy trao đi giá trị để họ luôn sẵn sàng nhớ, tìm đến bạn khi họ cần.

1.4. Bí quyết gia tăng doanh số từ hoạt động với các hội nhóm kinh doanh

Hiện nay có vô vàn các hội nhóm kinh doanh, mà ở đó những doanh nhân có thể kết nối với nhau trực tiếp.

Hãy tưởng tượng, thay vì tiếp xúc với các mối quan hệ xa lạ, bạn có một môi trường để tương tác với các doanh chủ khác. Mỗi doanh chủ luôn có những mối quan hệ của mình. Nếu bạn để lại ấn tượng với họ. Thì đó là cả một mạng lưới kinh doanh phía sau có thể là khách hàng của doanh nghiệp bạn.

Nếu ai đó nói rằng họ sẽ đưa cho bạn một chiến lược gia tăng doanh số cam kết 100%. Chắc chắn đó là một lời nói dóc. Xin nhớ rằng, đã là chiến lược thì nó chỉ là ở trên giấy mà thôi.

Mọi quyết định thành hay bại phải phụ thuộc vào hành động của bản thân bạn. Phù thuộc vào cả nội tại của doanh nghiệp bạn.

Và chắc chắn không có Giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận nào cho mọi bài toán, mọi doanh nghiệp cả.

Mọi chiến lược sẽ chẳng thể nào giúp doanh nghiệp bạn gia tăng doanh số bán hàng nếu như bạn đang cung cấp một sản phẩm dở tệ. Và nếu bạn kinh doanh một dịch vụ yếu kém sớm muộn bạn sẽ bị đào thải khỏi thị trường khốc liệt hiện nay.

Hotline: 0886 886 556

Fanpage: ABCoach – Tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp