Top 8 # Giải Pháp Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giải Pháp Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Khu Vực Công

GD&TĐ – Sáng nay (29/12), tại Lào Cai diễn ra Hội thảo khoa học “Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay”.

Hội thảo do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ các Bộ, ngành Trung ương, các Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố, cùng các đại học có tham gia đào tạo lĩnh vực này.

Phát biểu khai mạc, NGƯT.PGS.TS Triệu Văn Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ – cho biết: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang trở thành phương châm và giải pháp sống còn trong mọi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Từ ý chí chính trị, từ các nghị quyết ở tầm vĩ mô cho đến các chính sách, chương trình hành động cụ thể ở các cấp trung ương và địa phương, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là “chìa khóa” để đạt được phát triển nhanh và bền vững.

Đã có nhiều chương trình, đề án, dự án được triển khai và đầu tư kinh phí lớn với kỳ vọng xây dựng được đội ngũ nhân lực giỏi. Cùng với đó, cũng đã có nhiều cách làm, cách tiếp cận đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục tiêu, điều kiện, nguồn lực và thời điểm triển khai.

Thực tế triển khai các chính sách nhằm thu hút phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua đã được quy định trong nhiều văn bản khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều quy định thiếu thống nhất, thiếu chặt chẽ; một số quy định đã không còn phù hợp, không đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, để công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy hiệu quả tối đa, cũng cần phải có sự rà soát, đánh giá, các cách tiếp cận sao cho cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Đứng trước thực tế đó, năm 2014 Bộ Nội vụ đã giao cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức triển khai Dự án “Điều tra khảo sát và đánh giá tác động của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.

Hội thảo được tổ chức nhằm tập hợp ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên để rà soát các văn bản đã ban hành về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của cơ quan, đơn vị và địa phương từ năm 2005 đến nay.

Cùng đó, đưa ra các đánh giá về số lượng nhân lực chất lượng cao thu hút được; tình hình bố trí, sử dụng, kết quả phát huy năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao thu hút được; đánh giá về đóng góp của nguồn nhân lực chất lượng cao đã thu hút được đối với bộ, ngành, địa phương; đánh giá về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công.

Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công đối với cán bộ, công chức, viên chức góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước phát triển bền vững.

Các tham luận đem đến Hội thảo thể hiện tính đa dạng và phong phú về tình hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công; đưa ra các kiến nghị nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng và vận hành một nền hành chính tiên tiến, hiện đại.

Dựa trên những luận điểm khoa học tại Hội thảo, Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ tập hợp, hoàn thiện Dự án, đề xuất các giải pháp thực hiện, báo cáo Bộ Nội vụ xây dựng cơ chế, chính sách ban hành để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Và Thu Hút Nguồn Nhân Lực Du Lịch

Nhân viên tại Khu du lịch Oceanami huyện Đất Đỏ đón khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ảnh: Hoàng Nhị – TTXVN

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tỉnh hội tụ đầy đủ tài nguyên tự nhiên, văn hóa cho phát triển du lịch. Những năm qua, lượng khách đến tỉnh đã ngày càng tăng mạnh. Năm 2018, Bà Rịa-Vũng Tàu đón hơn 13,5 triệu lượt khách, năm 2019 là hơn 15,5 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch cũng không ngừng tăng trưởng, năm 2018 là hơn 14.200 tỷ đồng và năm 2019 đạt hơn 16.500 tỷ đồng.

Du lịch phát triển tác động làm thay đổi diện mạo đô thị, nâng mức sống, tạo việc làm bền vững, ổn định cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng nhân lực du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu chưa đồng đều, ngành du lịch vẫn trong tình trạng thừa lao động phổ thông nhưng thiếu nhân lực giỏi nghề, tận tâm với nghề. Thông qua Hội thảo sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về thực trạng nguồn nhân lực du lịch hiện nay, tìm các giải pháp tổng thể, đột phá xây dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Thạc sĩ Dương Mạnh Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, không chỉ ngành du lịch tỉnh mà các doanh nghiệp du lịch cũng cần chủ động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, tay nghề thường xuyên cho người lao động. Mỗi năm, tùy thuộc nhu cầu và xu hướng chung của thị trường, Sở Du lịch cần phối hợp chặt chẽ hơn với các trường đào tạo về du lịch, Ban Quản lý các khu du lịch địa phương, hội nghề nghiệp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động ngành du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy của trường dạy nghề du lịch cũng cần được điều chỉnh theo hướng sát hơn với thực tế của các địa phương có lợi thế về du lịch; tăng cường ngoại ngữ để sinh viên có đủ kỹ năng làm việc khi ra trường. Để tránh tình trạng thiếu lao động chất lượng cao cho ngành du lịch, các cấp, ngành của Bà Rịa-Vũng Tàu cần có chiến lược bền vững về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hướng ngày càng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nhằm đón đầu các dự án đầu tư du lịch và hạn chế sự dịch chuyển lao động trong ngành.

Giải Pháp Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao

GD&TĐ – Hôm nay (21/4), được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại học Chung Ang (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao”.

Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo được chia làm các phiên toàn thể với nội dung chính là bàn về thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; Đồng thời, đề xuất kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Báo cáo kết quả khảo sát Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở miền Bắc, TS Dương Kim Anh – Trưởng khoa Giới và Phát triển (Học viện Phụ nữ VN, Trưởng nhóm khảo sát) cho biết: “Qua khảo sát ở 5 địa phương là Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn thì khoảng hơn nửa nữ lao động tại địa phương mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp và đặc biệt tập trung chủ yếu vào lao động nữ trẻ.

Những lao động này mong muốn được giới thiệu việc làm thông qua các trung tâm môi giới việc làm hơn là đưuọc giới thiệu qua người quen hoặc tự tìm hiểu. Họ mong muốn tìm được việc làm mới và có kinh nghiệm.

Lao động nữ tại địa phương đang cần sự giúp đỡ của các trung tâm giới thiệu việc làm, tỷ lệ cần thiết được học nghề tương đối cao so với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và cần nhiều sự giúp đỡ mang tính xã hội hơn so với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Lao động nữ càng trẻ thì càng mong muốn nhận sự giúp đỡ. Từ đó, đặt ra vấn đề cần tìm kiếm sự hỗ trợ mang tính cấu trúc để có thể liên kết việc làm phù hợp với tầng lớp thanh niên.”

Tại Hội thảo, đề xuất những chính sách nhằm nâng cao năng lực về kinh tế cho phụ nữ, TS. Na Sung Eun – Viện nghiên cứu phụ nữ, Trường Đại học nữ Ewha – cho rằng: “Cần giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số với các nguốn lực kinh tế và thị trường lao động.

Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn lực nữ, từng bước đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.

Tổng kết hội thảo, TS. Trần Quang Tiến nhấn mạnh: Đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao thực sự là nhu cầu cần thiết cho xã hội, đáp ứng được vấn đề thiếu nhân lực cho địa phương. Việc tăng cường nguồn lực kinh tế của phụ nữ không chỉ góp phần tăng cường sức cạnh tranh của quốc gia thông qua phát triển nguồn nhân lực mà nó còn trở thành nền tảng để thực hiện việc lồng ghép giới trong tất cả các lĩnh vực.

Các kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn cho chính sách, đồng thời xây dựng chiến lược kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao như mục tiêu đề án đã đề ra.

7 Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam

PGS.TS Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT khẳng định như trên tại Hội thảo khoa học Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngày 26/12. Theo PGS Phạm Văn Sơn, so với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ người lao động có học vấn trình độ ĐH trở lên còn thấp. Sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH có kiến thức kỹ năng không kém một số nước trong khu vực nhưng lại thua về kỹ năng nghề nghiệp. Thực tế này dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, buộc đơn vị tuyển dụng phải đào tạo lại từ 3 đến 6 tháng. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến các nhà tuyển dụng khó tuyển được lao động có trình độ cao tại Việt Nam.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Trước thực tế này, theo chúng tôi Phạm Văn Sơn, Bộ GD&ĐT đề xuất 7 giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Giải pháp đầu tiên cũng là giải pháp tối quan trọng, PGS Văn Sơn đề nghị nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của lao động Việt Nam. Muốn vậy phải xác định rõ mục tiêu đào tạo đối với từng cấp học, bậc học trên cơ sở đó phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo nhu cầu nhân lực của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai. Tiếp đến là ban hành chế độ chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động tham gia bồi dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề. Xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể hóa và đẩy mạnh thực hiện chiến lược Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 bằng việc điều tra, khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và nhu cầu nhân lực trong các năm tới để của các ngành, vùng miền để có định hướng phân bổ hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn. Đặc biệt, coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài. Xây dựng “xã hội học tập” là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngươi lao động được bồi dưỡng thường xuyên. Thông qua các hình thức đào tạo không chính quy cũng giúp người lao động được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kỹ thuật công nghệ mới ở các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước. Và hai giải pháp cuối cùng được PGS Phạm Văn Sơn đưa ra là: Cải thiện và tăng cường thông tin về xu hướng nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp, các ngành kinh tế-xã hội trong nước và trên thế giới. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực chất lượng cao.