Top 10 # Giải Pháp Thực Hiện Gói Thầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Quy Trình Chỉ Tiết Thực Hiện Gói Thầu Mua Sắm Trực Tiếp

Quy trình chỉ tiết thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp? Gói thầu nào áp dụng mua sắm trực tiếp? Trình tự, thủ tục, hồ sơ, các bước tiến hành chi tiết đối với gói thầu mua sắm trực tiếp?

+ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

+ Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác và chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật

Thứ hai, điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp trong đấu thầu

Căn cứ vào điều 24 Luật đấu thầu 2013 quy định về các điều kiện áp dụng với hình thức mua sắm trực tiếp như sau:

“Điều 24. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng”

Trong hoạt động đấu thầu hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện đối với những gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự có thể thuộc cùng một dự án hay dự toán mua sắm hoặc cũng có thể thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Hình thức mua sắm trực tiếp sẽ dược thực hiện khi đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định như sau:

Trước hết, nhà thầu được lựa chọn thông qua hình thức mua sắm trực tiếp phải là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu tương tự trước đó thông qua đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế. Nhà thầu đã thực hiện việc ký kết hợp đồng để thực hiện gói thầu. So với gói thầu đã được ký kết trước đó thì gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp phải là gói thầu có tính chất, nội dung tương tự và quy mô nhỏ hơn một trăm ba mươi phần trăm gói thầu tương tự đã đấu thầu rộng rãi trước đó.

Tuy nhiên nhà thầu đã thực hiện hợp đồng trước đó nếu không có khả năng thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì mua sắm trực tiếp sẽ được áp dụng đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu đó đủ điều kiện theo quy định về năng lực nhà thầu, kinh nghiệm, cũng như kỹ thuật và giá nêu trong hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Căn cứ Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về quy trình mua sắm trực tiếp như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Lập hồ sơ yêu cầu:

Trong quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu thì đầu tiên cần thực hiện khâu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu sẽ thực hiện việc lập hồ sơ yêu cầu sẽ căn cứ vào những yếu tố sau:Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014. Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt; Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu. Bước 2: Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó.

Hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện thẩm định theo quy đinh trước khi trình để được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi thực hiện phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải tiến hành phê duyệt bằng văn bản, căn cứ trên cơ sở báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu và tờ trình xin phê duyệt.

+ Sau khi lập hồ sơ rồi thì hồ sơ yêu cầu sẽ được thực hiện phát hành cho các nhà thầu đã được lựa chọn trước đó trừ trường hợp nhà thầu trước đó không có khả năng, kinh nghiệm, kỹ thuật thực hiện thì sẽ phát hành cho các nhà thầu khác có đủ năng lực để thực hiện.

Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng quy định

Bước 3: Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Bên canh đó, bên mời thầu phải luôn đảm bảo đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu mua sắm trực tiếp không được vượt quá đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp hợp đồng trước đó và giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo.

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp

+ Khi đã đánh giá xong hồ sơ đề xuất thì tiến hành trình chủ thể có thẩm quyền để thẩm định và phê duyêt và phải thực hiện công khai kết quả mua sắm trực tiếp. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi được phê duyệt. Việc phê duyệt phải được lập thành văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt và thực hiện báo cáo về thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Khi đã có kết quả lựa chọn nhà thầu rồi thì bên giao thầu có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho những nhà thầu đã tiến hành nộp hồ sơ tham gia đề xuất và thực hiện việc này công khai.

Bước 6: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Chào Luật sư. Luật sư cho biết quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu hàng hóa quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình mua sắm trực tiếp:

*Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

* Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó. Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật Đấu thầu.

* Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

* Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

+ Kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá;

+ Cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu;

+ Đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

– Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

– Bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng.

* Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp:

– Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được ,thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;

– Việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thông báo bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và công khai theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

* Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hệ Quả Pháp Lý Của Việc Không Ký Hợp Đồng Thực Hiện Gói Thầu

Theo thông tin báo chí, vừa qua, có 24 trong số 28 doanh nghiệp trúng thầu bán gạo cho Tổng cục Dự trữ nhà nước (” TCDTNN “) đã từ chối không ký hợp đồng để thực hiện gói thầu (“Hợp đồng”). Việc thay đổi này do, so với ngày 12/03/2020 là ngày mở thầu, giá gạo đã tăng từ 1.200 đến 2.000 đồng một kí, phát xuất từ việc lượng cầu trên thị trường trong nước và lượng gạo xuất khẩu tăng nhanh và đột xuất. Số lượng gạo thiếu hụt do việc từ chối không ký hợp đồng này lên đến trên 170.000 tấn. Từ việc từ chối không ý hợp đồng, TCDTNN phải tổ chức đấu thầu lại để bù đắp số lượng gạo còn thiếu, bảo đảm chỉ tiêu cho dự trữ gạo quốc gia. Về phía doanh nghiệp, nếu lấy mức tăng giá nêu trên nhân cho 170.000 tấn, chúng ta sẽ có 204 – 340 tỷ đồng, là số tiền mà 24 doanh nghiệp kia thu nhập được thêm trước thuế do từ chối không bán gạo cho TCDTNN.

Hành vi từ chối không ký Hợp đồng có phải là một vi phạm không? Trước hết, theo Điều 65 Luật Đấu thầu 2013, người có nhu cầu mua sắm và nhà thầu trúng thầu “ tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu“. Như vậy, đó là một nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đấu thầu. Quy định này rất rõ ràng, minh thị. Đến Thông tư số 05/2015/TT-BKHDT ngày 16 tháng 06 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (” Thông tư 05/2015“), quy định được cụ thể hóa bằng một mẫu hợp đồng khá chi tiết mà bên mời thầu phải đưa vào hồ sơ mời thầu công khai cho tất cả các bên dự thầu. Mọi công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật và vi phạm pháp luật tất phải bị chế tài. Cũng theo báo chí, các doanh nghiệp gạo từ chối không ký Hợp đồng chỉ sẽ bị chế tài ở chỗ mất đi khoản tiền đã nộp để bảo đảm dự thầu, tức khoảng từ 01% đến 03% giá gói thầu theo Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (” Nghị định 63/2014“). Trên thực tế, theo luật thì không phải chỉ có thế. Nghị định số 50/2016 ngày 01 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (” Nghị định 05/2016“), tại Khoản 1 Điều 21 có quy định “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành thương thảo hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư”.

Ý chí của người làm Nghị định 63/2014 đã rõ: không ký kết Hợp đồng là một vi phạm pháp luật nhưng chỉ chế tài ở mức chịu một khoản phạt bằng từ 01% đến 03% giá gói thầu cộng với một khoản phạt hành chính bằng từ 10 đến 15 triệu đồng. Câu hỏi đặt ra là nếu buộc nhà thầu chịu một trách nhiệm pháp lý/tài chính nặng nề hơn thì pháp luật hiện hành có cho phép không?

Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 (Xử lý vi phạm) quy định như sau:

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. ”

Ngoài ra, còn có thể củng cố thêm cho quy định về nghĩa vụ tại Điều 65 Luật Đâu thầu 2013. Theo quy định hiện hành, như nói trên, trong hồ sơ mời thầu, phải ghi rõ những nội dung chính và có kèm theo mẫu Hợp đồng (theo Thông tư 05/2015). Tuy nhiên, trong các quy định về nội dung hồ sơ dự thầu của bên tham gia dự thầu mà về pháp lý là lời xác nhận tham gia dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu lại không có quy định gì về Hợp đồng và việc ký kết Hợp đồng. Một qiuy định như thế có thể xem xét bổ sung thêm vào Thông tư 05/2015 và sẽ là một cam kết của bên về việc ký Hợp đồng và do đó vi phạm nếu không ký Hợp đồng sẽ càng rõ ràng hơn.

Luật sư Lương Văn Lý – Hòa giải viên sáng lập VICMC

Mặt khác, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại quy định tại Khoản 2 Điều 2 rằng tranh chấp trong đó ” …ít nhất một bên có hoạt động thương mại ” là thuộc phạm vi giải quyết bằng hòa giải.

Các văn bản pháp luật nêu trên cho thấy tranh chấp nói tới trong bài này có thể được giải quyết qua tòa án hoặc hòa giải. Sự lựa chọn phương thức hòa giải sẽ thuộc về các bên tranh chấp, thông qua một thỏa thuận hòa giải bằng văn bản, thể hiện rằng các bên tranh chấp cùng đồng ý đưa tranh chấp ra hòa giải. Thỏa thuận này có thể có trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc trong quá trình giải quyết tranh chấp, cũng có nghĩa là các bên tranh chấp có thể linh động chọn khởi động quá trình hòa giải vào thời điểm mà mình cho là thuận lợi nhất, kể cả lúc đang tiến hành một quá trình giải quyết tranh chấp khác (như thương lượng, trọng tài), trừ trường hợp tranh chấp đang do tòa án xử lý.

Giải quyết tranh chấp qua hòa giải ngày càng được công nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế rất hiệu quả.

Ưu việt nổi bật của phương thức này là quyền chủ động của các bên tranh chấp: ngoài việc tự xác định thời điểm khởi động hòa giải như vừa nói, họ có quyền chọn trung tâm hòa giải; cá nhân hòa giải viên để vừa đáp ứng được tiêu chuẩn nắm đầy đủ thông tin về vụ việc, thông hiểu quan điểm và lợi ích của các bên tranh chấp lại vừa bảo đảm tính khách quan, không thiên vị; địa điểm hòa giải và ngôn ngữ dùng trong hòa giải (nếu các bên tranh chấp sử dụng thông thạo ngôn ngữ khác nhau); và thời điểm chấm dứt hòa giải, kể cả lúc đang tiến hành quá trình hòa giải.

Nét ưu việt thứ hai phát xuất từ thực chất của hòa giải là thương lượng giữa các bên nhưng không phải thương lượng trực tiếp mà thương lượng với sự trợ thủ của một nhân vật thứ ba là hòa giải viên. Từ đó, mọi thứ, từ nội dung trao đổi trong quá trình hòa giải cho đến phương thức, thủ tục tiến hành quá trình này đều phải được sự thống nhất của tất cả các bên. Bản thân kết quả hòa giải thành cũng là kết quả thương lượng thành công, do đó quan hệ hợp tác giữa các bên mà đã có trước khi xảy ra tranh chấp được bảo toàn mặc dù có tranh chấp.

Văn bản hòa giải thành, sau khi được các bên và hòa giải viên ký, có hiệu lực thi hành đối với các bên. Văn bản này có thể được tòa án xét công nhận theo quy định về tố tụng dân sự nếu có yêu cầu công nhận của một hoặc các bên tranh chấp.

Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Nhà Thầu Đối Với Gói Thầu Mua Sắm Hàng Hóa

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 63/2014 thì tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

– Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

– Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

– Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

– Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

– Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

– Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

– Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

– Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

– Tiến độ cung cấp hàng hóa;

– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

– Các yếu tố cần thiết khác.

3. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):

– Xác định giá dự thầu;

– Sửa lỗi;

– Hiệu chỉnh sai lệch;

– Trừ giá trị giảm giá (nếu có);

– Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);

– Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);

– So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:

Trong đó:

– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);

– ∆ G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

∆ ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

Chúc sức khỏe và thành công!

Gói Thầu Cải Tạo Trụ Sở Ubnd Huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc: Bị Tố Thi Công Trước, Bên Mời Thầu Nói Gì?

(BĐT) – Gói thầu Thi công cải tạo nhà làm việc 3 tầng trụ sở làm việc UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vừa được mở thầu với sự tham dự của 4 nhà thầu. Tuy nhiên, trong thời gian phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT), nhà thầu phản ánh tới Báo Đấu thầu là có hiện tượng thi công trước đấu thầu.

Gói thầu trên sử dụng vốn ngân sách nhà nước, được đấu thầu rộng rãi theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ; giá gói thầu là 10,6 tỷ đồng; thời gian thực hiện hợp đồng 250 ngày. Gói thầu do UBND huyện Lập Thạch làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) huyện Lập Thạch làm bên mời thầu.

Theo phản ánh của nhà thầu, khi nhà thầu cử cán bộ đến trụ sở UBND huyện Lập Thạch để mua HSMT thì các hạng mục phụ trợ của công trình đã được thi công (các nhà vệ sinh, cánh cửa…).

Ngày 31/3/2020, trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, cán bộ đấu thầu của Ban QLDA ĐTXD huyện Lập Thạch cho biết, ngày 25/3/2020, Ban đã tổ chức đóng/mở thầu gói thầu trên. Có 7 nhà thầu mua HSMT, 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu (HSDT).

Khi phóng viên Báo Đấu thầu đề nghị cung cấp chứng từ, hợp đồng chứng minh việc thực hiện giao khoán sửa chữa thường xuyên các nhà vệ sinh, cánh cửa mà UBND huyện Lập Thạch đã chỉ định cho tổ thợ tư nhân thực hiện (kinh phí từ ngân sách nhà nước) thì ông Nguyễn Tiến Anh lấy nhiều lý do để từ chối.

Ngày 1/4/2020, nhà thầu phản ánh cho biết, một số hạng mục đã thi công (cải tạo các nhà vệ sinh, cánh cửa) tại nhà làm việc 3 tầng trụ sở UBND huyện Lập Thạch chồng lấn lên phạm vi công việc của gói thầu đang trong thời gian lựa chọn nhà thầu. Một số nhà thầu tham dự Gói thầu cũng thắc mắc nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về việc phải xử lý như thế nào đối với phần khối lượng thuộc Gói thầu đang đấu thầu đã được 1 đơn vị khác thi công từ trước.