Top 15 # Giải Pháp Và Biện Pháp Có Gì Khác Nhau Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Modem Và Router Khác Gì Nhau?

Video giải thích sự khác nhau giữa modem và router

Router là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng đến các thiết bị đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến. Định tuyến xảy ra ở tầng thứ 3 trong mô hình OSI 7 tầng.

Nhưng để dễ hiểu, Router chính là một thiết bị để chia sẻ Internet tới nhiều các thiết bị khác trong cùng lớp mạng. Một router điển hình hiện nay là bộ định tuyến không dây có phát sóng WiFi ( một số nơi gọi là access point hay AP). Hiện nay, các bộ định tuyến không dây thường được trang bị một hoặc nhiều ăng-ten mà người dùng quen gọi là “râu” cho phép họ có thể điều chỉnh để cải thiện hướng sóng.

Thiết bị này cho phép tạo ra một mạng WiFi sử dụng cho rất nhiều các thiết bị khác. Bên cạnh đó, các Router thường có khá nhiều cổng Ethernet ( còn gọi là cổng LAN) cho phép người dùng có thể kết nối được nhiều với các thiết bị khác thông qua cáp nối ( mạng có dây hoặc hữu tuyến).

Router nhận dữ liệu Internet từ một modem và mỗi router sẽ có một địa chỉ IP công khai duy nhất trên Internet. Các máy chủ trên mạng Internet sẽ kết nối với router thông qua modem và thiết bị này có nhiệm vụ định tuyến lưu lượng truy cập đến các thiết bị khác trong mạng.

Tuy nhiên, chỉ với một router ( không phải loại 2-trong-1), bạn khó có thể kết nối được với Internet. Bộ định tuyến sẽ chỉ có thể kết nối với Internet bằng cách nối cáp Ethernet chuyên biệt với một chiếc modem.

2. Modem là gì và modem thực hiện công việc gì?

Modem là viết tắt của modulator and demodulator, là một thiết bị chuyển đổi các tín hiệu điện được gửi đến thông qua đường dây điện thoại, cáp đồng trục hoặc các loại dây tương tự khác. Cụ thể hơn, modem biến đổi thông tin kỹ thuật số từ các thiết bị kết nối mạng (máy tính, điện thoại) thành tín hiệu analog có thể truyền qua dây dẫn, và ngược lại, modem dịch các tín hiệu analog thành dữ liệu số mà những thiết bị như máy tính có thể hiểu được.

Modem nằm ở đâu trong mạng Internet? Với chức năng như trên, modem chính là thiết bị giao tiếp với mạng lưới của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Thông qua hệ thống cáp nối đồng trục hoặc cáp quang từ các trạm cung cấp Internet nối đến nhà bạn, modem sẽ đóng vai trò chuyển hóa các gói dữ liệu do ISP cung cấp thành kết nối Internet cho router hoặc các thiết bị có liên kết mạng khác.

Vị trí của Router và Modem trên mạng

Hầu hết các modem độc lập chỉ có 2 cổng, một cổng kết nối với mạng Internet từ ISP và 1 giắc Ethernet để kết nối với máy tính hoặc router. Modem thường (không phải luôn luôn) kết nối đến cổng WAN của router, còn các thiết bị khác sẽ kết nối đến những cổng còn lại trên router hoặc kết nối không dây thông qua chuẩn Wifi.

Modem dùng để khai thác dịch vụ Internet của các ISP cần phải đúng loại (DSL, đồng hoặc quang) mới có thể chạy với hạ tầng mà ISP cung cấp. Ngoài ra, trên modem còn kết nối Ethernet đầu ra cho phép truyền Internet (tín hiệu digital đã được giải mã) tới bất kỳ một router hoặc máy tính đơn lẻ nào ở “phía sau”.

Nếu ví router là đứa con thì modem chính là người mẹ. Nếu không có modem, router chỉ thực hiện được chức năng thiết lập mạng nội bộ chứ không thể kết nối ra Internet quốc tế.

3. Modem và Router khác gì nhau?

Modem và router có những điểm khác biệt

Sự khác biệt giữa modem và router được tóm tắt trong bảng sau:

4. Thiết bị kiêm luôn cả Modem và Router

Một số ISP có cung cấp một loại thiết bị 2-trong-1, kết hợp giữa Modem và Router. Nó thực hiện cả chức năng chuyển đổi tín hiệu tương tự thành số cũng như định tuyến nội mạng. Tên đầy đủ của nó là Modem Router, song tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều gọi tắt (nhưng sai về ý nghĩa) là modem.

Nếu đã có thể làm ra những chiếc Modem Router như vậy, tại sao các nhà sản xuất vẫn còn làm ra những chiếc modem hay router riêng rẽ để làm gì?

Đó là vì trước hết, mỗi loại Modem thường chỉ dùng được với một cơ sở hạ tầng Internet duy nhất ( hoặc DSL hoặc quang). Nếu bạn muốn chuyển đổi sang dùng cáp quang thì thường chiếc Modem cũ ( hoặc modem router cũ) sẽ không dùng được với đường truyền mới, buộc bạn phải sắm Modem mới để sử dụng. Trong khi đó, chiếc Router cũ vẫn có thể tái sử dụng và bạn chẳng cần phải cấu hình lại thông tin mạng trên smartphone hay máy tính để làm gì. Nói đơn giản, mạng WiFi cũ của bạn vẫn vậy, mật khẩu vẫn vậy. Bạn chỉ cần cấu hình chiếc Modem mới và cứ cắm vào là chạy (plug and play).

Bên cạnh đó, đối với các công ty, doanh nghiệp, vì lý do bảo mật hoặc chia sẻ băng thông đường truyền, đôi khi họ cần lập ra nhiều mạng nội bộ riêng ( có mạng dành riêng cho khách vãng lai truy cập, có mạng chỉ để nhân viên sử dụng, có mạng chỉ cho giám đốc…). Việc tách riêng Router và Modem rất có lợi trong trường hợp này. Ngoài ra, nếu lượng thiết bị đầu cuối (laptop, smartphone, tablet…) quá nhiều, thường một chiếc modem sẽ không đủ sức chịu tải và công việc đó sẽ phù hợp cho router/switch hơn. Thêm vào đó, với những công ty có văn phòng ở nhiều tầng hoặc diện tích phân bố rộng, việc có nhiều router không dây sẽ giúp “phủ sóng” đều hơn.

Sau cùng là giá thành và chi phí nâng cấp. Vẫn có những chiếc Modem Router kết hợp tất cả các tính năng trên nhưng chi phí khá đắt. Và cũng không tiện lắm cho việc nâng cấp nếu bạn đã có chiếc Modem Router hỗ trợ Wi-Fi chuẩn 802.11n nhưng lại muốn có sóng đạt chuẩn 802.11ac. Việc mua thêm một chiếc Router hỗ trợ chuẩn 802.11ac và gắn tiếp nối vào Modem Router có sẵn sẽ “kinh tế” hơn so với sắm hẳn chiếc Modem Router tốt hơn cái cũ.

Nói tóm lại, modem là thiết bị giúp kết nối mạng nội bộ với mạng Internet lớn hơn. Router là phần cứng cho phép tất cả thiết bị khác của bạn sử dụng kết nối Internet đó (có dây hoặc không dây) cùng lúc, và cũng cho phép chúng giao tiếp với nhau mà không cần thực hiện qua Internet. Bạn cũng nên sử dụng modem và router riêng biệt (thay vì sử dụng modem router 2 trong 1) vì công nghệ modem thay đổi chậm, bạn có thể sử dụng modem trong thời gian dài hơn. Ngược lại, router có thể cần nâng cấp sớm hơn do những đòi hỏi về công nghệ WiFi hay số lượng thiết bị kết nối.

5. Còn Router và Modem 5G thì sao?

Bạn sẽ cần một modem tương thích để kết nối với Internet 5G

Với sự ra đời của 5G, nhiều người tự hỏi liệu họ có cần modem và router đặc biệt để kết nối với công nghệ Internet này hay không.

Giống như bất kỳ loại kết nối Internet nào khác, bạn sẽ cần một modem tương thích để kết nối với Internet 5G. Điện thoại thông minh và máy tính bảng hỗ trợ 5G có các modem này được tích hợp trong đó. Nhưng những người muốn sử dụng kết nối 5G cho ngôi nhà của mình sẽ cần modem 5G. Chúng đã có sẵn, cùng với các thiết bị kết hợp router – modem 5G từ những nhà cung cấp dịch vụ 5G và một số nhà bán lẻ nhất định.

Một số công ty cũng cung cấp CPE 5G (customer-premises equipment) với router và modem tích hợp để kết nối khách hàng với mạng 5G.

Các router cũ vẫn hoạt động với modem 5G. Nhưng bạn có thể muốn nâng cấp router của mình để tận dụng tốc độ 5G tối đa. Các router một băng tần chậm có thể gây ra hiện tượng “nút thắt cổ chai” cho kết nối Internet 5G tốc độ cao.

Tuy nhiên, điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc gói Internet và tốc độ kết nối 5G của bạn thực sự nhanh ra sao. Đừng nâng cấp thiết bị cho đến khi bạn biết rằng 5G có sẵn trong khu vực bạn sống, các chi tiết về gói và thiết bị nào tương thích.

Bây giờ, bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò của modem và router. Nhưng bạn vẫn có thể băn khoăn về các khía cạnh khác của mạng Internet gia đình, ví dụ như WiFi. Tham khảo bài viết: Wifi là gì? Wifi hoạt động như thế nào? để biết thêm chi tiết.

Để tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn WiFi và vai trò của chúng trong kết nối Internet, hãy đọc bài viết: Các chuẩn WiFi – 802.11b, 802.11a, 802.11g, 802.11n và 802.11ac để biết rõ hơn.

Máy In Và Máy Photocopy Có Gì Khác Nhau Hay Không?

Khi tìm mua hay tìm đến dịch vụ cho thuê máy photocopy, nhiều người còn khá phân vân và dường như không hiểu rõ được sự khác nhau của máy in và máy photocopy. Bài viết sau đây, Photocopy Quốc Kiệt xin được chia sẻ một điều cần biết về vấn đề trên, mời các bạn tham khảo!

Hiểu rõ và phân biệt được máy photocopy khác máy in như thế nào giúp bạn có cái nhìn tổng quát cũng như dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Ngày nay máy in, máy photocopy đã quá phổ biến và bất cứ doanh nghiệp nào cũng sở hữu cho mình ít nhất 1 máy để hỗ trợ cho công việc. Vậy bạn đã biết và hiểu rõ chúng chưa?

Máy in và máy photocopy có gì khác nhau không?

Để biết được chúng có gì khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu về từng loại máy, chi tiết cũng như các đặc điểm để có được cái nhìn tổng quan hơn.

Máy in

Máy in được ra đời cách đây khá lâu và được sử dụng khá phổ biến ngày nay, máy in có rất nhiều loại nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất phải kể đến máy in laser.

Máy in hay máy in laser là một thiết bị dùng để in ấn, hoạt động theo nguyên tắc dùng các tia laser chiếu lên mặt trống từ, sử dụng từ tính để hút mực vào giấy khi trống từ quay qua ống mực. Khi giấy chuyển động qua trống thì mực sẽ được bám vào giấy tiếp đó là quá trình sấy khô mực để đảm bảo mực bám chặt vào giấy, sau đó bản in hoàn chỉnh sẽ được đưa ra ngoài.

Máy in laser hiện nay có khả năng in đen trắng hoặc in đơn sắc, tốc độ in đã được cải thiện rất nhiều và chi phí cho mỗi bản in cũng tương đối thấp.

Công dụng:

–        Máy in cũng có thể dùng để kết nối với các thiết bị công nghiệp khác để in ấn và trang trí hoa văn sản phẩm, in ấn trên nhãn mác của từng chất liệu khác nhau…

Máy photocopy

Máy photocopy hay còn được gọi theo một cách khác là máy sao chụp tự động hay máy sao chụp quang học, cho phép người sử dụng tạo ra các bản sao giống hệt bản chính một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Máy photocopy là một thiết bị điện tử với chức năng tạo ra bản sao hình ảnh và tài liệu.

Nếu so sánh với máy in thì máy photocopy có thể được xem là tiện lợi hơn nhiều khi không cần kết nối với máy tính hay máy chủ khác vẫn có thể cho ra những bản copy khi sử dụng các chức năng có sẵn trên màn hình điều khiển thông minh. Trong khi đó, máy in phải được kết nối với máy chủ và chỉ nhận lệnh cũng như chỉ in ấn theo chỉ dẫn và cài đặt sẵn.

Trước kia, trong mỗi văn phòng thường phải trang bị khá nhiều loại máy móc thiết bị to lớn và cồng kềnh như máy fax, máy in, máy scan… vì chúng chỉ có thể thực hiện đúng chức năng của mình.

Nhưng ngày nay, với sự phát triển của khảo học công nghệ, các nhà sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới cũng đa dạng hóa những chức năng cũng như cập nhật nhằm tạo được sự tiện ích cao nhất cho người dùng. Điển hình là việc tạo ra những chiếc máy photocopy đa chức năng.

Những chiếc máy photocopy đa chức năng này không chỉ thực hiện được copy tài liệu, sao chép nhanh chóng mà còn có khả năng kết nối với máy tính và mạng không dây để in ấn, scan tài liệu và lưu trữ, fax tài liệu một cách nhanh chóng…

Với một chiếc máy photocopy đa chức năng, chúng cho phép bạn giải tán đi hết những chiếc máy cồng kềnh và ồn ào khi hoạt động kia đi, giúp tiết kiệm diện tích văn phòng, tiết kiệm chi phí và hoạt động phục vụ cho công việc văn phòng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Có thể thấy qua những chia sẻ bên trên, máy in và máy photocopy có sự khác biệt như thế nào. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những chiếc máy photocopy để thay thế cho máy in, nếu biết tận dụng hết những chức năng của máy photocopy, chúng sẽ là một trợ thủ đắc lực của bạn.

Nếu bạn đang lo ngại về vấn đề chi phí đầu tư mua máy quá cao, bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê máy photo màu tại Photocopy Quốc Kiệt, chúng tôi chuyên cho thuê máy photocopy in trắng đen, in màu với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, công suất cũng như luôn có những cam kết về chất lượng và giá cả, đảm bảo đem đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.

Tại chuyên mục sản phẩm, bạn có thể tham khảo ngay những mẫu máy đang có tại cửa hàng của chúng tôi. Hoặc để được tư vấn chi tiết và biết rõ giá cả, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những thông tin sau:

Liên hệ với Photocopy Quốc Kiệt:

     

Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00

     

Hotline: 091 390 09 51

     

Điện thoại: 028 7308 0879

     

Email: congtyquockiet@gmail.com

     

Trụ sở chính: 703/18, TL10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh 700000

Tác giả: Alel Pham

Nguồn: https://quockiet.vn/

Esim Là Gì? Esim Với Nano Sim Có Điểm Gì Khác Nhau?

Esim là sim gì? Vào năm 2018, hãng điện thoại Apple đã cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh có sử dụng eSim thay thế cho sim vật lý trước đây. Đây là mẫu sim điện tử được gắn vào bảng mạch của điện thoại iPhone, vẫn có chức năng đầy đủ như thẻ sim thông thường.

Đến thời điểm hiện tại, sim eSim được dùng tại nhìn phiên bản điện thoại iPhone như: iPhone XR, iPhone XS, iPhone 11, iPhone XS Max, iPhone 11 Pro Max, iPhone 11 Pro. Kích thước của mẫu sim này nhỏ, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng.

Nano Sim là gì?

Đây là mẫu sim có kích thước nhỏ hơn micro Sim tầm 40%. Từ điện thoại iPhone 5 cho tới phiên bản hiện tại đều sử dụng loại sim Nano này. Mục đích chính của việc sử dụng sim Nano chính là giúp điện thoại có thêm nhiều khoảng trống ở bên trong. Tăng thêm dung lượng pin, đồng thời tối ưu phần cứng cho điện thoại iPhone.

Lợi ích của việc sử dụng sim eSIM

Esim trên Iphone là gì? Có ưu điểm gì nổi bật? Không phải ngẫu nhiên mẫu sim này lại nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của người dùng điện thoại iPhone hiện nay. Lý do là bởi, Esim có nhiều đặc điểm nổi bật như:

– Kích thước của sim rất nhỏ, dưới 5x5mm, kích thước này nhỏ hơn nhiều so với kích thước thẻ sim Nano. Thực tế, linh kiện điện tử có kích thước càng nhỏ, thì thiết bị càng hiện đại và sở hữu nhiều tính năng vượt trội.

– Nhà sản xuất tối giản được các bộ phận trên thẻ như khe cắm sim, linh kiện kết nối đến sim và khay đựng sim. Việc làm này sẽ giúp cho điện thoại không còn khe hở để cho tạp chất, bụi bẩn bám vào bên trong phần cứng điện thoại. Kéo dài tuổi thọ của máy

– Sim Esim hỗ trợ người dùng có được nhiều trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng. Người sử dụng có thể chọn gói cước và nhà mạng mà bản thân mong muốn. Tất cả đều được thực hiện qua phần mềm dễ dàng.

So sánh sim eSIM và sim Nano

Để so sánh eSIM và nano SIM, đầu tiên phải nó nói về kích thước, nếu như SiM nano là loại SIM có kích thước nhỏ nhất hiện nay, được kết nối với điện thoại, tablet,… thông qua khe cắm SIM gắn ngoài thì eSIM có kích thước vô cùng nhỏ được hàn trực tiếp trên bo mạch chủ của máy.

Cả Nano SIM và eSIM để sử dụng để xác thực danh tính của bạn với nhà mạng mà bạn sẽ đăng ký. Tuy nhiên, với một thẻ SIM nano truyền thống, bạn phải chuyển đổi SIM mới nếu bạn thay đổi và sử dụng một nhà mạng mới trên điện thoại cá nhân. Còn với eSIM, bạn có thể đăng ký sang một nhà mạng mới trực tiếp mà không phải thay thế bất kỳ điều gì. Đặc biệt, Nếu bạn là một người sử dụng dual-SIM, công nghệ eSIM hỗ trợ nhiều tài khoản và chuyển đổi giữa các nhà mạng là vô cùng dễ dàng.

Không chỉ dễ sử dụng hơn, eSIM còn giúp làm cho các thiết bị trở nên nhỏ gọn hơn. Dù điều này có thể không còn quá quan trọng cho tất cả điện thoại nhưng sẽ là hữu ích cho các thiết bị đeo tay.

Ở Việt Nam có sử dụng được chức năng eSIM không?

Hiện eSIM có thể được sử dụng trên điện thoại iPhone XS, XS Max và iPhone XR (các model có hỗ trợ eSIM) với hệ điều hành iOS từ phiên bản 12.1 trở lên.

Các máy iPhone XR, iPhone XS, iPhone XS Max dành riêng cho thị trường Hong Kong, Trung Quốc sử dụng hai sim vật lý không hỗ trợ eSIM. Vì vậy, người dùng cần xem xét kỹ các thông số kỹ thuật của máy trước khi đăng ký eSIM.

Và hiện tại ở Việt Nam, người dùng đã có thể sử dụng eSim. Viettel và Vinaphone là hai nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ người dùng đổi từ SIM thường lên eSIM để sử dụng, và nhà mạng MobiFone cũng đã cho bạn mua và đổi để có thể sử dụng loại sim này.

Nếu bạn đang sử dụng 3 nhà mạng này bạn có thể tới hệ thống cửa hàng trực tiếp để nhận eSIM đăng ký mới hoặc chuyển từ thẻ SIM thường sang eSIM từ hôm nay.

Cách chuyển đổi từ SIM thường sang eSIM

Viettel

Bắt đầu từ ngày 1/2/2019 Viettel cung cấp eSIM qua hệ thống cửa hàng trực tiếp. Khách hàng có nhu cầu dùng eSIM thì có thể liên hệ đến Điểm giao dịch Viettel gần nhất.

Đối với khách hàng mới: Cần có CMND (chứng minh nhân dân).

Đối với khách hàng thực hiện đổi Sim thường sang eSIM: Cần CMND + Thẻ Sim cũ.

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, nhân viên Viettel sẽ cung cấp cho khách hàng mã QR code chứa thông tin số điện thoại, và kích hoạt thông qua ứng dụng chụp ảnh (hoặc ứng dụng tra mã QR code có sẵn trên máy).

Vinaphone

Bước 1: Truy cập esim.vinaphone.com.vn

Bước 2: Tại giao diện trang chủ khách hàng chọn vào mục Đăng ký Esim cho thuê bao VinaPhone và bấm Tiếp tục.

Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân theo yêu cầu, gồm: Họ và tên, Địa chỉ, Số điện thoại sau đó kích chọn Nhận OTP rồi tiếp tục nhập mã OTP (nhận được) ngay bên cạnh.

Bước 4: Cuối cùng tiến hành bấm vào ô Đăng ký đổi eSim là xong.

MobiFone

Thủ tục đổi sim thường sang eSim MobiFone

Giấy tờ cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân + sim đang dùng.

Địa điểm đổi sim thường sang eSim của MobiFone: Tại các cửa hàng giao dịch MobiFone trên toàn quốc.

Phí đổi sim thường sang eSim: 25.000đ/sim.

Sau khi chuyển đổi thành công nhân viên tại cửa hàng sẽ hỗ trợ bạn quét mã QR eSim vào thiết bị để sử dụng.

Những điện thoại nào có thể sử dụng eSIM

Hiện tại, eSIM chỉ có thể hỗ trợ trên các thiết bị sau:

iPhone XS Max iOS 12.1 trở lên.

iPhone XS iOS 12.1 trở lên.

iPhone XR Max iOS 12.1 trở lên.

Google Pixel 2.

Hub Là Gì? Phân Biệt Giữa Hub Và Switch Có Gì Giống Và Khác Nhau?

Hub là gì?

Nhắc đến mạng máy tính, Hub chắc chắn là một trong những thuật ngữ cơ bản không thể không nhắc đến. Hub là một thiết bị mạng cơ bản, có thể kết nối được nhiều máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác với nhau. Đây cũng chính là lý do tại sao Hub còn được xem như một Repeater nhiều cổng. (Repeater là thiết bị mạng có tác dụng khuếch đại diện tích và cường độ tiếp sóng mà không cần phản sử dụng đường truyền kết nối vào modem và không dùng dây. Repeater tiếp sóng từ một modem wifi để cho mạng wifi có tín hiệu xa hơn so với tin hiệu của thiết bị gốc ban đầu). Thông thường một Hub sẽ có từ 4 đến 24 cổng, tuy nhiên cũng có Hub có số cổng nhiều hơn.

Về việc sử dụng Hub thì phần lớn trường hợp Hub được sử dụng trong mạng 100BASE-T hoặc 10BASE. Trong trường hợp cấu hình của mạng ở dạng hình sao (Star topology), Hub sẽ đóng vai trò như một trung tâm mạng. Bằng việc sử dụng Hub, thông tin được đưa vào từ một cổng nhưng sẽ được truyền đến tất cả các cổng khác.

Có 2 loại Hub phổ biến là Active Hub và Smart Hub. Trong đó, Active Hub là loại Hub được nhiều người dùng và phổ biến nhất hiện nay, khi sử dụng Active Hub cần phải cấp nguồn lúc hoạt động, nó có nhiệm vụ sử dụng để khuếch tán tín hiệu đến cũng như cho phép tín hiệu ra các cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Còn Smart Hub, ngoài một chức năng tương tự như Active Hub thì nó còn được tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò ra lỗi, đặc biệt hữu ích với trường hợp dò tìm cũng như phát hiện lỗi trong mạng.

Thực tế hai dạng Hub đều có thể phát hiện được các lỗi của mạng cơ bản nếu như xảy ra va chạm. Tuy nhiên việc phát được mọi tin khi truyền đến nhiều cổng lại tiềm ẩn nguy cơ bảo mật, gây tắc nghẽn.

Vai trò và chức năng của Hub là gì?

Đối với Hub, mỗi thiết bị sẽ đóng vai trò như một kết nối Hub cho tất cả các thiết bị mạng của bạn và xử lý một kiểu dữ liệu được gọi là các khung. Đối với khung dữ liệu của bạn, sau khi Hub nhận được một khung, ngay lập tức nó sẽ được khuếch đại và truyền đến các cổng của máy tính ở đích.

Đối với Hub, sẽ co một Frame được truyền đi và cũng có thể sẽ Broadcast đến tất cả các cổng. Khi thực hiện nhiệm vụ này, Hub sẽ không chú trọng đến việc khung chỉ được mệnh với một cổng bởi nó không có cách nào có thể phân biệt được cổng sẽ thực hiện nhiệm vụ gửi đến. Cũng chính vì thế, nó sẽ chuyển đến tất cả các cổng, để đảm bảo rằng nó đã hoàn thành được đích dự định. Kết quả là xuất hiện rất nhiều lưu lượng cho truy cập trên mạng, dẫn đến thời gian cho phản hồi mạng kém.

Bên canh đó, một HuB 10/100Mbps sẽ phải thực hiện chia băng thông với tất cả các cổng của nó nên chỉ cần có một PC được phát sóng là nó có quyền truy cập đến băng thông một cách tối đa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu có nhiều máy tính cùng phát sóng thì băng thông lúc này sẽ phải chia nhỏ lại cho tất cả các hệ thống và điều này sẽ làm hiệu suất giảm đi.

Phân biệt Hub và Switch

Trong mạng máy tính, Switch có thể được xem là một Bridge có nhiều cổng. Switch có thể liên kết được nhiều Segment lại với nhau, số lượng Segment cụ thể sẽ tùy thuộc vào số cổng (Port) trên Switch. Nó đảm nhiệm vai trò sao chép các gói tin mà nó nhận được từ các máy trong mạng, sau đó tổng hợp các gói tin này lên bảng Switch, bảng này đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin giúp các gói tin được gửi đến đúng địa chỉ trong hệ thống mạng. Bên cạnh đó, Switch còn có một khả năng khác là tạo mạng LAN ảo (VLAN) nhằm tối đa hiệu quả của việc sử dụng hệ thống mạng LAN thông qua việc tăng tính bảo mật, khai thác tối đa lợi ích khi sử dụng của các cổng ( Port) hay tăng tính linh động trong việc thêm hoặc bớt máy vào hệ thống mạng.

Có thể thấy, cả Hub và Switch đều có khả năng kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng và đều nhận dữ liệu từ một cổng sau đó khuếch đại nó lên và truyền đến các cổng khác. Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng này, Hub và Switch đều mang trong mình những nét riêng biệt của mình. Cụ thể:

Điểm so sánh

Hub (Bộ chia mạng)

Switch (Thiết bị dịch chuyển mạng)

Cách chuyển dữ liệu

Khi dữ liệu đi vào 1 cổng của Hub thì ngay lập tức nó sẽ phát tán ra các cổng còn lại. Do nó không hiểu được thông tin đi vào cổng nào nên dễ gây ra hiện tượng xung đột mạng hay còn được gọi là Collision domain, sau đó sẽ tiếp tục gửi thông tin đó đến toàn bộ số cổng mà nó có.

Khi dữ liệu đi vào Switch thì ngay lập tức nó sẽ kiểm tra dữ liệu vừa nhận được. Switch có khả năng xác định nguồn và đích dữ liệu nên nó sẽ gửi thông tin đến đích một cách chính xác nhất. Nhờ vậy, mà tránh được sự xung đột tín hiệu, thông tin truyền đi.

Chế độ hoạt động

Hub chạy ở chế độ half duplex, có nghĩa là chỉ truyền hoặc nhận trong 1 thời điểm hay chạy 1 chiều.

Switch chạy ở chế độ full duplex, có nghĩa là nó vừa truyền vừa nhận cùng 1 lúc hay 2 chiều.

Với bảng so sánh này, các bạn cũng có thể phần nào hiểu được tại sao hiện nay, Switch lại được ưa chuộng sử dụng hơn Hub rồi phải không nào?