Top 11 # Giải Pháp Về Kinh Tế Ở Châu Phi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bài 30. Kinh Tế Châu Phi

Tiết 31 – 32: Chủ đề: Kinh tế châu PhiI. MỤC TIÊU :1. Kiến thức– Trình bày được đặc điểm, sự phân bố ngành nông nghiệp, công nghiệp ở Châu Phi.– Giải thích được sự phân bố, tình hình phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp ở Châu Phi.– Đề xuất giải pháp để phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ở Châu Phi 2. Kĩ năng– Sử dụng bản đồ để xác định được sự phân bố các ngành kinh tế của Châu Phi.– Quan sát video, hình ảnh để rút ra nhận xét, trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp của châu Phi.3. Thái độ– Thông cảm sâu sắc với những khó khăn của nhân dân châu Phi – Đánh giá cao một số thành tựu của kinh tế châu lục 4. Năng lực hình thành– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ– Năng lực chuyên biệt:+ Năng lực sử dụng bản đồ+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS1. Chuẩn bị của GV– Lược đồ nông nghiệp châu Phi.– Lược đồ công nghiệp châu Phi.– Clip, tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp, công nghiệp của Châu Phi– Giáo án, phiếu học tập2. Chuẩn bị của HS– Đồ dùng của HS– Tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở châu Phi.III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNHNộiDungNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao

Ngành nông nghiệpTrình bày đặc điểm nông nghiệp Giải thích được sự phân bố nông nghiệpSử dụngbản đồ, tranh ảnh để xác định được sự phân bố và tình hình phát triển nông nghiệpĐề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông , công nghiệp

Ngành công nghiệpTrình bày đặc điểm công nghiệpGiải thích công nghiệp bị kìm hãm phát triểnSử dụngbản đồ, tranh ảnh để xác định được sự phân bố và tình hình phát triển công nghiệp

I. MỤC TIÊU :1. Kiến thức– Trình bày và giải thích được đặc điểm phát triển một số hoạt động dịch vụ chủ yếu ở Châu Phi.– Phân tích được quá trình đô thị hóa hiện nay ở Châu Phi.– Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế châu Phi2. Kĩ năng– Sử dụng bản đồ để tái hiện lại kiến thức đã học về phân bố hoạt động sản xuất nông, công nghiệp của châu Phi– Sử dụng bản đồ để rút ra nhận xét về cấu trúc nền kinh tế của Châu Phi hướng ra xuất khẩu.– Quan sát hình ảnh, nhận xét BSL, biểu đồ để rút ra đặc điểm quá trình đô thị hóa của châu Phi.Từ đó đưa ra nguyên nhân, hậu quả và giải pháp.– Phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.3. Thái độ– Có quan điểm nhìn nhận khách quan về kinh tế châu Phi.– Đồng cảm với những khó khăn của các quốc gia hiện tại 4. Năng lực hình thành– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ– Năng lực chuyên biệt:+ Năng lực sử dụng bản đồ+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý+ Năng lực tư duy theo lãnh thổII. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS1. Chuẩn bị của GV– Lược đồ khu vực châu Phi.– Lược đồ kinh tế châu Phi.– Tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp, công nghiệp của châu Phi– Giáo án, phiếu học tập2. Chuẩn bị của HS– Đồ dùng của HS– Tìm hiểu về hoạt động dịch vụ và quá trình đô thị hóa ở châu Phi.III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNHNộiDungNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao

Ngành dịch vụTrình bày tình hình phát triển ngành giao thong vân tải, thương mại và du lịch ở châu PhiGiải thích về hoạt động xuất- nhập khẩu của châu PhiSử dụngbản đồ, tranh ảnh để trình bày và hiểu được hoạt động dịch vụ chính ở châu PhiĐề xuất giải pháp phát triển kinh tế

Đô thị hóaTrình bày đặc điểm đô thị hóaGiải thích về quá trình

Lực Đẩy Cho Nền Kinh Tế Xanh Của Châu Phi (Phần 1)

BNEWS Trang mạng chúng tôi đăng bài viết về vai trò kinh tế xanh ở châu Phi và triển vọng Nhật Bản trong việc hỗ trợ lục địa này phát triển kinh tế xanh.

Bộ trưởng Nhật Bản và các nước tham dự Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 7 vào cuối năm 2018. Ảnh: Kyodo/TTXVN

* Tiềm năng kinh tế châu Phi

Bài viết của Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc (LHQ) tại Kenya Siddharth Chatterjee cho rằng mặc dù nền kinh tế xanh có thể cung cấp một loạt các giải pháp cho những vấn đề kinh tế châu Phi, nhưng châu lục này chưa dành sự quan tâm đúng mức và chưa khai thác hiệu quả nền kinh tế xanh. Hơn 1/4 dân số châu Phi đang sống và kiếm kế sinh nhai trong phạm vi dọc 100km bờ biển.

Vùng lãnh hải thuộc quyền tài phán của các nước châu Phi có diện tích bề mặt là 13 triệu km², với thềm lục địa khoảng 6,5 triệu km² bao gồm cả các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Châu Phi chiếm 17% tài nguyên nước mặt thế giới.

Các khía cạnh chiến lược của nền kinh tế xanh phải là một phần tất yếu đối với các nước châu Phi. Do đó, kinh tế xanh đã được đưa vào Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi (AU) và tháng 3/2016 Ủy ban Kinh tế về châu Phi LHQ đã công bố cẩm nang thiết thực về nền kinh tế xanh.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản ở châu Phi ước tính đạt khoảng 24 tỷ USD, tương đương 1,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các nước châu Phi.

FAO đánh giá mặc dù ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản châu Phi chưa được tận dụng khai thác, nhưng ngành này đang thu hút khoảng 12,3 triệu lao động. Do đó, cần phải phát triển ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản một cách chuyên nghiệp.

Dựa theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, châu Phi đang khai thác dưới mức, thậm chí đang lãng phí lớn tiềm năng kinh tế xanh. Theo một số ước tính, hàng năm, ngành hàng hải châu Phi đạt doanh thu khoảng 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu có các chính sách kinh tế đúng đắn, châu Phi có thể tăng gấp 3 lần doanh thu trên chỉ sau 2 năm.

*Vai trò của Nhật Bản đối với nền kinh tế xanh châu Phi

Về cơ bản, Nhật Bản là nền kinh tế xanh và cường quốc kinh tế. Châu Phi có thể học hỏi và hưởng lợi từ Nhật Bản. Từ ngày 26-28/11/2018, tại Nairobi, Nhật Bản cùng với Kenya và Canada đồng tổ chức Hội nghị kinh tế xanh bền vững (SBEC).

Tại hội nghị, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã đưa ra một số cam kết bao gồm tăng cường an ninh trên biển quốc tế, chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, cũng như hỗ trợ đánh bắt bền vững và có trách nhiệm các loài có nguy cơ tuyệt chủng và nguồn cá chính.

Để có thể phát triển nền kinh tế xanh khả thi, trước hết, các nước châu Phi cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực hiện tại nhằm đảm bảo an ninh hàng hải và bảo vệ bờ biển. Ngoài ra, lục địa này cần thiết lập quan hệ đối tác, bao gồm các mô hình tài chính sáng tạo và ưu tiên dựa trên khu vực tư nhân.

Sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với nền kinh tế xanh sẽ đảm bảo rằng nền kinh tế xanh/đại dương sẽ là nhân tố chính cho sự chuyển đổi và tăng trưởng của châu Phi như tầm nhìn được đưa ra trong Chương trình nghị sự 2063.

Ngoài ra, khả năng của Nhật Bản về an ninh và an toàn hàng hải sẽ hỗ trợ tích cực đối với nền kinh tế xanh của châu Phi. Nhật Bản đã khẳng định được khả năng chuyên môn và đóng góp thực sự trong đảm bảo tự do và an toàn hàng hải, chẳng hạn những đóng góp của cường quốc châu Á này trong cải thiện an toàn hàng hải ở Eo biển Malacca.

Là một cửa ngõ vào châu Phi với các cảng biển, cơ sở hạ tầng, sự kết nối với châu lục, Kenya như “ngọn hải đăng”của hy vọng trong một khu vực bất ổn. Trong thực tế, nước này đang mang đến nhiều thứ chúng ta mong muốn hiện thực hóa trên khắp châu Phi.

Do đó, Kenya càng trở nên quan trọng hơn trong vai trò hiệu triệu và điều phối toàn bộ cuộc đối thoại về nền kinh tế xanh. LHQ sẵn sàng hỗ trợ Nhật Bản trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững ở Kenya.

Giải Pháp Nào Cho Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Ở Châu Âu?

Liệu chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm nợ công có thể giúp các nước thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo dài từ năm 2008 không?

Sự cần thiết của chính sách thắt chặt tiền tệ

Vào năm 2010, đứng trước tình trạng nợ công trầm trọng của một số nước thuộc khu vực đồng tiền chung (Eurozone) như Hy Lạp với khoản nợ công lên đến khoảng 120% GDP và thêm vào đó là một khoản thâm hụt ngân sách lên đến 12% GDP hay như Ireland, với một khoản thâm hụt ngân sách lên đến 32% GDP. Trước tình hình nguy cấp này, nếu các nền kinh tế eurozone không đưa ra những phương án kịp thời thì điều này sẽ làm mất niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định của đồng euro. Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia kinh tế đã lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone sẽ làm cho đồng euro biến mất. Chính vì thế mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cùng với Quỹ Tiền Tệ quốc tế (IMF) đã ngay lập tức yêu cầu các nước trên phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đưa chỉ số thâm hụt ngân sách về mức 2% GDP cho phép bởi hiệp ước Maastrich nếu những nước này muốn được hưởng khoản hỗ trợ của những tổ chức trên.

Không chỉ những nước đang gặp nhiều khó khăn như Hy Lạp, Tây Ban Nha hay gần đây nhất là Cộng hòa Síp mới phải áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt mà ngay cả những nền kinh tế hàng đầu như Pháp, Ý cũng đã phải thông qua những chính sách tươgn tự nhằm đưa chỉ số thâm hụt ngân sách về gần 2% GDP từ nay cho đến cuối năm 2014. Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel thì các chính sách tiền tệ thắt chặt có thể giúp cho các nền kinh tế phát triển một cách bền vững, ổn định hơn và sự tăng trưởng của kinh tế Đức trong giai đoạn khủng hoảng này là một minh chứng rõ ràng.

Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quên rằng, Đức đã quá quen với các chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm chi tiêu, tăng thuế thu nhập nhằm hạn chế lạm phát. Một trong những lý do của việc này đó là sau Thế chiến thứ nhất, Đức đã phải đối mặt với hiện tượng siêu lạm phát, điều này luôn là nỗi ám ảnh lớn đối với nền kinh tế đầu tàu của EU. Hơn nữa, khác với những nước khá cứng nhắc trong các chính sách tăng giảm lương như Pháp, thì các doanh nghiệp Đức lại có thể dễ dàng giảm lương của nhân viên. Đây là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp Đức cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đó cũng là lý do tại sao Đức lại có một cán cân thương mại thăng dư.

Tuy cần nhưng chưa đủ để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế.

Liệu có thể nói chính sách thắt chặt tiền tệ là đáp án tối ưu nhất của bài toán tăng trưởng kinh tế không khi mà một số nước Châu Âu như là Pháp, Tây Ban Nha,…vẫn đang phải đối mặt với tỉ lệ người thất nghiệp rất cao?. Việc lượng người thất nghiệp còn cao khiến cho sức mua giảm mạnh. Do nhu cầu của thị trường thấp, các doanh nghiệp không có nhiều động lực để đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra các chính sách tài khóa như tăng thuế thu nhập cũng được áp dụng để tăng nguồn ngân sách của nhà nước. Các chính sách này vừa có ảnh hưởng xấu đến sản xuất lẫn tiêu dùng.

Cũng như các nước Châu Âu, Mỹ cũng đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008, nhưng thay vì chỉ áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt để, chính phủ Mỹ đã nới lỏng chính sách tiền tệ để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn, tuyển dụng nhiều hơn để sản xuất. Tỉ lệ thất nghiệp giảm cũng đồng nghĩa với việc sức mua tăng mạnh và điều nay lại thúc đấy sản xuất. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại và tỉ lệ thất nghiệp hiện nay là 7.6%, mức thấp nhất kể từ năm 2008. Điều này cho thấy rằng các chính sách tiền tệ nới lỏng có thể giúp một nền kinh tế duy trì được sự tăng trưởng. Gần đây, trong một chuyến công du, Bộ Trưởng tài chính Hoa Kỳ Jack Lew đã nhấn mạnh rằng các nước châu Âu cần nới lỏng chính sách tiền tệ hơn để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Đối với Mỹ, châu Âu là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và sự suy thoái của nền kinh tế Châu Âu cũng có nhiều ảnh hường đến sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ.

Khuyến khích tiêu dùng

Ngay cả ở trong khu vực Eurozone cũng có nhiều ý kiến trái chiều về việc áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ. Pháp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha luôn thể hiện quan điểm rằng các nước cần nới lỏng các chính sách tiền tệ để có thể đưa nên kinh tế châu Âu tăng trưởng trở lại. Liệu các nước trên và Mỹ có thể gây sức ép lên Ủy Ban Châu Âu và Đức để nới lỏng các chính sách tiền tệ không? Điều này là hoàn toàn có thể khi sự tăng trưởng của kinh tế Đức phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Do đó việc kinh tế các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng trở lại sẽ là đòn bẩy cho sự tăng trưởng của kinh tế Đức. Một số chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng chỉ cần Đức áp dụng một chính sách khuyến khích tiêu dùng ví dụ như tăng lương thì điều này co thể sẽ là một cú hích cho nền kinh tế của các nước láng giềng.

Suy cho cùng thì trong hoàn cảnh mà mức nợ công và thâm hụt ngân sách của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung là rất lớn đến mức mà nhiều người đã từng lo ngại về tương lai của đồng euro thì việc cần làm lúc đó là giảm nợ công và thâm hụt ngân sách. Nhưng một khi tình hình đã được cải thiện thì cần ưu tiên sản xuất và tiêu dùng vì hai yếu tố trên có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Các chính sách phải được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp theo từng giai đoạn.

Phương Anh

Cuộc Chiến Chống Đói Nghèo Ở Các Quốc Gia Châu Phi

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ người nghèo ở châu Phi đã giảm từ 56% năm 1990 xuống còn 43% vào năm 2012. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số không kiểm soát nên số lượng người nghèo lại càng tăng. Việc xóa đói giảm nghèo đã diễn ra rất chậm ở các quốc gia nghèo nhất, ở các vùng nông thôn tình trạng đói nghèo vẫn phổ biến mặc dù khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đã được thu hẹp.

Một số khía cạnh phi tiền tệ đã được cải thiện nhưng vẫn là các thách thức lớn ở các quốc gia châu Phi. So với năm 1995, tỷ lệ biết chữ ở người lớn tăng lên 4%, khoảng cách về giới đang thu hẹp dần. Tỷ lệ trẻ sơ sinh sống lâu hơn 6 năm tăng lên và tỷ lệ suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ dưới 5 tuổi giảm 6% xuống còn 39%. Mặc dù có sự cải thiện đáng kể về số trẻ được đi học nhưng chất lượng giáo dục còn thấp, có hơn 2 trong số 5 người lớn vẫn còn mù chữ.

Trẻ em nghèo đói ở châu Phi (Ảnh: Children Intenational)

Thêm vào đó, khoản viện trợ không đủ cho các quốc gia đói nghèo nhất. Chỉ 1/3 các khoản viện trợ được chuyển tới các nước kém phát triển nhất.

Chính phủ các nước châu Phi đã không ưu tiên chi cho những yếu tố thiết yếu có thể cứu sống người dân và đẩy mạnh cuộc chiến chống đói nghèo. Chỉ có 6/43 quốc gia kém phát triển ở châu lục này đạt được các mục tiêu về các khoản chi cho y tế, 8 quốc gia đạt mục tiêu về phát triển nông nghiệp.

Năm 2016, Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đã thông qua việc hình thành Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) và “Chương trình Khu vực” trị giá 40,5 triệu USD để tiến hành dự án “Điều tra việc làm hài hòa và hiện đại hóa điều kiện sống” cho người dân ở các nước Tây Phi.

Ngân hàng Thế giới làm việc với Ủy ban Liên minh Tiền tệ và Kinh tế Tây Phi (WAEMU) để tiến hành việc khảo sát điều kiện sống ở các quốc gia Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinea Bissau, Mali, Niger, Senegal và Togo. Giai đoạn khảo sát đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2017, giai đoạn 2 dự kiến vào năm 2020.

Rachid Benmessaoud, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Nigeria đồng thời là Giám đốc Điều phối Chương trình Hội nhập Khu vực Tây Phi cho biết: “Hiểu rõ những gì đang diễn ra là bước đầu tiên để xóa đói giảm nghèo”. “Những nỗ lực chống đói nghèo từ lâu đã gặp những trở ngại bởi sự hạn chế về dữ liệu. Nếu không có thông tin chính xác về số lượng người nghèo, họ đang ở đâu và kiếm sống bằng cách nào thì thật khó để thiết kế các chính sách và cung cấp các nguồn lực cần thiết để cải thiện cuộc sống của người dân”.

Dự án của WAEMU sẽ giúp Cục Thống kê ở 8 nước thành viên thu thập thông tin về điều kiện sống của các hộ gia đình, bao gồm thông tin về thu nhập, việc làm và điều kiện sinh hoạt của người dân: Người dân làm việc ở đâu, như thế nào; việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; giáo dục và y tế; đặc điểm dân số; vệ sinh và cung cấp nước cũng được thu thập thông tin.

Để dự án tiến hành thuận lợi, các công cụ điều tra sẽ được sử dụng hài hòa, tăng cường hiệu suất thu thập dữ liệu, cải thiện chất lượng dữ liệu và so sánh theo thời gian và giữa các quốc gia, tăng cường độ chính xác của việc thu thập dữ liệu và cải thiện khả năng truy cập dữ liệu bằng cách công khai thông tin trong vòng 6-12 tháng sau khi hoàn tất công việc thu thập. Dự án cũng hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan thống kê quốc gia tham gia và dựa vào các bài đánh giá độc lập để đảm bảo chất lượng dữ liệu.

Các thông tin trong cuộc điều tra điều kiện sống của người dân châu Phi sẽ tạo thành nền tảng cho việc xây dựng hàng loạt các chính sách và chương trình. Các cuộc điều tra được thiết kế tốt rất quan trọng trong việc thu thập thông tin chính xác, giúp hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, giám phát lạm phát, tạo ra các số liệu thống kê, mục tiêu đầu tư và cải thiện dịch vụ cho những người dân nghèo khổ ở lục địa đen.

Phát triển nông nghiệp tạo công ăn việc làm bền vững cho người dân (Ảnh: United Nations Foundation)

Bên cạnh những hỗ trợ của các nước trên thế giới, chính các quốc gia châu Phi cần có những nỗ lực trong cuộc chiến này. Trước hết chi tiêu công của các chính phủ cần được hướng tới mục tiêu chống đói nghèo. Bởi chi cho nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng chuỗi giá trị, tạo công ăn việc làm bền vững và cơ hội kinh doanh hiệu quả, giúp đảm bảo tương lai cho hàng triệu người thông qua tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ các nước châu Phi cần đáp ứng các cam kết về y tế, giáo dục và chi tiêu cho nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, trang bị những công cụ để giải quyết các cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng.

Để xóa đói giảm nghèo, loại bỏ bất bình đẳng và thay đổi những suy nghĩ trong việc sinh đẻ có kế hoạch ở châu Phi, thì trước hết cần thiết phải đầu tư giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, giáo dục đóng vai trò “trung tâm tuyệt đối” trong cuộc chiến chống đói nghèo tại khu vực.

Thông qua giáo dục, những người phụ nữ sẽ có kỹ năng và kiến thức cơ bản, trẻ em gái sẽ kết hôn muộn hơn và tự tin yêu cầu được chăm sóc y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mình.

Hồng Nhung dịch