Top 6 # Lấy Ví Dụ Về Biện Pháp Nói Quá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nói Quá Là Gì, Ví Dụ Biện Pháp Nói Quá Lớp 8

Trong các tác phẩm văn học hoặc trong đời sống ngày chắc chắn chúng ta thường bắt gặp việc sử dụng nói quá. Vậy nói quá là gì? tác dụng của biện pháp nói và các ví dụ về biện pháp tu từ này. Thông tin bài học hôm nay sẽ được chuyển tải ngay bên dưới.

Nói quá là gì?

Trên mạng có rất nhiều khái niệm về nói quá, về cơ bản tất cả đều đúng nhưng nên dựa vào SGK có tính chuẩn xác cao nhất. Theo SGK Văn 8 nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

Tác dụng của biện pháp nói quá

Nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…

Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.

Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra.

Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Gần tới kì thi cuối kỳ, Nam lo sốt vó.

Bị điểm kém, Hà khóc như mưa.

“khóc như mưa” phép nói quá diễn tả khóc nhiều.

Phân biệt nói quá và nói khoác

Học sinh cần phân biệt rõ ràng giữa nói quá và nói khoác tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời sống cũng như khi diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Nói quá: nói đúng sự thật (tích cực), là biện pháp cường điệu tạo ấn tượng, tăng biểu cảm.

Nói khoác: nói sai sự thật (tiêu cực), mục đích khoe khoang là chính. Không những không có giá trị biểu cảm mà còn khiến người khác có thể hiểu nhầm, sai ý nghĩa.

Như vậy, sau bài này học các em cần phải hiểu nói quá là gì? tác dụng và đưa ra được các ví dụ minh họa. Có như vậy mới sử dụng đúng cách và chuẩn xác nhằm tăng biểu cảm cho diễn đạt.

Hướng dẫn soạn bài Nói quá

I. Nói quá và tác dụng

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối Với câu “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

2. Khi nói như vậy sẽ diễn tả cường điệu sự vật quá mức bình thường mục đích sẽ nhấn mạnh sự việc, hiện tượng đó. Như vậy sự vật hiện tượng không bị phóng đại quá mức nhưng vẫn có mục đích nhấn mạnh.

II. Luyện tập

1. a. Nói quá về sức người, nhưng rất đúng : bàn tay con người có thể biến sỏi đá thành cơm.

b. Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời.

c. Nói quá về lời nói của con người của con người có quyền hành, sức mạnh mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. “Thét ra lửa” nói về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

2. a. Ở nơi mà chó ăn đá gà ăn sỏi đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.

d, e Các em tự làm.

3. Đặt câu có sẵn về nói quá:

– Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.

– Sơn Tinh thưở xưa dời non lấp biển.

– Những chiến sĩ mình đồng da sắt.

– Nghĩ đã nát óc mà vẫn chưa hiểu bài toán này.

4. Tìm ra 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá trong câu.

– Khỏe như voi.

– Nhanh như cắt.

– Ngủ như heo

– Hiền như đất.

– Chậm như rùa.

Nói Quá Là Gì, Cho Ví Dụ Biện Pháp Nói Quá Lớp 8

Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

Trong các tác phẩm văn học hoặc trong đời sống ngày chắc chắn chúng ta thường bắt gặp việc sử dụng nói quá. Vậy nói quá là gì? tác dụng của biện pháp nói và các ví dụ về biện pháp tu từ này. Thông tin bài học hôm nay sẽ được chuyển tải ngay bên dưới.

Khái niệm về nói quá

Trên mạng có rất nhiều khái niệm về nói quá, về cơ bản tất cả đều đúng nhưng nên dựa vào SGK có tính chuẩn xác cao nhất. Theo SGK Văn 8 nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

Nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…

Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.

Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra.

Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Gần tới kì thi cuối kỳ, Nam lo sốt vó.

Bị điểm kém, Hà khóc như mưa.

“khóc như mưa” phép nói quá diễn tả khóc nhiều.

Học sinh cần phân biệt rõ ràng giữa nói quá và nói khoác tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời sống cũng như khi diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Nói quá: nói đúng sự thật (tích cực), là biện pháp cường điệu tạo ấn tượng, tăng biểu cảm.

Nói khoác: nói sai sự thật (tiêu cực), mục đích khoe khoang là chính. Không những không có giá trị biểu cảm mà còn khiến người khác có thể hiểu nhầm, sai ý nghĩa.

Như vậy, sau bài này học các em cần phải hiểu nói quá là gì? tác dụng và đưa ra được các ví dụ minh họa. Có như vậy mới sử dụng đúng cách và chuẩn xác nhằm tăng biểu cảm cho diễn đạt.

Soạn Bài Nói Quá Môn Ngữ Văn 8 Trang 101 Ngắn Gọn Nhất: 1. Tìm Biện Pháp Nói Quá Và Giải Thích Ý Nghĩa Của Chúng Trong Các Ví Dụ Sau

Soạn bài Nói quá môn Ngữ Văn lớp 8 trang 101 (ngắn gọn). Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm – Niềm tin vào lao động và thành quả lao động…

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quỵ mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

Câu 1: – Câu tục ngữ muốn nói về độ dài ngắn ngày đêm theo mùa khác biệt: tháng năm ngày dài đêm ngắn, còn tháng mười ngày ngắn đếm dài.

– Câu ca dao … thánh thót như mưa ruộng cày … ý nói sự vất vả, cực nhọc.

→ Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất của sự vật.

Câu 2: Cách nói phóng đại như vậy giúp nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, sự việc, hiện tượng.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Biện pháp nói quá trong các câu:

Câu

Biện pháp nói quá

Giải thích ý nghĩa

a.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Niềm tin vào lao động và thành quả lao động

b.

em có thể đi lên đến tận trời được

Trấn an người nghe vết thương nhỏ, không sao

c.

cụ bá thét ra lửa

Kẻ có quyền uy, hống hách, hay quát tháo.

Câu 2: Điền thành ngữ vào chỗ trống:

a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.

d. Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột

e. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy

Câu 3: – Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.

– Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.

– Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.

– Bộ đội ta mình đồng da sắt.

– Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.

Câu 4: – Kêu như trời đánh

– Dữ như cọp.

– Nhìn như muốn nuốt chửng người ta.

– Khỏe như voi.

– Nhanh như thỏ

Câu 5: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Câu 6: Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.

Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

Ẩn Dụ Là Gì? Có Mấy Kiểu Ẩn Dụ. Lấy Ví Dụ Các Loại

Xin chào các em ! Trong bài học này các em lớp 6 sẽ được học phương pháp ẩn dụ, khái niệm, một số kiểu ẩn dụ và các ví dụ về phương pháp đó. Để hiểu hơn bài học này mời các em theo dõi bên dưới chi tiết hơn. Bài viết do loigiaihay biên soạn.

Khái niệm về ẩn dụ

Định nghĩa có rất nhiều trên mạng nhưng không phải thông tin nào cũng chuẩn xác. Theo SGK ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Một số hình thức, ví dụ về ẩn dụ

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Tác dụng của ẩn dụ

Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ. Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

Ví dụ : Người Cha mái tóc bạc

Nếu dùng như cách thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm. Bài thơ sẽ vô vị.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Nhiều học sinh rất hay nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 hình thức này.

a. Giống nhau

– Về bản chất cả 2 biện pháp tu từ đều gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Dựa theo quy luật liên tưởng, gần gũi với nhau.

– Ẩn dụ và hoán dụ đều giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt đến với người đọc, người nghe.

Ẩn dụ còn có thể kết hợp với các biện pháp khác ví dụ như nhân hóa, so sánh…tất cả đều có mục đích cuối cùng là tăng sự hiệu quả khi diễn đạt cho người đọc, người nghe.

Giải bài tập SGK

Câu 1:

Trong 3 cách diễn đạt trên đều mang tính biểu cảm khác nhau.

Cách 1: câu thông thường, không dùng biện pháp tu từ nào. Không có cảm xúc.

Cách 2: Dùng phép so sánh (như), phép so sánh Bác Hồ như người cha, tạo sự gần gũi, thân thương nhiều hơn so với cách 1.

Cách 3: Dùng phép ẩn dụ: người cha = Bác Hồ giúp tăng sức biểu cảm, thể hiện tình cảm của Bác với người lính trong bài thơ.

Câu 2:Tìm ẩn dụ.

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: thái độ trân trọng, biết ơn, những người đã tạo ra thành quả cho thế hệ sau tiếp nhận.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: nói đến môi trường sống tác động lớn đến nhân cách. Khuyên nhủ con người nên chọn môi trường tốt để sống.

Mực: ẩn dụ về môi trường xấu.

Đèn: ẩn dụ cho điều tốt đẹp, môi trường sống trong lành.

c. Thuyền, bến đó là hình ảnh ẩn dụ.

Thuyền là con trai.

Bến là con gái.

d. Mặt trời đó là ám chỉ Hồ Chí Minh – to lớn, vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nêu tác dụng.

b. Ánh nắng trừu tượng nhưng trong câu b lại có hình hài, đường nét.

.c. Tiếng rơi rất mỏng

d. Ướt tiếng cười của bố

Câu 4: Chính tả các em tự làm.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp toàn bộ kiến thức về ẩn dụ là gì cũng như tác dụng, giải bài tập đầy đủ trong sách giáo khoa. Rất hữu ích cho các bạn học sinh.