Đất là môi trường sống và phát triển của các loại cây trồng – nguồn thực phẩm nuôi sống chúng ta và hơn thế nữa đó là nguồn nuôi dưỡng và duy trì sự sống trên hành tinh chúng ta. Tuy nhiên do yêu cầu của sự phát triển mà chúng ta đã và đang sử dụng đất của đất thông qua thâm canh và sử dụng quá mức các nguồn dinh dưỡng bổ sung từ bên ngoài vào đất. Điều đó làm đất ngày trở nên chai cứng, mất dần sức sản xuất. Như vậy cần phải cải tạo, duy trì và phát triển đất bền vững. Một trong các biện pháp hiện nay chính là sử dụng chất cải tạo đất.
Chất cải tạo đất trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm sẵn có trong tự nhiên hoặc chế biến đưa vào đất nhằm mục đích cải tạo một số tính chất mà con người bổ sung vào đất với mục tiêu làm thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng tốt. Ví dụ làm tính chất của đất chở nên: mềm, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và khả năng thoát nước, tạo điều kiện tốt nhất cho rễ cây phát triển. Đất phải bảo vệ được cổ rễ và rễ cây trước sự xâm hại của các loại nấm bệnh; đất phải tăng độ mùn, giữ chất dinh dưỡng. Chất cải tạo đất cải thiện được tính chất sinh học của đất trồng, tăng chủng loại vi sinh vật có ích, nâng cao sức sống rễ cây, hạn chế mầm bệnh hại có trong đất.
Các chất cải tạo đất– Vôi: Bón vôi đặc biệt hiệu quả cải tạo đối với những vùng đất chua phèn (Đất chua phèn có độ pH thấp < 6,5). Dùng vôi nông nghiệp trải đều khắp bề mặt đất vườn nhằm giúp hạ phèn (dùng liều lượng 150-200 kg vôi cho 1.000 m2 đất), nhờ nước mưa rửa trôi phèn thấm từ đất ra, sau 1-2 mùa mưa thì đất phèn được cải tạo và có thể trồng cây, canh tác hoa màu được.
Có 3 loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất:
Bột đá vôi (CaCO 3),
Vôi nung (CaO)
Vôi tôi (Ca(OH) 2).
Vôi bột xám sẽ mang lại hiệu quả cải thiện pH đất cao nhất bởi trong vôi bột xám có chứa cả Ca và Mg. Tuy nhiên tùy theo tình trạng suy thoái cụ thể của từng loại đất và tác dụng của từng loại vôi mà sử dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
– Phân bón: Đối với loại đất thoái hóa, nghèo kiệt, có hàm lượng chất hữu cơ thấp, khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, trả lại chất hữu cơ lấy đi từ các sản phẩm thu hoạch, các loại vi sinh vật cho đất trồng.
Phân bón hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,…Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.
– Các chế phẩm khác: Áp dụng chế phẩm sinh học trong cải tạo đất trồng, bổ xung các sinh vật (vi sinh vật) có lợi cho đất. Sử dụng chế phẩm cho hiệu quả nhanh và không gây hại cho cây trồng.
Đúng loại
Đúng lượng
Đúng thời điểm
Bón đúng cách.
Bón đúng lượng cho từng loại đất:
Lượng vôi cần sử dụng cho từng loại đất cần căn cứ vào 3 yếu tố sau đây: tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH).
Đất bị chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất ít chua bón ít vôi hơn.
Đất sét bón nhiều vôi nhưng nhiều năm mới bón lại trong khi với đất cát thì không nên bón một lần với lượng quá nhiều vì nó có thể làm ức chế sự hấp thụ một số dưỡng chất khác.
– Với đất sét, nhiều chất hữu cơ:
Tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi, nhiều năm bón lại; ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.
Sau vài năm nếu bà con muốn bón vôi lặp lại thì cũng nên kiểm tra lại độ pH trước khi quyết định lượng vôi cần bón cho thích hợp.
Bón đúng thời điểm:– Với vườn cây kiến thiết cơ bản (chưa cho thu hoạch) có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
Sử dụng phân hữu cơ cải tạo đấtBón phân hữu cơ vừa nuôi dưỡng đất vừa nuôi dưỡng cây
Ủ Phân Chuồng, Phân Xanh Bằng Trichoderma
– Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh… nhằm làm giảm độ chua của đất sau 1 năm cây trồng khai thác đất.
Sản xuất phân hữu cơ chế biến công nghiệp (Nguồn http://www.giatieu.com)
Bón vôi đúng cách: Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5-10 cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.
Là tên gọi chung của các loại phân chế biến theo phương pháp kỹ thuật ủ truyền thống từ phế phụ phẩm từ nông nghiệp như phân chuồng, phân rác, phân xanh,…bón được cho hầu hết các loại đất và tất cả loại cây trồng.
Phân vi sinh Dasvila chuyên dùng cho cây lúa chứa 2 chủng vi khuẩn Azospirillum sp, Pseudomonas (Nguồn ảnh http://www.dasco.vn)
Đối với nhóm phân này trước khi đưa vào sử dụng bón cải tạo đất cần phải chế biến (ủ) cho hoại mục. Phân chuồng tươi, chưa ủ hoại mục khi đó phân chứa các dưỡng chất khó tiêu cây trồng khó hấp thu, ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường, trong quá trình phân hủy các chất sẽ sản sinh ra một số chất gây độc cho rễ (hiện tượng ngộ độc hữu cơ) và trong phân chuồng tươi, phân chưa ủ hoại mục tồn tại nhiều dạng nấm bệnh, hạt cỏ dại gây hại cho cây trồng, các vi khuẩn thổ tả, ký sinh trùng, trứng giun, trứng sán,…gây bệnh cho con người. Khi ủ hoai mục sẽ tiêu diệt các mầm mống bệnh hại, hạt cỏ dại tồn tại trong phân, thúc đẩy nhanh các quá trình khoáng hóa, phân giải những chất khó hấp thu để cây trồng dễ hấp thu hơn và hấp thu nhanh hơn.
Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất, trước khi trồng. Cách bón là bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. Lượng phân bón tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân bón, phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều, phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.
Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc, được chế biến từ những chất có nguồn gốc hữu cơ ở quy mô công nghiệp có bổ sung.
Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất trước gieo trồng. Bón thúc theo chiều rộng của tán cây, bón vòng quanh tán cây, đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất đối với cây lâu năm. Đối với cây ngắn ngày thì dụng bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.
– Phân vi sinh: Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi (vsv cố định đạm, vsv phân giải, vsv đối kháng,…), bón vào đất với công dụng như tổng hợp các chất (vsv cố định đạm) phân giải những chất khó tiêu thành chất dễ tiêu (vsv phân giải lân,…) khống chế (ức chế hoặc tiêu diệt) mầm bệnh trong đất (các vsv đối kháng, ký sinh,…).
Phân vi sinh phát huy hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do làm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài, vùng chưa canh tác những loại cây trồng có các loại vi khuẩn cộng sinh. Tuy nhiên, phân có nhược điểm là có hạn sử dụng, vì vi sinh vật cần có các chất hữu cơ làm thức ăn nhưng trong phân vi sinh hàm lượng các chất hữu cơ rất ít, nguồn chất hữu cơ có hạn. Đây cũng là lý do cho các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh ra đời, để có sản phẩm phân bón chất lượng hơn và thể kéo dài thời hạn sử dụng của phân bón.
– Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh: Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất, phối trộn với một số chất để tăng hiệu quả của phân bón. Là phân bón giúp cải tạo đất đai rất có hiệu quả.
Chú ý: Khi sử dụng các sản phẩm phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, vi sinh không nên sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học để phân bón đạt hiệu quả cao, vì phân hóa học, thuốc BVTV có thể làm chết vi sinh vật , giảm hiệu lực của phân bón. Sau khi bón cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.