Top 6 # Mục Đích Của Các Biện Pháp Sử Dụng Đất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Hash Là Gì? Các Dạng Hàm Băm Và Mục Đích Sử Dụng

Hash là gì?

Hash hay Hashing là hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác. Việc băm dữ liệu là một thực tế phổ biến trong khoa học máy tính và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bao gồm mật mã (cryptography), nén (compression), tạo tổng kiểm tra (checksum generation) và lập chỉ mục dữ liệu (data indexing).

Trong khoa học máy tính, hàm băm sử dụng để lấy đầu vào có độ dài và đoạn nội dung bất kỳ nào đấy ( Chẳng hạn: Chữ cái, số và ký hiệu ), đồng thời sử dụng thuật toán để cắt, trộn và tạo một đầu ra với độ dài cụ thể.

Một dạng hash key như sau:

Hashing là một sự phù hợp tự nhiên đối với cryptography vì nó che dấu dữ liệu gốc với một giá trị khác. Một hàm băm có thể được sử dụng để tạo ra một giá trị chỉ có thể được giải mã bằng cách tìm kiếm giá trị từ một bảng băm (hash table). Bảng có thể là một mảng, cơ sở dữ liệu hoặc cấu trúc dữ liệu khác. Một cryptographic hash tốt tức là không thể đảo ngược, tức nó không thể đảo ngược được thiết kế.

Vì các giá trị băm thường nhỏ hơn bản gốc, điều này có thể làm hàm băm tạo ra các giá trị băm trùng lặp. Chúng được gọi là “collisions” (va chạm) và xảy ra khi các giá trị giống nhau được tạo ra từ các dữ liệu nguồn khác nhau. Các collisions có thể được giải quyết bằng cách sử dụng nhiều hàm băm hoặc bằng cách tạo ra một overflow table khi các giá trị băm trùng lặp xảy ra. Các collisions có thể tránh được bằng cách sử dụng giá trị băm lớn hơn.

Các loại nén (compression) khác nhau, chẳng hạn như lossy image compression và media compression, có thể kết hợp các hàm băm để giảm kích thước tệp. Bằng cách băm dữ liệu thành các giá trị nhỏ hơn, các media files có thể được nén thành các phần nhỏ hơn. Kiểu băm một chiều này không thể đảo ngược, nhưng nó có thể tạo ra dữ liệu giống như dữ liệu ban đầu nhưng đòi hỏi không gian đĩa ít hơn.

Những hàm băm phổ biến thường dùng

Hiện nay có rất nhiều dạng mã Hash code khác nhau, nhưng phổ biến nhất có 3 loại:

– CRC32: chứa 8 ký tự, dựa trên thuật toán Cyclic Redundancy Check. Ưu điểm là tính toán nhanh và độ dài ngắn.

– MD5: dài 32 kí tự, sử dụng thuật toán Message Digest. Hiện nay được sử dụng khá phổ biến vì tính chính xác cao và không quá nhiều thao tác xử lý.

– SHA-1: gồm 40 kí tự, dùng thuật toán Secure Hash Algorithm. Rất chính xác nhưng thời gian tính toán khá lâu.

Sử dụng Hash vào mục đích gì?

Kiểm tra sự an toàn của tập tin

Hashes cũng được sử dụng để tạo checksums, xác thực tính toàn vẹn của tệp. Checksum là một giá trị nhỏ được tạo dựa trên các bit trong một tệp hoặc khối dữ liệu chẳng hạn như disk image. Khi chức năng kiểm tra được chạy trên một bản sao của tệp (chẳng hạn như tệp được tải xuống từ Internet), nó sẽ tạo ra giá trị băm giống như tệp gốc. Nếu tập tin không tạo ra cùng một checksum, một điều gì đó trong tập tin đã được thay đổi.

Index data trong tệp dữ liệu

Cuối cùng, thuật toán hashes được sử dụng để index data. Các giá trị băm có thể được sử dụng để ánh xạ dữ liệu tới các “nhóm” riêng lẻ trong một bảng băm. Mỗi nhóm có một ID duy nhất phục vụ như một con trỏ đến dữ liệu gốc. Điều này tạo ra một chỉ số nhỏ hơn đáng kể so với dữ liệu gốc, cho phép các giá trị được tìm kiếm và truy cập hiệu quả hơn.

Kết luận

Hashing sở hữu những đặc trưng nổi bật sau:

– Với mỗi một đầu vào ngẫu nhiên, hashing phải tạo ra được một giá trị băm tương ứng.

– Không thể dịch ngược từ giá trị băm quay trở lại chuỗi ký tự ban đầu.

– Đầu vào khác nhau phải xuất ra được các giá trị băm khác nhau.

Tóm lại, hàm băm sản xuất ra các giá trị băm ngẫu nhiên giúp nâng cao tính bảo mật trong liên lạc. Băm còn được ứng dụng rộng rãi trong tìm kiếm dữ liệu, là thuật toán trong Encryption. Hashing được ứng dụng rộng rãi từ lưu mật khẩu, xác định tính toàn vẹn dữ liệu, đồ họa máy tính, điện tử, viễn thông…

Các Biện Pháp Sử Dụng Và Bảo Vệ Đất Trồng ?

Câu 1:

Biện pháp sử dụng đất

Mục đích

Thâm canh tăng vụ

để tăng sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích

Chọn cây trồng phù hợp với đất

giúp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao

Vừa sử dụng vừa cải tạo đất

tăng tăng độ phì nhiêu cho đất

Biện pháp cải tạo, bảo vệ đất trồng

Mục đích

Cây sâu, bừa ki kết hợp với bón phân hữu cơ

có có tác dụng làm tăng bề dày lớp đất chồng chôn vùi cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị phân hủy và tăng độ phì nhiêu cho đất Ngoài ra còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp thoáng khí

Làm ruộng bậc thang

chống xói chống xói mòn chống rửa trôi được giữ lại chất dinh dưỡng cho đất

Trồng xen cây phân xanh giữa các băng cây công nghiệp

tăng tăng độ che phủ đất chống xói mòn góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất tăng năng suất cây trồng

Bón vôi

giảm giảm độ chua cho đất ngoài ra vôi còn cung cấp Canxi cho đất và các khả năng phát triển bộ rễ của cây trồng

Câu 2 Vai trò của giống cây trồng là:

– Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

– Thay đổi cơ cấu cây trồng.

– Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng.

– Tăng vụ chồng chuột trong năm.

Câu 3: Có ba loại phân bón:

– Phân hữu cơ : để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

-Phân vô cơ ( phân hóa học) : giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh nên cây sinh trưởng và phát triển tốt.

– Phân vi sinh vật: để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất giúp cây trồng đạt năng suất cao.

Câu 4: Các công việc làm đất :

+ Cày đất + Bừa và đập đất + Lên luống Quy trình bón lót : + Rải đất lên mặt ruộng hay theo hàng , theo hốc trồng cây. + Cày, bừa hay lấp đất để vui phân xuống dưới. Câu 5:

Câu 6: Các biện pháp chăm sóc cây trồng:

+ Tỉa, dặm cây.

+ Làm cỏ, vun xới

+ Tưới nước

+ Tiêu nước

+ bón phân thúc

Ý Nghĩa, Mục Đích Của Việc Đánh Giá

Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 1997, đánh giá được hiểu là nhận định giá trị.

Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục.

Qua cách hiểu trên, đánh giá trong giáo dục không chỉ ghi nhận thực trạng mà còn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng giáo dục theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

Trong công tác giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau và với những mục đích khác nhau.

Cụ thể, việc đánh giá tiến hành ở cấp độ sau:

Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia.

Đánh giá một dơn vị giáo dục.

Đánh giá giáo viên.

Đánh giá học sinh.

Đánh giá có nhiều mục đích khác nhau do đối tượng đánh giá quy định. Trong phạm vi học phần này, chúng ta đề cập đến việc đánh giá mà đối tượng là học sinh.

Việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau:

Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.

Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm:

Nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh.

Tạo điều kiện nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt chẽ.

Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá.

Đối với học sinh.

Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh:

Có hiểu biết kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” bên trong.

Điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình.

Điều trình bày trên được thể hiện ở ba mặt sau:

Việc kiểm tra, đánh giá giúp các em học sinh thấy được:

Tiếp thu bài học ở mức độ nào?

Cần phải bổ khuyết những gì?

Có cơ hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như:

Ghi nhớ

Tái hiện

Chính xác hóa

Khái quát hóa

Hệ thống hóa

Hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xão vận dụng tri thức đã học

Phát triển năng lực chú ý

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế.

Kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa giáo dục đáng kể. Việc kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh:

Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đềø phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.

Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan ; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.

Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò…

Như vậy chúng ta có thể khẳng định:

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh có các tác dụng đối với học sinh như sau:

Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập.

Củng cố và phát triển trí tuệ cho các em.

Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất đạo đức nhất định .

Đối với giáo viên

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “thông tin ngược ngoài” , từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Cụ thể như sau:

– Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên các em tạo điều kiện cho người giáo viên:

Nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ năng lực của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà năng cao chất lượng học tập chung của cả lớp.

– Kiểm tra, đánh giá được tiến hành tốt sẽ giúp giáo viên nắm được :

Trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp

Những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột.

Qua đó, động viên hoặc giúp đỡ kịp thời các em này.

– Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy giáo xem xét có hiệu quả những việc làm sau:

Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà người giáo viên đang tiến hành.

Hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy- học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có; khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Qua phần trình bày trên, có thể khẳng định: Kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất vẫn là đối với chính bản thân từng em học sinh

Kiểm tra, đánh giá nhằm ba chức năng sau:

Kiểm ta, đánh giá học sinh sẽ làm sáng tỏ thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp đạt kết quả tốt hơn.

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho việc công khai hóa kết quả học tập của học sinh trong tập thể lớp, trong trường, báo cáo kết quả học tập giảng dạy trước phụ huynh học sinh, trước nhân dân, trước các cấp quản lí giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho việc đánh giá, nhận định chính xác về một mặt nào đó trong hoạt động dạy học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến cải tiến nào đó trong công tác dạy học.

Để thực hiện tốt ba chức năng nêu trên, công tác kểm tra, đánh giá học sinh phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Đảm bảo tính khách quan

Tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình.

Ngăn ngừa được tình trạng thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra…

Tránh đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm thực hành, một tổ thực tập.

Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh và điều kiện dạy học.

Tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ.

Đảm bảo tính toàn diện

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo yêu cầu đánh giá toàn diện, thể hiện:

Đảm bảo tính hệ thống

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính hệ thống, có kế hoạch, thường xuyên. Điều này được thể hiện ở các điểm sau:

Đánh giá trước, trong, sau khi học xong một phần, một chương, môn học.

Kết hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kỳ, tổng kết cuối năm, cuối khóa học.

Số lần kiểm tra phải đủ mức để có thể đánh giá được chính xác.

Đảm bảo tính công khai

Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai.

Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể:

Tự xếp hạng trong tập thể

Tập thể học sinh hiểu biết, học tập giúp đỡ lẫn nhau.

Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được ghi vào hồ sơ, sổ sách.

Để cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh đạt được kết quả tốt, cần chú ý một số điểm sau :

Hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá chính bản thân mình.

Điều này xuất phát từ xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Rèn luyện cho học sinh phương pháp học để chuẩn bị khả năng tự học liên tục và suốt đời.

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đạt được các yêu cầu :

Tái hiện tri thức.

Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt năng lực tư duy sáng tạo.

Tạo ra sự chuyển biến thật sự trong thái độ, hành vi của học sinh.

Rèn cho các em khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế.

Do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, trong quá trình dạy học có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho việc kiểm tra, đánh giá.

Biện Pháp Sử Dụng, Cải Tạo Và Bảo Vệ Đất

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7:được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tốt môn Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?

Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

Em hãy điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo mẫu bảng sau:

– Thâm canh tăng vụ.

– Không bỏ đất hoang.

– Chọn cây trồng phù hợp với đất.

– Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.

– Tăng sản lượng.

– Tăng diện tích đất trồng.

– Tạo điều kiện sinh trưởng cây trồng.

– Tăng năng suất cây trồng.

II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hoá) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao.

Hầu hết các loại đất còn lại có tính xấu: chua, mặn, phèn, bạc màu, … cần được cải tạo

– Mục đích biện pháp đó là gì?

– Biện pháp đó dùng cho loại đất nào?

– Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

– Tăng bề dày của lớp đất canh tác.

– Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu

– Làm ruộng bậc thang.

– Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.

– Đất dốc (đồi, núi).

– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

– Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

– Đất dốc; đất cần được cải tạo.

– Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

– Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.

– Đất phèn.

Câu 1: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thoái hóa

Câu 2: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc B. Đất chua C. Đất phèn D. Đất mặn

Câu 3: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 4: Trồng xen canh cây nông nghiệp giữa cây phân xanh nhằm mục đích gì?

A. Tăng bề dày của đất

B. Tăng độ che phủ, chống xói mòn

C. Hòa tan chất phèn

D. Thay chua rửa mặn

Câu 5: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Câu 6: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Câu 7: Trong các biện pháp sau đây là biện pháp sử dụng đất hợp lý?

A. Trồng nhiều loại cây trên một đơn vị diện tích

B. Bỏ đất hoang, cách vụ

C. Sử dụng đất không cải tạo

D. Chọn cây trồng phù hợp với đất

Câu 8: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất phèn B. Đất chua C. Đất đồi dốc D. Đất xám bạc màu

Câu 9: Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang:

A. Rửa phèn

B. Giảm độ chua của đất

C. Hạn chế xói mòn

D. Tăng bề dày lớp đất trồng

A. Thâm canh tăng vụ

B. Không bỏ đất hoang

C. Chọn cây trồng phù hợp với đất

D. Làm ruộng bậc thang