Top 14 # Nêu Chức Năng Dây Thần Kinh Tủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Dây Thần Kinh Tủy Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Dây Thần Kinh Tủy

Dây thần kinh tủy là một bộ phận ngoại biên trong hệ thần kinh. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như hoạt động của con người. Theo đó hệ thần kinh được biết đến là cơ quan có tính phân hóa cao, bao gồm dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể.

Dẫn truyền dây thần kinh tủy

5 đôi dây thần kinh đốt sống cổ

12 đôi dây thần kinh sống ngực

5 đôi dây thần kinh sống tahwts lưng

5 đôi thần kinh sống cùng

Và 1 đôi thần kinh sống cụt.

Mặc dù mỗi người chỉ có 7 đốt sống cổ nhưng lại có đến 8 đôi dây thần kinh sống cổ. Bởi đôi thứ nhất rời khỏi ống sống ở giữa xương chẩm và đốt cổ I, đôi thứ tám thoát ra ở dưới đốt sống cổ VII. Từ đó trở xuống thì những dây thần kinh sống được gọi tên và mang số của đốt sống nằm ngay phía trên.

Các thần kinh sống ở thắt lưng, đốt sống cùng và cụt thoát ra khỏi đoạn cuối của tủy sống. Chúng thường chạy xuống dưới bên trong của ống sống và trong khoang dưới nhện thì tạo nên một bó thần kinh như đuôi ngựa. Những dây thần kinh này thường rời khỏi ống sống ngang mức bờ dưới những đốt sống thắt lưng và cùng tương ứng.

Cấu tạo của dây thần kinh tủy sống

Rễ trước còn được gọi là rễ vận động do những sợi thần kinh đi tạo nên. Những sợi này thực chất là nhánh trục trên những nơ ron thần kinh ở cột trước chất xám của tủy sống. Với đoạn tủy ngực và thắt lưng bên, rễ trước có chứa những sợi thần kinh tự chủ trước hạch có bản chất là nhánh trục của những tế bào cột bên trong chất xám của tủy sống.

Rễ sau còn được gọi là rễ cảm giác, hình thành do những sợi thần kinh. Đó là những nhánh ngoại vi của nơron hạch phân bố tới các cấu trúc ngoại vi. Những nhánh trung ương thường chạy qua rễ sau và tủy sống. Những xung động cảm giác này từ ngoại vi chạy vào thần kinh trung ương theo các nhánh này.

Khi chưa trong giai đoạn phân chia thì những thần kinh sống được gọi là thân thần kinh sống. Sau khi được ló ra từ lỗ gian đốt sống thì mỗi thân thần kinh sống sẽ được chia thành 4 nhánh bao gồm:

Nhánh thông là nhánh nối trên thần kinh sống với thân giao cảm

Nhánh màng tủy là nhánh quặt ngược

Nhánh sau thường đi ra sau để chia thành nhánh ngoài và trong. Từ đó chi phối da và những cơ sâu ở mặt sau cổ, đầu và thân

Nhánh trước thường chi phối cho mặt trước, cổ, thân, đầu, chi dưới và chi trên…Những nhánh trước của dây thần kinh sống cổ, thắt lưng và chúng nối lại với nhau tại gần nguyên ủy của chúng từ đó tạo thành những đám rối tại xương cụt, cùng, cổ hay thắt lưng. Tại những đám rối này thì các sợi thần kinh được nhóm lại và sắp xếp trước khi tiếp tục đến chi phối cho cương, da, cơ và các khớp. Những nhánh trước của thần kinh sống ngực II-XII thường không tham gia để tạo thành những đám rối gọi là thần kinh gian sườn, chi phối da và cơ của thành ngực trước và bên, thành bụng trước và bên.

Chức năng của dây thần kinh tủy sống

Những dây thần kinh tủy sống thường được gọi là dây thần kinh hỗn hợp, có rễ trước truyền xung vận động, và rễ sau truyền các xung cảm giác. Theo đó những dây thần kinh tủy sống sẽ giúp liên kết thần kinh trung ương đến các chi và cơ quan, dẫn đến tín hiệu thần kinh đi vào ra ngoài khỏi bộ não thông qua tủy sống đến những vị trí trong cơ thể.

Chức năng của dây thần kinh tủy

Những nhánh trước của thần kinh tủy sống thường đan chéo để tạo thành một đám rối thần kinh chi phối vận động, cảm giác tại nhiều vùng cơ thể bao gồm: đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thần kinh cổ và đám rối thần kinh thắt lưng cùng. Trong đó đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối cảm giác và vận động cho chi trên, vùng ngực và vùng vai. Đám rối thần kinh thắt lưng cùng chi phối cho thần kinh chi dưới, khoang chậu hông và sau phúc mạc.

Giải đáp tại sao dây thần kinh tủy là dây pha?

Theo các dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược HCM thì sở dĩ dây thần kinh tủy là dây pha bởi chúng làm nhiệm vụ dân truyền xung thần kinh 2 chiều. Trong đó 1 chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương còn 1 chiều truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới các cơ quan thực hiện tạo thành một phản xạ khép kien.

Dây thần kinh tủy sẽ bao gồm những bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau bao gồm:

Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động bao gồm những bó sợi ly tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến những cơ quan thực hiện ở các cơ và chi.

Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác, là những bó sợi hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ những cơ quan thụ cảm về trung ương.

Theo đó thì rễ trước và rễ sau sẽ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống rồi nhập lại với nhau tạo thành dây thần kinh tủy.

Chức Năng Của Rễ Tủy Và Cấu Tạo Dây Thần Kinh Tủy

Tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống cột sống, chứa các dây thần kinh liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Trong cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh, dây thần kinh tủy hoạt động thông qua chức năng của rễ tủy, còn chức năng của tủy sống được tạo nên bởi chất xám và chất trắng trong các đốt sống.

Tủy sống nằm bên trong ống cột sống, được bao bọc bởi ba lớp màng: màng cứng ở ngoài cùng, ở giữa là màng nhện, màng trong cùng gọi là màng nuôi.

Phía trên tủy sống giáp với hành tuỷ, còn bên dưới (khoảng từ đốt sống thắt lưng L1-2), nó hẹp dần lại tạo thành phần đuôi. Nhìn chung, tủy sống có tất cả 31 đốt tủy, trong đó có: 8 đốt cổ ,12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng, 1 đốt cụt. Các đốt này có cấu tạo giống nhau, bao gồm:

Chất xám: Nằm bên trong chất trắng, có hình chữ H, mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau, ở đoạn ngực có thêm sừng bên. Chất xám được tạo bởi các thân và tua ngắn của các tế bào thần kinh.

Chất trắng: Nằm ở bên ngoài bao quanh chất xám, được tạo nên bởi các sợi trục của nơron tủy tạo thành các đường dẫn truyền xung động thần kinh đi lên não hoặc từ não đi xuống. Ở mỗi bên tủy sống, phần chất trắng tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó gồm: bó hướng tâm, li tâm và bó liên hợp.

Chức năng dẫn truyền: chức năng này do phần chất trắng của tủy sống đảm nhận. Chất trắng là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra bên trong chất trắng còn có các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.

Chức năng dinh dưỡng: chức năng này được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ như: phản xạ tiết mồ hôi, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn,…).

Chức năng phản xạ: chức năng này do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đây là loại phản xạ tự nhiên, theo bản năng để bảo vệ cơ thể. Tủy sống điều tiết mọi hoạt động như nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch, hoạt động niệu – sinh dục. Nó tham gia và chi phối các phản xạ quan trọng, được gọi là phản xạ tủy. Các phản xạ tủy điển hình như: phản xạ da, phản xạ gân và phản xạ tương trợ lực.

Dây thần kinh tủy là một bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh. Nó giữ một vai trò rất quan trọng rất quan trọng của con người. Để tìm hiểu chức năng của rễ tủy trong dây thần kinh tủy, thì trước hết chúng ta hãy xem cấu tạo của dây thần kinh tủy.

Bao gồm 31 dây thần kinh tủy, mỗi dây tủy bao gồm 2 rễ: rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác. Các rễ này đi ra khỏi lỗ gian đốt tạo thành các dây thần kinh tủy.

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha giải thích? – Dây thần kinh tủy do các bó sợi vận động và cảm giác nhập lại tạo thành, nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau, vì vậy dây thần kinh được gọi là dây pha.

Để biết được chức năng của dây thần kinh tủy thì cần nắm rõ được chức năng của rễ trước và rễ sau. Chức năng của rễ tủy là:

Như vậy, dựa vào chức năng của rễ tủy chúng ta có thể kết luận rằng chức năng của dây thần kinh tủy là dẫn truyền các xung vận động và xung cảm giác.

Hệ thần kinh là một thể thống nhất, nó chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, mọi bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh như tủy sống, dây thần kinh,… đều giữ một vai trò không thể thay thế. Hy vọng thông qua bài viết chức năng của rễ tủy sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn!

Tác giả: Việt Phương

Bài 45. Dây Thần Kinh Tủy

Bài 45. Dây thần kinh tủy

kính chào thầy cô và các em.KIỂM TRA BÀI CŨNêu cấu tạo và chức năng của tuỷ sống?DÂY THẦN KINH TUỶTiết 47Bài 45Nêu vị trí của dây thần kinh tuỷ ?DÂY THẦN KINH TUỶBài 45Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ– Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷTuỷ sốngĐốt sống cổ IĐốt sốngThắt lưng IIĐốt sống cổ IĐốt sốngcụt cuốiDây thầnKinh tuỷBài 45DÂY THẦN KINH TUỶCấu tạo của dây thần kinh tuỷ? Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tuỷ.? Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm có mấy rễ? Các rễ đó đi ra từ đâu.Hình 45-1. Các rễ tuỷ và dây thần kinh tuỷ– Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ– Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:+ Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau ( rễ cảm giác)+ Các bó sợi thần kinh vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước ( rễ vận động)Bài 45DÂY THẦN KINH TUỶI. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ– Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ– Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:+ Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau ( rễ cảm giác)+ Các bó sợi thần kinh vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước ( rễ vận động)II. Chức năng của dây thần kinh tuỷBài 45DÂY THẦN KINH TUỶI. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷII. Chức năng của dây thần kinh tuỷBảng 45. Kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng của các rễ tuỷ? Nêu chức năng của rễ tuỷ? Nêu chức năng của dây thần kinh tuỷ.1. Kích thích bằng HCl 1% chi sau bên phải2. Kích thích bằng HCl 1% chi sau bên tráiRễ trước bên phải bị cắtRễ sau bên trái bị cắtChi đó không co( Chân phải) nhưng co chi sau bên trái và cả 2 chi trướcKhông chi nào co cảBài 45DÂY THẦN KINH TUỶI. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ– Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ– Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:+ Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau ( rễ cảm giác)+ Các bó sợi thần kinh vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước ( rễ vận động)II. Chức năng của dây thần kinh tuỷRễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng – Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương – Dây thần kinh tuỷ là dây pha Di?n cỏc c?m t? thớch h?p vo ch? tr?ng:31Hướng tâmDây pha Cảm giácLi tâmCó…….. đôi dây thần kinh tuỷ là các ……………gồm có các bó sợi thần kinh………………….( Cảm giác) và cácbó sợi thần kinh …………………….( Vận động) được nối với tuỷ qua rễ trước và rễ sau2. Dây thần kinh tuỷ thuộc loại dây pha, tức vừa dẫntruyền xung thần kinh ……………………. vừa dẫn truyềnxung thần kinh ……………………………Vận động( 3)( 2 )( 1)( 4 )( 6 ) ( 7 )RễTủYSợITRCụNƠRONỗGIANĐLốTTủYSốNGĐốTSốNGCUNGHƯớNGTÂMTÂMILồ

– Học bài, trả lời các câu hỏi Sgk Tr 143 Chuẩn bị bài mới Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gianXin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh!Bài 45DÂY THẦN KINH TUỶI. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ– Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ– Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm:+ Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tuỷ sống qua rễ sau ( rễ cảm giác)+ Các bó sợi thần kinh vận động nối với tuỷ sống qua rễ trước ( rễ vận động)Bài 45DÂY THẦN KINH TUỶI. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ

Dây Thần Kinh Tủy Sống Gồm Những Loại Nào?

Hệ thần kinh là một cơ quan có tính phân hóa cao nhất trong cơ thể người, có dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh chia thành hai bộ phận là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống, hệ thần kinh ngoại biên gồm 12 đôi thần kinh sọ, 31 đôi dây thần kinh tủy sống và các hạch thần kinh.

Mặc dù chỉ có 7 đốt sống cổ nhưng lại có 8 đôi thần kinh sống cổ vì đôi thứ nhất rời khỏi ống sống ở giữa xương chẩm và đốt cổ I, đôi thứ tám thoát ra ở dưới đốt sống cổ VII. Từ đó trở xuống, các thần kinh sống được gọi tên và mang số của đốt sống nằm ngay phía trên.

Các thần kinh sống thắt lưng, đốt sống cùng và cụt thoát ra khỏi tủy sống ở đoạn cuối của tủy sống (đoạn ở ngang mức đốt sống thắt lưng I). Chúng chạy xuống dưới bên trong ống sống và trong khoang dưới nhện, tạo nên một bó thần kinh trông giống như đuôi ngựa nên được gọi là đuôi ngựa. Các thần kinh này rời khỏi ống sống ở ngang mức bờ dưới các đốt sống thắt lưng và cùng tương ứng.

Mỗi thần kinh tủy sống là thần kinh hỗn hợp, được tạo nên bởi sự kết hợp của hai rễ:

Rễ trước (radix anterior; radix motoria) hay rễ vận động do các sợi thần kinh đi tạo nên. Các sợi này thực chất chính là nhánh trục của những nơron thần kinh ở cột trước chất xám tủy sống. Ở đoạn tủy ngực và thắt lưng bên, rễ trước còn chứa các sợi thần kinh tự chủ trước hạch có bản chất là nhánh trục của những rế bào cột bên của chất xám tủy sống.

Rễ sau (radix posterior; radix sensoria) hay rễ cảm giác do các sợi thần kinh đến tạo nên. Những nhánh ngoại vi của nơron hạch phân bố tới các cấu trúc ở ngoại vi (các tạng, bộ phân cơ thể), những nhánh trung ương chạy qua rễ sau vào tủy sống. Những xung động cảm giác từ ngoại vi chạy vào thần kinh trung ương theo các nhánh này.

Khi chưa phân chia, thần kinh sống được gọi là thân thần kinh sống. Ngay sau khi ló ra từ lỗ gian đốt sống, mỗi thân thần kinh sống chia thành bốn nhánh:

Nhánh màng tủy (r.menigeus) hay nhánh quặt ngược.

Nhánh thông (r. comminicans) là nhánh nối thân thần kinh sống với thân giao cảm.

Nhánh sau (r.posterior) đi ra sau rồi chia thành các nhánh trong và ngoài để chi phối cho da và các cơ sâu ở mặt sau đầu, cổ, thân (vùng lưng).

Nhánh trước (r.anterior) chi phối cho mặt trước, bên của đầu, cổ, thân, chi trên và chi dưới. Các nhánh trước của thần kinh sống cổ, thắt lưng và cùng nối lại với nhau ở gần nguyên ủy của chúng để tạo thành các đám rối (plexus) cổ, thắt lưng, cùng và cụt. Tại các đám rối này, các sợi thần kinh được nhóm lại và sắp xếp trước khi tiếp tục đến chi phối cho da, xương, cơ và khớp. Những nhánh trước của thần kinh sống ngực II-XII không tham gia tạo thành các đám rối và được gọi là các thần kinh gian sườn, chi phối cơ và da của thành ngực trước- bên và thành bụng trước- bên.

Chức năng của dây thần kinh tủy sống. Các dây thần kinh tủy sống là dây thần kinh hỗn hợp, rễ trước truyền xung vận động, rễ sau truyền các xung cảm giác. Các dây thần kinh tủy sống giúp liên kết thần kinh trung ương với các chi và cơ quan, giúp dẫn các tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống, đến vị trí chính xác trong cơ thể.

Một số nhánh trước của dây thần kinh tủy sống đan chéo, hợp thành các đám rối thần kinh chi phối vận động, cảm giác nhiều vùng cơ thể như: đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thần kinh thắt lưng cùng. Đám rối thần kinh cánh tay chi phối cảm giác và vận động cho chi trên, vùng vai và vùng ngực. Đám rối thần kinh thắt lưng cùng chi phối thần kinh vùng chi dưới, khoang sau phúc mạc và chậu hông.